Ngoại trừ quá năng động ra thì Tam Nương rất hiểu chuyện, từ sáng đến tối không hề chạy loạn ra ngoài chơi. Nàng biết gõ mõ ảnh hưởng tới mọi người nên không gõ nữa mà tự chơi suốt buổi chiều.
Đến tận chạng vạng phát hiện tổ phụ ra ngoài mãi chưa về mới chạy ra cửa chờ người về.
Tổ phụ Quách gia bị chuốc rất nhiều rượu, lúc quay về cả người nồng nặc mùi rượu. Tam Nương vừa nhìn thấy bóng người tổ phụ, đang định nhào tới, chợt ngửi thấy mùi rượu gay mũi, gương mặt nhỏ nhắn nhăn nhó như khỉ.
Nhìn thấy vẻ mặt kỳ quái của nàng, tổ phụ Quách gia bế nàng lên hỏi: "Sao thế? Hàm Nương ghét tổ phụ à?"
Tam Nương tiếp tục nhăn mũi, rất thành thật nhận xét mùi rượu trên người tổ phụ: "Mùi! Mùi không thơm!"
Tổ phụ Quách gia cũng không khó chịu mà chỉ ra vẻ thở dài nói: "Chẳng phải ta vì Hàm Nương nhà chúng ta nên mới uống nhiều vậy sao, không ngờ lại bị Hàm Nương ghét bỏ."
Tam Nương không hiểu uống rượu thì có liên quan gì đến nàng, vẻ mặt nàng tò mò hỏi: "Tại sao?"
Tổ phụ Quách gia nghĩ đến thu hoạch lần này đến Hạ phủ thì cái miệng sắp hếch lên tận trời rồi. Ông ôm Tam Nương bước nhanh về thư phòng: "Đi nào, tổ phụ cho cháu xem cái này hay lắm."
Quả thực là thứ rất hay ho, lần này người đến Hạ gia uống rượu ngoại trừ Hạ học sĩ dương danh Đại Đường Hạ Tri Chương còn có Chung Thiệu Kinh, Trương Húc là hai nhà thư pháp nổi danh đương thời, thậm chí còn có họa sĩ cung đình Ngô Đạo Tử!
Vậy cũng là một vị họa sĩ giỏi giang chỉ dựa vào một cây cọ lăn lộn đến chức quan họa sĩ cung đình rồi!
Phải có vận may thế nào mới gặp được nhiều danh gia thư họa tụ hội một chỗ như vậy chứ?
Mà điều tuyệt vời nhất là chủ nhà Hạ Tri Chương rất dễ nói chuyện, không chỉ đích thân viết lời bình cho Tam Nương nhà họ mà còn chuẩn bị bút mực cho những bạn bè có mặt để bọn họ phát huy tùy hứng, muốn viết lời bình thì bình, không muốn thì dùng đề tài "Trùng Dương" làm thơ.
Ai làm ra bài thơ hay có thể đến nhà họ xem múa kiếm vào Tết Trùng Dương.
Lần này Hạ Tri Chương đã dùng số tiền lớn mới bậc thầy múa kiếm nổi danh Công Tôn đại nương!
Không chỉ mời tổ phụ Quách gia đưa cả Tam Nương đến xem múa kiếm hôm đó mà Hạ Tri Chương còn bảo ông cầm hết lời bình và thơ "Trùng Dương" mọi người viết về tặng Tam Nương.
Mấy người Chung Thiệu Kinh có thể không nể mặt tổ phụ Quách gia nhưng vẫn nể mặt Hạ Tri Chương.
Thế nên ông đã mang bút tích thực của Hạ Tri Chương, Chung Thiệu Kinh, Trương Húc và Ngô Đạo Tử về.
Tất cả đều là những bảo bối người bên ngoài phải dùng số tiền lớn mới mua được đấy!
Ngày hôm nay! Ông không tốn một đồng cũng có thể mang hết chúng về nhà!
Không cần làm thơ cũng có cơ hội thưởng thức tài nghệ múa kiếm của Công Tôn đại nương!
Tất cả đều nhờ ánh hào quang của tôn nữ ông.
Sao tổ phụ Quách gia sao có thể không cười ngây ngô suốt dọc đường về vic huyện này?
Tam Nương nghe tổ phụ kể về từng chuyện xảy ra ở yến ẩm nhưng trọng tâm của nàng lại khác ông. Nàng hơi xoắn xuýt nói: "Nhưng chúng ta đã bàn hôm Tết Trùng Dương sẽ leo núi mà."
Tổ phụ Quách gia nói: "Cái đứa ngốc này, leo núi lúc nào mà chả đi được, nhưng không phải lúc nào cũng được xem Công Tôn đại nương múa kiếm đâu. Tổ phụ từng này tuổi rồi mà còn chưa được xem bao giờ đấy. Lần này cháu đừng đi leo núi nữa, cùng tổ phụ đi xem múa kiếm được không? Không có Hàm Nương đến lúc đó ta cũng không được vào cửa đâu."