Thập Niên 80: Cả Tôi Và Chị Gái Cùng Trùng Sinh

Chương 22: Bánh Màn Thầu Hương Sữa

Lâm Mỹ Khê nấu cơm năm năm ở tiệm cơm quốc doanh, quen tay hay việc, mọi thứ đều từ luyện tập mà ra.

Cô vặc lại: "Cô có ăn với chung tôi đâu mà lo cái gì?"

Cô đổ ra một cân bột mì từ hai cân mà mình mang tới rồi nói:

"Mọi người đều đưa dầu cho tôi, vậy tôi không góp dầu nữa, các gia vị khác do tôi lo, hôm nay mời mọi người ăn một bữa bánh màn thầu."

Thẩm Hiếu Trân thống kê chỗ dầu, chừng hai cân, chị ta nói:

"Hứa Việt Chu cống hiến nhiều nhất, của tôi í hơn, tôi còn ít đậu tương bóc vỏ của nhà làm, để bù thêm vào."

Hứa Việt Chu vội nói:

"Mọi người cùng nhau lao động làm việc, không cần so đo như vậy, tôi không sao đâu."

Anh em ruột còn phải tính toán rõ ràng, chứ cứ để một người chịu thiệt mãi thì sớm muộn gì cũng khó mà làm việc được với nhau.

Lâm Mỹ Khê bèn nói: "Tính toán rõ ràng lợi cho sự đoàn kết, nghe theo thanh niên trí thức Thẩm đi."

Nhào xong bột mì, nước trong nồi cũng vừa mới sôi, bỏ bột mì đã nhào xong vào chõ.

Trước khi mặt trời xuống núi, một l*иg bánh màn thầu thơm ngào ngạt nóng hổi cũng được làm xong.

Cô đưa cho Hứa Việt Chu một cái:

"Anh ăn lót dạ trước đi, tôi lấy mấy cái bánh đi nhà dân đổi ít rau dưa về, chờ tôi chút, sẽ nhanh thôi."

Hứa Việt Chu đói không chịu nổi, bèn lập tức cắn một miếng.

Mùi sữa thơm nức lan tỏa.

Bản thân bánh màn thầu không to, chỉ vài miếng là đã hết.

"Ngon, lại còn thơm mùi sữa nữa."

Trong tay Thẩm Hiếu Trân cũng có một cái, chị ấy ở bếp giúp nãy giờ nên biết tại sao.

"Thanh niên trí thức Tiểu Lâm cho ít sữa bột vào nên mới có mùi sữa thơm."

Mấy thanh niên trí thức được chia bánh, chỉ mình Ngu Tâm Nhụy là không.

Cô ta không thèm, không phải mấy cái bánh màn thầu thôi ư, cứ làm như là chưa được ăn bao giờ, chẳng có gì hiếm lạ cả.

...

Lâm Mỹ Khê nghe ngóng với người dân trong thôn, biết cả nhà ông Cố ban đầu ở chuồng bò.

Ông bị đẩy xuống nông thôn lao động nên có đãi ngộ không giống với đám thanh niên trí thức bọn họ.

Người bị đẩy xuống nông thôn không có địa vị, luôn phải làm những việc mệt nhọc và bẩn thỉu nhất, chỗ ăn ở cũng không tốt bằng thanh niên trí thức, mỗi hành vi lời nói đều phải cực kỳ chú ý.

Sau này Cố Xuyên Bách tìm nguồn tiêu thụ cho thổ sản ế hàng của công xã.

Mà chuồng bò lại vừa sập, nên bọn họ được đưa tới ở kho thóc của đại đội.

Mảnh đất sau kho thóc trồng rất nhiều rau dưa.

Bên trong kho thóc là một chỗ làm việc trống rỗng, có một ông cụ tóc bạc một nửa, mặc áo Tôn Trung Sơn, trông sạch sẽ thanh lịch đang cắm cúi viết.

Đây hẳn là ông Cố.