Nhưng chỉ có tôi biết, hôm đó Tống Thư hôn tôi trong căn nhà nhỏ mà tôi thuê.
Hai chúng tôi đều đủ 18 tuổi rồi.
Hôm đó Tống Thư bỗng nói cho tôi biết hai việc:
Tiểu Mai, anh thi đỗ Thanh Hoa rồi. Nhà trường thưởng cho anh 5 nghìn tệ, em cầm lấy đi.
Chuyên thứ hai là: Tiểu Mai, em tới Bắc Kinh với anh đi, anh sẽ đối xử tốt với em.
Nhìn đi, đó là người đàn ông tôi yêu nhiều năm.
Sao lại đẹp trai, lại tốt bụng, còn biết cố gắng như vậy!
Tôi gật đầu lia lịa, cười mất hết hình tượng!
Tống Thư cũng cười, ôm tôi ngã lên chiếc giường nhỏ của tôi.
Bình thường tôi ngủ một mình trên này vẫn còn rộng, nhưng có Tống Thư thì chiếc giường lại trở nên chật chội.
Hai chúng tôi thở thôi cũng khó, nhưng không ai buông tay.
“Tiểu Mai, sau này anh sẽ đi làm, anh muốn cưới em.”
Có ai cầu hôn như vậy đâu chứ.
Nhưng đây là Tống Thư mà tôi đã thề phải thu phục được từ hồi tiểu học mà!
Tôi gật đầu không chút do dự: “Cưới luôn bây giờ cũng được.”
Sắc mặt Tống Thư chợt trở nên nghiêm túc: “Chờ anh có khả năng nuôi gia đình mới được.”
“Tại sao, bây giờ em có thể nuôi gia đình mà.”
Tống Thư vỗ lên gáy tôi: “Anh đã nói sẽ đối xử tốt với em, là anh muốn nuôi em.”
Nhìn đi, chủ nghĩa đàn ông đó. Nếu như tôi được sống trong ảnh hưởng của nền đô thị hóa hiện đại hóa mấy năm sau, nhất định tôi sẽ nói: “Không được, em phải là người phụ nữ độc lập, không thể dựa dẫm vào anh.”
Nhưng lúc ấy, làm sao tôi hiểu được, tôi chỉ biết Tống Thư của tôi sẽ đối xử tốt với tôi cả đời.
Vì thế năm 18 tuổi, tôi và Tống Thư cùng tới Bắc Kinh.
Lần đầu tiên, hai chúng tôi thấy mình chỉ là một con kiến nhỏ.
Phồn hoa, phồn hoa là gì.
Chính là Bắc Kinh.
Ngày tháng dần trở nên tốt đẹp.
Tống Thư thuận lợi thích nghi với cuộc sống ở trường, còn tôi cũng tìm được một nhà máy mới. Chính là nhà máy mà tôi đang làm việc. Tôi từng làm ở nhà máy cũ mấy năm, có tay nghề nên nhanh chóng ổn định ở nơi làm việc mới.
Hầu hết thời gian làm việc đều nhàm chán, mỗi người ôm một chiếc máy may, cầm một miếng vải thật dày, đeo khẩu trang, giẫm chân cả ngày. Có lúc thỉnh thoảng nhìn lên, mọi người ngồi ngay sát nhau, ai nấy đều đeo khẩu trang cúi đầu.
Tôi thường hay mất tập trung.
Nhưng cũng chỉ trong chốc lát, nghĩ đến Tống Thư của rôi, tôi lập tức phấn chấn tiếp tục giẫm chân.
Vì Tống Thư, vì bản thân, vì tương lai tốt đẹp!
Năm thứ ba tới Bắc Kinh, lần đầu tiên chúng tôi đi xem phim.
Lý do thứ nhất là vì tôi và Tống Thư đều rất bận. Tôi thường làm việc cả tuần không được nghỉ, mà cuối tuần Tống Thư cũng phải làm rất nhiều công việc làm thêm.