-D dậy, dậy đi, dậy đi nào công chúa ngủ trong rừng, cô giáo gọi kìa.
Thằng Lộc lay lay người tôi. Lờ mờ tỉnh dậy trong cơn mộng đẹp.
-Cô giáo gọi mày trả lời kìa.
-Trả lời cái gì?
-Mày hỏi cô ý, tao biết đéo đâu.
Uể oải đứng lên chưa kịp mở mồm thì bà cô già đã xổ ngay một tràng, may mắn bà cô đang ở trên bục giảng chứ hai cô trò mà đứng gần nhau kiểu này thì tôi chả biết phải hứng bao nhiêu mililít “mưa xuân” vào mặt từ bà cô đâu.
Bả nói nào là lớp 12 rồi cần phải nghiêm túc, không thể nhởn nhơ như lớp 10 lớp 11 được, học là học cho mình chứ học cho ai, ba chấm và ba chấm.
Tôi mới vừa ngủ dậy nên nghe chữ lọt chữ không. Im lặng cho bả nói hết câu rồi cũng vào vấn đề chính.
-Anh lên bảng trả lời câu hỏi này cho tôi.
Tiếng Anh, tôi ghét Tiếng Anh và càng mù tịt hơn, đi thi toàn chép chúng nó. Bảo tôi kể tên các cầu thủ bên Anh còn biết chứ thế này thì chịu chết.
Tuy vậy vẫn phải lên thôi, bả này bả ghê lắm.
Loay hoay viết đi rồi lại xóa, căn bản tôi có hiểu gì đâu.
-Không quay xuống.
Tiếng bà cô nói sau lưng.
Are cô kidding em? Định chèn hết con đường sống của em à cô.
-Dạ, em không biết làm.
-0 điểm, về chỗ.
Tôi ngồi xuống, nằm ườn bàn. Chán chết đi được. Hôm nay là Trung thu, nghĩ là sau hôm khai giảng vài ngày. Thái độ của Thư với tôi vẫn vậy. Thờ ơ. Mỗi lần tôi chạm mặt nàng là nàng quay đi hướng khác hoặc lảng sang nói chuyện với người khác. Dẫn đến mấy hôm nay tôi cũng chả dám vác mặt hỏi bài nàng nữa. Bảo sao không buồn chán cho được.
Nàng ngồi học chăm chú nghe giảng đến nỗi cả tiết ấy tôi chỉ thấy nàng hướng mặt lên bục giảng, đôi khi nói với cô bạn ngồi cạnhmột hai câu rồi lại tiếp tục nghe giảng, chẳng thèm quay mặt xuống dưới dù nửa giây.
Có cảm giác như mình là trẻ bị kỳ thị ấy. Hic, tôi hờn cả thế giới.
Xung quanh chúng nó bàn tán sôi nổi tối nay Trung thu đi chơi đâu, đứa có gấu thì hớn hở ra mặt còn ở đây có một thằng đang buồn chán hết mức.
-Lộc, tối nay đi chơi đi chó.
-Cút, bố đi chơi với gấu.
Đấy, đến thằng bạn nó còn kỳ thị bỏ anh em để đi với gấu của nó, thấy tôi khổ ghê không.
À mà cũng phải thôi, nó có gấu thì tội tình gì nó phải đi với một thằng FA như mình.
Ghét bọn có gấu, ghét tất cả. Tối nay mưa đi, mưa to đi, con cầu xin trời đấy, trời có mắt thì hãy biến điều ước thành sự thật. Con nguyện nhịn quay tay một tuần, từ giờ về sau không đập đá, hút cần, nhảy bar nữa…mà tôi có dây vào mấy cái vụ này éo đâu.
Thèm đập cái gì đó quá. Nếu có chai bia ở đây thì tốt biết mấy. Khi đó tôi sẽ đập vỡ nó rồi lấy mảnh sành rạch mặt ăn vạ giống anh Chí ngày xưa để cả lớp chú ý và quan trọng nhất là Thư biết đến sự có mặt của tôi.
Đáng tiếc chẳng có cái chai sành nayo cả, độc có vỏ hộp sữa milô tôi uống lúc sáng vứt cạnh cửa sổ. Mặc kệ, có còn hơn không. Tôi chuyển hết sự bực mình sang chiếc hộp, ném “bộp” xuống đất.
-Ới chúng mày ơi, thằng D hận đời đi đập hộp sữa kìa.
-Đâu đâu, thanh niên giận đời đập hộp đâu?
-Vâng! Xin cho hỏi anh D. Thưa anh, động cơ nào khiến anh làm vậy? Phải chăng do anh chơi đá quá liều dẫn đến bây giờ vật vã vì thiếu thuốc nên phải đập hộp cho đỡ trống trải.
-Đờ cờ mờ bọn hâm, đá cái mả mẹ chúng may.
-Đấy, quý vị và các bạn thấy chưa? Đã nhìn rõ chưa? Đó là hậu quả tác dụng phụ của việp chơi đá quá liều được nhà nước cho phép, khuyến cáo mọi người nên tuyên truyền con em mình biết cách phòng tránh, đừng giống anh D để sau này tiền mất tật mang.
-Theo tin tức mới nhất chúng tôi nhận được, vào thời gian sắp ới, anh D-một thảm họa âm nhạc mới nổi gần đây sẽ ra mắt công chúng Album mang tựa đề “Đập vỡ cây đàn version hộp sữa” kể về chuyện tình mang nhiều nướ© đáı, cười phọt cả rắm của anh và cô gái hàng xóm có tên là cô gái Hà Lan.
-Ngày ấy anh yêu thầm cô, vì nghe lời xúi dại từ cô, anh đi nghĩa vụ, vài năm sau trở về bất ngờ hay tin cô đã phụ lời thề bờ đê năm xưa mà đến với ông chủ mang tên Vinamilk và sau nay anh ghét cay ghét đắng sữa hay những liên quan tới sữa.
-Haha.
-Haha.
-Tiên sư cụ chúng mày.
-Cả lớp trật tự, anh kia vứt rác vừa bãi, nói bậy trong giờ, ghi sổ đầu bài, lớp trừ hai điểm.
Bà cô gõ gõ thước thặt mạnh xuống mặt bàn.
-Ơ…
Hic, xui hết chỗ nói.
Buổi học kết thúc trong sự chán chường riêng mình tôi. Thêm đó là những sự châm chọc của lũ bạn bởi hành động được cho là “ngáo đá” vừa rồi.
Xác định Trung thu năm nay ở nhà, bình thường những năm trước tôi thường đi cùng bọn bạn nhưng năm nay thằng thì đi với gấu thằng thì đi cùng nhóm khác bỏ lại tôi bơ vơ một mình. Nói thật tôi muốn rủ Thư đi chơi lắm chứ……cơ mà tình hình hiện giờ là bất khả thi. Ai lại không muốn đi cùng với người mình thích.
Bất chợt tôi nghĩ đến một người nhưng hơi phân vân liệu có nên hay thôi. Từ hôm khai giảng đến nay, tôi và con bé lại bước vào thời kỳ “chiến tranh lạnh” giống trước đây. Chạm mặt nhau là lườm lườm. Chậc chậc, sao nó mãi chưa bỏ được cái tính bướng bỉnh này. Thí dụ sáng nay này, khi tôi xuống căng-tin mua hộp sữa để cầm hơi, gặp ngay nó và đồng bọn dưới đó. Tôi lẩn lẩn định tránh mặt nó thì bị cô nàng hôm trước phát hiện.
-A! Người quen của mày kìa Lam, hihi.
Chỉ tay hướng tôi đứng, cả con bé lẫn bọn bạn cùng nhìn theo. Cả lũ cười khúc khích, riêng con bé lườm tôi cháy xén. Chẳng nói chẳng rằng bước qua tôi như người vô hình.
-Tối nay rảnh không?
Thực sự gửi cho có thôi, tôi cũng không cầu nó sẽ đồng ý. Dù thêm nó cũng không vui vẻ gì nhưng ít ra hai người vẫn hơn một người.
-“Sao? Tối nay bận đi học rồi”.
Ít lâu sau nó trả lời.
-Mấy giờ về?
-“7h mà hỏi làm chi?”
-Thì hỏi cho vui, về nhớ làm bài tập đầy đủ, đánh răng rồi ngủ sớm.
Mãi lâu sau nó vẫn chưa trả lời. Biết nó đang giận, tự dưng thấy vui hơn hẳn, việc trêu tức nó cũng hay đấy. Tôi nhắn:
-Đùa, tối chơi Trung thu không?
-“Đếch thèm”.
Ôkê, đếch thèm thì đây cũng đếch cần nhé, tưởng báu lắm đấy. Đã biết câu trả lời nên tôi ngừng nhắn lại luôn, tốn tiền.
-“Tối đi, biết thầy XX không?” con bé gửi tin đến.
-Có.
Đương nhiên là biết rồi, biết rõ là đằng khác, tôi là học trò cưng của thầy mà lị. Hồi trước học thêm thầy quỵt thầy mấy mấy tháng tiền học. Ổng nhờ bạn nhắn nhưng tôi cố giả vờ lờ đi.
-“7h chờ trước nhà thầy, đợi.”
-Ôkê,
Tối, tắm rửa sạch sẽ, ăn uống đầy đủ, xúc miệng listerine các kiểu con đà điểu, đóng set ác cộc quần ngố, xỏ chiếc tông lào huyền thoại một thời. Nhân lúc bố mẹ đang xem TV, tôi dắt trộm con “Ước mơ” của bố ra ngoài ngõ rồi phóng thẳng đi.
Đến nơi. Còn mỗi con bé đứng chờ sẵn trước cửa. Người mặc quần áo đồng phục, vai đeo balô.
Thế bất nào mình nó đứng ở đây, bạn bè éo thấy mặt đứa nào.
-Sao đứng mình? Bạn đâu? Xe đâu?
-Về hết rồi, hôm nay bạn đèo, xe để nhà.
-Hế, đây mà không tới chắc chờ cả đêm nhể?
-Dám?
Nó câng mặt lên.
Chưa kịp cho phép, con bé leo tót trên yên xe. Ngồi cách tôi một đoạn, nó lấy balô chèn ở giữa. Cứ như sợ tôi có ý đồ đen trắng vậy.
-Đi đâu giờ?
-Về thay quần áo đã.
Vậy là tôi đèo nó về nhà. Trên đường lo lo đèo nó về gặp phải cha mẹ nó thì ngại bỏ xừ nên được.
Nhưng ngoài dự tính, nhà con bé tối thui.
-Bố mẹ đâu hế rồi?
-Bố đi công tác, mẹ ở viện chăm sóc bà ngoại.
Giọng nó buồn buồn, mặt xụ xuống một đống.
Sau câu nói ấy, tôi im lặng nhìn theo nó mở chiếc cổng sắt lạnh lẽo. Bóng dánh nhỏ bé đó sao tôi cảm thấy cô đơn quá. Người ta bảo Trung thu là tết đoàn viên, là lúc về bên gia đình. Là lúc mọi người quây quầy bên nhau ăn uống, trò chuyện. Vậy mà bố đi công tác, mẹ phải ở bệnh viện chăm bà đêf lại mình con bé. Tôi bỗng nhận ra rằng những lần trước đây chưa lần nào tôi thấy mặt bố mẹ con bé ở nhà cả. Toàn một mình nó với căn nhà lạnh lẽo thiếu hơi người này. Bề ngoài nó bướng bỉnh nhưng bên trong cô đơn biết nhường nào.
Tôi. Sáng nào cũng được mẹ gọi dậy đi học, trưa có bố mẹ nấu cơm sẵn chỉ việc đi học về ăn rồi tự rửa bát.
Haiz, đem ra so sánh tôi còn may mắn hơn nó nhiều lắm.