Hà Châu kính phục mà nhìn nàng.
Vẻ mặt Thẩm Vân Tây bình yên mà đem cặp hình hoa bằng giấy cắt tốt dán lên cửa sổ, vẫn là bộ dáng cũ, tự làm chuyện của mình. Không hề nhiều lời cái gì.
Tới rồi buổi chiều, người gác cổng tới báo, mẹ của nguyên chủ là Dụ Hòa quận chúa tặng một xe đồ vật tới.
Dụ Hòa quận chúa là người rất biết cách cư xử, không chỉ cho nữ nhi, ngay cả các chủ tử từ nhỏ đến lớn trong phủ quốc công đều có phần, bà còn chuyên gọi người liệt kê một danh sách mang lại đây, dặn dò Thẩm Vân Tây đưa đi từng phòng.
“Quận chúa sợ tiểu thư sống trong phủ quá khổ sở, vì tiểu thư giành vinh quang đâu, làm cho bọn họ nhận đồ thì phải nhớ đối xử tốt với tiểu thư một chút.” Trúc Trân nói.
Hà Châu nhìn danh sách cười nói: “Liền nhỏ nhất bát công tử đều có phần, chỉ riêng bà Tần phu nhân kia không có phần, quận chúa nương nương nhà chúng ta tuy hào phóng, tính tình tốt, nhưng cũng phải xem người đó có đáng để quận chú tốt hay không, quận chúa chu đáo quá đi mất.”
Nếu theo tính cách của Thẩm Vân Tây, nàng là không muốn đi làm mấy việc lấy lòng này, người khác có thích nàng hay không, cũng không thể ảnh hưởng đến nàng cái gì, nàng có một thế giới của riêng mình, không nghĩ đi ra ngoài, cũng không nghĩ người khác đi vào, càng không muốn cùng người khác giao lưu.
Nhưng phủ Thị Lang đưa đồ tới, lại là tâm ý của Dụ Hòa quận chúa, nàng lại không thể không quan tâm đến ý tốt của người ta.
Thẩm Vân Tây lật xem danh sách hai lần, mấy món đồ sắp sửa tặng người đều lấy ra, y theo dặn dò đưa qua đi.
Duỗi tay không đánh người tặng lễ, Đại phu nhân xưa nay làm người hòa khí thì không nói, nhưng ngay cả Nhị phu nhân đó giờ miệng lưỡi chanh chua cũng nở nụ cười hòa nhã với nàng. Còn đáp lễ cho nàng nữa chứ.
Lúc ấy nhị phòng còn có một vị khách, Nhị phu nhân tiễn Thẩm Vân Tây đi lại quay đầu cùng vị khách đó nói chuyện.
Nhị phu nhân luôn thích xem diễn, khi nói chuyện giọng điệu luôn lơ đãng mà mang vài giọng cao như đang hát tuồng, âm thanh không lớn lại rất có lực xuyên thấu, Thẩm Vân Tây đi đến trong viện đều còn có thể nghe thấy, “Bà nói tới vị nhị hoàng tử điện hạ kia à? Ai da, ta cũng chưa thấy qua, nghe nói do thân thể không tốt, từ nhỏ đã bị đưa đi Thanh Vân sơn, cùng Thái Hậu nương nương lễ Phật, tu thân dưỡng tính, chưa từng trở về qua.”
“Đã sớm cập quan đi, cũng không thấy hoàng thất có động tĩnh tuyển phi gì cả, Hoàng Hậu nương nương cũng không lộ tiếng gió qua, ta xem a…… Đừng nói là muốn xuất gia luôn rồi nha. Muốn ta nói, cô nương nhà bà cũng đừng nhớ thương vị này làm chi, không có ý nghĩa gì đâu, còn không bằng chọn tam hoàng tử đâu.”
Cập quan chính là việc chỉ người con trai đã đến tuổi trưởng thành. Ở Trung Quốc cổ đại, theo Lễ kí, con trai đến 20 tuổi sẽ cử hành lễ Cập Quan (lễ đội mũ). Đây đều là lễ thành niên thời cổ đại. Lễ thành niên này rất được giới quý tộc coi trọng. Lễ Cập Quan của người xưa có cả một nghi thức nghiêm ngặt và có tổng cộng tới 3 lần đội mũ. Sau khi hoàn thành Lễ Cập Quan, người con trai sẽ có thêm một tên tự (tên sau khi đã thành niên). Kể từ thời điểm kết thúc Lễ Cập Quan người con trai này sẽ có quyền ứng xử, tham gia tế tự, đồng thời cũng có thể lập gia đình. (Trích voh)
Trong tiếng nói của Nguyên Nhị phu nhân, Thẩm Vân Tây thả bay suy nghĩ.
Hoàng Hậu cùng Thái Hậu bổn triều đều họ Ân, có quan hệ cô cháu, nhị hoàng tử được Nguyên Tề Phương nhắc đến là con trai độc nhất của Ân hoàng hậu, là đích tử duy nhất trong các hoàng tử.
Đích tử: Vợ cả hay chính thê khi sinh con dù là nam hay nữ cũng đều được gọi là đích tử, đích nữ, tức dòng chính thống. Ngược lại, tất cả con trai do thϊếp thất sinh ra, đều có một chữ thứ đứng phía trước, ý chỉ là dòng thấp hơn.
Như vậy, chính thê sinh con trai gọi là đích tử. Tiểu thϊếp sinh con trai gọi là thứ tử. Cũng từ cách gọi này, địa vị của đích tử và thứ tử được phân cấp rõ ràng. Trong các gia đình quý tộc thời xưa, đích tử sẽ được thừa kế tước vị, quyền lực, và phần lớn gia sản của gia tộc. Còn trong gia đình hoàng thất, việc chọn Trữ quân của đại đa số các triều đều theo nguyên tắc "Lập Đích lập Trưởng", ý nói muốn lập Trữ quân thì ưu tiên chọn con của Hoàng Hậu tức đích tử, mà còn phải là con trai trưởng trong số con cái của Hoàng Hậu. Nhưng có một số trường hợp các con trai của hoàng đế không thể thỏa mãn điều kiện trên thì sẽ ưu tiên việc “Lập Đích rồi mới lập Trưởng”. Tức là, dù con trai của Hoàng Hậu không phải là con trai trưởng thì vẫn chọn đích tử do Hoàng Hậu sinh ra. Nhưng nếu Hoàng Hậu không có con trai thì mới chọn con trai trưởng trong số các con trai do thϊếp sinh ra để lập trữ quân. (Mình phải giải thích kỹ đoạn này nha, do có liên quan đến cốt truyện phía sau ạ, không phải do mình muốn dài dòng đâu ạ). -_-
Nhà mẹ đẻ Ân hoàng hậu là võ tướng thế gia, một nhà có năm vị hầu gia, có thể nói là công cao danh trọng. Nhưng thế lực ngoại thích quá lớn, vì vậy mà làm hoàng đế kiêng kị.
Trong sách, nữ chủ Tần Lan Nguyệt từng hồi ức qua chuyện đời trước, năm thứ 20 Khánh Minh, vị nhị hoàng tử kia chỉ nghe kỳ danh không thấy người đã bị chiếu cáo bệnh, hoăng thệ.
Ân hoàng hậu chịu nổi đau mất con bắt đầu nổi điên lên, gϊếŧ sạch hoàng đế, Thục phi và những người có liên can, mang theo bọn họ chôn cùng con trai bà, tất cả đều đồng quy vu tận. Thái Tử nhưng thật ra miễn cưỡng còn sống, nhưng bởi vì thân thể trúng kịch độc, lên làm hoàng đế chưa được hai ngày liền đi bán muối.
Cuối cùng nguyên chủ đã chết trượng phu, vị trí Hoàng Hậu còn chưa ngồi ấm đâu, đã ôm con trai mới một tháng tuổi, lên làm Hoàng Thái Hậu và buông rèm chấp chính.