✨ Tác giả: Bắc Đồ Xuyên
✨ Dịch & biên tập: AnVTNh
KHÔNG RE-UP ‼️ KHÔNG RE-UP ‼️KHÔNG RE-UP ‼️
- --
- VÔ SỈ ĐẾN CÙNG CỰC -
Chị dâu nắm chặt lấy tay Tương Tư, hai người nói chuyện một hồi lâu, chủ yếu là hỏi xem nàng ở Hoán Dương có tốt hay không.
Chúc gia ở Hoán Dương lâu nay cũng không có gì khởi sắc, con cháu cũng không có ai thành tựu xuất sắc, hầu hết đều lui về Hoán Dương an cư lạc nghiệp, xem như một nhà đoàn tụ cùng nhau, vui vẻ ấm áp.
Những năm vừa bắt đầu nghiệp công danh, anh họ nàng vẫn thường bị kẻ khác bày mưu đàn áp, con đường làm quan gặp phải vô vàn trở ngại. Vào thời điểm khó khăn nhất, vợ chồng hai người cùng con gái còn bị ngăn cách bởi song cửa của chốn lao tù, cứ như vậy suốt một năm trời. Cũng trong thời gian ấy, tất cả những gì có thể bán để đổi lấy tiền đều đem bán sạch, không giữ lại thứ gì.
May thay lúc đó vẫn còn Lý Văn Huyên ngự trị ngôi Thái tử, nếu không phải là hắn, chỉ e là anh họ đã sớm mang tội oan mà hoá thành ma.
Vậy nên chị dâu vẫn luôn biết ơn điều này.
"Chuyện của em cùng Bệ hạ,... rốt cuộc là như thế nào?" Chị dâu lo lắng hỏi.
Hai người đã bầu bạn bên nhau từ thuở thiếu thời, hiện giờ lại có lương duyên kết thành đôi lứa, cũng coi như một chuyện tốt đẹp. Thế nhưng khúc mắc giữa hai người vẫn chưa thể hoá giải, lại nảy sinh cục diện như lúc này, thật khiến người ta phải lo lắng.
Để có thể đăng cơ, Bệ hạ đã giáng suốt biết bao nhiêu thủ đoạn nhằm chèn ép một đám quý tộc nắm quyền trong tay. Triều đình lâu nay vẫn luôn chia bè kết phái, ngọn nguồn sâu xa, không dễ gì tháo gỡ được trong một thoáng, đúng là nên có một liều thuốc mạnh mẽ để giải trừ tất cả. Nhưng việc Tiên đế ra đi vốn đã để lại nhiều nghi vấn, ngôi vị Đế vương còn chưa ổn định, hành động như bây giờ quả thực có chút nóng vội.
Vì lẽ đó, cái danh gϊếŧ cha từ mẹ lại càng thêm nặng nề.
Chỉ sợ là trong chuyện này đã có người mang tâm tư riêng, cố tình bày trò kích động.
Thậm chí năm đó các quan văn còn có ý đồ náo loạn đến lão Lương Vương, gọi ngài rời núi, cầm Thượng Phương Bảo Kiếm đi tìm Hoàng Đế hỏi chuyện, trả lời sự trong sạch cho Hoàng thất.
Lão Lương Vương cả đời chỉ có một cô con gái, tài năng tuyệt thế, chỉ mới mười bảy tuổi đã được phong tước Nữ hầu, công trạng loá mắt, nhưng cuối cùng lại chết một cách không rõ ràng, thiếu minh bạch.
Lão Lương Vương mặc kệ tuổi đã già, cũng từng nửa đêm gõ trống Đăng Văn, yêu cầu được hỏi rõ nguyên do.
Thế nhưng Hoàng đế vẫn lừa cho qua chuyện.
Từ đó về sau, lão Lương Vương quyết định rời xa đời thường, một mình ẩn cư ở nơi sơn trang thanh tịnh.
Hoàng đế vì trấn an lão Lương Vương còn từng ngỏ ý sẽ để lại ngai vàng cho nghĩa tử của ngài, để hắn dùng ngôi vương giúp ngài an hưởng tuổi già.
Mọi người đều cho rằng lão Lương Vương đã ôm mối hận đối với Vương thất như thế, ắt sẽ đồng ý chuyện này.
Nhưng lão lại lấy lý do thân thể không khoẻ, lực bất tòng tâm mà cự tuyệt Hoàng đế.
"Tổ phụ nhìn bề ngoài có vẻ như không quan tâm đến chuyện máu mủ, nhưng thật ra lại là một người xem trọng tình nghĩa. A huynh... Bệ hạ vẫn luôn rất kính trọng tổ phụ, cũng cảm thấy tiếc nuối và có lỗi với chuyện năm xưa. Năm đó tổ phụ buông bỏ binh quyền, cũng bỏ lại cả thế gian tầm thường sau lưng, hiếm khi ra mặt gặp người khác. Nhưng Bệ hạ vẫn thường xuyên lui tới, thăm hỏi chuyện tổ phụ, gửi đến một ít thức ăn hoặc vài trò tiêu khiển để tổ phụ không cảm thấy buồn chán, thậm chí còn cùng ngài nói chuyện về tình hình chiến cuộc hiện giờ. Tuy không nói ra, nhưng có lẽ trong lòng tổ phụ cũng sẽ không cảm thấy Bệ hạ là người như trong lời đồn đãi bên ngoài."
Tương Tư không dám nói ra hết những lời trong lòng, thực ra, không một ai hiểu hết cách làm người của Tiên đế hơn tổ phụ nàng, và cũng sẽ không một ai càng mong mỏi về một vị quân vương anh minh hơn ngài. Lão Lương Vương sẽ không bao giờ đặt chuyện ân oán tư thù lên trên việc trị quốc.
Tiên đế vốn dĩ là một người rất bảo thủ với suy nghĩ của mình, dẫu cũng từng lập được thành tựu lớn lao nhưng lại không tinh tường chuyện bày mưu tính kế sao cho tối ưu mà một bậc đế vương nên làm. Năm xưa lão Lương Vương cầm binh đi đánh giặc, xông pha chiến trận hạ gục bao nhiêu tên địch, anh dũng vô cùng, thế nhưng lại vì Bệ hạ hết lần này đến lần khác do dự nghi ngờ mà trở ngại hành động.
Không thể đánh thắng trận Long Quan chính là nỗi tiếc hận cả đời của lão Lương Vương.
Mẫu thân nàng lớn lên từ trên lưng ngựa, từ nhỏ đã bộc lộ tài năng hơn người, tổ phụ lấy đó làm điều tự hào, nhưng cũng âm thầm sinh ra dự cảm không lành từ lâu.
Công lao mà mẫu thân giành được chẳng thể nào kể được hết, phần thưởng cứ ngày một tăng dần, cuối cùng không thể không phong tước, nên người được phong một tước Hầu, cũng là võ tướng uy danh lẫy lừng. Điều ấy cũng chứng tỏ việc người đã có thể tự mình dựng nên công danh môn hộ, chẳng cần dựa vào Lương Vương phủ nữa, tuy là chuyện đáng ngưỡng mộ như thế, nhưng đối với mẫu thân nàng mà nói, lại dẫn đến những nghi kỵ mà Hoàng đế đang âm thầm cất giấu.
Trong tay lão Lương Vương cầm chắc binh quyền, mà mẫu thân nàng chính là hổ tướng dưới tay ngài, đánh đâu thắng đó, không có thứ gì có thể cản được đao binh của người.
Chỉ một động thái của Hoàng đế đã như một nhát dao ngăn cách tình nghĩa cha con của tổ phụ và mẫu thân nàng. Mà Đại Chu xưa nay chưa từng có tiền lệ về việc phong tước Nữ hầu, nên không ai có thể biết trước được, liệu đây là điều đáng mừng hay đáng sợ.
Mẫu thân đã nhiều lần từ chối việc phong tước này, nhưng cuối cùng vẫn không thể tránh thoát.
Từ đó về sau, việc dẫn binh của tổ phụ gặp liên tiếp nhiều khó khăn. Bởi Bệ hạ đã sớm đề phòng việc lão Lương Vương tự bồi dưỡng quân lính, đưa xuống rất nhiều chiếu lệnh khiến cho việc điều binh khiển tướng càng thêm phức tạp. Sau dần, cơ hội được cầm quân càng khó hơn lên trời, dường như tất cả chỉ thoáng lướt qua trong phút chốc rồi tan thành mây khói, bao nhiêu thời cơ để giảm hụt thương vong đều để vụt mất.
Đã có rất nhiều lời thỉnh cầu Bệ hạ hãy giảm bớt những nước bước dư thừa trong việc điều binh được dâng lên, thế nhưng chỉ đổi lại được cơn giận dữ của Hoàng đế, cho rằng lão võ tướng ủ mưu tham vọng, không chịu kiềm chế tâm tư riêng.
Tuổi tác của tổ phụ ngày càng lớn, vết thương từ bao năm chinh chiến cứ thế tích tụ bên người, hơn nữa tâm lực cũng đã đến lúc cạn kiệt, rốt cuộc cũng không chịu được thêm nữa mà đổ bệnh, không thể ngồi vững. Ngài tự mình xin được cởi bỏ áo giáp, trở về đô thành để tịnh dưỡng, từ đó về sau chưa bao giờ mặc lại áo giáp lên người.
Sau này mẫu thân thay ngài tiếp quản vùng Long Quan, thậm chí còn mở rộng thêm ba mươi dặm về phía Tây, cả một vùng đất rộng lớn đều được trả về với Đại Chu.
Tổ phụ vì thế mà vui mừng, nhưng cũng vì thế mà đau khổ. Mẫu thân và phụ thân nàng, cả hai người đều phải trải qua biết bao gian nan, nhưng vẫn không thể đổi lấy một tấm lòng thành của bậc Đế vương. Quân muốn thần chết, thần sao dám không tuân theo. Hơn thế nữa, mấy ai mà không ngóng trông một vị quân vương anh minh vì dân, nếu đã như vậy, dù có lên núi đao hay xuống biển lửa, dù phải đâm đầu vào cái chết, vẫn không màng hối tiếc.
Chị dâu thở dài, "Lời của người đời thật lắm đáng sợ, ngay cả anh họ của em, hiện giờ làm việc gì cũng phải cẩn trọng hơn mười phần, chỉ cần một bước đi sai lầm cũng sẽ trở thành chuyện cho người ta bàn tán, lúc đó, chính là đánh vào mặt của Bệ hạ."
Sự uy nghiêm của một bậc đế vương có thể hình thành hay không, chính là quyết định ở việc hắn có thể vượt qua được đoạn thời gian này hay không.
Tương Tư nghe vậy cũng chau mày, "Em tin tưởng Bệ hạ."
"Em nói thật cho ta biết, Bệ hạ muốn tổ chức Đại hôn với em, hay chỉ có ý đón em vào cung thôi?"
Tương Tư suy nghĩ một lát, kỳ thực nàng cũng không thể khẳng định được điều gì, đành phải nói, "Nếu chỉ vì muốn triệu em vào cung, hẳn cũng chỉ cần sai người gánh kiệu trực tiếp đưa vào, cần gì phải lo lắng mà để Từ tướng quân đi đón, rồi lại an bài cho em ở lại nơi này của anh họ, còn cố tình tìm một cái cớ cho em trở về đô thành."
Trịnh thị có phần hơi khẩn trương vì vấn đề này, nghe vậy mới thoáng thả lỏng đi, "Như thế là được rồi, thúc phụ và thúc mẫu không còn nữa, vậy huynh trưởng cũng như cha, ta và anh họ em nhất định sẽ vì em mà sắp xếp, tính toán một chút. Nữ nhi nhà chúng ta không cần phải vì cầu vinh hoa phú quý mà đi làm thϊếp của người khác, dù vì lý lẽ gì cũng không thể chịu đựng nỗi thiệt thòi đó được, dù có là Bệ hạ cũng không được."
Tương Tư bật cười, nghiêng người dựa vào l*иg ngực chị dâu một hồi, lại nói, "Nếu hắn muốn cho em làm thϊếp, em đây sẽ nối một đoạn dây thừng rồi treo cổ hắn lên thanh xà trong nhà, dặn hắn từ nay về sau đừng hòng ngủ yên giấc."
Trịnh thị oán trách nàng, "Nói bậy bạ gì đó! Nào phải đến mức ấy! Phi phi phi, cái gì mà chết với không chết cơ chứ!"
Tương Tư mếu máo, "Được rồi, em biết sai rồi, chị dâu à, mau đưa em đi xem cháu trai ngoan đi, chị giấu kỹ như thế, còn không cho trong nhà biết một tin tức gì."
"Khi đó chẳng dễ dàng gì, chỉ sợ không thể giữ lại, nên cứ giấu giếm như vậy, về sau khi mọi thứ đã ổn định, đứa trẻ cũng đã được vài tháng tuổi, ta lại cảm thấy không cần phải nhiều lời làm gì." Trịnh thị nhoẻn miệng cười, một lời đơn giản lại ẩn chứa biết bao hàm ý, khéo léo không nói ra.
Tương Tư thoáng buồn lòng, "Ngày tháng trôi qua, rồi sẽ càng tốt đẹp hơn."
*
Nội quan Từ Đức vén tay áo giúp Bệ hạ mài mực, đôi mắt mở to lại sáng rỡ, ánh nhìn bắn về bốn phía: "Nét chữ này của Bệ hạ, quả thật đúng là tuyệt phẩm hạng nhất."
Vừa dứt lại, Từ nội quan lại nhìn thấy hai chữ "Nhiêm Nhiêm" trên mặt giấy, không khỏi bật cười, "Bệ hạ là đang viết lời hồi âm cho Chúc tiểu thư sao?"
Khoé môi Lý Văn Huyên cong lên, "Nét chữ của nàng chính là do Cô dạy. Khi nàng còn nhỏ, nhìn bề ngoài có vẻ thông minh ngoan ngoãn, nhưng thực ra lại rất lười biếng, chữ viết cũng không được ngay thẳng."
"Nô tài biết." Từ Đức cười đến híp cả mắt, như là đang nhớ về thuở đó, "Khi ấy Bệ hạ vì để tam tiểu thư chịu rèn giũa lại thư pháp, còn đích thân chỉ dạy! Tam tiểu thư sợ ngài sẽ mắng nàng, hễ viết một chữ lại liếc ngài một cái, nhưng thật ra... thật ra..."
Lý Văn Huyên thay Từ nội quan nói một câu, "Vô cùng đáng yêu."
Hắn nắm tay nàng viết chữ, dạy nàng cảm nhận được lực đạo trong mỗi lần ấn chuyển nét bút, nàng chợt nghiêng đầu một cái liền va vào cằm hắn, lập tức bị hắn nghiêm mặt doạ nạt, "Không chuyên tâm viết chữ, còn làm cái gì vậy?"
Nàng cảm thấy có hơi tủi hờn, cúi đầu không nói một lời.
Mà hắn lại thấy thẹn trong lòng, hung dữ với nàng như vậy cũng phải là điều hắn muốn, là do nàng ở sát bên cạnh khiến nội tâm hắn cũng dần trở nên phiền loạn, trong lòng nảy sinh tâm tư khác.
Ngay cả bàn tay đang nắm lấy tay nàng luyện viết chữ cũng dần mang theo mấy phần tạp niệm, đành phải vội buông ra: "Tự mình luyện chữ đi."
Có lẽ là ban nãy hắn đã thực sự quá hung dữ, cho nên nàng cũng nghe lời mà tỉ mỉ luyện chữ thật lâu.
Từ đó về sau nàng càng chăm chỉ khổ luyện, bởi vì chiếu theo nét chữ của hắn, lại thêm từ những lời dạy bảo tỉ mỉ kia mà nét chữ viết ra càng thêm giống với nét của hắn.
Có một lần Thái tử bị Thái phó trách phạt, phải chép lại nội dung từ sách luận, thế mà hắn cứ ném lại đó không chịu làm, thản nhiên mà đi ngủ. Đến khi tỉnh giấc thì thấy một xấp giấy đã được chép lại cẩn thận, đặt ngay ngắn trên bàn, mà tiểu cô nương kia thì đã vùi đầu ngủ say dưới gầm bàn từ lúc nào. Hắn ôm người đặt lên giường ngủ của mình, đắp chăn cẩn thận, sau đó lại nhéo mũi nàng một cái, ấy thế mà cô nương kia cũng không tỉnh lại.
Sau khi đem xấp sách luận kia trình lên cho Thái phó, ngài cũng không hề phát hiện ra.
Lý Văn Huyên viết xong một mặt giấy, lại lấy thêm một tờ khác, phải hai tờ như thế mới viết xong một bức thư này, chờ đến khi nét mực đã hoàn toàn khô ráo, hắn nhìn lại thưởng thức một phen, thoáng nghĩ thầm, sợ là Chúc Tương Tư đọc xong sẽ lại mắng hắn mất thôi.
Hắn ghét nhất là dáng vẻ giả vờ ngoan ngoãn quy củ của nàng, rõ ràng là một tiểu hồ ly mới đúng, chỉ cần nhìn bộ dáng khi dậm chân của nàng là biết.
Không bao lâu sau, có người tiến vào trong phòng, là một thị vệ được phái ở lại Chúc phủ, Lý Văn Huyên đã ra lệnh cho bọn họ hễ một canh giờ lại quay về báo tin một lần.
Thị vệ cúi đầu hành lễ, "Tam tiểu thư nói chuyện cùng Chúc phu nhân một lát, sau đó đi thăm tiểu công tử Chúc gia, rồi lại trở về phòng của mình, nói đã mệt cho nên tắm rửa xong sẽ nghỉ ngơi."
"Hai người họ nói những gì?"
"Nói..." Thị vệ càng cúi đầu sâu hơn, "Nói chút chuyện riêng tư. Chúc phu nhân hỏi chuyện hôn sự của Bệ hạ và tam tiểu thư, tam tiểu thư nói... nói nếu Bệ hạ muốn cho cô ấy làm thϊếp, thế thì cô ấy sẽ lấy dây thừng treo cổ Bệ hạ, bảo ngài về sau đừng nghĩ đến chuyện ngủ yên giấc."
Lý Văn Huyên nhướng mày, nói khẽ, "Ngốc thật đấy, lão hổ còn có thời điểm ngủ gật, đã làm người kề bên gối, tội gì phải treo cổ chính mình. Gϊếŧ Cô rồi mới gọi là nhất lao vĩnh dật*, không có khả năng trở thành người hùng."
*Nhất lao vĩnh dật 一劳永逸 (thành ngữ): quyết tâm giải quyết tất cả vấn đề chỉ trong một lần, và về sau sẽ được thoải mái thảnh thơi.
Tên thị vệ ngơ ngác, vẻ mặt kiêu ngạo của Bệ hạ khi nói đến chuyện này là sao vậy?
Tam tiểu thư cũng chỉ là một người bình thường, người bình thường chẳng ai lại muốn hành thích nhà vua.
"Thôi, ngày sau gặp nàng rồi lại nói." Lý Văn Huyên càng nghĩ lại càng khó nhẫn nhịn, chỉ muốn lập tức gọi người đưa nàng trở về bên mình.
"Phong thư này ngươi đem đi đi! Nếu nàng đã ngủ thì không cần quấy rầy nàng nữa, ngày mai lại đưa."
"Vâng."
Tương Tư vừa mới tắm rửa xong, liền nghe tiếng thị vệ gõ cửa, "Tam tiểu thư, Bệ hạ gửi thư hồi âm cho ngài."
Nhanh như vậy... Tương Tư mắng thầm, chẳng trách hắn lại phân phó nhiều quân Linh Võ Vệ ở lại đây như vậy, bảo vệ nàng gì cơ chứ, rõ ràng là để giám sát, hơn nữa còn gửi mật báo kỹ càng.
Nàng đã buồn ngủ đến mức không mở nổi mắt, Tương Tư khép lại đôi mi, lời nói thốt ra nhẹ như mây bay, "Thính Hạ, ngươi lấy giúp ta."
Thính Hạ lấy phong thư từ tay thị vệ, cẩn thận đưa lại cho tam tiểu thư.
Tam tiểu thư vẫn không đoái hoài mở mắt, chỉ nói, "Ngươi đọc cho ta nghe."
Thính Hạ ấp úng hơn nửa ngày mới nói được thành lời, "Tam tiểu thư, người... người... thật là buồn nôn quá đi!"
Chúc Tương Tư không rõ nguyên do tại sao thị nữ của mình lại nói như vậy, rốt cuộc cũng mở mắt, đứng dậy nhận lấy phong thư.
--- Nguyên Khải ca ca.
--- Đọc thư ngỡ như thấy người.
Lý Văn Huyên, tự Nguyên Khải.
Ở nơi lạc khoản còn ghi, Nhiễm Nhiễm thân ái.
Nét chữ của hai người vốn chẳng khác biệt lắm, mà hắn đây chính là đang phỏng theo ngữ khí khi nàng viết thư cho mình.
Chữ viết quá giống nhau, nàng cảm thấy hoảng sợ, ngỡ như mình đã biết nó từ lúc nào mà chẳng hay biết.
Ở bức thư thứ hai, hắn viết: Chúc phủ cũng không thiếu giấy, nàng lại tích chữ như vàng. Về sau cứ dựa theo hình thức này mà viết thư, nàng không viết thì ta sẽ tự mình viết, viết xong giữ lại, sau này già rồi, ta muốn nàng đọc lại cho ta nghe từng phong thư một.
Đôi mắt vốn còn đang vì buồn ngủ mà không nhấc nổi mí của Tương Tư đột nhiên mở to, nàng tức giận đến mức đánh một quyền vào không khí, vội vàng mặc áo mang giày rồi lao ra cửa phòng, đôi lông mày chau lại, nói lớn với Từ Diễn, "Vô sỉ! Vô sỉ đến cùng cực!"
Từ Diễn ngơ ngác còn chưa kịp phản ứng, đã thấy tam tiểu thư quay lưng trở về, đóng cửa lại.
Hắn thở dài một hơi, ngẩng đầu nhìn lên bầu trời đêm, vệt sáng lập loè từ những vì sao đang giăng đầy giữa đêm đen, bên cạnh là ánh trăng lững lờ treo cao.
Bệ hạ, ngài ngủ rồi sao?
Dẫu thế, đêm nay tam tiểu thư cũng không thể chợp mắt được rồi.