Nhất Phẩm Tiên Đan

Chương 3: Diệu Kế

Nhìn lệnh truy nã khiến Ngô Thăng cảm thấy an tâm hơn nhiều, nhưng y cũng không dám tùy tiện làm bừa vì y vốn không quen thuộc Dĩnh Đô nên trốn ở đây hai ngày rồi tiếp tục tìm cơ hội ra khỏi thành.

Trở lại Bạch Long Trì, vẫn là dưới cầu đá, Ngô Thăng ôm thịt khô liền gặm, gặm đến mức miệng đầy dầu mỡ. Ăn xong thì ngủ luôn ở đó, nhưng ngủ không yên, chỉ cần chút gió lay cỏ động là lập tức tỉnh lại.

Sau giờ ngọ, bỗng nhiên có một toán vệ sĩ tới Bạch Long Trì, nhìn bộ dáng có vẻ như muốn đóng quân ở đây. Nhóm vệ sĩ này không đông, tầm hơn 20 người, nhưng cũng làm Ngô Thăng không thể ở lại, đành phải ở một ngóc ngách xó xỉnh nào đó chịu đựng tới khi trời tối rồi nhanh chóng trèo tường ra ngoài.

Thật sự không còn nơi nào khác để đi, chỉ có thể tạm thời gửi thân vào kho củi của một hộ dân nào đó trong phường, vừa chui vào đống cỏ khô sưởi ấm vừa phải mắt nhìn sáu hướng tai nghe tám hướng, quả thực rất chật vật.

Đột nhiên nghe thấy bên ngoài có người hét to: "Bắt được rồi! Bắt được rồi..."

Lập tức có rất nhiều người từ trong các phòng xông ra: "Bắt được thích khách rồi? ”

Ngô Thăng giật thót, trốn trong cỏ khô không dám nhúc nhích.

Chỉ nghe thấy bên ngoài ầm ĩ: "Ở đâu? Ở đâu? ”

"Là thích khách à? ”

"Để ta đi xem trước..."

"Cùng đi, ngươi muốn cuỗm phần của ta à? Thứ lòng dạ nham hiểm..."

"Đi gọi phường giáp đến..."

Ngô Thăng đại khái hiểu rồi, không phải là bản thân đã bị lộ mà là trong phường bắt được một người, thế là cẩn thận tách mấy cọng cỏ tranh ra nhìn qua khe hở. Quả nhiên nhìn thấy một người đầu bù tóc rối đang quỳ trên đường, một đống người vây xung quanh đều mang theo đao, côn, gậy gỗ.

Không lâu sau, phường giáp tới: "Lại bắt được một người? Nhìn kỹ chưa? ”

"Hẳn là vậy, chắc không sai. ”

"Trên lưng có vết thương, trên thị cáo cũng nói thích khách bị thương. ”

Người Quốc Nhân nhao nhao nói.

Phường giáp cầm tóc người kia lôi đến tường phường, ánh đuốc chiếu lên mặt hắn, so với bức họa trên thị cáo nhìn cả ngày cũng không không nhìn ra điểm giống.

Bên cạnh có người nói: "Đúng rồi, đúng rồi, rất giống! ”

Lại có người nói: "Đưa đến Đình Tự trước đã, nhỡ đúng là hắn thì sao? ”

Còn có người nói: "Cho dù không phải, vậy thì cũng là dã nhân hoặc nô ɭệ, dã nhân không thể ở lại trong thành, nô ɭệ không thể bỏ trốn, đều phạm cấm, báo lên cũng có thưởng. ”

Người kia giãy giụa: "Không phải thích khách, không phải thích khách, chớ oan ta..."

Tuy nhiên lời van xin của hắn không có tác dụng gì, bị đoàn người kéo đi.

Ngô Thăng trong đống cỏ khô cẩn thận suy nghĩ, nghe ý tứ này, phường Nam đã bắt được không chỉ một "thích khách", nói vậy nơi khác cũng sẽ không ít.

Nếu đã bắt được nhiều thích khách thế... Mắt Ngô Thăng sáng lên. Suy tư hồi lâu, hắn chui ra khỏi đống cỏ khô, trên người mắc đầy gọng cỏ, hắn vò loạn tóc sau đó nghênh ngang đi ra ngoài. Chọn bừa một hộ dân, sau đó nhảy qua bức tường thấp, ngước mắt lên nhìn liền thấy từng chùm từng chùm thịt khô treo ở hiên nhà, hắn kìm lòng chẳng đậu thở dài một tiếng: người Quốc Nhân ở Dĩnh Đô giàu có thật! Đúng lúc đang đói gần chết, thế là lấy một xâu thịt ngồi ở tiểu viện ăn ngấu ăn nghiến.

Cửa phòng mở ra, lòi ra một cây cung săn, trên cung có tên, cầm cung là một ông lão, đi theo ông là một lão bà trên tay cầm chày cán bột.

Ngô Thăng vội nhét miếng thịt khô vào miệng, lau vết mỡ trên miệng, chắp tay nói: "Xin lỗi lão nhân gia, ta quá đói, ăn mất miếng thịt, muốn đánh muốn phạt mặc cho xử trí, đương nhiên tốt nhất là đưa đến quan phủ. ”

Hai bên đứng nhìn nhau một lúc, đột nhiên lão bà thét lên: "Người đâu, bắt được thích khách rồi! Có thích khách! ”

Mấy nhà xung quanh lập tức mở cửa, không ít người chạy lại chỗ này.

Ngô Thăng giơ cao hai tay, xoay một vòng tỏ vẻ vô hại: "Trên người ta không có đao kiếm..."

Lời còn chưa dứt, sau ót đã trúng một cái chày cán bột, lập tức ngã xuống.

Lão bà kia kêu: "Nhà ta bắt được, nhà ta đánh ngất, lãnh thưởng là nhà ta to nhất! ”

Ngô Thăng nửa tỉnh nửa mê, không dám vực dậy, chỉ hai tay ôm đầu, liên tục biện hộ: "Đừng đánh, đừng đánh, ta không có đao kiếm, không đả thương người khác..."

Hai người trẻ vạm vỡ lôi hắn lên, kéo đến chân tường phường, Ngô Thăng cố gắng ngẩng đầu lên, nghiên trái nghiên phải để họ nhìn rõ mặt.

Trong chốc lát, phường giáp lại đến, lẩm bẩm: "Vừa mới đưa vào Đình Tự, sao lại có thêm người nữa? Hôm nay bắt năm người rồi. ”

Còn việc bức họa và hình dáng Ngô Thăng có giống nhau hay không lại dẫn đến một cuộc tranh luận, kết quả của tranh luận là không có kết quả, dẫu có sao, phường giáp cũng phải chạy thêm một chuyến, đem Ngô Thăng tới Đình Tự.

Trong Đình Tự mọi người làm việc vội vã, khi Ngô Thăng được đưa đến lập tức có người lột sạch hắn, kiểm tra xem trên người có viết thương, có phù hợp với lệnh truy nã không. Sau đó lại lấy nước rửa mặt cho hắn, xem trên mặt có khắc văn ấn không, nếu có thì là nô ɭệ bỏ trốn, văn ấn mỗi nhà có họa tiết riêng, là của nhà nào thì trả lại nhà đó, nô ɭệ sau khi bị đưa về rất có thể bị xử tử.

Kiểm tra xong, Tự lại* sẽ ghi sổ.

(*lại: chức quan nhỏ, Tự lại: quan nhỏ trong Đình Tự)

Tiểu lại ghi sổ đã tên rần cả người rồi, hỏi: "Tên gì? Nhà ở đâu? ”

Ngô Thăng trả lời: "Tiểu nhân Quý Bạch, không nhà, lặn lội trong thành kiếm chút ăn. ”

Tự xưng tiểu nhân là muốn biểu rõ thân phận, không phải người Quốc Nhân mà là dã nhân; nói không nhà, biểu thị bản thân không phải người Dĩnh Đô mà là lưu dân trong đám dã nhân.

Tiểu lại tỏ vẻ đã hiểu sau đó viết lên thẻ tre, hỏi phường giáp: "Vì nguyên nhân gì? ”

Phường giáp trả lời: "Vẫn là thích khách. ”

Tiểu lại lắc đầu, không giải thích nhiều nữa, lại hỏi: "Có phạm tội khác không? ”

Phường giáp trả lời: "Ăn trộm thịt nhà lão Dương ở lục xá, bị lão bắt được. ”

Tiểu lại gật đầu: "Được rồi, để đó đợi chịu phạt. ”

Phường giáp hỏi với: "Có thưởng tiền không? ”

Tiểu lại nói: "Sửa, báo lại là dã nhân vào thành, thưởng 20 đồng, vài ngày sau đến nhận. ”

Phường giáp gật đầu nhưng lại có chút không cam lòng: "Không phải thích khách à? ”

Tiểu lại chế nhạo: "Nếu là thích khách thật, lão Dương có thể bắt được à? ”

Phường giáp thở dài một hơn, ủ rũ bỏ đi.

Nhà tù nằm ở góc tây nam Đình Tự, ở giữa là một cái hố rất lớn, vuông vắn, sâu chừng trượng, bên trong dùng cọc gỗ ngăn ra từng gian nhà tù, trên đỉnh dùng gỗ thô phong kín.

Ngô Thăng bị đưa xuống, nhốt vào trong một gian phòng giam, tức thì ngửi thấy mùi vị gay mũi. Phòng giam chừng hơn mười người, đều là "thích khách" bị bắt vào một, hai ngày nay, ngoài gian này ra, bên phải, bên trái đều là "thích khách". Nhiều người như thế cùng ăn ỉa cùng một chỗ, mùi làm sao thơm cho được? Tuy nhiên, đối với Ngô Thăng mà nói, đi vào nơi này nghĩa là đã an toàn.

Theo lệ thường, dã nhân và lưu dân sau khi chịu một số trừng phạt đều sẽ bị đuổi ra khỏi thành, bước tiếp theo mà Ngô Thăng cần làm chính là chờ đợi.

Cơm trong nhà lao thực sự không thể nuốt nổi, một bát sành đổ hai muỗm bột nhão, không thể phân biệt rõ bên trong là thứ gì, mỗi ngày chỉ được ăn đúng một bữa. Khả năng thích ứng của Ngô Thăng rất tốt, ngày đầu tiên đúng là ăn không nổi, sang đến này thứ hai ăn hết, ngày thứ ba bắt đầu tranh ăn với tù nhân khác, hơn nữa... còn tranh thắng, đối phương không phục, tức điên hạ chiến thư, hẹn ngày mai tái chiến, kẻ thắng có cơm ăn! Nhưng tiếc là hẹn chiến chưa thành, thích khách bị giải vào liên tiếp, nhà lao thực sự không nhét nổi nữa.

Sáng sớm, có một vị tu sĩ đến Đình Tự bắt mạch từng "thích khách" bị bắt. Tới lượt Ngô Thăng, tay hắn bị tu sĩ kia bóp chặt, sau một kích đau thấu xương liền được thả ra. Ngô Thăng không có tu vi bị đưa đến một gian khác, bị quật ngã tại chỗ, quất roi.

Án phạt: dã nhân vào thành, quất 3 roi; trộm một xâu thịt, quất 5 roi; tổng cộng 8 roi.

Lĩnh tám roi này, đau đến chết đi sống lại, lúc bị đánh, Ngô Thăng hối hận vô cùng, biết thế không ăn trộm xâu thị khô kia để bây giờ bị đánh thêm năm roi, rõ khổ, đau quá!