Xuyên Thành Nam Thanh Niên Tri Thức Thập Niên 70

Chương 1: Năm 1973

Bên tai truyền tới tiếng bịch bịch, nương theo đó là cảm giác lắc lư rõ ràng.

Kỳ Vân khó chịu mở mắt ra, đập vào mắt là vô số người chen lấn nhau, nam nữ già trẻ có đủ.

“Kỳ Vân, dậy đi. Sắp tới thung lũng Bách Lý rồi, xuống xe còn phải lên xe chở hàng của công xã.”

“Chúng ta đánh thức mọi người nhanh đi, tới nhà vệ sinh rửa mặt cho tỉnh táo lại, tránh để tới lúc gặp nhân viên tiếp đón của công xã, mặt mũi lại thiếu phấn chấn.”

Một người phụ nữ chải hai bím tóc quai chèo vỗ vỗ Kỳ Vân. Đợi khi Kỳ Vân quay đầu nhìn về phía đối phương, người phụ nữ đã hưng phấn nói ra một tràng, sau đó lại đi đánh thức những người khác.

Kỳ Vân đưa tay lên day day mi tâm, giảm bớt cảm giác trướng đau do một đống ký ức đột nhiên ập tới.

Người và hoàn cảnh xung quanh, còn cả tiếng nói chuyện vụn vặt bên cạnh, không một thứ gì không nói rõ đây không phải thời đại Kỳ Vân sinh hoạt trước kia.

Mà hiện tại là thập niên 70 của thế kỷ 20, là năm 1973.

Nguyên chủ tên Kỳ Vân, là một thanh niên có văn hóa, tốt nghiệp trung học phổ thông, sắp tới nông thôn để giúp đỡ kiến thiết.

Ước chừng hơn nửa giờ sau, tàu hỏa chậm rãi vào bãi đậu xe.

Bởi vì trên đường có một sân ga nhỏ, tàu hỏa chỉ dừng lại mười phút, hai mươi mấy nam nữ trẻ tuổi cùng phe với Kỳ Vân vội vàng lấy hành lý từ trên giá để hành lý xuống.

Kỳ Vân ngồi bên trong, bên ngoài có một người đàn ông đầu húi cua, mặt vuông vắn giơ cao tay lên kéo một cái túi vải màu xanh xuống, ném cho Kỳ Vân.

“Lão Kỳ, nhớ theo sát, thời gian tàu hỏa ngừng lại quá ngắn, chúng ta phải tranh thủ chen xuống.”

Người này tên là Chu Quốc An, là bạn thời trung học phổ thông của nguyên chủ, trước đây hai người cũng không nói chuyện nhiều.

Chẳng qua khi đi trên xe lửa, hai người ngồi cạnh nhau lại thêm cả hai cùng học một trường phổ thông. Sau ba ngày ba đêm trò chuyện với nhau, hai người cũng tính là bạn bè.

Kỳ Vân không rõ vì sao một giây trước bản thân còn mới bước ra khỏi trường học, bị một cuộc điện thoại của mẹ gọi tới công ty, sau khi lên xe, anh chỉ nhắm mắt lại day mi tâm một chút thôi, một giây sau mở mắt ra anh đã xuất hiện ở nơi này.

Đầu óc mờ mịt, Kỳ Vân tùy ý “ừm” một tiếng đáp lại Chu Quốc An, sau đó lại nhìn làn người chen chúc đi xuống trên lối đi bộ.

Kỳ Vân cũng không đeo cái túi lên lưng mà trực tiếp xách trong tay, để túi rơi sát bên chân, tránh cho lát nữa khi chen chúc qua cái túi trên lưng lại bị kẹp lại phía sau, không nhúc nhích được.

Hoàn cảnh như vậy khiến một người có bệnh sạch sẽ nho nhỏ như Kỳ Vân cảm thấy khó chịu, khi đi lại thậm chí anh còn phải cẩn thận tránh giẫm lên đủ loại rác rưởi thậm chí là cả đờm với nước bọt.

Kỳ Vân không muốn cúi đầu nhìn, nhưng lại sợ nếu không nhìn sẽ vô tình giẫm trúng. Chỉ một đoạn đường xuống xe ngắn ngủi mà Kỳ Vân đi gian nan vô cùng.

Có người cao to như Chu Quốc An mở đường, quá trình mọi người xuống xe cũng coi như thuận lợi.

Ra khỏi sân ga, thấy có một chiếc xe tải lớn của công xã phụ trách mua phân hạt giống đậu ở đó.

Người công xã phái đi tiếp đón các thanh niên tri thức đợt này tuy không tính là nhiệt tình, nhưng cũng coi như săn sóc.

Đối phương rót cho mỗi người một ly nước nóng, lại đợi mọi người nghỉ ngơi chừng mười mấy phút cho thoải mái rồi mới kêu mọi người lên xe.

Trong xe trống rỗng, phía trước có chất mấy bao tải phân với hạt giống khá to.

Trên đầu trụi lủi, không có khung sắt, bốn phía chỉ có thành xe bằng sắt, cũng không có vải bố che nắng.

Cũng may hiện tại là tháng năm, đầu hè, bên phía Thục địa (Tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc) mới vừa nóng lên, đám người ngồi dang nắng nhưng vẫn có thể chịu nổi.

Nhưng bị mặt trời chiếu thẳng xuống mặt xuống đầu như vậy cũng hơi khó chịu. Mấu chốt là nắng chiếu lâu, trong xe cũng trở nên oi bức, không khí như cũng trở nên sền sệt.