Trọng Sinh Ngày Ngày Làm Ruộng

Chương 3

Tô Thế Vĩ đứng lên: “Ta qua bàn bạc với đại ca”

Tô Thế Vĩ sang lều của Diệp gia, Tô Cảnh Lâm cũng đi theo. Tô Hủy sắc xong thuốc cho Tô Diệp. Tô Diệp uống một hơi hết cạn chén.

Diệp Mai muốn tìm xấp vải bông nhưng trời tối quá không nhìn thấy gì nên đun mấy nồi nước ấm cho bọn trẻ lau người. Hoàn cảnh hiện tại quá bất tiện, không tắm rửa thoải mái được.

Sau bữa cơm, Tô Quả và Tô Cảnh Phong vẫn luôn ở bên Tô Diệp. Nhị tỷ phát sốt hôn mê bất tỉnh 3 ngày dọa hai đứa trẻ sợ hãi. Bọn chúng nghe nói Thúy nha nhà Nhị thúc công chết do sốt cao hôn mê. Tuy rằng hai đứa con nhỏ, chưa hiểu chết là gì nhưng họ rất sợ nhị tỷ chết rồi, vĩnh viễn không gặp lại nữa.

Không được tắm, Tô Diệp đành dùng khăn vải lau người sạch sẽ. Lau hết 2 lần nước nàng mới cảm thấy thoải mái. Thay xong quần áo, tay chân Tô Diệp mềm nhũn mất hết sức lực. Nàng ngồi trên tảng đá trước lều nghỉ ngơi.

Tay áo bị giữ chặt, Tô Diệp quay đầu nhìn Tô Quả trong ánh lửa mong manh chập chờn. Tô Cảnh Phong lo lắng nhìn nàng, giọng nói nhút nhát sợ sệt: “Nhị tỷ, tỷ thật sự khỏe rồi ạ? Tỷ còn ngủ miên man tiếp nữa không?”

Tô Diệp: “Khỏe, không sao.”

Hai đứa trẻ được an ủi nên vững tâm ngồi yên lặng cạnh Tô Diệp.

Thời tiết tháng 8, bầu trời trong không một gợn mây, dải ngân hà hàng hà sa tinh tú lấp lánh. Đã bao nhiêu năm Tô Diệp chưa được ngắm nhiều sao như vậy. Trong trí nhớ của nàng, cảnh tượng ấy chỉ xuất hiện những ngày thơ ấu nơi thôn quê dân dã. Sau này bầu khí quyển ô nhiễm nghiêm trọng, vẻ đẹp trời đêm cũng dần mất đi.

Tô Thế Vĩ đã sang lều Diệp gia. Người nhà họ Diệp đa phần là người trưởng thành chia ra ngủ trong hai túp lều tranh. Tô Thế Vĩ và Tô Cảnh Lâm chào hỏi từng người một rồi mới rành mạch nói cho Diệp Quốc Kiện kế hoạch của mình.

Diệp Quốc Kiện cười sảng khoái: “Chuyện này đơn giản. Sáng mai ta và lão đại cùng đi với muội phu. Sức lực Cảnh Lâm yếu, ở nhà thôi. Một ngày chúng ta dư sức đốn một cây, không cần cố quá làm thân thể suy sụp.”

Bà ngoại hòi: “ Diệp tử còn sốt không? Nhà còn thuốc không?”

Tô Thế Vĩ đáp: “Mẹ, Diệp tử hết sốt rồi, tinh thần cũng tốt, đã uống hết liều thuốc hôm nay. Ngày mai a Mai dẫn nàng sang nhà Tam gia bắt mạch. Chờ Tam gia xem còn cần uống thuốc nữa không. »

Tô Thế Vĩ vừa dứt lời liền trở về.

Diệp Mai, Tô Hủy vừa vệ sinh cá nhân xong thì thấy Tô Vĩ, Tô Cảnh Lâm.

Diệp Mai dọn dẹp quần áo bẩn mới thay, hỏi Tô Thế Vĩ : ‘Ý đại ca thế nào ?’

‘Đại ca đồng ý giúp, Đức Tường đi cùng.’

‘Chàng nhanh thu thập đơn giản rồi ngủ sớm đi, mai còn dậy.’

Chờ hai nam nhân yên tĩnh lại, bọn trẻ đều hơi buồn ngủ rồi, cả nhà nằm xuống đệm cỏ tranh. Tô Diệp cứ ngỡ sẽ mất ngủ nhưng không ngờ vừa đặt lưng đã ngủ say.

Sáng sớm hôm sau, khi Tô Diệp tỉnh giấc, trong lều còn mỗi mình nàng. Nàng vung tay đá chân khởi động cơ thể, động tác gọn gàng hữu lực. Trong trí nhớ của tiểu Tô Diệp, từ nhỏ cơ thể đã cực kỳ khỏe mạnh, linh hoạt. Nàng chẳng ngờ hồi phục nhanh đến thế.

Hôm qua chân tay mềm nhũn vô lực mà hôm nay đã tinh lực tràn trề, mắt nhìn rõ từng đồ vật nhỏ xíu dù ở xa. Diệp Mai và Tô Hủy nhỏ giọng nói chuyện ngoài lều, nàng cũng nghe được rành mạch tựa như vang vọng bên tai.

Thời hiện đại, Tô Diệp mắc bệnh cận thị, thân thể khỏe mạnh nhưng phản ứng chậm chạp, người nào nói chuyện hơi nhanh nàng sẽ không nghe rõ. Bây giờ Tô Diệp cực kỳ vui mừng, vừa lòng thân thể mới không kể đâu cho hết. Nếu đã chiếm thân thể tiểu Tô Diệp, nàng cũng nên đảm nhận trách nhiệm của thân phận nữ nhi, muội muội, tỷ tỷ nhà họ Tô.

Tô Hủy thấy nàng thần thanh khí sảng đi khỏi lều, dịu dàng nói : ‘Diệp tử, nhanh rửa mặt, đánh răng, ăn sáng. Nương giặt quần áo xong sẽ dẫn sang nhà Tam gia khám bệnh.’ Dù Tô gia thiếu lương thực vẫn đảm bảo ngày ba bữa cơm.

‘Uh’

Diệp Tử ăn sáng, ngồi trên tảng đá chờ Diệp Mai về. Kỳ thật tự nàng biết rõ mình hoàn toàn khỏe mạnh, không cần nhờ đại phu khám nhưng có lẽ dù nàng nói cũng không ai tin. Nương phải chính tai nghe đại phu xác nhận mới an tâm.

Hôm qua còn yếu, tâm trí vẫn hơi mơ màng nên chưa nhìn kỹ vị trí nhà mình. Hôm nay phóng mắt nhìn phạm vi 100m xung quanh có dòng suối nhỏ từ bắc sang nam, đổ về con sông lớn giữa thung lũng. Hai bên suối nhiều phụ nữ đang giặt quần áo, trong đó có Diệp Mai. Xa xa tầm hai dặm về hướng bắc có một sườn núi thoải. Từ đây vẫn nhìn thấy lớp cỏ cây xanh tốt um tùm. Trải dài một dặm dọc triền núi là bụi cây miên man đan cài. Tô Diệp nhìn thảm thực vật chẳng chịt dày rậm kia, đầu óc liên tưởng ngay tới thịt thỏ hoang. Khoảng cách giữa triền núi tới nhà nàng là đá vụn lởm chởm xen vào bụi cây thưa thớt.

Sau lưng nhà (hướng đông) là dốc thoải, leo dốc hai dặm sẽ tới đỉnh núi. Đây là một trong hai đỉnh núi trên đường từ phủ thành vào Phúc gia thôn. Đỉnh núi trọc lốc toàn đá tảng. Nhìn mặt thường cũng thấy được đất đai cằn cỗi, thực vật ít thảm thương.

Bên phải (hướng nam) là con đường chính trong thôn do tộc nhân Tô gia sửa sang, cơi nới thêm đường mòn tự nhiên mà thành. Nhà tranh đắp dọc hai bên đường từ phía đông đến cửa thôn tây.

Nhìn từ xa, Diệp Mai đang chầm chậm về nhà.

Diệp Mai khẽ sờ trán Tô Diệp : ‘Đầu còn đau không ? Có khó chịu ở đâu không ?’ Tô Diệp lắc đầu. Biết con gái có chướng ngại giao tiếp nên Diệp Mai cũng không trách mắng khi con gái lặng im, không trả lời. Hỏi xong trực tiếp đi phơi quần áo.

Xong xuôi mọi việc, Diệp Mai dẫn Tô Diệp sang nhà Tam gia. Nhà Tô Diệp nằm ở cực bắc thôn, nhà Tam gia lại ở cực nam thôn. Càng đi về phía nam, khung cảnh càng đẹp. Vôi bột rắc thành từng khoảng xung quanh lều tranh hai bên vệ đường. Gặp ai quen biết Diệp Mai cũng dừng lại chào hỏi vui vẻ. Nửa canh giờ sau, hai mẹ con mới tới nhà Tam gia.

Tam gia đang ngồi trước lều sơ chế dược liệu, có vẻ như mới hái về ngày hôm qua.

Diệp Mai tươi cười :’Tam gia, cháu đưa Diệp tử tới bắt mạch. Thúc xem Diệp tử còn cần uống thuốc không ? Diệp tử, mau chào tam thúc công. Con bé này, gặp người lớn không chào hỏi gì cả.’

Tô Diệp : ‘Tam thúc công’

Tam thúc công: “Diệp tử, ngồi xuống Tam thúc công bắt mạch cho.”

Tô Diệp ngồi xuống, đặt tay lên cái bàn vuông nhỏ cho Tam thúc công bắt mạch. Ông nói: “Con bé khỏe rồi. Căn cơ Diệp tử cực kỳ tốt, tỉnh dậy sẽ nhanh chóng hồi phục, không cần uống thuốc. Thời gian qua thiếu cân bằng dinh dưỡng dẫn tới tổn thương nguyên khí, mỗi ngày bồi bổ thêm trứng gà và nước đường đỏ được thì càng tốt.”

Tô Diệp thầm nghĩ: “Dạo này nào có ai không suy dinh dưỡng.”

Diệp Mai đặt 10 đồng tiền xuống mặt bàn: “Cảm ơn Tam gia.”

Tam thúc công vẫy vẫy tay đuổi các nàng về.

Diệp Mai và Tô Diệp về đến nhà, Tô Thế Vĩ và Tô Cảnh Lâm đã chặt xong một cây gỗ dựng cạnh lều trước khi đi khai hoang.

Diêp Mai cầm theo lưỡi hái dặn dò Tô Diệp: “Diệp tử, nương tìm chỗ dọn cỏ làm đất, sau này trồng ít rau cỏ. Trời nắng to, con chưa dứt bệnh hẳn, đừng ra ngoài đầy nắng.”

Tô Diệp mấp máy môi, không phát ra tiếng.

Giờ mới đầu buổi sáng còn chưa nắng lắm. Tô Diệp đang kêu gào đòi thịt nhưng không có thịt để ăn, nàng khó chịu muốn chết.

Tô Diệp lôi rìu của Tô Thế Vĩ ra, tìm thêm một chiếc bao tải. Tay nàng cầm rìu nhẹ bẫng như không. Thật ra chiếc rìu rất nặng, nếu ở hiện đại chắc chắn nàng không nhấc nổi. Cảm giác này quá đỗi sung sướиɠ.

Nàng lại tìm thêm thanh chủy thủ (dao găm). Nhắc đến nguồn gốc thanh chủy thủ này, tiểu Tô Diệp vô tình tìm thấy nó khi đang nhặt củi sau một tòa miếu đổ nát trong một lần dừng chân tạm nghỉ trên đường chạy nạn. Lúc ấy thanh chủy thủ cắm chặt trong đất, vỏ bao bằng da trâu cũ nát rơi xuống bên cạnh. Bề ngoài đen như mặc nhưng cực kỳ sắc bén, tiểu Tô Diệp thích vô cùng. Tô Cảnh Lâm biết chuyện, nhắc nhở nàng: “Nhỡ kỹ ai hỏi thì đáp là quà đại ca mua tặng, không phải đồ nhặt được.”

Tô Diệp thấy Diệp Mai cắt cỏ bên bờ suối, vác rìu đi về phía lùm cây rậm rạp hướng bắc. Trên đường nàng tiện tay chặt một cành cây tương đối chắc khỏe, đẽo thẳng, vuốt nhọn một đầu. Cứ thế chế tạo xong vũ khí thô sơ đơn giản.

Bụi rậm cỏ dày thường nhiều rắn. Nàng không dám trực tiếp xông thẳng qua, nhỡ bị rắn cắn thì nguy hiểm. Tô Diệp dùng gậy gỗ khua khoắng cỏ đuổi rắn trước khi bước đi. Tìm suốt 30 phút mới thấy một con rắn to bằng cảnh tay trẻ con bò ra ngoài.

Não chưa kịp động, tay Tô Diệp đã phản xạ theo thói quen đập chí mạng xuống đầu rắn. Con rắn nằm chết tươi trên đất. Tô Diệp e con rắn chưa chết hẳn, dứt khoát vung rìu chặt đầu nó, dùng gậy gỗ đào đất chôn đầu rắn.

Cất rắn vào trong túi, Tô Diệp tìm bắt thêm lúc nữa. Sau khi gϊếŧ và xử lý một con rắn to tương đương con trước, nàng thấy người hơi mệt nên thong thả về nhà.