Đều là những cao thủ trong giới rượu chè, Hạ Tri Chương vẫn rất có kinh nghiệm ở phương diện này, nhớ có lần hắn ta sau khi uống say rồi té xuống giếng, say bí tỉ ngủ luôn một giấc cực kỳ mát mẻ dưới đáy giếng.
Nếu mạng không đủ lớn thì căn bản là không còn sống được đến bây giờ.
Từ trước đến nay Trương Húc hứng lên là viết chữ, uống đủ rượu là rời tiệc. Người quen ai cũng biết tính hắn trời sinh đã vậy nên tất nhiên chẳng thấy sao cả.
Yến tiệc vẫn sẽ tiếp tục, nhưng ca múa sau đó chỉ là tô điểm, mọi người có thể bắt đầu vào bàn.
Chung Thiệu Kinh liếc nhìn Tam Nương vẫn ngoan ngoãn ngồi bên cạnh mình, không khỏi hỏi: “Ngươi tự ăn được không?”
Tam Nương nghe vậy thì kinh ngạc: “Ta năm tuổi rồi, đương nhiên là tự ăn được.”
Không biết từ đâu, nàng lấy ra một yếm ăn dặm rồi tự mình buộc lại. Cài này là do là mẹ nàng chuẩn bị cho nàng, nàng thường đeo lúc ăn cơm để tránh làm bẩn quần áo. Bản thân nàng thích sạch sẽ, sẽ thấy khó chịu khi nước dầu bắn lên quần áo.
Chung Thiệu Kinh thấy nàng tự chăm sóc mình rất tốt nên không đưa nàng về mà chỉ bảo thị nữ mang thức ăn lên cũng mang thêm phần cho nàng.
Tết Trùng Cửu* nhất định không thể thiếu cua, người Đại Đường thích ăn thích chơi thích hưởng thụ cũng không ngoại lệ, trong thơ Đường có rất nhiều câu ca vịnh về cách ăn cua. Dù là cua hồ hay cua biển thì cũng lên mâm, chúng có nhiều cách ăn khác nhau, mùi vị không tệ, hấp rồi nấu chín sau đó chấm sốt cam ăn.
(*) Tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương, được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch. Tết Trùng Dương bắt nguồn từ việc thờ cúng các hiện tượng thiên nhiên, bắt đầu có từ thời cổ đại, phổ biến vào thời Tây Hán và hưng thịnh vào sau thời nhà Đường. Thời xa xưa người ta thường nên núi cầu phúc, cúng bái, cầu thọ,... vào tết Trùng Dương.
Chẳng hạn những bài thơ như "Đầy đĩa ngon đẹp tỏa hương thơm, sốt cam dịu ngọt thỏa thích nghênh chờ”: "Cua khắp trong sương, mỡ màng ngon miệng, Cam vì gió thổi, ngọc nổi lên tươi.”,... đều coi cua và những loại quả chín ngọt vào mùa thu như cam quất ăn kèm với nhau.
Có sốt cam, dù một hơi ăn vài con cua cũng không thấy ngán mà càng ăn càng thấy ngon.
Hạ Tri Chương quê ở Ngô Việt, nhà ở gần biển, từ nhỏ đã xem tôm cua như thức ăn vặt nên ngày hội bực này đương nhiên phải nghĩ cách kiếm vài con cua mùa thu béo ngậy để thỏa mãn cơn thèm. Tiếc là hắn già rồi, không bẻ nổi càng cua, đành nhờ người đổi cách chế biến khác.
Cua được dọn lên bàn vẫn còn nguyên con.
Tam Nương một hai tỏ vẻ có thể tự ăn cơm, sau khi nhìn thấy con cua giương nanh múa vuốt trên bàn thì ngơ người. Người nhà họ Quách các nàng quê ở Hán Trung, nhiều thế hệ đều cắm dùi ở vùng Hoa Sơn nên không quen ăn cua, thấy bộ càng kỳ quái kia thì vô cùng bối rối.
Cái này phải ăn thế nào!
Tam nương bắt đầu âm thầm quan sát người bên cạnh.
Cũng may lúc này có người hầu ở bên cạnh giới thiệu cua mùa thu năm nay có cách ăn đặc biệt hơn mọi năm. Trông bề ngoài thì giống cua nguyên con nhưng thực chất thịt cua và chả cua bên trong đã được tách rời làm thành cua tất la, để mọi người dễ dàng thưởng thức mỹ vị.
Sau khi Tam Nương bắt chước đám Chung Thiệu Kinh, mở được bụng cua ra thì thấy bên trong thực sự chỉ có một con cua tất la ngon tuyệt.