Xuyên Thành Ba Của Nam Phụ

Chương 26: Mua xe đạp - phần 2 (TG1)

Hoá ra là có ý đồ với xe đạp, nếu thật là vậy, thì có chút phiền phức rồi. Hắn nghĩ Cố Hi chắc sẽ không bắt hắn, dùng nguyên chiếc xe đạp để bồi thường cho cậu đâu nhỉ? Mà dù có đi chăng nữa, chỗ hắn nơi nào bồi nổi!? Giám đốc đổ mồ hôi hột, trả lời: “Đó là chiếc xe đạp thịnh hành nhất ở chỗ chúng tôi, nó có giá 150 đồng kèm thêm 1 tờ phiếu xe đạp.”

“Có thể dùng phiếu công nghiệp để thay thế không?” Cố Hi hỏi tiếp.

“Việc này thì không được. Trên quy định ghi rõ, bắt buộc phải dùng phiếu xe đạp.” Giám đốc thành thật trả lời.

Sau khi biết mình không thể dùng phiếu khác để thay thế, Cố Hi không từ bỏ, nói: “Tôi có phiếu công nghiệp, phiếu thịt, phiếu vải cùng phiếu gạo. Mọi loại phiếu thông dụng, tôi đều có. Duy chỉ có mỗi phiếu xe đạp, là tôi không có thôi. Tôi thật sự rất muốn mua nó, anh có thể giúp tôi đổi một tờ phiếu xe đạp được không? Muốn dùng phiếu nào đổi cũng đều được cả.”

Nghe Cố Hi nói, người giám đốc có vài ý nghĩ trong lòng, hắn quả thật có thể giúp Cố Hi đổi lấy phiếu xe đạp. Vả lại, lúc nghe thấy Cố Hi có phiếu thịt cùng phiếu công nghiệp, hắn cũng có chút động tâm. “Nếu cậu muốn đổi...cậu định dùng bao nhiêu phiếu để đổi phiếu xe đạp?”

“Tôi chỉ là người ngoài nghề, không rành về ba cái chuyện trao đổi hay buôn bán này. Không bằng anh nói thử xem. Dù trên người tôi không có nhiều phiếu lắm, nhưng anh tôi lại có khá nhiều phiếu.” Cố Hi nói thêm, “Còn không thì có thể dùng tiền mua.”

Giám đốc biết, Cố Hi là cố tình nhắc người anh kia để hắn nhớ người ta còn có chỗ dựa. Nếu hắn muốn tạo quan hệ tốt với người ta, thì cũng nên giúp chút sức lực.

“Người có phiếu xe đạp cũng sẽ không thiếu tiền.” Giám đốc nói, “Như vầy đi, 20 tờ phiếu thịt, 20 tờ phiếu công nghiệp và 20 tờ phiếu gạo. Tôi sẽ giúp cậu liên hệ với người kia, các cậu tự mình giao dịch. Cậu thấy thế nào?”

Ý tứ rất rõ, hắn sẽ không chiếm lợi nào từ trong đó.

“Được, tôi lúc nào cũng mang theo phiếu bên người. Chờ xong việc rồi, tôi sẽ gửi anh năm cân phiếu thịt làm quà hậu tạ.” Cố Hi sảng khoái nói.

Có năm cân phiếu thịt, giám đốc vui vẻ hỏi: “Vậy cậu muốn giao dịch khi nào?”

“Thế anh chừng nào thì có?” Cố Hi nói tiếp, “Ngày mai tôi phải đi Thượng Hải rồi. Nếu hôm nay anh có thể lấy được phiếu xe đạp, vậy thì trao đổi bây giờ luôn đi. Còn không thì phải chờ bốn năm ngày nữa. Đến lúc đó, chỉ sợ chiếc xe đã bán đi rồi.”

“Cậu chờ tôi một lát.” Giám đốc nói rồi, nhanh chóng lấy điện thoại gọi cho một người. Khi đầu dây bên kia được kết nối, “Alo? Trợ lý Dương à?.....À, là thế này, tôi có một người bạn muốn mua phiếu xe đạp, chỗ cậu còn phiếu đó không? Cậu ta sẽ trả 20 tờ phiếu thịt, 20 tờ phiếu công nghiệp, 20 tờ phiếu gạo....... Được, bây giờ tôi sẽ qua lấy liền.”

Sau khi kết thúc cuộc gọi, giám đốc quay sang nói với Cố Hi: “Người kia là trợ lý Dương, cậu ấy là trợ lý đặc biệt bên phó huyện trưởng. Cậu ấy đã đồng ý đổi phiếu xe đạp với cậu rồi. Bây giờ, tôi phải qua Ủy Ban Huyện để lấy phiếu xe đạp. Còn cậu thì sao?” Ủy Ban Huyện cách công ty bách hoá rất gần, đi vài bước là tới.

“Tôi còn một số đồ chưa mua nữa, anh cứ đi đi. Tôi mua xong, sẽ chờ anh ở quầy hàng xe đạp.” Nói rồi, Cố Hi đưa đủ số phiếu cho hắn.

“Vậy được rồi, cậu bận gì thì cứ bận đi. Tôi đi một lát sẽ trở lại ngay.”

Sau đó, đôi bên cùng ra ngoài, họ mang theo tâm tình vui sướиɠ đi bận việc của mình. Nhưng trước đi, người giám đốc ghé qua chỗ nhân viên bán hàng để thông báo với họ một tiếng, tránh bọn họ không biết làm hỏng việc của hắn.

Nhân viên bán hàng biết tin sếp mình đã bán chiếc xe đạp, mà người mua không ai khác chính là Cố Hi! Mặt mày cô nhất thời trở nên xanh xao.

Còn Cố Hi thì đi đến quầy trưng bình thủy, một cái bình thủy có giá 3 đồng kèm thêm 1 tờ phiếu công nghiệp. Cố Hi liền mua tận 5 cái bình thủy, cậu nhờ người nhân viên dựng chúng trong một cái thùng xốp.

Chờ đến khi giám đốc trở lại, Cố Hi thanh toán hoá đơn mua hàng. Sau đó, cậu dùng dây ràng để buộc chặt thùng xốp lên yên sau xe đạp, đặt Tiểu Thành Đồ ngồi lên khung sườn xe ở phía trước. Tuy là lúc ngồi lên sườn xe có chút đau mông, nhưng đây là lần đầu tiên Tiểu Thành Đồ được trải nghiệm cảm giác ngồi xe đạp. Dù có đau, cậu nhóc cũng hào hứng ngồi.

Tiếp đó, hai cha con không về nhà mà đi mở phòng tại một nhà nghỉ. Hai người mang đồ bỏ lại trong phòng, rồi tiếp tục ra ngoài dạo phố. Thật ra, lúc Tiểu Thành Đồ lo nhảy nhót không để ý, Cố Hi đã thu tất cả vào quầy trữ vật của hệ thống. Như vậy, cậu cũng không lo đồ bị mất, an tâm mà đi dạo.

Vì thời gian còn khá sớm, Cố Hi dắt Tiểu Thành Đồ đến tiệm thu mua phế liệu. Cậu nghĩ học sinh không có sách học, khả năng sẽ có vài người. Để đề phòng chuyện này, cậu tìm một loạt sách dành cho học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó là sách tiếng Trung* và sách toán.

* Sách tiếng Trung có thể hiểu nom na như sách tiếng Việt bên mình.

Muốn mua sách là dựa vào cân kí để thanh toán, 2 cân giấy 1 xu. Cậu mua đến 40 cân giấy, tính ra chỉ tốn có 2 hào!

Thế là hai cha con xách theo 40 cân sách trở về nhà nghỉ. Cố Hi bảo Tiểu Thành Đồ chờ ở ngoài cửa, còn cậu thì vào phòng cất đồ vào không gian hệ thống.

Đến hơn 5 giờ chiều, hai cha con lại đi ra tiệm cơm quốc doanh gọi 2 tô mì bò.

Giải quyết xong bữa cơm chiều, bọn họ lại trở về nhà nghỉ. Lúc về lại phòng, Tiểu Thành Đồ phát hiện không thấy chiếc xe đạp đâu, làm cậu nhóc sợ đến mức trắng cả giương mặt. Cũng may là Cố Hi an ủi nhóc, cậu nói cái chú ở bách hoá đã mượn xe đạp đi rồi, thì thằng bé mới thở phào nhẹ nhõm.

Đến thời gian đi tắm rửa, hai cha con cùng vào nhà tắm. Tuy ở nhà nghỉ cũng có đồ dùng sinh hoạt, nhưng nó lại không phải đồ dùng 1 lần. Hơn nữa, nó còn không được tiêu độc, Cố Hi dùng có chút bức bối trong lòng.

Chờ hai người tắm xong, cậu mới nhận ra một điều, chính là cậu quên mang quần áo thay! Lần đầu tiên làm ba, cậu còn nhiều điều khá là bỡ ngỡ, dẫn con trai ra ngoài cũng không có chuẩn bị đồ đạc gì. Cậu thì có thể chờ lên Thượng Hải rồi mua đồ mặc sau. Nhưng Tiểu Thành Đồ thì sao? Ngày mai phải gửi thằng bé đến nhà Lý Hỉ Mai ở mấy ngày lận, không thể không có ít nhất một bộ để thay chứ!?

Bởi vì Tiểu Thành Đồ không có đồ để thay, nên Cố Hi đành phải chở thằng bé về nhà ngay trong đêm tối. Để có thể lấy xe đạp ra, Cố Hi đã phải lấy cớ mình đi WC. Sau đó hai người đi trả phòng, rồi cùng nhau trở về thôn Lý gia.

Con đường dài đến bảy tám cây số, Cố Hi đạp xe chỉ mất 40 phút là tới. Trong lúc đạp xe, cậu nhìn thấy Tiểu Thành Đồ đang chăm chú nhìn vào cái đèn ở đầu xe đạp. Bởi vì trời khi đó đã tối, cái đèn đầu xe phát huy được tác dụng của nó, chiếu sáng con đường, làm Tiểu Thành Đồ không thể dời ánh mắt đi được.

Lúc đến thôn Lý gia đã là 8 giờ tối, tất cả mọi người đều đã chìm vào giấc ngủ, không một ai phát giác hai cha con họ đã trở lại thôn.

Cố Hi đẩy xe đạp về phòng mình, ánh đèn của xe còn tốt hơn nhiều so với đèn dầu hoả.

“Con trai, đi nấu nước ấm để tắm.”

“Dạ.”

Lúc bọn họ tắm rửa xong, lại chăm đầy số bình thủy kia thì đã là 10 giờ tối. Hai người trở về phòng đi ngủ, một ngày bận rộn cứ thế mà kết thúc.

Sáng hôm sau.

Nhân lúc các người dân trong thôn còn đang say giấc nồng, hai cha con đã tranh thủ ăn bữa sáng, rồi lên đường từ rất sớm. Bữa sáng hôm nay của bọn họ là cháo khoai lang đỏ với 2 quả trứng luộc, người lớn thì uống sữa bò, người nhỏ thì uống sữa lúa mạch. Trước khi đi còn không quên mang theo đồ đạc để thay.

Đương nhiên, cậu cũng mang luôn bình thủy. Lỡ như đến Thượng Hải cần dùng, thì cậu còn có cái mà xài.

Mới 6 giờ sáng, Cố Hi đã có mặt tại nhà Lý Hỉ Mai, người nhà họ Cao chỉ vừa mới tỉnh dậy. Cậu gửi lại Tiểu Thành Đồ cùng 2 cân gạo tẻ, xem như là tiền cơm của thằng bé.

Dưới sự kiên quyết của Cố Hi, yêu cầu bà nhất định phải nhận cho bằng được. Mẹ Cao cũng không còn chối từ nữa. Chẳng những thế, ấn tượng của bà về Cố Hi còn ngày một tăng lên.

Cố Hi đã mua vé xe lửa, chuyến xe sẽ khởi hành vào lúc 7 giờ rưỡi, từ Huyện Thành đến Thượng Hải mất khoảng 5-6 tiếng. Lúc cậu đến Thượng Hải thì đã là 2 giờ chiều. Đứng trước cảnh tượng Thượng Hải của năm 57, cậu cứ như tìm được hình bóng tương lai - Thượng Hải của năm 2035, một nơi từ kiến quốc phồn hoa dần dần trở thành một thành phố lớn sầm uất. Nó khiến cậu có cảm giác như về lại thế giới của mình.