Thập Thò Với Thợ Săn Nhà Bên

Chương 5: Thích nhất là làm từ phía sau

Những người giặt quần áo ở đây hầu hết đều là những tiểu tức phụ, rất thích nói những chuyện thô tục.

Tô Tú Tú sẽ rất ít khi nói hùa vào cùng bọn họ.

Bởi vì, mặc dù nàng cũng là một tiểu tức phụ, nhưng mà nàng vẫn còn trinh trắng.

Đào Đào hiển nhiên rất ưa thích nói chuyện với những cô nương da mặt mỏng như Tú Tú, nhìn thấy nàng cúi đầu thì nàng ta vừa cười vừa nói.

“Ta hỏi này, Tú Tú, thứ đó của tướng công muội có to không? Muội gầy yếu thế này, có ăn hết được không? Thứ đó của tướng công ta to lắm, thời gian làm lại lâu, lần nào cũng làm cho ta khóc lóc nức nở.”

Trước khi xuất giá, nương của Tô Tú Tú cũng đã giảng giải cho nàng chuyện khuê phòng, thế nên khi nghe Đào Đào nói vậy, tất nhiên Tô Tú Tú biết “ăn” là ăn cái gì.

Nhưng mà nàng chưa từng thử, làm sao biết được thứ đó có lớn hay không, nàng có ăn được không?

Lại còn khóc lóc nức nở? Chẳng lẽ đau đớn như thế sao? Muốn có một đứa con đúng là không dễ dàng gì.

Nhìn thấy thái độ không hào hứng của Tô Tú Tú, nhưng Đào Đào vẫn không dừng lại, nàng ta nói tiếp: “À đúng rồi, Tú Tú, tướng công của muội thích dùng tư thế nào? Tướng công của ta thích nhất là đâm vào từ phía sau. Tư thế đó sâu lắm, cảm giác cứ như sắp xuyên qua cơ thể ta vậy, nhưng mà thoải mái lắm.”

Bị đâm vào như xuyên qua cơ thể mà còn thoải mái?

Tô Tú Tú rùng mình một cái.

Nếu như không phải nàng nhất định phải có được một đứa con thì nàng sẽ không bao giờ nghĩ đến chuyện đáng sợ như vậy.

“Tú Tú, bây giờ muội cũng nên sinh con rồi đấy. Ta nói cho muội biết, nếu như muội muốn có con thì tốt nhất là khi tướng công muội bắn xong thì đừng rút ra ngay, cứ chôn trong đó một lúc!”

Điều này là rất quan trọng.

Tô Tú Tú âm thầm ghi nhớ điều này, nếu như có thể thì tối nay nàng sẽ thử!

Đào Đào truyền thụ xong kinh nghiệm thì lại tiếp tục hóng chuyện: “Đúng rồi, Tú Tú, vừa rồi muội vẫn chưa trả lời ta, tướng công muội thích dùng tư thế nào? Cảm giác ra sao?”

Tô Tú Tú bị hỏi tê cả da đầu.

“Là tư thế bình thường thôi, cảm giác cũng được.”

Nói xong, Tô Tú Tú ném chăn vào trong chậu gỗ: “Tẩu tử, ta còn phải về bổ củi nữa, ta đi trước đây.”

Đào Đào thấy Tô Tú Tú chạy thì không nhịn được cười thành tiếng.

“Đã thành thân mấy năm rồi mà sao muội vẫn cứ như tiểu cô nương mới xuất giá vậy? Da mặt mỏng quá!”

Giọng nói của Đào Đào rất lớn, Tô Tú Tú đi được một khoảng vẫn còn nghe được. Hai chân nàng lảo đảo, suýt nữa ngã sấp xuống.

Về đến nhà, Tô Tú Tú vừa mới phơi chăn lên thì tiểu muội của tướng công đã đi tới trước mặt cô, vênh váo tự đắc: “Tẩu tử, lát nữa nhớ làm chút bánh ngọt.”

Tô Tú Tú cũng không nuông chiều nàng ta: “Không có thời gian.”

Hứa Thiến nhất thời liếc mắt: "Nương phân phó, tẩu có giỏi thì đi nói với nương như thế.”

Tô Tú Tú tức giận vô cùng, nhưng cũng chẳng thể nào làm gì được.

Cả nàng và Hứa Thiến đều biết rõ, Hứa Thiến muốn ăn bánh ngọt nên mới bắt nàng làm, chứ không phải là ý của bà bà.

Nhưng nếu như nàng thực sự đi hỏi, vậy thì bà bà nhất định sẽ đứng về phe con gái mình.

Tô Tú Tú cắn răng, mỉm cười: “Được thôi, nếu muội không chê ta dọn chuồng heo xong cả người đều có mùi thì lát nữa ta sẽ làm bánh cho muội.”

Hứa Thiến lập tức bịt mũi lại: “Ôi trời, đúng là xuất thân quê mùa thì lời nói cũng không có giáo dưỡng, những lời thô tục như vậy mà cũng có thể nói được ra miệng.”

Ha ha, chuồng heo không phải của gia đình ngươi sao? Bản thân không chịu dọn thì thôi, lại còn tự coi mình là tiểu thư văn nhã!

Hàn Liệt đứng ở bên cửa sổ, chậm rãi đóng cửa sổ lại.

Giọng nói của Hứa Văn Lễ cách đó không xa vọng lại: “Hàn huynh, mau tới xem tin tức hôm nay.”

Hàn Liệt đáp lại, bước tới ngồi xuống, nhưng không nhìn tin tức mà lại nhìn Hứa Văn Lễ.

“Hứa huynh, nếu sau này huynh làm quan thì có nghĩ tới chuyện làm thế nào để bách tính trong thôn có cuộc sống tốt hơn không?”

Hứa Văn Lễ hăng hái: “Chấn hưng giáo dục. Chỉ khi nào có nhiều người đọc sách hơn thì thôn làng của chúng ta mới có thể phát triển! Cho dù bọn họ không thi đậu khoa cử, nhưng chỉ cần biết chữ là cũng có thể có được cuộc sống tốt hơn bây giờ rồi!”

“Nhưng nếu trong thôn không còn người trồng trọt, nuôi heo, vậy thì cho dù người trong thành có bạc thì cũng biết tới đâu mua lương thực, thức ăn đây?”