Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 7: Đội xây dựng

Hôm sau, do không phải đến lớp, Lân ở nhà phụ tiếp phụ thân việc gia đình. Đi qua thôn làng. Lân trầm ngâm suy nghĩ: [trong thời đại này, người dân làm nhà chủ yếu là bằng gỗ, mái lợp bằng cỏ, hoặc nhà làm bằng đất kết cấu ngôi nhà rất yếu, nếu xảy ra hỏa hoạn hoặc giông bão thì coi như nhà rất dễ bị phá hủy. Các thành trấn thì dùng gạch, đá để xây nên. Nguyên liệu để kết dính là dùng vôi trộn với gỉ mật để kết dính. Từ thời còn đi học kỹ sư xây dựng ở thời hiện đại, Lân có học qua về cách chế tạo ra xi măng, nếu như thời đại này có xi măng thì việc xây nhà, cũng như dựng nên các thành lũy sẽ kiên cố hơn].

Hiện tại Lân sẽ bắt đầu lên kế hoạch để thử nghiệm chế tạo ra xi măng. Để tạo ra xi măng cần có vôi, đất sét, cát. Trộn chúng với tỉ lệ 8-2, nhưng để tạo ra được thì cũng cần phải thử nghiệm và một số thành phần nhỏ phụ trợ. Cối xay để nghiền, một lò đốt lửa. Vậy thì phải bỏ ra ít tiền làm đồ vật nhỏ để thí nghiệm trước, chỉ cần thành công là có thể tạo ra với khối lượng lớn. Nhưng trước tiên phải cần có tiền, có nguồn vốn thì mọi chuyện mới có thể làm được. Phải nhanh chóng nghĩ ra biện pháp kiếm tiền, với kinh nghiệm bao năm làm trong xây dựng thì phải làm gì đó liên quan đến xây dựng thôi.

Sau khi có hướng đi, đợi phụ mẫu trở về Lân hỏi phụ thân về việc xây dựng nhà ở các thôn làng diễn ra như thế nào.

Phụ thân Lân nói:

- Thông thường thì các hộ gia đình xây cất nhà sẽ tận dụng nhân lực trong gia đình, họ hàng cùng nhau xây dựng, gỗ thì lên rừng để đốn về hoặc ra bến thuyền để mua.

- Còn những nhà phú thương khá giả sẽ thuê các thợ mộc giỏi lành nghề về xây cất, cộng thêm việc trang trí, trạm khắc, phù điêu sẽ do một nhóm thợ khác đảm nhận. Những thanh niên trai tráng nếu như rãnh việc đồng án sẽ đi làm công cho các đội xây cất nhà.

Lân nói:

- Mặc dù con vẫn phải dành thời gian cho việc học văn và rèn luyện võ nghệ, nhưng cũng có một khoảng thời gian trống không ít. Con muốn tập hợp một số anh em để đi xây cất nhà để kiếm thêm ít tiền phụ giúp cho phụ mẫu.

- Con nay cũng đã lớn, nếu có ý ấy thì chắc cũng đã có suy nghĩ kỹ, con cứ làm, nếu như khó khăn ta sẽ giúp. Còn tiền thì ta và mẫu thân con cũng có tích lũy chút ít, có lẽ sẽ giúp được con phần nào.

Lân thấy phụ thân ủng hộ mình như vậy trong lòng cũng thật cảm động, ban đầu nói ra, Lân không nghĩ phụ thân sẽ nhanh chóng đồng ý như vậy.

Ngày hôm sau, Thầy Hiến vẫn chưa trở về nên cả lớp cũng trở về nhà. Trên đường về, Lân bàn với Long về chuyện tập hợp thanh niên trong làng thành lập một đội xây dựng. Long ban đầu thấy việc ấy không khả quan, nhưng sau một hồi thuyết phục thì Long cũng đồng ý cùng Lân triển khai kế hoạch.

Long bắt đầu đi thuyết phục vài người trong làng mình, trong đó đã có 3 người hưởng ứng. Khi Lân nói rằng 1 tháng tiền công nhận được là 1quan tức 600 đồng và một tháng sẽ được nghỉ 4 ngày phép. Bên kia, Long cũng đã tập hợp thêm được 5 người, trong đó có 3 người làm nghề thợ mộc, đã có nhiều kinh nghiệm xây cất nhà.

Tạm thời 8 người cũng đã có thể làm. Nếu thiếu sẽ tuyển thêm. Đối với các hộ gia đình khó khăn thì nhà được làm bằng đất sét và mái lợp cỏ. Những gia đình khá giả, giàu có trong làng thường xây dựng nhà 3 gian hoặc 5 gian. Ngoài ra, khuôn viên cũng sẽ được mở rộng để xây thêm kho chứa đồ, khu bếp và thậm chí có thể có một gian phòng khách riêng biệt để đón tiếp khách nếu cần.

Về kết cấu nhà 3 gian được phân chia:

Gian trung (nhà chính):

Gian trung là không gian chính của ngôi nhà, thường là nơi chủ nhà sinh sống và tiếp đón khách.

Kết cấu gian trung thường cao hơn và rộng hơn so với hai gian bên.

Gian bên trái (nhà khách):

Gian bên trái thường là không gian dành riêng cho việc tiếp đón khách và người ngoài gia đình.

Kết cấu gian bên trái thường thấp hơn và hẹp hơn gian trung.

Gian bên phải (nhà ngủ):

Gian bên phải thường là không gian dành cho việc sinh hoạt gia đình và ngủ.

Kết cấu gian bên phải tương tự gian bên trái, thấp hơn và hẹp hơn gian trung.

Mái ngói che chắn và phủ kín từ trước đến sau nhà.

Trước tiên Lân đi đến lò rèn ở cuối làng để đặt trước một số dụng cụ.

Bước vào lò rèn Lân thấy một vị tráng hán, tuổi trung niên đang cởi trần đập từng búa vào miếng sắt đỏ trên cái đe. Thấy người bước vào, ông ấy dừng tay lại và hỏi:

- Khách nhân muốn mua dụng cụ hay sửa chữa nông cụ.

Lân đáp:

- Ta muốn làm một số dụng cụ để xây cất nhà, không biết giá cả như thế nào.

Chủ lò rèn đáp:

- Tùy vào số lượng, nếu gia công nhanh, số lượng nhiều thì một ngày là 25 đồng, vật liệu sẽ tính dựa trên thành phẩm, còn số lượng ít thì tính theo số vật dụng làm mỗi cái, dao động từ 5 đến 15 đồng.

Lân đặt làm búa, dao và đinh. Về quy cách đinh, Lân vẽ ra và hướng dẫn cho ông chủ lò 3 loại, loại 2 phân, 5 phân và 1 tấc, rồi lân vẽ ra hình dạng của ròng rọc, giảng giải cho ông chủ hiểu cách tạo ra. Nâng hạ một số đồ vật nhẹ trên cao chắc sẽ phải dùng tới, còn nâng vật nặng thì sau sẽ làm thêm ròng rọc động. Lân đặt cọc trước 1 quan tiền, khi làm xong sẽ tính toán rồi chi trả phần còn lại.