Mới sáng sớm, xóm nhà dưới bờ sông đã nghe một tiếng nổ. Dân vệ rồi lính trong đồn rầm rập chạy đến. Bà con chung quanh nghe đó mà không ai dám mở cửa. Chúng nó đuổi Việt cộng! Lại có anh bộ đội nào đυ.ng trái rồi!
Một lúc sau nghe tiếng ồn ào, rồi Út Lích gào lên:
- Trời đất ơi, lính quốc gia gài trái gϊếŧ chết con tôi rồi. Tôi không đi đâu cả. Đền con cho tôi. Đền con cho tôi, các người tập trung dân rồi gϊếŧ dân.
Tiếng một tên lính nào đó:
- Cô út, cô phải bình tĩnh, để các ông giải quyết.
- Tôi không bình tĩnh với các người. Tôi bình tĩnh mãi rồi. Các người bắn tôi đi, các người gϊếŧ tôi đi. Miền ơi, Miền à... mới sáng dậy má đã bảo con đừng đi ra... Con mà chết thì má cũng chết thôi. Miền ơi, Miền à... làng nước ôi, ôi con tôi...
Con Miền như một cục bông trắng toát nằm trên băng- ca.
Bọn bình định điện thoại gọi xe công vụ tới. Một cái xe nhà binh sơn trắng, đến đậu ngay trước sân nhà Út Lích.
Bà con trong ấp chạy đến thì bọn lính đã chặn ở các ngả đường.
- Đề nghị cô bác bình tĩnh để chính quyền giải quyết. Con bé trúng phải trái gài vì nó mở cửa ra ngoài sớm quá.
- Thì cũng phải để chúng tôi xem xét má con nó bị thương ra sao?
- Việc đó không liên quan gì tới các người.
Vậy ông coi dân như con giun con dế, sống nay chết mai. Thế này thì chúng tôi sống làm sao đặng. Ra với Việt cộng cũng chết. Ở đây cũng chết, thà ra ngoài đó chết còn hơn!
Thấy để lâu sinh chuyện, chúng nó vội vàng đưa con Miền lên xe.
Giật cái băng đang băng dở trên tay thằng y tá, Út Lích chạy lao theo. Cánh cửa đóng sập lại và xe rồ máy. Sau khi cố tiếng nổ một phút, thằng Hai Rớt đã có mặt ở đây. Hắn ra lệnh ngay cho lính đón ở các ngả đường, cấm không cho ai đến. Một vài người đã đứng đó, hắn quát:
- Các người về hết đi. Chạy tùm lum rồi đạp trái lại đổ cho tụi tui. Người ta đã bảo dọn nhà lên đồn ở thì không nghe. Ở đây chúng tôi không chịu trách nhiệm an ninh cho các người.
Chiếc xe đi xa rồi, vẫn nghe tiếng Út Lích kêu gào:
- Miền ơi, Miền à... Má chết mất thôi Miền ơi... Làng nước ơi, quốc gia họ gài trái gϊếŧ chết con tôi rồi...
Bà Sáu ra tới đường thì bị lính giữ lại, xe đi rồi nó mới thả ra, đến nơi chỉ thấy còn một vũng máu và cái băng mà y tá băng cho cô út bị giật quăng xuống giữa sân.
Thằng Hai Rớt nhìn bà gằm gằm:
- Bà già đến đây làm gì, chắc bộ bà muốn đấu tranh hẳn?
Bà Sáu giận run lên:
- Đến đấu tranh thì các người làm gì?
- Thì tù mọt gông... thì có cái này nó nói chuyện...
Hắn vỗ vỗ vào khẩu súng.
- Các người độc ác hết chỗ nói, các người gϊếŧ trẻ con lên 4 lên 5 tuổi. Các người phải nhớ lấy: làm đĩ chín phương còn để một phương lấy chồng. Các người làm tay sai cho thằng Mỹ, nhưng các người còn phải nhìn mặt bà con lối xóm chớ...
- Bà già câm cái miệng đi không tôi bắn bể óc. Muốn đấu tranh thì lên trên quận mà đấu tranh.
- Trả con tao đây, không trả thì bắt giam tao luôn một thể, lên quận thì lên, tao sợ gì.
Một thằng dân vệ đến nắm tay bà Sáu kéo đi:
- Thôi thím Sáu, thím về đi, ổng Hai Rớt ổng nóng tính lắm.
Bà Sáu chẳng sợ thằng Hai Rớt, nó chống nẹ tay, bà cũng chống nẹ tay. Nó nhìn bà gằm gằm, bà cũng nhìn nó gằm gằm. Cùng lắm thì nó cho bà một phát súng. Đấy nó cứ thử bắn đi xem...
Nó quay đi, bà cũng quay về, vừa đi vừa chửi.
Một mình, tay không, chẳng làm gì được thì bà về chứ bà đâu có sợ.
Ngày xưa, hồi tụi lính trong Bến Cát ra đốt nhà, dân ấp 3 còn kéo rần rần lên quận đấu tranh. Lên đến cầu Đở. Lính đóng cửa bến đò, ra đứng chĩa súng một hàng, các ông già đi trước bắt súng quăng đi. Tổ đi đấu tranh tổ ở nhà đón rước. Ngày đầu lên không được, ngày sau lại đi, nó đành phải mở cửa bến đò cho lên quận, sang quận nó phải nhận đơn. Sau đó nó đóng cửa nhà đò lại không cho về nữa. Nó bắt đứng phơi nắng ở ngã ba Tân Dù từ 10 giò sáng đến 3,4 giờ chiều, vậy mà bà con vẫn không ai nao núng. Nó chia lính đứng lẫn vào trong hàng, một kèm một. Người có con mọn xi cho trẻ đái ỉa lung tung, nó phải cho về. Còn lại ba bốn chục người, nó lùa vào bốt Cây Dền phát dao bắt di phạt cây. Đồng bào bảo nhau không đi, vậy mà nó cũng chịu.
Hồi đó, bà Sáu chỉ huy một “ô”, cùng đi với Út Lích. Ra đi bà dặn bà con: nó mà đánh người đằng trước gục, thì người đằng sau xông lên. Làm cái gì, nói cái gì phải nhìn nhau mà làm, mà nói.
Con út đi với bà. Vào quận bà đưa giấy đầu tiên, chúng cầm giấy hởi: “Thẻ gia đình của bà đâu, đưa coi?
Bà trả lời “Các ông đốt nhà, giấy cháy rồi còn đâu mà đưa”, nó lấy ba toong đánh, bà té qua một bên thì con út xông lên đưa giấy rồi mọi người cũng rần rần đưa giấy. Vậy là thằng gác phải vào báo quận...
Lần ấy dân ấp 3 đấu tranh thắng lợi, chúng nó buộc phải bồi thường nhưng sau đó lại ra điều kiện là chỉ bồi thường cho ai chịu dời nhà vào trong các khu chiến lược.
Đó là chuyện cũ, còn từ giữa năm 1969 đến giờ, nó làm ráo riết quá. Cốt cán nó bắt đi. Nó gài mật vụ khắp nơi, nhà nào cũng bình định, cũng lính ở. Người này đi lại với người khác cũng không được, hụống chi là bà Sáu. Bà thì bà chẳng sợ. Nhưng mọi người lại sợ bà. Nói chuyện với bà Sáu là liên quan với Việt cộng.
Đáng lẽ ra những vụ gài trái chết người như thế này, phải đấu tranh lên đến tận quận. Vậy mà bây giờ, bà con người ra đứng nhìn, người nói vài câu rồi bỏ về.
Bà Sáu về nhà nằm xoài. Bà muốn viết một cái đơn, một mình bà sẽ lên quân, bà bảo với chúng nó nếu không trả con Tạng về, bà sẽ xin đi ở nơi khác, không ở ấp 3 nữa. Nhưng chẳng ai viết đơn cho bà. Con Tạng nó bắt đi rồi, con út thì lên bệnh viện.
Út Lích mở mắt tỉnh dậy đã thấy bà Sáu đang ngồi quạt bên cạnh. Cô nhìn ngơ ngác một lúc rồi hỏi:
- Con nằm đâu đây thím?
Con đang nằm điều trị trong bệnh viện quận.
Cô nhớ ra rồi, nó đưa con Miền vào đến bệnh viện thì em tắt thở. Mọi hôm nó nói như khướu vậy mà lúc đó nó chỉ trợn mắt trừng trừng chẳng nói được câu nào. Vậy là ba cô không về được, không nhìn và chẳng bao giờ nhìn thấy mặt em cô. Con Miền chết không nói được một tiếng. Không kêu được một tiếng “má Út” cho cô được nghe lần cuối cùng. Rồi biết nói thế nào với ba cô. Cô gục lên trên đống bông băng đầy máu mà khóc. Cho đến khi người ta gỡ tay cô ra thì cô ngất xỉu.
- Người ta chôn mất em con rồi à thím?
- ừa, con nằm im đi, đừng nói nữa.
- Ô, Miền ơi, má út chết mất, Miền ơi, không có con, má sống làm sao đặng, Miền ơi.
Nghe con út kêu giống hệt như bà mẹ mất con, bà Sáu cám cảnh quá đứng dậy bỏ ra ngoài khóc. Một lúc vào, Út Lích gọi bà lại ngồi cạnh:
- Thôi thím ngồi đây, con không khóc nữa đâu, con buồn lắm, thím nói chuyện cho con nghe đi.
Bà Sáu nhìn quanh, không thấy ai, ghé sát tai Út Lích:
- Tối qua, mấy thằng Giải phóng nó vào ấp.
- Thím có quen ai không?
- Có một thằng hôm trước vào đó, tao nghe tiếng quen mà ban đêm không trông thấy mặt.
- Già hay trẻ?
- Trẻ...
Út Lích thở dài:
- Vậy chắc là cậu Thắng.
- Đận này tụi nó trúng mìn, trúng cả nống đầy đường. Có đứa bị “trực thăng” bốc lên đồn. Hôm qua, mấy thằng nói với tao cả trung đoàn hết gạo, nhịn đói cả tuần nay...
- ừ, chết vây mà sướиɠ, đói vậy mà sướиɠ, mai mốt rồi con cũng đi Giải phóng...
- Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy, mà liệu hồn đấy út ạ.
- Con chẳng sợ, cho nó bắn con một phát chết luôn...
- Em Miền chết rồi, con còn sống chi thím? Thím có nghe tin chi con Tạng không?
-T hấy tụi nó bảo vẫn giam trên quận, tao lên thăm, tụi nó không cho gặp...
- Thôi đừng đi nữa thím, rồi tiền đóng mộc, rồi tiền xe đò, mà nào có xin xỏ được gì cái tụi chó đểu ấy...
Con Út khuyên vậy mà đúng. Trước đến giờ bà Sáu có lên quận xin xỏ làm gì, mọi việc có con Tạng. Một lần đi, một lần khổ. Nhà quận và nhà xã làm việc chung một nơi, vào cửa có lính gác. Lên xin giấy trước hết phải vào dãy nhà xã.
Cái nhà dài rộng mông mênh, bàn kê cứ liên tiếp, bà Sáu không biết chữ, lại phải hỏi. Thì ra sau cái bàn, nó có bảng treo ở trên tường ghi tên: “Hội đồng hương chánh xã...”. Đưa giấy đến xin mộc phải trả tiền. Nó bảo trả tiền con niêm trên giấy. Xã đã một lần tiền rồi, sang phòng quận lại một lần nữa. Đến phòng quạn thì chỉ được đưa giấy qua song sắt. Rồi nào là mộc xanh, nào là mộc đỏ, bà Sáu chẳng biết đường nào mà lần. Thà như hồi đấu tranh trực diện thì lại đi một chuyện...
Đến gặp thằng đại diện xã, bà Sáu thấy trên bàn hắn để một cái cặp da, hai cái hộp dấu. Bà ngồi chờ đến hàng tiếng đồng hồ mới đến lượt. Thằng phó đóng mộc thì thằng phó thu tiền, thằng trưởng đóng thằng trưởng thu. Bà ngồi tính nội một buổi sáng đó, nó lấy của dân không biết bao nhiêu mà kể: Nào là đơn xin đám cưới, đơn xin làm giỗ, đơn kiện, đơn xin đi làm xa, đơn xin chứng nhận gia đình, đơn xin thăm con thăm mẹ. Mà khốn khổ mới nạp được tiền cho chúng nó, nói rã cả bọt mép chứ có phải là có tiền là xong đâu. Thật cơ khổ cho người dân mất nước, nhục nhã đến trăm bề.
Còn bà con thì từ tờ mờ sáng đã chen chúc ngồi đợi ở nhà mát. Gọi là nhà mát nhưng lại l*иg lộng mưa nắng, bốn chung quanh không có vách, mái lợp tôn, đến lúc nắng ngồi trong đó nóng như thiêu như đốt. Trên dãy ghế của mấy bà có con mọn, đợi lâu quá, trẻ con khóc nhao nhác. Bà nọ kéo vυ' cho con bú, bà kia xi cho con đái. Trẻ con đái bậy và làm bẩn ra cả chung quanh nhà ngồi mát của hội đồng. Có người lên ngổi cả buổi rồi về không, đến hôm sau lại tiền đò tiền xe lụm cụm trở lên…
Thằng đại diện mặt đầy mụn trứng cá, mãi đến 8 giờ sáng mới đi cái hon-đa đen. Hắn vào phòng làm việc còn sửa soạn cái gì đến nửa giờ sau mới xem giấy. Đóng mộc cho bà Sáu rồi xong, hắn nói:
- Bà khỏi lo, nay mai rồi con bà làm bà đại úy quận phó tụi tui chỉ việc mà thưa mà dạ cô ấy. Tôi như bà thì tôi cứ vô nhà nằm ngủ, chẳng cần thưa kiện chi.
Được giấy rồi bà cũng chẳng thiết gì cãi lộn với cái thằng mặt sắt ấy làm gì...
Bà Sáu chỉ mong được gặp con gái một chút xem nó mạnh yếu thế nào. Được kêu tên, nhìn mặt nó một chút rồi về, vậy mà tụi nó không cho. Nó bảo bà cứ yên trí về đi, ít hôm nữa nó sẽ thả cô Tạng về lành mạnh, có khi còn béo tốt hơn hồi ở nhà. Nghe vậy bà bắt rùng mình. Trước cửa công đường, một thân một mình thì đấu tranh với ai, vậy là bà đành lụi hụi ra về...
Bà Sáu xắng về mấy lần rồi vẫn ngồi lại. Bà cũng buồn như Út Lích, về nhà cũng quanh đi quẩn lại một thân một mình.
- Thím ở với con thêm một lúc, có chuyện chi thím nói con nghe đi!
- À, tao quên nói với mày: tụi nó vu cho con Tạng tiếp tế cho Việt cộng.
- Chứng cớ chi?
- Nó mang một gói đồ vυ't ra bờ sông sau nhà rồi nói có chữ con Tạng viết trỏng...
- Quyền thế trong tay, nó muốn vu cho ai thế nào chẳng được. Hôm ấy, anh Thêm bảo con mang cả con Miền đi. Biết vậy con nghe ảnh.
- Con Tạng cũng bảo cái chú Thêm nào đó chú khuyên ông già cho nó đi, mà ông già không nghe.
- Chú Thêm ấy đấy.
- út à, hôm mày đi rồi, thằng đồn phó đến, nó bảo tao có vào thăm mày thì bảo mày làm đơn kiện, bắt chúng nó bồi thường.
- Nó gài trái rồi nó lại xúi con đi kiện.
- Nó bảo lính trong đồn chỉ gài trái quanh ấp, còn ở các nhà là bọn dân vệ gài.
-Thì dân vệ, bình định, bảo an chi cũng một lò chúng nó cả.
- Đành vậy, nhưng mình lấy cái cớ mình đấu tranh... bắt nó bồi thường...
Út Lích cười:
- Thím coi bắt chúng nó bồi thường bao nhiêu thì vừa...
- Không phải tao tính mạng người ra mà đòi tiền dâu, tao nói nhân cái cớ này mà đấu tranh cho nó ra lẽ...
Người bệnh nằm bên cạnh trở mình rên lên một tiếng. Hai người đàn bà im lặng.
Một lúc, Út Lích nắm tay bà Sáu nói nhỏ:
- Con sẽ đi thôi, con sẽ theo Giải phóng, rồi ở nhà bà con lấy cớ mà đấu tranh. Con là người dân của quốc gia, con không có tội tình gì, vậy mà rồi quốc gia o ép, riết quá, con chịu không nổi, con phải bỏ đi, thím cứ nói vậy. Chớ con ở lại đấu tranh, nó trả cho con ít tiền để con làm gì? Em Miền của con cũng chẳng sống lại được. Thím cũng biết đó, trước đến rày, con ở được trong ấp là nhờ có con Miền. Nay tụi nó đến, mai tụi nó đến, một thân một mình, rồi con chết mất.
- Thôi thì mầy nghĩ vậy cùng phải, tùy mày...
Mãi đến chiều, bá Sáu mới ra về. Út Lích muốn theo bà về bà không cho. Út Lích nằm một mình trằn trọc.
Cái nhà thương quận rộng mênh mông, chia thành nhiều trại. Có lính gác, có lính đi tuần. Người trong viện nhìn Út Lích khinh khỉnh, cái nhìn làm cô không sao chịu được. Riêng trại Út Lích nằm có đến vài chục cái giường sắt kê nối tiếp nhau, trừ giữa một lối đi cho nhân viên phục vụ, bác sĩ, y tá. Mọi thứ từ chuối, bánh, bát đĩa vứt cả lên cái khung sắt giống như cái chạn thức ăn ở đầu giường. Mùi thuốc tây lúc nào cũng xông lên hăng xì, không quen, ngửi vào, buồn nôn không ăn cơm được.
Khoảng 7 giờ sáng, một cô y tá đeo kính mát, đi giày cao gót. Quần phăng, môi tô đỏ choét. Xách cái ví đầm, õng ẹo đi vào. Nó đến chỗ phòng làm việc ở đầu trại, thay quần áo mất hết cả tiếng đồng hồ, mới đi cho thuốc.
9 giờ, một lão bác sĩ, nghe nói là người Phi Luật Tân, tóc xoăn tít, béo ục ịch, cái cổ cụt ngủn và có ngấn như cổ heo, đến khám bệnh. Cô y tá vội vàng mang một cặp hồ sơ chạy theo. Đến đâu, lão ta khám, tên trại trưởng dịch lại, cô y tá lại chép. Đến giường mấy cô gái tóc quăn, mấy bà vợ lính ỏng ẹo, lão ta đứng lại rất lâu, còn các giường mấy cô, mấy bác trông có vẻ nhà quê, lão ta khám rất nhanh, có khi chỉ liếc qua, quay lại hỏi và nói với y tá mấy câu rồi bỏ đi.
Nhưng đáng ghét hơn cả lão bác sĩ và con y tá õng ẹo là bà mụ mà mọi người gọi là bà phước. Bà ta chỉ cao khoảng mét ba, mét tư, mới sàng ra đã thấy xách một cái làn đựng bánh mì, chạy lạch bạch từ đầu này trại đến đầu kia trại. Đâu cùng nghe tiếng mụ oang oang (người nhỏ mà tiếng lại to vậy).
- ăn ở như mọi, ăn đâu ỉa đó quen.
Thấy ba ta đến vứt cái bánh mỳ vào đầu giường từng người. Út Lích sợ rơi bẩn, liền ngồi dậy đưa tay ra đỡ. Bà phước nhìn Út Lích rồi lại nhìn bàn tay cô. Như sợ đυ.ng phải bàn tay quá bẩn, bà thò tay vào làn, nhón một đầu bánh đưa cho cô. Hai bàn tay còn cách nhau cả gang mà bà đã vội vàng rụt lại làm súyt nữa cái bánh rơi xuống đất.
Bánh mì với một tấm đường! Út Lích cầm lên mà có cảm giác như mình là một kẻ ăn xin. Tại sao mình không vứt cái bánh vào mặt nó? Tại sao mình lại quá hiền từ, lễ phép đốì với con mụ ấy. Phía đằng kia, mụ phước đã lại quát tháo om sòm:
- ăn ở như mọi. Không sợ người ngoại quốc người ta cười cho.
Út Lích nằm nghĩ vơ vẩn rồi lai nhớ đến ông Thêm. Có lẽ ông ấy còn cô đơn hơn mình... Ông ấy thương mình mà ông không dám nói. Ông sợ cái gì kia? Hay là ông sợ mình trẻ mà ông già? Hay là ông không thích con gái Nam Bộ? Được rồi, lần này mình sẽ hỏi ông vì sao không lấy vợ xem ông nói thế nào...
Giữa lúc Út Lích đang nằm nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác thì cô y tá đeo kính mát đến đứng giữa phòng hỏi to:
- Đây có ai tên là Út Lích không?
Út Lích ngồi dậy.
- Cô ra ngoài có người gặp.
Ai vây? Chắc không phải là bà Sáu rồi, bà Sáu mới vào, còn bà con thân thích thì chẳng có ai. Ra đến cửa phòng, bà phước tránh sang một bên:
- Nhanh lên, người ta đợi cô muốn chết ở ngoải.
Đã bao giờ bà phước nói với cô một câu ngọt ngào như vây? Ra đến phòng đợi, cô còn ngơ ngác thì có tiếng gọi:
- Cô út.
Bây giờ cô mới nhận ra Huy, thiếu úy đồn phó. Anh ta mặc thường phục, tóc chải gọn, đeo cái kính mát. Thọat trông Út Lích tưởng là một thanh niên nào đó.
- Chết, sao ông lại đến đây?
- Thì cô hãy ngồi xuống đã.
Một vài người đến thăm người nhà hoặc chờ khám bệnh liếc nhìn sang, tò mò như muốn tìm hiểu quan hệ giữa hai người càng làm cho Út Lích thêm lúng túng. Cuối cùng cô cũng ngồi xuống cái ghế tựa đối diện với ghế mà Huy đang ngồi.
- ở đây không tiện lắm, cô có thể đi ra ngoài kia một lúc không?
Thì đi chớ mình sợ chi. Út Lích nghĩ vậy và gật đầu. Khi họ đã ngồi trên cái ghế đá ở gần bờ rào bệnh viện, Huy mới hỏi:
- Cô có nghĩ tôi vào đây thăm cô không?
- Tôi chẳng nghĩ bao giờ.
Câu trả lời của Út Lích làm cho Huy mất hứng, lúng túng một chút, còn Út Lích thì sau khi lấy lại được bình tĩnh đang thử đoán xem cái lão này đến đây định nói gì...
- Tôi đến đây có hai việc. Trước hết là đến chia buồn với cô, tôi biết là cô vô cùng đau đớn...
- Cám ơn ông...
- Sau nữa là đến thăm viếng cô...
Út Lích liếc thấy trong cái làn bao nhiêu là thứ: sữa, bánh ngọt, trái cây...
- Có vậy thôi à?
- Còn một điều nữa, dầu sao thì chúng tôi cùng phải xin lỗi cô...
- ông gϊếŧ người rồi ông đến xin lỗi người ta...
- Cô út.
Nhớ đến con Miền, Út Lích giận trào lên, không nén lại.
- Ông đến chia buồn, ông nói nghe hay vậy. Con tôi chết tôi chịu chứ buồn chi ông mà ông chia. Các người gϊếŧ người, rồi các người lại làm bộ đạo đức giả. Thăm với viếng.
Út Lích toan đứng dậy nhưng trông thấy vẻ mặt khổ nào cùa thằng Huy cô lại ngồi xuống:
- Cô Út. Cô để tôi nói. Việc gài trái trong nhà là do tụi bình định...
- Bình định với các ông thì cùng một giuộc, đều là đầy tớ của thằng Mỹ cả, bộ ông tưởng ông oai hơn thằng bình định chắc?
- Cô đừng nói vậy, tôi cũng là người biết tự trọng... Tôi đến đây không phải để nghe cô sỉ nhục. Tôi không nói chuyện chính trị với cô nhưng cô cũng đừng động đến đời tư của tôi...
-Vậy thì ông cũng đừng động đến đời tư của tôi, tôi chẳng cần ông thăm viếng.
Huy lặng thinh một lúc, nửa muốn đứng dậy ra về, nửa muốn ngồi lại. Nhưng điều anh suy nghĩ để nói với Út Lích, anh chưa nói được. Anh không thiếu gì người đẹp ở Sài Gòn, vậy mà anh lại yêu một cô gái mà anh tưởng là có con thật.
- Anh chán ngấy những cuộc tình duyên mà anh cho chỉ là xá© ŧᏂịŧ. Anh muốn tìm đến một tình yêu lý tưởng. Điều đó anh cảm thấy một cách mờ hồ, không giải thích được. Và sự đời, khi đã yêu mà không được yêu thì tình yêu lại càng đi sâu vào cõi huyền bí. Anh không phải là thằng con trai lang chạ, cũng không phải là thằng lính chỉ biết sống cho ngày hôm nay, anh mang cái mộng xây dựng một cuộc đời. Những thứ chính trị, triết học, các thứ chủ nghĩa, các loại văn chương nhồi vào đầu anh như một thứ hổ lốn. Anh vẫn nghĩ anh là một thanh niên có lý tưởng, có đạo đức, và yêu nước theo cách nghĩ của anh. Cái đạo đức mà anh được tiếp thu cũng là môt thứ đạo đức nửa đông, nửa tây, nửa kirn nửa cổ, nhưng anh râ"t tin ở nó. Đã yêu là chung thủy. Đà yêu là bất kể lý tưởng. Đã yêu thì không cần biết cô gái đó đã có chồng hay chưa. Nhưng cái đạo đức ây cũng buộc anh phải biết tự trọng. Thà anh cắt đút cuộc tình một cách đau khổ. Anh không chịu để bị sỉ nhục.
- Cô chưa hiểu tôi đâu cô út ạ, thôi thì đành vậy, tôi định hôm nay đến đây để nói chuyện với cô, nhưng cô đã không muôn nghe...
- Thì ông cứ nói đi.
- Nói mà cô không bình tĩnh thì không nói được...
- Vâng, vậy thì ông về.
Huy không thể không về được. Và Út Lích cũng không thể không nói câu đó được. Tuy vây theo phép lịch sự. Huy vẫn nói:
- Chào cô!
Út Lích:
- Chào ông!
Út Lích vào một lúc thì bà phước mang đến một cái làn đủ các thứ: sữa, bánh, trái cây, đặt lên cái chạn thức ăn đầu giường.
- Thôi, có chi chín bỏ làm mười, giận nhau vậy hoài rồi ăn ở với nhau làm sao. Có cưng người ta mới đến thăm viếng. Chớ gặp đức ông chồng khác thì đừng hòng.
Út Lích chẳng buồn nói lại, cũng chẳng buồn nhìn cái làn trái cây. Cô nghĩ đến ông Thêm, giá chi lúc này ông đến thăm cô.
Một lúc bà phước bảo lao công vào thay cho cô tấm ga mới.
Út Lích nằm buồn ngó vô cái làn, bỗng cô thấy có một cái phong bì xanh. Thằng cha lại viết thư rồi. Thì cứ đọc coi sao. Cô Lấy bì thư mở xem: một tờ giấy gấp tư viết bằng bút bi rất vội:
Cô Út quý mến, vậy đó tôi định đến nói chuyện với cô mà rồi lại khống nói được. Hẹn cô hôm khác. Tôi biết rằng cô vẫn nhìn tôi bằng một đôi mắt hận thù. Mà tôi thì có tội tình gì. Còn bao nhiêu điều tôi muốn nói với cô mà chưa nói được, chỉ vì cứ mỗi lần gặp nhau, cô lại đem những chuyện chẳng đâu vào đâu ra mà nguyền rủa tôi. Rồi tôi sẽ nói với cô những suy nghĩ của tôi về cuộc đời. Tôi biết cô là một cô gái thông minh, chắc cô sẽ hiểu. Tôi chẳng cần phải thanh minh gì cho tôi. Sự việc dần dà sẽ tự trả lời giùm tôi những điều uẩn khúc. Tôi mong được gặp lại cô ở bệnh viện và được trò chuyện với nhau một cách bình tĩnh hơn (vì tôi cũng không muốn nói nhưng chuyện như thê này ở trong ấp). Mong cô chóng hồi phục. Người rất quý yêu cô. Huy.
Út Lích gấp lá thư bỏ vào túi áo, vắt tay lên trán nhìn trần nhà. Cô mắng oan thằng Huy, như nó đã nói nó đến với cô một cách chân thành. Nó không tính toán, không phải là loại trai lơ, tình tứ. Nhưng nó yêu cô vì cái gì thì cô cũng không biết. Nó cứ bám riết cô hoài và làm cho cô đôi lúc phải nghĩ đến nó. Nó rất lo cho thân phận cô. Con gái một mình. Tụi lính, tụi bình định ra vào chớt nhả. Có hôm Huy nói với cô phải coi chừng thằng Hai Rớt, thằng đểu lắm đó.
Út Lích càng tránh mặt thằng Huy thì nó càng xáp tới. Hình như chính sự đứng đắn của cô lại là một sức hút làm cho thằng Huy say mê. Hắn nói: tôi đốt đuốc đi tìm mãi khắp cả ven đô, bây giờ mới gặp được cô đó cô út ạ.
Chết mất, sao mình lại nghĩ nhiều quá về thằng Huy thế này, cứ thế này mãi có khi hỏng mất. Mai mốt mình sẽ thành bà thiếu úy và đến lúc nào đó ba mình về, nghĩ đến đó Út Lích thấy lạnh toát cả xương sống…
Đi thôi, phải đi theo cách mạng thôi, chẳng còn cách nào nữa. Em Miền của cô chết rồi. Vậy là công lao của cô bao nhiêu năm trời để chờ một ngày ba về.
Vết thương chưa lành Út Lích đã ra viện. Bà phước không hiểu nổi cái tính khí lạ lừng của cô gái “thôn dã” này. Từ hôm có ông thiếu úy đồn phó đến thăm, cô gái đã được hưởng mọi sự chăm sóc đặc biệt của bà. Phần cơm chia nhiều thức ăn hơn, tấm ga nằm bao giờ cũng thay giặt trắng toát... Cả đến ông cố vấn bác sĩ người Phi Luật Tân đến đứng khám cũng lâu hơn. Cô y tá đưa thuốc đến phục vụ cũng chu đáo hơn: ngày nào cũng hỏi xem cô ngủ có ngon không, cô ăn được cơm không? Vậy mà cô gái lại đùng đùng ra về…
- Thì cô cũng phải chờ người ta đến đón rồi hãy về...
- Cám ơn bà phước, tui chẳng có ai thân thiết mà đón với đưa...
Bà phước bỏ đi không nói nữa. Cái cô gái xấu tính mà tốt số ấy, thôi bà chả chấp, có lẽ hai người lại giận dỗi gì nhau, cái trò thanh niên. Bà lại lạch bạch xách cái làn bánh mì chạy đi cùng trại, mắng mỏ hết người này đến người khác:
- Ăn ở như lũ mọi, các người có dọn dẹp vào cho ngăn nắp không, ông bác sĩ cố vấn sắp đến bây giờ...
Cái làn trái cây và sữa, bánh trên bàn của Út Lích vẫn nguyên.
Bà phước vội vàng xách chạy theo, nhưng chỉ ra đến cửa, không thấy cô gái đâu nữa thì quay trở vào. Bà đặt cái Làn xuống mở xem có những thứ gì trong đó, rồi vừa đi vừa lẩm bẩm:
- Người chi mà tính khí kỳ cục.
Bà mang về phòng riêng, bỏ vào tủ khóa lại, xong, tiếp tục xách cối làn còn một ít bánh mỳ lạch bạch chạy đi các phòng phát cho bệnh nhân.
Út Lích về nhà gửi mua 5 mét vải dù, tự tay khâu lấy một cái võng, may một cái bồng như bồng các anh Giải phóng hay mang. Không có dép cao su, cô mua một đôi dép Thái Lan, và ngồi nghĩ mãi xem nên sắm sửa cái gì nữa. Cuối cùng, cô nhớ ra, mua 5 mét vải.
Cô lại xin phép lên quận, viếng mộ con Miền, đặt làm cho nó một cái mộ chí. Đến thăm mộ, Út Lích nói với nắm đất: - Em nằm đây rồi mai mốt chị đưa em về. Bây giờ chị không còn em nữa, chị chẳng ở nhà đâu. Em có thăm chị thì đừng về trong ấp. Chị đi đây.
Cái mả mới vẫn nằm im bất động, đám nhang cháy khói bốc nghi ngút... Mới hôm nào con nhỏ còn chạy theo kên má út... Út Lích ngồi bên mồ khóc một lúc và thấy rằng: con Miền chết thiệt rồi, nó chẳng còn đâu nữa mà nói với nó… cô vừa khóc vừa đứng dậy đi ra khỏi nghĩa địa.
Sau khi đi thăm em về, Út Lích coi như chẳng còn công việc gì để làm nữa. Bà con cô bác, rồi cả tụi dân vệ, bảo an, ai cũng bảo cô làm đơn kiện đòi bồi thường, nhưng Út Lích cứ nằm dài cả ngày, chẳng thưa kiện gì cả.
- Con tôi chết rồi, tôi lấy tiền về nuôi ai.
Tụi nó đến giục dọn nhà vào trong đồn ở, Út Lích gào lên:
- Làng nước ơi, con tôi quốc gia mới vừa gϊếŧ chết, tôi còn ốm lơ ốm lắt chưa dậy đi làm được mà họ đã đến bắt dời nhà. Các người có gϊếŧ thì gϊếŧ nốt tôi đi.
Tụi bình định thấy vậy bỏ đi. Hai Rớt thì làm ra vẻ độ lượng, nói với tụi đàn em:
- Thì cũng để từ từ, con người ta mới chết đó, mồ chưa xanh cỏ, còn để cho nó biết nhà biết ngõ mà về... Người của quốc gia thì rồi họ về với quốc gia. Cứ để rồi đâu khắc vào đó, mất đi đâu mà lo.
Nó nháy mắt với tụi lính. Tụi lính hiểu ý cười ầm:
- Anh Hai thật cao kiến, tụi em phục sát đất...
Từ hôm lựu đạn nổ chết con Miển, cô bác cứ chỉ mặt tụi dân vệ mà chửi. Tụi nó sợ, không dám cài linh tinh nữa. Bà Sáu thấy Út Lích không dọn lên đồn, cũng nấn ná ở lại, mặc dầu bà chỉ còn cái nhà nhỏ chỉ đủ chui ra chui vào.
Tối đến, Út Lích sang nhà bà Sáu ngủ. Hai người cứ chờ hết đêm này đến đêm khác, hễ có tiếng động, lại lắng tai nghe. Có thứ gì ăn được, họ mua góp, đong góp cất dành trong cái thùng sắt chôn ngoài bụi chuối chờ nghe tiếng gõ cửa của các anh Giải phóng.
Từ ấp 3 trở xuống, phía tây bờ sông Sài Gòn tiếp giáp với một bãi sình rộng, lỗ chỗ những gò đất, những bờ tre, có nơi thỉnh thoảng còn sót lại một cái nền nhà cũ, có một vài bụi chuối, một hàng tầm vông, hay một vài cây sầu riêng, vυ' sữa héo hắt không ai chăm bón. Sau nhiều lần bom pháo, càn phá, gom đốt, dân vùng bưng đã bở chạy vào trong làng, rồi lại từ trong làng chạy vào ấp chiến lược.
Đầu năm 69, có một đơn vị bộ đội đóng ở đây. Khi tụi Mỹ đưa xe ủi ủi từ trong Rừng Làng ra đến bờ sông, thì chúng nó cũng đổ lính, càn từ dưới sông càn lên. Vùng bưng không ủi được thì nó đốt. Những đơn vị bám trụ ở đây tổ chức những trận địa đánh tụi giang thuyền suốt một dọc từ Bưng Còng, Rạch Kiến xuống đến Trung An. Trận địa của họ thường đào trên những gờ đất mỏng, phía trước là sông, phía sau là sình đánh một trận rồi tùy cơ mà rút đi hay trụ lại.
Từ khi tụi Mỹ “xuống thang” mà cái “chân thang” là vùng đất ven đô, hầu hết những công sự trên bờ sông đó bị đánh tróc. Hễ một chiếc tàu trên sông bị đánh, hoặc “đầm già" phát hiện ra dấu vết của ta trên bờ, lập tức đại bác căn đến, rồi “cá rô” quần, “trực thăng” vũ trang đổ lính Mỹ sau lưng. Dưới sông thì tàu phía trên ào đến, tàu phía dưới ào lên. Nó đánh đến lúc những gò đất bên sông trọc lốc, chỉ còn trơ ra những hố bom hố pháo. Các phân đội trụ lại ít ai còn sống sót.
Thị và Hùng lội qua một quãng sình ngắn, đến một cái nền nhà cũ... Hai người ngồi xuống nghỉ. Rõ ràng đây là một khu vực bọn địch bỏ sót, ta thì chưa trở lại... Mấy hôm nay, sau khi ông Ba Kiên chết, hai anh em dẫn nhau đi cùng xứ.
Đi đâu về lại nói với ông Hai Trụ, lại hỏi, lại đi. Hóa ra bên này sông, sau khi nó làm dữ dằn vậy, vẫn có đơn vị bật đi mấy ngày rồi lại lục tục trở về. Nhờ có ông Hai làm trụ sở. Thị móc được một cán bộ đoàn 82 vẫn nằm kẹt trong rừng Bời Lời. Cậu ta vẫn giấu gạo khắp nơi. Có chỗ tụi nó càn, khui lên được, nhưng có chỗ vân còn. Cũng nhờ ông Hai Trụ, Thị biết được những trận địa của đơn vị Đạch Đằng, một đơn vị của phân khu nay vẫn đang bám trụ dọc con sông Sài Gòn. Và theo lời dặn của ông Ba Kiên, anh đi nghiên cứu một số trận địa đánh tàu...
Cách đây dăm tháng, cái nền nhà cũ Thị đang ngồi đó là khu vực tập kết của các đơn vị đánh tàu, từ khu vực tập kết đó, họ ra chiếm lĩnh trận địa. Ngay sát sau cái nền cũ là một hàng tầm vông. Dưới hàng tầm vông bị đốt phá, nay đã xanh lại còn dấu vết cái bếp Hoàng cầm đã bị mưa xói mòn, cỏ mọc lấp gần kín. Trước cái sân hẹp chỉ bằng một lối đi là bụi chuối lâu ngày đã thành chuối dại, cây nhờ thân và cao vυ't, những hoa chuối không ai cắt, cứ trổ mãi cho hết trái. Cuối cùng, quả chỉ bằng ngón tay cái.
Thằng Hùng định bẻ cái hoa chuối về ăn, Thị quát:
- Muốn chết à!
Nó đành tiếc rẻ buông tay xuống.
- Hôm nào đánh xong, em ra lấy vậy.
Từ khu vực tập kết ra đến bờ sông là một bờ tre bị đại bác phá tan nát, thân cây gãy gập, xơ tướp, ngọn úa vàng. Nhưng bên cạnh những ngọn tre héo vàng, chết khô đó, những cành non và những búp măng, sang mùa mưa lại đâm chồi. Dưới chân bờ tre, nhìn xuống cánh đồng sình là những cái hầm ếch tránh pháo của các đơn vị trước đào đã lâu ngày, vỡ lở gần hết. Qua một bãi sình ngắn nữa lại đến một bờ tre. Thằng Hùng kêu lên:
- Măng nhiều quá anh Thị ơi! Đây, anh thấy không? Sờ chỗ nào cũng có.
- Cẩn thân không trái nổ bây giờ.
Bờ tre này hầu như bị đạn phát gần hết ngọn, chạy dài dọc theo triền sông. Ngày xưa, các phân đội đánh tàu đặt trận địa B.41 ở đây. Từ đây ra sông lại là sình. Mí bờ sông, giáp với nước có một bờ cây lúp xúp, bờ đất có chỗ chìm xuống nước, có chỗ nhô cao lên. Anh em chiến sĩ ta lấy bao cát đắp quanh những mô đất đó làm thành ụ súng đứng bắn cho các xạ thủ. Những anh em này phải đào hầm trong gò đất đó, đứng ngâm mình trong nước, có khi ngang bụng, có khi ngang ngực, đón tàu mà bắn. Bắn xong lội qua sình rút vào bờ tre phía trong, một bộ phận khác bắn trả lại “trực thăng” hỗ trợ cho nhau rút lui, ụ súng B.40 sát mí nước. Mùa hè, nắng bắt hơi sình lên nóng rát, người đứng trong hầm chẳng khác gì đứng trong một nồi nước nóng mà trên đầu lại có lửa đốt.
Quanh trận địa là những hố bom đìa, rộng toang hoác Nhễu nước phèn, một thứ nước đầy bọt vàng lấm tấm. Đường từ bờ tre ra trận địa là bờ cỏ hẹp, sồi sụt, đang đi, có lúc hụt chân, bước xuống hố sình sâu ngang bụng. Từ xa, những ngày đẹp trời, nước sông Sài Gòn trông xanh biếc, vậy mà đến đây bỗng hóa bạc trắng. Lòng sông ở đây nhìn cũng như rộng ra, dữ dội hơn. Sóng từng đợt, từng đợt dội vào dưới chân lỗ châu mai của ụ súng, vỗ oàm oạp. Những lúc tàu địch chạy sát vào bờ, sóng cày tung tóe nước hắt cả vào mặt các chiến sĩ trong hầm. Thị đưa tay mò lên ụ súng, những bao cát ngày nào đắp chung quanh vẫn còn, có bao rã ra, có bao còn mang nguyên vết đạn. Ban đêm, mặt sông đen ngòm. Nếu tàu nó tắt đèn chạy thì chẳng có cách gì đánh? Phải cố một vật sáng ỏ bờ bên kia làm chuẩn. Và chắc chắn nhất là phải đánh ban ngày.
Bên cạnh Thị, thằng Hùng cứ ngồi đập muỗi đôm đốp. Muỗi từ trong bãi sình, từ trong những đám cỏ thối bay ra như trấu. Mỗi lúc rút chân lên, họ lại cấu ra một con đỉa, sau chán, cứ để cho nó cắn no...
Đã mấy hôm nay rồi, Thị kéo thằng Hùng đi khắp quãng bờ sông bên này từ trên An Phú đổ xuống, nghiên cứu các khu vực có thể đánh tàu; các đường rút, và quy luật của tàu đi...
“Bám trụ được phía tây sông, đánh được tàu trên sông Sài Gòn rồi ta sẽ nói chuyện với chúng nó”. Hôm ông Ba Kiên qua sông, vừa đi ông vừa nói với Thị như vậy. Hôm qua sông, đứng trên đường Mười lăm, ông còn quay lại ướm xem địa hình. Hôm đó ông chưa biết quãng dưới này... Ông sang sông chưa kịp làm gì thì đã hy sinh. Nhưng cũng từ sau khi ông mất, thì công việc tự nhiên bày ra trước mắt anh. Anh cho rằng: nếu ông Ba Kiên còn sống, chắc ông cũng phải thích thú khi có được những trận địa như vậy. Trước khi sang sông có ông Ba Kiên, Thị cảm thấy muôn vàn khó khăn, Thị nghĩ rằng sang đây sẽ sống trơ trọi như sống trên một hòn đảo. Vậy mà lạ lùng chưa, sau khi ông Ba Kiên hy sinh, đáng lẽ trong tình thế như vậy, anh phải cảm thấy cô độc hơn, lo lắng hơn. Nhưng không, anh chỉ buồn, còn công việc bây giờ không đáng lo nữa. Chỗ ở có hầm bí mật, cái ăn thì liên lạc với hậu cần. Với dân, dần dần qua ông Hai Trụ sẽ bắt mối được. Thằng Bảy Rỹ mấy hôm nay lại làm trái, cứ mỗi buổi chiều, ông Hai Trụ đánh xe trâu đi một vòng nhặt trái lép về bỏ xuống hố bom, nó lại ra đó lấy. Hỏi nó gài ở đâu, nó bảo: rồi mình lập lại căn cứ chớ. Nay mai ông Tư Quang ổng về, thằng Đực, thằng Re về, các anh kéo sang...
Tụi nó có phần quá trớn, nhưng thôi cứ để vậy cho vui. Đến như thằng Hùng cũng còn nói với Thị:
- Sang bên này sông khoái ạ, có gạo ăn, lại có dân, mai mốt vô ấp anh Thị hè.
- Sang rồi phải đánh, chớ sang nằm im thì được chi.
- Thì đánh...
Thì ra mọi việc khởi đầu đều khó, bị đánh tanh bành, nhưng đã đứng lại được rồi thì chẳng sợ nữa. Có lẽ công lao của ông Ba Kiên là ở chỗ đó. Có kinh nghiệm thì rồi dần dà, bình tĩnh là tìm ra cách đánh...
Thằng Hùng vẫn ngồi đập muỗi, nó nhìn sao rồi nói:
- Sáng rồi đó anh Thị, nghiên cứu xong chưa ta về. Em nghĩ cứ đào hầm bí mật trong bụi tre, đánh xong vô nằm chịu trận đó một ngày, đêm sau chuồn.
- Hay là mày về trước đi.
- Chi vậy?
- Tao ở lại đây một ngày, ban ngày ban mặt tao xem xem quy luật tàu bè nó đi lại thế nào...
- Vậy thì em cũng ở lại.
- Đói chết.
Thằng Hùng móc trong túi ngực ra một gói mì tôm:
Phần anh đây, em còn một gói.
- Đâu đó?
- Chị Sáu cho.
- Ai cho chị Sáu?..
- Chị gặp chị Ba.
- Chết!
Thị im lặng, thằng Hùng gặng hỏi:
- Em ở lại nghen? Được rồi, không nói là đồng ý.
- Này cậu bố láo vừa vừa. Hồi trước cậu đi với chú Ba, chú Ba nói gì câu phải nghe, bây giờ tao thay chú Ba...
- Anh còn lâu mới thay được chú Ba...
Thị bật cười:
- Mày bảo cấp trên hy sinh thì cấp dưới phải thay thế chớ?
- Ờ vậy thì em cũng thay thế anh vì anh thay chú Ba...
- Cái thằng, thôi, vậy thì tìm một bụi cây mà ngồi, “cá rô” hay xuồng máy có đi qua thì ém cho kín, muỗi cắn không được đập, không được kêu. Động thì ngâm mình xuống nước, lấy bèo tây phủ kín như hồi ở cầu sắt ấy.
- Anh khỏi lo.
Thằng Hùng kêu đỉa quá trèo lên bờ công sự ngồi, vừa đập muỗi vừa nói hết chuyên này sang chuyện khác. Nó phân tích tình hình thật giỏi. Nó nói: thằng địch cứ ủi dưới ủi lên thì ta ở trên đi xuống, hết mùa mưa nó ủi lên Ván Tám thì cây dưới này lại mọc. Ừ, nó hiểu biết vậy mà anh cứ vẫn nghĩ nó là trẻ con. Lạ thật, cái quan hệ giữa Thị và thằng Hùng cũng chẳng ra cấp trên cấp dưới, nó giống như quan hệ anh em vậy. Có lẽ ở bộ đội như vậy không được. Mai mốt về bên kia phải đề nghị ông Dũng cho nó xuống đơn vị. Nó làm tiểu đội trưởng được quá đi chớ.
Trời sáng dần, Thị đuổi thằng Hùng về ém dưới một bụi cách xa chỗ anh khoảng vài chục mét. Đã lâu lắm Thị không ra bờ sông Sài Gòn giữa ban ngày. Mặt trời lên anh mới thấy sợ: trống trải quá. Đúng là chúng nó mà quây thì không còn lối chạy. Chắc hôm nay ở nhà ông Hai Trụ và Sáu Trang lo lắm.
Vừa mờ sáng, từ phía xa, Thị trông thấy cái xuồng máy trắng đút đuôi vào trong bụi cây rù rì lúc nào, bỗng nổ máy, rẽ sóng chạy ngược về phía Dầu Tiếng. Thằng Hùng ở đằng kia, sợ Thị không biết, ném một hòn đất. Thị nhìn sang, nó ló đầu, nhe răng cười, chỉ về phía cái xuồng máy. Thị trợn mắt, nó lại hụp đầu xuống. Con sông Sài Gòn giống như một sinh vật sống, ồn ã tỉnh dậy sau một đêm. Thoạt tiên, chiếc “đầm già” từ phía Đồng Dù bay lên, lượn mấy vòng rồi “cảo đùng” một phát. Phản lực từ đâu trong những đám mây bổ nhào xuôhg cắt bom ầm ầm. Lúc đầu, Thị có cảm giác như nó phát hiện ra chính mình, sau đó một lúc, anh mới biết nó đánh khúc bờ sông ở quãng xóm Thuốc. Chắc lại có ông nào mò tôm dưới rạch. Ở đây chỉ cần thấy một người, nó cũng giội bom...
Khoảng một tiếng sau, một cái tàu mặt dựng và hai xuồng máy chạy bắn nước tung tóe, ào ào xuống phía Rạch Kiến. Tiếp đó, chiếc “cá rô” rà sát mặt sông bay quẹo về phía đó quay riết, ném lựu đạn pình pình. Tàu địch bắn ĐK oành oành vào bờ sông...
Chỉ từ 7 giờ đến 11 giờ, chung quanh một khúc sông ngắn, Thị đếm được 4 lần máy bay, đại bác, và tàu quân sự của địch nổ súng vào hai bên bờ. Vậy là cũng không phải ít người của chúng ta đang hoạt động. Nghĩ vậy, tự nhiên Thị cảm thấy như mình đang làm một động tác hợp đồng nào đó cùng với các đơn vị bạn trên một dải trận địa.
Thỉnh thoảng nhìn sang, lại thấy cái đầu thằng Hùng ngọ nguậy. Cái thằng, nó không ngồi yên được một lúc.
Về trưa vừa nóng, vừa mệt, Thị nằm dài lên gò đất, chân bỏ xuống sình, kéo lá che kín người, ngủ một giấc.
Trong lúc Thị đã mệt mỏi thì thằng Hùng vẫn tỉnh như sáo. Nó ngắm con sông Sài Gòn không chán. Đã lâu lắm, bây giờ nó mới ngồi sát mép nước, trông thấy cái tàu mặt dựng cao lêu đêu, nhìn rõ chữ trên thân tàu và những thằng Mỹ cởi trần đứng chỉ trỏ trên boong. Nước sông Sài Gòn mỗi lúc một lóa lên bạc trắng làm nó mờ cả mắt. Nắng trên đầu như thiêu như đốt. Vậy mà nó vẫn cứ trố mắt nhìn sang bên kia bờ. Nó vẫn nghe người ta nói bộ đội bị đánh trên sông, bồng, bao gạo, ni lông trôi đi, mắc vào búi cây, bây giờ nó tận mắt trông thấy thật.
Ngay cạnh chỗ ngồi, thò tay xuống nước, nó cũng nhặt được một chiếc dép rọ. Bỗng nhiên, từ xa, nó phát hiện ra một vật gì tròn tròn, nổi bồng bềnh, chao đi chao lại rồi giạt dần vào bờ. Vật tròn đó có lúc bị lấp đi sau con sóng, có lúc lại nổi lên giống hệt như cái đầu người. Lóa mắt quá, thằng Hùng phải nhắm lại từng lúc. Cái vật tròn giạt dần vào bờ.
Thằng Hùng nhìn trời, rồi nhìn dọc con sông. Yên trí là không có gì đáng ngại, nó bò đến, đập vào vai Thị:
- Anh Thị, anh dậy nhìn xem thử có phải người chết không?
Thị giụi mắt:
- Đâu?
- Cái đầu tròn tròn đấy!
- Xì, cái thằng, người chết gì mà chỉ có cái đầu nổi.
- Em lên xem nghen.
Thị chưa kịp nói gì thì thằng Hùng đã men bờ cây lội đi.
Đến nơi nó trưòn qua bờ đất, luồn ra mí nước. Một chốc nó trở vể cười toe toét, giơ lên một cái mũ cối:
- Mới “cảo” nhá. Xin mãi không ai cho, giờ chẳng cầu xin ai trọi. Anh Thị, anh ưng không?
- Đưa xem nào.
Thị cầm lấy cái mũ. Đúng là của một anh bộ đội nào ngoài đó vừa mới vượt Trường Sơn vào. Màu vải ka-ki bọc ngoài hãy còn xanh nguyên. Cái khuy nhôm còn sáng trắng. Dây da ở trong ngâm nước đen lại, nhưng còn thẳng băng chưa có dấu mồ hôi, góc chưa quăn. Tay nào giữ cái mũ chắc kỹ lắm, nên mới mang vào được đến đây. Phía sau quai mũ có dấu mực. Thị lật ra xem.
Một hàng chữ viết bằng bút chì bi nắn nót, đã bị nhòe đi nhưng vẫn còn đọc được:
Ra đi ngày... tháng...
Không có tên, không có địa chỉ. Chắc anh chiến sĩ này nghĩ rằng: sau khi đi chiến trường về, cái mũ đối với anh sẽ là vật kỷ niệm suốt một đời!
Thị cũng đã từng nghĩ là mình sẽ giữ những kỷ niệm như thế... nhưng rồi lâu ngày sống trong gian khổ, anh quên đi... Cũng có lúc chặc lưỡi: biết có sống mà về...
Thàng Hùng giằng lấy cái mũ:
- Chữ gì đó anh Thị?
- Người ta muốn tặng lại cho mày làm kỷ niệm, nhận thì phải giữ, đừng làm mất.
Hùng lật quai mũ ra xem, rồi hỏi:
- Vậy là vào liền chết liền à?
- Chắc vậy!
Bỗng nhiên nó thở dài:
- Em thương mấy ảnh quá. Vô chiến trường không quen mà, nếu ảnh mà ghi tên họ, địa chỉ lên dây thì bao giờ ra Bắc, em mang đến trả cho gia đình...
Dầu có địa chỉ đi chăng nữa thì làm sao mà đi cùng miền Bắc tìm cho được gia đình người ta? Thị đã ghi đầy một cuốn sổ tay địa chỉ để rồi lại quên. Nội một con sông Sài Gòn này cứ hai bên bờ mà tính, thì có bao nhiêu địa chỉ phải ghi, bao nhiêu gia đình phải đến. Hay là anh chiến sĩ nào đó cũng biết điều ấy nên không ghi tên mình lên quai mũ?
Mà thôi, thằng Hùng nghĩ thế thì cứ để cho nó nghĩ thế. Tấm lòng trong trắng của nó đáng yêu bao nhiêu...
Thị nhìn ra ngoài sông, một mảnh áo mắc trên cành cây rù rì bên kia bờ bị sóng đánh cứ dập dà dập dềnh trên mặt nước.
Buổi chiều, một chiếc “trực thăng” bay đến, quần ba vòng, rồi chúc xuống bắn một loạt dại liên xuống tấm áo trên cành cây và bỏ đi.
Trời mưa tầm tã, ở nhiều hầm, nước tràn vào, chiến sĩ phải thay nhau tát. Anh em lấy ni lông che miệng, hết mưa lại cất, ngụy trang lại. Anh nuôi luôn luôn để dành củi khô để đốt. Các hố bom cũng bắt đầu đầy nước. Bắt cá dưới hố bom cũng là một nguồn sinh sống của các chiến sĩ vùng ven. Bọn địch biết điều đó và gài trái ở các miệng hố, nơi có đường mòn đi xuống.
Mùa mưa đến có cái cực, nhưng lại cũng có cái may. Những vùng bị ủi trước, nhất là khu vực phía tây sông, xe vừa đi hết thì cỏ lại mọc. Những nơi ủi dối, cây để rạp xuống, chưa tróc gốc, mưa xuống lại nẩy mầm và vượt lên rất nhanh. Các đường tăng chạy ngang dọc trong cứ chẳng mấy chốc dây leo, lá trung quân, rau bìm bìm tràn ngập, cỏ dại mọc lên, có nơi kín cả đầu người- Rau rừng các loại cũng mọc đầy rừng đầy suối. Măng tầm vông, măng tre, măng le, đủ thứ măng đội đất mọc lên.
Cũng giữa những ngày mưa tầm tã ấy, ông Sáu Dần đến cứ d Bảy báo tin ông Ba Kiên chết, ông Thêm bỏ vào hầm mở đài nghe. Đài phát thanh Giải phóng đưa tin đơn vị X vừa diệt một cụm tăng 10 chiếc và hai đại đội Mỹ, được Bộ chỉ huy Miền tặng Huân chương Chiến công hạng nhì. Nghe một cái tin quan trọng đối với trung đoàn như vậy mà ông Thêm vẫn cứ nằm im, không nói năng gì. Những lần khác thì ông đã đi khắp đơn vị phổ biến tin tức chiến thắng.
Hơn hai mươi năm đi theo trung đoàn bao nhiêu lần vào sống ra chết, buồn vui biết bao nhiêu là chuyện. Vậy mà chưa lần nào như lần này.
Xưa nay, ông Thêm chưa bao giờ làm cán bộ chủ trì. Làm liên lạc, rồi lên trợ lý, rồi trưởng ban tuyên huấn, rồi bây giờ là chủ nhiệm chính trị. Làm chủ nhiệm thì trên đã có ông Dũng. Ông Thêm hăng hái, sôi nổi, nhưng không sâu sắc (anh em vẫn góp ý với ông vậy). Bây giờ, hoàn cảnh đặt ông vào một vị trí mà ông thấy quá nặng nề. Chủ trì công việc của cả một trung đoàn, mà trung đoàn lại là trung đoàn độc lập. Hoạt động trong một hoàn cảnh thật khó khăn. Lần đầu tiên ông Thêm phải thực sự nghiêm chỉnh tự nhìn lại mình, đắn đo cái nhiệm vụ mình sắp phải cáng đáng, cân nhắc thực sự cái năng lực có hạn của mình. Hoặc là ông sẽ làm hỏng việc, hoặc là ông trốn tránh trách nhiệm. Trước đây, mấy lần các anh bàn đưa ông lên làm chủ nhiệm chính trị, ông từ chối: tôi liệu sức tôi làm tuyên huấn là vừa, cứ để tôi động viên truyền thống trung đoàn, cổ vũ anh em chiến đấu, tổ chức hội nghị mừng công, phát động phong trào đi thua ở các đơn vị, đến khi về hưu thì tui viết cho trung đoàn một quyển sử.
Ông Ba Kiên nói: - Nhưng ông cứ “ngáng trộ” mãi thì anh em dưới làm sao lên được.
- Thì cứ đề bạt vượt cấp các ông ấy lên trên tui, tui không thắc mắc mà. Cả trung đoàn không ai lấy vợ rồi cũng đổ tại cho ông Thêm không lấy vợ à? Tui có cấm ai lấy vợ đâu?
Mãi cho đến vừa rồi, thiếu cán bộ quá, ông mới lên nhận chức chủ nhiệm chính trị. Vậy mà bây giờ cả chính ủy, trung đoàn trưởng hy sinh một lúc, ông Thêm thấy vô cùng bối rối. Nghe nói trên sẽ đưa Anh hùng quân đội Lê Xuân trước kia cũng ở trung đoàn, về làm trung đoàn phó, mãi cho đến nay cũng chưa thấy. Lê Xuân sau đợt một Mậu Thân về Miền họp, rồi đi học, đi thăm miền Bắc. Trong khi chờ cử người qua bên kia sông Nha Thức, điện báo cáo lên Miền và phân khu biết tình hình, thì ở đây ông là người chịu trách nhiệm toàn bộ trước trung đoàn. Một lúc, ông Thêm ngồi dậy, bảo liên lạc đi gọi Lâu đến làm việc. Dầu sao thì ông cũng ở cương vị chủ chốt. Lúc này là lúc cần xốc bộ đội lại. Lâu vào:
- Đồng chí quận đội trưởng đang chờ làm việc với chúng ta. Cậu Quá mới ở bệnh viện về tối qua, cậu ấy báo cáo tình hình bên kia lộ Căm Xe căng lắm.
Ông Thêm cho gọi Quá lên.
Họ ngồi nghe Quá báo cáo: tình hình bệnh viện, tình hình bệnh xá, mấy hôm nay nó tiếp tục ủi lên phía trên, trên ấy vẫn rải rác có tiếng súng. D Tám phải bảo vệ thương binh rất cực. Anh em phải khiêng thương chạy hết cứ này đến cứ khác. Bảy Hường phải ở luôn trên bệnh viện phân khu, hôm ra đi Quá thấy “trực thăng” đổ chụp xuống đó, không biết tình hình ra sao?
Nghe báo cáo xong, ông Thêm cho Quá về nghỉ. Còn lại hai người:
- Lâu à, bây giờ tụi mình phải thay nhau lo liệu công việc...
- …
- Công việc ông Kiên và ông Dũng để lại, mình phải tiếp tục.
- Theo điều lệnh quân đội thì người chỉ huy hy sinh người kế tiếp phải thay thế.
Lâu im lặng, còn ông Thêm ngồi phác ra một kế hoạch chung cho trung đoàn. Trước hết là người phụ trách. Bây giờ về phần quân sự Lâu sẽ phải giao việc của d Bảy lại cho An và Quá, nếu cần thì gọi thêm thằng Tuyên lên, còn anh phải về trung đoàn bộ để cùng làm việc với ông. Tương lai rồi Lâu sẽ phải lo chung cả mọi việc. Ông Thêm vừa nói vừa nhìn Lâu:
- Bây giờ về mặt quân sự thì không ai bằng cậu, mình bấy lâu nay chỉ làm công tác chính trị của trung đoàn.
- Anh cứ phụ trách chung đi. Có gì các tiểu đoàn trưởng giúp tay vào.
- Không được, đã là quân sự phải chỉ huy thống nhất.
- ừ, thì anh cứ phụ trách chung đi, tôi có thể về tham mưu cho anh là được chớ gì.
- Thì vẽ chuyện ra làm chi. Ông có khả năng đảm đương công việc, ông cứ chịu trách nhiệm chung về phần quân sự cho tôi. Tôi đã bảo tôi xưa nay không làm chủ trì bao giờ.
- Anh cứ chủ trì đi, anh là người có khả năng đoàn kết cả trung đoàn lại. Tôi sẽ giúp anh mà. Sự việc đã như thế rồi thì cứ thế mà làm, bàn là bàn việc cụ thể. Theo tôi bây giờ mình phải lo việc sang sông, ông Sáu Dần nói thằng Thị đã bắt liên lạc được với đoàn 82. Các đồng chí đó vẫn còn giấu được gạo. Nên nghiên cứu đưa bộ đội sang bên đó thì vừa. Rồi phải tổ chức đánh tàu trên sông để cho chúng nó dãn bớt ra, và cho anh em sang đó lấy gạo. Bên này cố gắng qua sông Nha Thức, móc gạo và đạn trên đó xuống, đánh tụi biệt kích. Sang mùa mưa cây cở mọc lại. Tha hồ chỗ ăn ở. Anh cứ vậy anh nắm trung đoàn mà làm. Để tôi ở đây tổ chức cho d Bảy sang sông.
Thằng Lâu tính công việc thẳng băng, cứ thế mà làm. Càng làm cho ông Thêm quyết tâm hơn trong việc gọi cậu ta lên trung đoàn.
Thôi được rồi, cậu muốn tổ chức bộ đội sang sông thì cũng cứ lên trung đoàn đã, giao việc đây cho thằng An và thằng Quá. Lên trên đó bàn xong rồi thì cùng chia nhau đi...
- Hay là anh gọi thằng Nam về.
- Nam nó còn ở bên kia sông Nha Thức. Bây giờ tôi là thưòng vụ Đảng ủy, tôi cứ quyết định cậu về trung đoàn đã.
- Tùy anh, nhưng tôi vẫn thấy việc sang sông là rất cấp thiết. Mình phải bám lấy đất phía tây sông, đừng để bật đi nữa.
Lâu không ngại lên trung đoàn, nhưng anh nghĩ: lên đó thì cũng vậy, rồi cũng phải xuống. Điều tâm đắc nhất của anh là việc ông Ba Kiên sang sông. Có lần ông ngồi phàn nàn: Đề bạt ra rồi mà xáp vô lại là mệt dữ... Bây giờ ông đã xáp vô lại, đã đứng được chân bên ấy. Nếu lơ là, để bật cái tổ của Thị đi nữa thì hỏng bét. Lâu nói với ông Thêm ý nghĩ đó.
- Thôi thì cậu ở đây cũng được, nhưng giao tiểu đoàn lại cho thằng An đi.
- Giao chớ tôi giữ làm gì.
- Cái thằng.
Ông Thêm và Lâu đang bàn công việc thì liên lạc vào:
- Có cô Út đến.
Út Lích nhảy ào vào hầm, ướt lướt thướt từ đầu đến chân, chưa kịp hỏi han gì thì đã kêu:
- Anh Thị bi thương nằm trong ấp, chú Ba chết rồi.
Nói xong cô khóc òa lên. Không phải cô chỉ khóc vì anh Thị bị thương, vì chú Ba chết, cô còn khóc bao nhiêu điều mà bấy lâu nay cô không gặp được các anh để nói: con Miền em cô bị trái gài chết, rồi cô vào bệnh viện quận nằm, rồi chúng nó vu con Tạng tiếp tế cho Việt cộng và bắt lên quận, rồi chúng gom dân đã ở trong hàng rào kẽm gai vào gần kề đồn hơn nữa...
Các anh không biết nỗi cực nhọc của người dân trong ấp, các anh không biết đã bao nhiêu đêm nay tôi nằm chờ nghe các anh gõ cửa. Các anh không biết đã bao nhiêu lâu nay, tôi may bồng, may võng, tôi chờ các anh vào để đi... Tất cả nhũng ý nghĩ vừa buồn vừa đau, vừa mừng vừa tủi trào lên nghẹn tắc, và cô chỉ ngồi vậy khóc cho đã, khóc như trẻ con khóc nư, nước mắt chan lẫn với nước mưa, chẳng cần giữ gìn gì nữa.
Ông Thêm lúng túng, không biết làm thế nào nói lúng búng trong miệng:
- Thôi, nín đi cô út.
Út Lích lại càng khóc dữ. Anh chẳng biết cái gì hết. Bao nhiêu nỗi đau khổ của tôi, anh cứ dửng dưng. Anh không hỏi tôi được một câu hay sao? Vì sao tôi ra đây, anh cũng chẳng cần biết. Chẳng lẽ tôi lại trở về trong ấp ngay bây giờ, để rồi nó bắt tôi lên quân, rồi tôi sẽ là cái gì... Tôi đi làm cách mạng, tôi đến với anh, sao anh không dang hai tay ra mà đón tôi, cho tôi ngả đầu vào trong trái tim ấm áp của các anh. Trời ơi, tôi đau khổ.
Ngoài trời mưa vẫn đổ ào ào.
Cô út vẫn khóc. Lâu và ông Thêm cứ ngồi ngây ra, cho mãi đến một lúc sau, khóc chán, Út Lích mới nói cộc lốc:
- Con Miền đạp trái chết rồi!
- Con Miền...
- Con Miển, em tôi...
Trong tiếng nói của Út Lích vẫn còn tiếng nấc như tiếng khóc của trẻ con. Ông Thêm dỗ:
- Thôi cô Út, cô bình tĩnh lại đi, vào trong hầm thay quần áo rồi ra đây nói cho chúng tôi nghe cho có đầu có đuôi. Chúng tôi đã nghe rõ ràng được chuyện nào ra chuyện nào đâu.
Út Lích không khóc nữa, lặng lẽ xách cái túi vào trong hầm.
Đến khi trở ra, cô gái đã chải tóc gọn gàng... Con chó Đớp chạy đến nguẩy đuôi, nó đưa hai chân trước cào cào vào tay Út Lích rồi khẽ rên hư hử làm như quen biết nhau đã lâu lắm...
Tối qua, Út Lích và bà Sáu vừa đi nằm một lúc bỗng nghe có tiếng súng nổ ở ngoài bờ sông. Ngoài đó đêm nào mà không có tiếng súng. Bà Sáu thở dài, nói với út:
- Lại có chú nào đi đυ.ng tàu rồi, trời mưa vậy rồi khổ lắm.
Út Lích nghe tiếng súng lại nghĩ đến anh em nào đột ấp.
- Sao mãi không thấy các anh vô, con sốt ruột muốn chết, mọi thứ con chuẩn bị xong cả rồi.
Út Lích cũng viết một lá thư gửi thằng Huy, nhờ bà Sáu chuyển.
Trong thư út nói rằng cô rất cảm động biết Huy yêu cô một cách thành thật, nhưng hai người không bao giờ có thể lấy nhau được vì anh ta là sĩ quan ngụy. Còn cô thì có người cha đi theo Việt cộng, và lần này cô cũng đi ra vùng giải phóng vì ở đây không chịu nổi nữa. Cô xin lỗi anh ta về sự nóng nảy hôm ở bệnh viện. Thư viết xong, cô lại thêm một đoạn: nếu anh muốn tìm tôi thì ra vùng giải phóng mà gặp.
Út Lích xem đi xem lạì rồi đọc cho bà Sáu nghe bà nói:
- Vậy cũng được, vậy là mày cũng góp phần làm công tác binh vận rồi... Tao nghĩ, giá mà tích cực tuyên truyền thì khi nó giác ngộ được...
Út Lích nói:
- Con cũng nghĩ vậy, nhưng không dám làm. Con mà binh vận nó lâu riết rồi sợ thương nó mất...
Đang nói chuyện thì nghe có tiếng động, bà Sáu bấm Út Lích, hai người nằm lặng khe. Đã lâu, từ hôm con Miền đạp trái, tụi dân vệ không dám tới đùa nghịch gì nữa.
Có tiếng gõ cửa nữa và lần này cố tiếng nói rất nhỏ:
- Con đây, Thị đây mà, thím cho con vô với.
Đúng là tiếng thằng Thị rồi, bà Sáu ra mở cửa.
Thị bị thương, ngồi đó. Hai người đàn bà đỡ anh vào, rồi đóng cửa lại. May mà lúc đó ngoài trời vẫn mưa to. Không dám thắp đèn dầu, bà Sáu bụm tay che cái đèn bấm soi cho Út Lích rửa vết thương. Không nấu được nước nóng, hai người phải lấy nước uống đã đun sôi để nguội hòa muối để rửa. Băng xong vết thương, bà Sáu lục chạn lấy cơm nguội nhưng Thị không ăn.
Anh kể rằng anh ở bên kia sông về, có việc cần. Sang sông bị nó rượt đánh, anh thả trôi cái bồng gạo. Tụi nó đuổi bắn bồng gạo, còn anh lội đại vào lùm gai mắc cỡ, tấp được vào bờ tre. Nó bắn vào bờ tre, anh bị thương nhưng cứ nằm im, một chập, nó bỏ đi. Lên được đến bờ sông thì kiệt sức, anh bò vào đây. Rồi anh kể chuyện bên kia sông, chuyện ông Ba Kiên hy sinh...
Anh bảo anh có một việc rất cần, phải về d Bảy, nhưng không đi được nữa. Vì nằm trong bờ tre, chịu trận, nên anh bị thương cùng người, ở các vết thương, lúc Út Lích rửa thay băng, còn bắt được những con đỉa tròn căng. Máu ra nhiều quá. Thị nằm lả đi. Một lúc, anh hỏi trong bóng tối:
- Cô út còn đấy không? Tôi muốn nhờ cô một việc cần làm không biết cô cô làm được không?
- Anh cứ nói, em nghe mà.
Thị bảo anh không về được, nhưng rất cần gặp các anh bên ấy ngay, và hỏi cô có thể gọi các anh vào đây được không?
- Nhất định em phải đi gọi các anh chớ.
- Vậy cô nhớ cho thế này, nếu như đêm nay tôi có sao, cô bảo anh Lâu và anh Thêm sang ngay bên kia sông gặp thằng Hùng.
Út Lích và bà Sáu bàn bạc với nhau, san đó Út Lích hỏi Thị đường vô cứ. Thị chỉ những khu vực đơn vị đang ở. Anh nói:
- Cô cứ đi đại vô, có gặp tụi nó cô bảo đi kiếm măng.
Bà Sáu bảo Út Lích cùng bà khiêng Thị sang nhà Út Lích. Xong bà bảo cô:
- Thôi, mày đi đi, mọi việc để ở nhà tao lo liệu. Nói các anh ngoài mau mau vào đưa nó đi. Cô vào đây thì gõ cửa năm tiếng một, gõ xong lại nghỉ. Ba lần tao mở, không phải kêu gọi gì cả.
Út Lích mang cái bồng, cái võng, mấy mét vải gửi bà Sáu và dặn:
- Bao giờ các anh vào, thím gửi hộ các anh ra cho con!
Cô đi chỉ mang theo một bộ quần áo, một tấm ni lông, một cái tay xách và môt cái chét đào măng. Ra đến lộ Mười bốn trời mưa mờ mịt. Nhìn trước nhìn sau, Út Lích rẽ tạt vào rừng, và cứ vậy cắm cổ đi.
Thị dặn cô đừng đi theo đường mòn, cô cứ cắt đại qua những hố bom, bươn qua những bãi cỏ. Mới có mấy ngày mà đất rừng đã thay đổi không nhận ra đường lối nào nữa. Lần đầu tiên trong đời, cô làm một công tác cho cách mạng thực sự. Trời vẫn mưa mờ mịt. Nhờ trận mưa mà cô tránh được bao nhiêu thứ: máy bay, biệt kích và sự theo dõi của bọn địch trong đồn. Chỉ còn một thứ đáng ngại là mìn, và trái gài... nhưng bây giờ đến gần khu vực các anh rồi, nếu mìn nổ, trái nổ thì các ảnh sẽ ra cứu...
Cái ý nghĩ sắp đến chỗ bộ đội, sắp đến chỗ ông Thêm làm Út Lích quên hết mọi chuyện lo sợ.
Út Lích cứ cắm cổ đi, cho đến khi các chiến sĩ bảo vệ của ta từ trên đài quan sát phát hiện được, báo tin về và đón bắt ngay trước cứ d Bảy.
Cả ngày mưa và cũng cả ngày bận rộn ở d bộ d Bảy. Chuyện ông Thêm bàn với Lâu phải tạm để lại. Đồng chí cán bộ quận, ông Sáu Dần, rồi Tư Quang, lúc đó vừa mới ở bệnh xá về, mỗi người đến gặp Út Lích một chút để hỏi tình hình trong ấp. Gần chiều, ông Thêm bảo họ về cho Út Lích nghỉ. Mãi đến lúc đó, ông Thêm mới hỏi:
- Cô út bây giờ thế nào?
- Anh bảo thế nào là sao, em chẳng hiểu.
- Là ở đây hay về trong ấy?
Út Lích cúi xuống, vuốt ve con Đớp.
- Tùy anh, anh bảo sao em làm vầy.
- Nhưng mà phải do cô tự quyết định, chứ tôi quyết định sao được...
- Em đã bảo là anh bảo sao em làm vầy.
Im lặng một lúc. Cô út vào trong hầm, lấy ra một lá thư, đưa cho ông Thêm:
- Anh đọc đi, người ta đang hỏi ý kiến em đó...
Ông Thêm cầm lá thư đọc, Út Lích ngồi nhìn... Thư thằng Huy viết:
- Tôi biết rằng cô vẫn nhìn tôi bằng đôi mắt hận thù. Mà tôi thì có tội tình gì... Còn bao nhiêu điều tôi muốn nói với cô mà chưa nói được... Rồi tôi sẽ nói với cô những suy nghĩ của tôi về cuộc đời. Tôi biết cô là một cô gái thông minh... Sự viêc dần dà sẽ tự trả lời giùm tôi những điều uẩn khúc...
Ông Thêm đọc đi đọc lại lá thư của thằng Huy. Xưa nay, ông chưa đọc một lá thư như thế bao giờ, ông cũng chưa nói chuyện với một thằng sĩ quan ngụy thật sâu về đời tư của nó. Nhưng càng đọc, ông càng thấy hoảng hốt, khéo không Út Lích yêu thằng này thật... Ờ mà cô ta yêu thật thì sao... Minh giữ cô ta lại thì có phải vì mình không? Sao mình lại liên quan vào chuyện này nhỉ? Ông Thêm càng nghĩ càng lúng túng...
Trong khi đó, Út Lích ngồi nhìn ông đọc, xong lại cúi xuống vuốt ve con Đớp, cười tủm tỉm một mình. Một lúc sau, ông Thêm đưa trả lá thư, không nói gì cả. Út Lích hỏi:
- Thư thằng Huy đồn phó đó, thằng mà em nói với anh.
- Tôi hiểu.
Chẳng lẽ còn phải nói gì hơn nữa. Hay là nói quách ràng mình yêu thằng Huy, mình sẽ vào ấp, mình sẽ lấy nó, cho cái ông này ông biết...
- Tôi thấy cô không nên...
- Sao mà không nên à anh Hai? (cô lại gọi ông Thêm bằng anh Hai).
- Nó là sĩ quan ngụy.
- Em biết vậy nhưng mà nó tốt, với lại có ai thương em bằng nó đâu...
- Cô út, cô đừng nói vậy...
- Thiệt mà...
- Cô Út!
- Dạ
- Chẳng lẽ bây giờ tôi lại nói là... có nhiều người thương cô.
- Ai vậy?
Cô út hỏi xong lại tủm tỉm cười không nhìn lên.
Đã đến lúc phải nói thật lòng mình, ông Thêm lấy hết sức bình tĩnh:
- Nếu tôi nói ra có sao, cô đừng trách, chính tôi, tôi cũng yêu cô, tôi biết rằng yêu như thế không phải...
Út Lích cắt ngang:
- Sao lại không phải à anh Hai?
- Vì tuổi tác không hợp nhau...
- Nhưng em thấy hợp thì sao...
- Với lại bây giờ ở cương vị tôi...
- Cương vị anh Hai không lấy vợ được à anh Hai...
- Không phải vậy...
Ông Thêm càng nói càng lúng túng, Út Lích bỗng phá lên cười, sau đó gục xuống khóc tấm tức...
Ông Thêm đặt tay lên đôi vai rung rung của cô:
- Thôi nín đi, cô út.
- Em biết, anh nói dối, anh chẳng thương em đâu.
- Tôi yêu cô.
- Anh nói lại đi.
- Anh yêu em...
Út Lích ngước lên nhìn ông Thêm cười, mắt đầy nước mắt:
- Sao anh cứ phải giữ gìn quá vầy cho khổ anh Hai, yêu em thì có chi mà sợ. Em đang đi theo Đảng nè, em đang đi theo cách mạng nè. Anh định bỏ rơi quần chúng của anh à.
Thằng Hai Rớt lại dần một lũ đàn em đi kiếm chỗ nhậu, hắn đến trước nhà Út Lích, thấy cửa nhà khóa trái.
Mỹ nhơn lại đi vắng mất rồi chúng mày ơi!
- Cứ bẻ khóa mà vào anh Hai.
Thằng lính đang cầm đôi vịt kêu quang quác nói vậy.
Bà Sáu giả bộ trồng muống ở mảnh vườn phía trước để trông chừng, kêu lên:
- Các ông coi sao một vừa hai phải, mới cài lựu đạn gϊếŧ con người ta, bây giờ lại vào phá nhà người ta thì rồi dân không còn biết ở vào đâu nữa à…
Thằng lính cầm vịt:
- Bà nói ai cài lựu đạn gϊếŧ người?
- Thì các ông chớ ai. Con út nó chửi cả lũ các ông đó. Nó bảo các ông trên đồn chỉ được cái bộ đạo đức giả.
- Tôi ấy à, bà bảo tôi, Hai Rớt đạo đức giả ấy à.
- Thì người ta căm quá người ta nói vậy.
- Ha ha, người đẹp chưa hiển lòng ta, công ta che chở cho nàng vậy mà làm ơn nên oán. Tôi nói thiệt bà hay, không có tụi tôi, không có Hai Rớt, thì bọn bình định nó lại không hốt cô út lên quận từ lâu rồi ấy à!
Sao ông để nó hốt con Tạng nhà tôi lên quận.
- Vì bà là Việt cộng, bà ngoan cố, chứ giả sử như con Tạng biết điều thì tương lai hạnh phúc của cô em nhà bà còn hứa hẹn biết bao nhiêu. Người đâu mà sắc đẹp chim sa cá lặn.. ha ha … Bây giờ tìm đâu chỗ nhậu tụi mày.
- Cứ bẻ khóa mà vào.
- Không đươc, cô nàng đang giận, mình không nên đổ dầu vào lửa.
- Không đổ thì nó cũng cháy rồi anh Hai, Cô út cũng đã chửi anh Hai hết lời mà...
- ờ chửi cũng có ba bảy thứ chửi: chửi yên, chửi giận, chửi ghét, chửi hờn...
Bà Sáu sợ chúng nó làm liều, nhà còn thằng Thị nằm trong đó.
- Ông Hai, vừa rồi ông nói chuyện con Tạng, ông nói chưa hết lời, cho tôi nói nốt.
- Ha, ha, nhưng nhà bà có chỗ nhậu không đã.
- Ờ thì ngồi chần chật với nhau cũng được, nhưng mà không có con Tạng ờ nhà, làm gà làm vịt thì các ông làm lấy...
- Đấy, có phải trước kia bà cũng biết điều vậy thì bây giờ cô em đã được ở nhà làm gà làm vịt... Thôi, đi chúng mày. Tao cấm tụi bay từ rầy trở đi không được đυ.ng đến cô út nghen.
Bà Sáu vác cuốc chạy đi trước nhìn chừng... Kéo được thằng Hai Rớt đi, bà Sáu mừng vã cả mồ hôi.
Thằng Hai Rớt đi phía sau:
- Mấy lâu ông Sáu có về không hở bà...
- Ổng đi công việc Ổng, làm sao tôi biết.
- Hề, hề, bà cứ hay giấu, vợ chồng mà lại không gặp nhau sao được, ổng có về cho thằng Hai Rớt gửi lời thăm, thế nào rồi cũng mời ông ra đồn chơi một hôm cho vui...
Mọi hôm thì bà Sáu cũng nói lại đôi ba điều, nhưng hôm nay bà ráng nín nhịn. Bà xăng xái mở cửa, chỉ cho tụi lính nồi niêu bát chạn rồi giả vờ bắt chuyện:
- Đấy, ông xem, má con tôi đã ở trong ấp, đã là người của quốc gia, vậy mà các ông còn không để cho yên thì có khác chi các ông xúi người ta đi theo Việt cộng...
- Bây giờ con Tạng bị bắt đi rồi bà mới làm lành với tụi tôi. Bà thì cũng Việt cộng nòi chứ bà bảo ai theo Việt cộng.
- Ông nhớ nghen, ông bảo tôi Việt cộng, vậy là gia đình tôi ở đây quốc gia không đảm bảo nữa phải không?
- Tôi không nói vậy... hà hà... Bà Sáu hồi giờ đấu tranh chính trị quen, bà nói nghe rành rọt lắm mà.
Tôi nói thiệt mấy ông hay, mấy ông không cho con Tạng về tôi đâm đơn xin đi nơi khác ở ạ...
- Đừng chị Sáu ơi, mấy người được như em Tạng nhà ta, mà chị để nó đi mất? Chị cứ để rồi thằng Hai Rớt coi coi đã...
- Thì chỉ có ông và ông đại diện chớ còn ai vô đó nữa mà coi với kiếc.
Bà Sáu chịu nín nhịn, nghĩ may chỉ xin được con Tạng vể nhà rồi lại tính. Thằng Hai Rớt biết thừa bà Sáu chỉ muốn xin cho con Tạng về chứ chẳng ưng gì mình. Nhưng được, để rồi nó sẽ ra điều kiện chớ. Nó có phải thằng khờ đâu.
- Bà không biết bọn bình định à, bọn ấy quyền to nhất xã này bà chị ạ.
Phần, nhưng anh vẫn nghĩ rằng: không biết mình có sống nổi không, và biết tìm cách gì mà tin cho d Bảy đưa bộ đội sang sông? Rồi công lao mấy hôm nay mình đi chuẩn bị trận địa đánh tàu sẽ ra sao? Trong lúc còn đang lúng túng, không ngờ Út Lích lại hăng hái nhận cái việc ra đi một cách dễ dàng như vậy. Thị mừng quá và chỉ nói được với Út Lích một cách khách sáo: - Cám ơn cô út!
Ở cái dây phơi trên vách hầm, vẫn còn treo nguyên bộ quần áo trẻ con của con Miền. Hình như cô út cố tình để vậy từ khi em cô chết đi. Khắp nơi trên vách phía chân, phía đầu, hai bên, nơi nào cũng có nét chữ bằng than còn đó của con nhỏ. Nó chỉ viết được có hai chữ “má út”. Chắc là cô út tập cho nó viết. Nó viết dày đặc khắp vách y như họa sĩ vẽ mẫu trang trí trên tấm vải trắng vậy.
Vậy mà con Miền chẳng còn nữa. Cô út sẽ nghĩ gì khi nằm một mình trong căn hầm này để suốt ngày đêm đau khổ.
Thị nằm nhìn mãi những chữ “má út” con Miền viết ngang, viết dọc, viết ngả, viết nghiêng trên vách. Những giọt nước mắt nóng lăn qua gò má rồi rơi xuống cánh tay anh. Một thằng lính chỉ biết suốt đời đùa nghịch, thậm chí có khi đùa cả với cái chết, vậy mà bây giờ lại khóc, khóc như một đứa trẻ.
Bên nhà thím Sáu, tụi lính đã tan cuộc nhậu và kéo nhau ra về. Qua trước nhà Út Lích, chúng nó gào lên:
- Bà trung úy ơi bà trung úy, ông trung úy say rượu đã về nè. Có thằng lấy đá ném vào mái tôn nghe rổn. Có những thằng nói những câu tục tĩu rồi cười hô hô.
Thằng Hai Rớt đi chân nam đá chân chiêu ca lè nhè:
- Em Lan ơi, em có tội tình chi mà em võ đeo đầy cho khổ sở kiếp hồng nhan... hơ... Ờ...
Bà Sáu ra cửa đứng trông chừng mãi cho đến lúc chúng nó đi qua khỏi hết nhà Út Lích mới vào dọn dẹp.