*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Trần phủ rộng lớn như thế, ấy vậy mà Trần Nhu lại ở một mình ở một tiểu lâm viên [*] đẹp đẽ nhưng tĩnh mịch, tên là Trúc viên, chỗ này là nơi mà khi mẫu thân Thôi thị của nàng còn sống, bà đã tu sửa.
[*] Tiểu lâm viên: một khu vườn rừng nhỏ, trồng nhiều cây xanh.
Thôi gia là một dòng tộc lớn giàu có ở Giang Nam, khi mẫu thân nàng xuất giá, tất nhiên là hồi môn trải dài cả mười dặm, chạy dài mãi không đứt.
Vì bà thích trúc xanh nên đã đích thân xây nên Trúc viên này.
Sau khi Thôi thị qua đời, Trần Nhu dọn vào Trúc viên, một thân một mình ở đây dưỡng bệnh.
Ngần ấy năm qua đi, trúc xanh trong viện vẫn còn, chỉ là, Trần Nhu thích hoa mai hơn, cho nên từ trước đến sau khuê phòng nàng đều trồng đầy mai đỏ.
Mỗi năm khi thành Trường An có tuyết, khắp nơi đây chỉ toàn là cành đẹp nhụy ngọc, mai đỏ chiếu tuyết.
Bây giờ thì hoa mai đã phai tàn hết rồi.
Dưới góc tường, Cẩm Họa mới bày mấy chậu mẫu đơn đỗ quyên lên để điểm xuyết thêm sắc xuân.
Phía Tây của hòn non bộ đình nghỉ mát là một hồ hoa sen, sen tàn trong ao năm trước vẫn còn đó, mấy cái lá sen xanh xanh trôi dạt trong nước.
Đích thân Trần Trưng đưa muội muội Trần Nhu của mình về Trúc viên.
Hai người băng qua hành lang khoanh tay [*], đằng trước trở nên trống trải, nắng ấm sau giờ ngọ chiếu trên giàn nho, bên cạnh bàn đu dây có một, hai cành mây xanh nhỏ bé bò lên.
[*] Hành lang khoanh tay, là hành lang kết nối từ cửa hoa đến phòng chính và phòng bên cạnh, vì có hình dạng như hai tay khoanh vào nhau nên được gọi tên như vậy.
Hai người dừng bước trước khuê phòng của Trần Nhu, Trần Trưng cẩn thận dặn dò hai câu, lại giao phó cho mấy nha hoàn bà tử chăm sóc cô nương cho tốt, rồi sau đó sai người ôm đàn “Cửu Cung” theo mình rời đi.
Văn Cầm, Cẩm Họa và mấy người khác vẫn chưa biết đã xảy ra chuyện gì, họ chỉ thấy Thất cô nương đã trở về, váy áo và lớp trang điểm của nàng đều đã thay đổi, Đại công tử còn sai người tới đem đàn đi.
“Chuyện đã xảy ra trong hôm nay quá nhiều, sau này sẽ nói chi tiết với các ngươi sau, trước tiên hãy hầu hạ cô nương tắm thuốc đi đã.”
Nhạn Thư vừa nói chuyện xảy ra hôm nay, vừa sai người chuẩn bị đồ tắm gội cho cô nương, tuy nói là bệnh từ nhỏ của Trần Nhu đã khỏi, nhưng cơ thể vẫn còn yếu ớt, cần phải ngâm thuốc tắm thường xuyên.
Tôn thần y để lại phương thuốc của thuốc tắm, tất nhiên là người hầu trong viên cũng thấy vô cùng quen thuộc, họ chuẩn bị mọi thứ đâu ra đấy một cách nhanh chóng.
Trần Nhu cẩn thận từng li từng tí trong quá trình gỡ châu thoa đầy đầu xuống, váy áo thì sai Tư Kỳ gấp gọn gàng lại cho cẩn thận, nàng ngồi trong thau tắm đựng đầy nước thuốc, làn nước hơi đỏ không trong suốt óng ánh bằng da thịt nàng.
Nước thuốc này mang theo một mùi hương thảo dược nhàn nhạt.
Trước kia Trần Nhu không thích mùi này cho lắm, Tôn thần y đã sửa lại phương thuốc cho nàng, trong mùi thuốc lại mang theo hương mai ngòn ngọt.
Dần dà, trên người nàng cũng nhiễm cái mùi còn sót lại này, lúc đổ mồ hôi, mùi hương ấy càng nồng.
Đã hình thành nên thói quen cho nàng luôn rồi, chính nàng cũng không thể nói được là nó có thơm hay không.
Nàng vẫn rất thích hương mai nhàn nhạt kia, như là đóa mai đỏ trong tuyết.
Trần Nhu thay một bộ váy ngang ngực màu xanh biếc, áo trên màu trắng như tuyết, ống tay áo thêu hoa văn hoa sen đầy tinh xảo.
Mái tóc đen rũ ngang eo, Tư Kỳ cầm lược ngà voi chải vuốt nhẹ nhàng cho nàng.
Cài một cây trâm hoa sen, mang một đôi hoa tai hồ lô vàng quý giá nạm ngọc, trên tay đeo chiếc vòng ngọc bích hòa điền.
Dùng xong bữa tối, Trần Nhu cầm lấy bộ diêu quỳnh hoa ngọc thụ bằng vàng nàng đeo ban sáng, nàng như suy tư điều gì đó, sai Nhạn Thư nâng đống đồ nữ trang tới.
Lấy khóa để mở ra, đồ nữ trang được mở ra hàng loạt, chỉ thấy tất cả châu thoa, bộ diêu, chuỗi ngọc, vòng cổ, dây chuyền, vòng tay, hoa tai, ngọc bội,… từng thứ, từng thứ một, đều là vàng bạc ngọc thạch, cả phòng rực rỡ.
Nàng cầm lấy một cây trâm hoa bướm trên tay mà thưởng thức, ngắm nghía.
Món trang sức đó không có chi tiết nào là không tinh xảo.
Hằng năm, ca ca Trần Trưng của nàng luôn tặng cho nàng rất nhiều trang sức.
Chỉ riêng cái trong chiếc xe ngựa mà nàng từng ngồi hôm nay…
Là ca ca nàng đưa thật ư?
Không phải là một “ca ca” khác đưa đấy chứ?
“Thất cô nương, vì sao người lại cười thế ạ, người thích cây trâm vàng này sao?”
Ban đầu Nhạn Thư đang đứng bên cạnh đợi, nhưng rồi nàng ấy lại trông thấy cô nương nhà mình cầm trâm vàng trong tay, nghiêng người tựa lên giường La Hán, vẻ mặt khi cười trông mềm mại như nước, vốn dĩ nàng đã là kiều nhan như nắng mai ánh tuyết, mà bây giờ, khi cười lên thì lại càng quyến rũ động lòng người, nàng ấy nhìn mà lòng cũng khẽ rung động.
Còn tưởng rằng sau khi gặp những chuyện đã xảy ra trong hôm nay, cô nương sẽ mang tâm trạng buồn bực không vui, không ngờ là nàng hoàn toàn không để nó ở trong lòng, chuyện này cũng khiến nàng ấy thở phào nhẹ nhõm.
“Ta cười à?”
Trần Nhu khôi phục tinh thần rồi ngồi dậy, cố hết sức đè cảm giác ngọt ngào bất chợt tuôn ra trong lòng mình xuống.
“Dọn hết mấy thứ kia đi, chờ thêm ít ngày nữa ta sẽ kiểm kê lại từng món.”
“Xoảng!”
Ngoài phòng vang lên tiếng ly tách rơi vỡ.
Ngay sau đó là âm thanh đến từ một bà lão đang tự thấy hối hận: “Ôi chao, sao ta lại cầm không chắc để rơi rớt canh an thần của cô nương thế này.”
Nhạn Thư đi ra ngoài nhìn qua, sau đó đi vào và nói với nàng: “Cô nương, là Tần nãi nương [*] không cẩn thận làm rơi canh.”
[*] Nãi nương là vυ' em.
Tần nãi nương là người cũ trong phủ, năm đó từng hầu hạ mẫu thân ruột Thôi thị của nàng, cũng là bà vυ' của nàng, vẫn luôn ở trong viên, trước kia Trần Nhu đối xử cực kỳ tử tế, dành cho bà ta một sự tôn trọng rất lớn.
Trần Nhu gật đầu, cũng không truy cứu, chỉ nhẹ nhàng nói rằng: “Bảo nãi nương cẩn thận một chút, đừng để tay bị thương, nói Cẩm Họa đi nấu thêm một chén nữa đi.”
“Vâng ạ.”
Trần Nhu cụp mắt, nghĩ thầm, nàng nên dọn dẹp nơi này cho tốt một chút đã, trước kia sức khỏe của nàng yếu ớt, không được buồn bực hay mệt nhọc, không quan tâm được quá nhiều chuyện, cũng không có hứng thú mà bận tâm đến, nhưng bây giờ lại không giống như thế nữa.
Nàng đã từng là đại tiểu thư thế gia không rành thế sự, từ nhỏ được sống trong cảnh cơm ngon áo đẹp, không đặt nặng mấy thứ như vàng hay bạc, một lần làm Thái hậu như trong giấc mơ kia thì đã được quản lý chuyện lớn lao như tài chính của một nước, tiền tuyến chiến sự vô cùng căng thẳng, trước đến giờ nàng không muốn thua chàng, vậy nên nàng càng phải chăm chỉ nghiên cứu thuế ruộng đất.
Tiền là một thứ tốt.
Trước mắt, nàng muốn nắm giữ được của hồi môn của mẫu thân, cùng với các thôn trang cửa hàng… Không thể chấp nhận việc bọn họ “đυ.c nước béo cò”.
“Nhạn Thư, theo ta đi gặp phụ thân.”
Nhạn Thư khoác áo choàng cho nàng, bên ngoài, sắc trời đã tối, hai người cầm đèn l*иg hình vuông khắc bóng trúc lên rồi đi đến thư phòng của Trần Hiến.
Chưa gọi người truyền tin, Trần Nhu đã giao l*иg đèn trong tay cho Nhạn Thư, đích thân gõ cửa đi vào.
“Kẽo kẹt…” Trần Nhu đóng cửa lại.
Nàng vừa ngẩng đầu đã trông thấy một nam nhân trung niên nho nhã mặc áo bào xanh, ông để một chòm râu, tướng mạo nghiêm chính, bây giờ ông đang đứng trước bàn, một tay nâng tay áo, một tay cầm bút, trên tờ giấy trắng là mấy hàng chữ đen, nét mực vẫn còn chưa khô.
Chắc là đã nghe thấy động tĩnh bên ngoài rồi, khi nhìn nàng, ánh mắt ông vô cùng dịu dàng và đong đầy thương yêu.
Trần Nhu thấy lòng mình ấm áp, đi qua mài mực giúp ông.
Trần Hiến tiếp tục viết đầy trang giấy trắng, Trần Nhu chỉ nhìn sơ qua vài lần là biết đó là viết cho mẫu thân Thôi thị.
Lại qua một thời gian nữa là sẽ đến Tiết thanh minh.
Trần Hiến đặt bút xuống, nhìn Trần Nhu rồi dịu dàng nói: “Về chuyện đã xảy ra trong hôm nay, ca ca của con đã nói với ta, vừa rồi ta còn định đến thăm con, chỉ là lúc ấy con không tiện, ta tính đợi muộn thêm chút nữa lại đến thăm con.”
“Để A Nhu của cha phải chịu ấm ức rồi.”
“Cha, cha và huynh trưởng đừng coi con là cái bình hoa dễ vỡ, Tôn thần y cũng đã nói rồi, con hết bệnh rồi mà.”
Trần Hiến cười gật đầu: “Nữ nhi của cha trưởng thành rồi, không cần cha phải lo nghĩ nhiều.”
Trần Nhu nói chuyện cùng ông mấy câu, lại nói đến chuyện mình muốn bắt đầu học quản gia và sổ sách, tự thân lo liệu tất cả thôn trang cửa hàng mà mẫu thân đã để lại cho nàng.
“Là thứ nên học cho tốt.” Nghĩ đến tuổi của nữ nhi mình, Trần Hiến thầm thở dài trong lòng: “Cha cũng không muốn gả con ra ngoài một chút nào.”
Trần Nhu cười rằng: “Vậy nữ nhi không gả nữa.”
“Cha thật lòng muốn như thế, chỉ sợ là bản thân con sẽ không đồng ý.” Thiếu niên yêu thiếu ngải, thiếu ngải yêu thiếu niên [*], quả thật không phải cứ muốn là được.
[*] Chỉ chuyện tình cảm nam nữ.
Trần Nhu bóp vai cho ông, năn nỉ cha mình: “Cha, cha tuyệt đối đừng tùy tiện tìm ai đó để gả con đi.”
“Chọn người con thích vậy, nếu con không chịu, cha cũng sẽ không gật đầu.” Dứt câu, Trần Hiến quay đầu nhìn về phía bức họa treo trên tường.
Trần Nhu nương theo tầm nhìn của ông mà cùng nhìn qua đó, trên bức họa là một nữ tử trẻ tuổi đang đánh đàn, dung mạo có đến bảy, tám phần giống nàng, chính là mẫu thân của nàng, Thôi Uyển.
Mẫu thân nàng qua đời khi nàng mới bốn tuổi, Trần Nhu gần như không có ký ức gì về mẫu thân mình, chỉ biết được từ phụ thân và ca ca rằng, mẫu thân của nàng rất dịu dàng và cực kỳ thông minh, là một nữ tử tốt đẹp vô cùng.
Nhưng cơ thể lại hơi ốm yếu, giống như nàng vậy.
Đề cập tới chuyện hôm nay, Trần Nhu dò hỏi: “Cha, ngày giỗ của mẫu thân con và Trưởng công chúa Hoa Dương… chỉ cách nhau ba ngày thôi ạ?”
Cơ thể Trần Hiến run lên, ông không chớp mắt mà nhìn về phía bức họa treo trên tường, một lúc lâu sau mới lẩm bẩm một câu:
“Tin cấp báo từ biên quan đến kinh thành cũng chỉ cần ba ngày.”
Trong đầu vang “ầm” lên một tiếng, vô số cảm xúc mạnh mẽ mênh mông thổi đến bên nàng, Trần Nhu chỉ cảm thấy trước mắt mình tối sầm, ngã trên đất.
Từ nơi xa xôi nào đó, như có giọng nói truyền tới:
“Nhung ca ca…”
“Nương của muội đâu rồi? Muội tìm nhiều nơi rồi nhưng muội vẫn không thấy nương ở đâu.”
——————
Chú thích bằng hình ảnh:
[*] Tiểu lâm viên [*] Giường La Hán