Đoàn Làm Phim Phi Nhân Loại

Chương 44: Chuẩn Bị (1)

Lý Nhàn Vân nhìn về phía lão quỷ: “Một tuần đánh một lần?”

Lão đầu lắc đầu, giơ ba ngón tay lên.

“Ba ngày một lần?”

Lão đầu gật đầu.

Kim Quý điên cuồng la lên: “Không được!”

Lý Nhàn Vân nói với quỷ chết đói: “Cho anh ăn thêm đồ ăn, mỗi lần bị đánh sẽ thêm ba món.”

“Mười món ăn, hải sản, tôi thích cá hồi!” Kim Quý hô to.

Con mẹ nó chọn đồ ăn nữa.

Lý Nhàn Vân: “Năm món ăn, bao gồm một nữa cá hồi, không được hơn hai trăm đồng.”

Bây giờ đang nghèo, Lý Nhàn Vân phải thể hiện tôi nhất định phải tiết kiệm.

“Chốt đơn!” Quỷ chết đói cũng đành chịu, anh là ông chủ anh là đại ca!

Tiền lương của ba con quỷ đã được giải quyết như vậy đấy.

Tiếp theo chính là thay đổi kịch bản, làm kế hoạch, tốt nhất là có thể đem những gì đã quay được trước đó ra dùng, điều này khiến cho độ khó của việc sửa chữa kịch bản tăng lên.

Vì Lý Nhàn Vân vừa phải xem lại những nội dung đã được quay sẵn rồi so sánh xem có nào giữ lại dùng được cái nào không thể, làm sao để sửa chữa dựa trên nội dung hiện có.

So với trước đó, lần này làm kịch bản, có thể nói Lý Nhàn Vân nhẹ nhàng vô cùng.

Phải biết phim là sản phẩm từ sự hợp tác của đoàn đội, mỗi vị trí đều có tác dụng của mình, khi phát huy ra hiệu quả cũng khác nhau.

Lấy kịch bản làm ví dụ, mặc dù kịch bản là do biên kịch viết nhưng thật ra nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên và nhà giám chế đều có quyền lên tiếng nhất định đối với kịch bản, mạch suy nghĩ trong đó cũng không giống nhau.

Lúc biên kịch viết ra kịch bản, họ sẽ cân nhắc hai chuyện: “Một là câu chuyện hay, hai là nhân vật đặc sắc.”

Yêu cầu của nhà sản xuất đối với kịch bản sẽ xuất phát từ góc độ thao tác, ví dụ như: Tôi có quen một ông chủ bên kia, có thể miễn phí trường quay cho chúng ta. Bây giờ cảnh bệnh viện này không trùng được, anh đổi thành phòng khám nha khoa cho tôi... Chuyện này Nhậm Chí đã từng làm rồi.

Yêu cầu của đạo diễn đối với kịch bản thì xuất phát theo góc độ hình tượng, ví dụ như: Có thể sử dụng hình ảnh để kể chuyện thì sẽ không dùng lời thoại. Mở màn là ánh sáng của cái đồng hồ vàng, tôi đâu thèm quan tâm đồng hồ của anh có phải là hàng nhái hay không? Tôi muốn nó lên hình là nó phải xuất hiện... Chuyện này Dung Đại Thăng đã từng làm rồi.

Góc nhìn của giám chế với kịch bản sẽ xuất phát từ góc độ nhà đầu tư, ví dụ như: “Người đầu tư muốn quảng cáo cho nhãn hiệu của mình, cho nên những đạo cụ quan trọng bạn đều phải đổi, nhà đầu tư của chúng ta là nhãn hàng túi xách, vậy bảo vật cứu thế nhất định phải là cái túi xách, tôi chả thèm quan tâm đến chuyện làm sao túi xách có thể cứu thế được, đó là vấn đề mà anh cần cân nhắc... Chuyện này, rất nhiều người đã từng làm rồi.

Góc nhìn của diễn viên với kịch bản mà nói, nó xuất phát từ nhu cầu của tự bản thân người diễn, không tốt cho hình tượng của tôi, tôi còn phải quan tâm vai diễn có phải là phản diện hay không gì nữa chứ? Đát Kỷ thì thế nào, nhất định phải có điểm sáng, đổi cho tôi... Rất nhiều người đã làm rồi.

Trên đây chỉ là cân nhắc từ góc độ mà thôi, mỗi người đều có một khái niệm nghệ thuật sáng tác, tính cách, phong cách, cách nhìn và yêu cầu đối với sự vật khác nhau. Văn học không biên giới, không cần biết anh có hiểu hay không, cầm được kịch bản trong tay rồi, dù anh có bị mù thì cũng thêm bớt được mấy câu.

Chỉ như vậy vẫn chưa đủ, có đôi khi còn phải cân nhắc đến chuyện yêu cầu người xem nữa, thế là ổn lắm rồi đó, cần chính trị, cần sự nhân văn, cần suy nghĩa triết học, cần chủ đề thăng hoa!

Cái này cũng muốn cái kia cũng muốn, cho mày đống cứt chó mày có cần không?

Cho nên nói làm biên kịch khổ lắm đa, trái lại mấy ngành nghề như tài vụ thuế quan, kỹ thuật vân vân, đâu phải ai muốn tùy tiện sửa là sửa, cửa cao lắm, không hiểu thì là không hiểu thôi, mở miệng lung tung sẽ chỉ làm cho bạn nhận được một câu cậu hiểu cái rắm gì.

Tóm lại kết quả chính là nhóm tổ biên kịch phải thỏa hiệp với vô số yêu cầu như trên.

Cuối cùng lúc đã làm cho tất cả mọi người hài lòng rồi, kịch bản cũng trở nên bình thường.

Nhưng mặt khác, với tư cách là một sản phẩm đại chúng và một sản phẩm được đầu tư cao, bản thân các bộ phim cố gắng có trách nhiệm với số lượng người lớn nhất, vì vậy các bộ phim thương mại thực sự được làm chính xác theo cách này, hầu hết các bộ phim bom tấn thương mại hàng đầu đều có kịch bản tầm thường, nhưng nó có thể bán chạy vì nó nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của đa số mọi người.

Mà muốn thỏa mãn được nhu cầu của đa số mọi người thì nhất định phải đơn giản.

Chỉ đơn giản, thống nhất thôi!