Nhất Phẩm Tiên Đan

Chương 1: Thích Khách

Dĩnh Đô, Phế Viên, Hồ Bạch Long

Gió thu xào xạc thổi lên mặt hồ tạo nên những gợn sóng lăn tăn, Ngô Thăng áo gai giày cỏ, đứng ở trong đình cạnh hồ, tay vỗ trường kiếm, gập ngón tay búng nhẹ làm kiếm ngâm lên một tiếng.Kiếm tên Bích Ngọc, dài ba thước hai tấc, do danh sư nước Việt - Âu Dã Tử đúc, nhϊếp ngũ hành, khống thất tinh, đi lại tự do trong vòng ba trượng.

"...Chư thần thúc bá Vệ quốc, các ngươi không đồng lòng với ta.

Chúng ta hèn mọn lại nhỏ bé, trôi dạt không chỗ dựa.

Chư thần thúc bá nước Vệ , bịt tai làm bộ như không biết. ”

Có ngư dân đầu đội nón tre, chống xào tre rẽ sóng tới.Đợi ngư dân đi tới đình, Ngô Thăng lắc đầu nói: "Tiếng của người mất nước. ”

Ngư dân ảm đạm: "Bản tướng mất nước, ruột đau như cắt. Lẽ nào người không chút bận tâm? ”

Hổ Phương hưng thịnh 700 năm, kiên cường chiến đấu 60 mươi năm, cuối cùng bại dưới quân Sở, trong mấy tháng lưu lạc tới bước đường này, sao không khỏi rầu rĩ.Nhưng những điều này liên quan gì đến Ngô Thăng, hắn chỉ là một tên thích khách, không phải người nước Hổ Phương, lập tức hỏi: "Mang Lục La đến? ”

Lão ngư dân lấy từ trong ngực ra một cái bọc, ném lên: "Lục La của Đệ Tam Phong, núi Tiên Đô." ”

Ngô Thăng mở bọc ra, một mùi thơm lạ xộc lên mũi, trong bọc là một mầm non được bao bọc bởi tơ xanh - đây chính là thứ tốt cần dùng để phá cảnh.

Thu lại Lục La, Ngô Thăng gật đầu nói: "Nói đi? ”

Ngư dân chắp tay, lại ném lên một cuộn tranh, Ngô Thăng mở ra, trong tranh là một người đàn ông trung niên khoác áo da hồ ly vàng, toàn thân toát ra khí thế đàn áp.

"Đây là ai? ”

"Đại phu* Chiêu Nguyên, năm ngoái đã tiến vào Luyện Thần cảnh.”

(*đại phu: chức quan to thời xưa, trên quan khanh, dưới quan sĩ)

Ngô Thăng khẽ lắc đầu: "Đại phu một nước, thế mà không nói trước. ”

Lão ngư dân đáp: "Tuy chỉ là một gốc Lục La nhưng cũng khó mà có được. ”

Ngô Thăng không nhiều lời nữa, thân là thích khách, nếu đã nhận thù lao thì chỉ thực hiện theo hẹn mà thôi, hỏi: "Người đang ở đâu? ”

Ngư dân đáp: "Hôm nay đang đánh đàn ở Thượng Viên. ”

Lửa xanh bốc lên từ tay Ngô thăng, cuộn tranh bị đốt thành tro tàn. Đương lúc quay người rời đi, ngư dân trên bè trúc hô: "Người này ra lệnh Doãn Khuất thực hiện mưu đồ, hôm nay không chết, Hổ Phương ắt vong! ”

Ngô Thăng không để ý tới, chùm nón lên, mũi chân nhẹ tênh lướt qua mặt nước mùa thu màu ngọc bích, thân ẩn vào bụi cây bên kia bờ.

Chiêu này của hắn làm lão ngư dân thấy an lòng, không khổ là đệ nhất thích khách ở Kinh Thủy, lần này lấy vật quý ra phó thác, nhất định sẽ không phụ lệnh. Chiêu Nguyên là nhân vật quan trọng trong trận chiến diệt Hổ Phương của nước Sở, chỉ cần hắn chết, thế cục hẳn có cơ hội cứu vãn!

Thượng Viên nằm ở thành Đông, là thắng địa du ngoạn, rất nhiều đại phu, quan khanh cũng thường tới dạo chơi, tiệc tùng. Chỉ cần là người Dĩnh Đô không ai là không biết. Ngô Thăng tuy không phải người Dĩnh Đô nhưng mấy năm trước có lui tới một lần, tự khắc biết đường. Đại quân nước Sở đang vây khốn Hổ Phương, nhưng nhìn Dĩnh Đô lại không có chút vẻ tiêu điều nào, trong thành vẫn chen vai thích cánh, người đi đường như mắc cửi.

Cầm kiếm lách qua đường to ngõ nhỏ, không bao lâu sau đã tới nơi.

Trong Thượng Viên đâu đâu cũng là những tảng đá kì dị, cầu nhỏ bắc qua dòng suối chảy róc rách, thác nước hồ sâu, cây cỏ xum xuê, quả thực là một khung cảnh tuyệt diễm. Ngô Thăng ẩn vào trong đó, dỏng tai lắng nghe, chợt nghe tiếng đàn truyền đến, thanh âm đanh như đá như sắt.

Thân là thích khách, ẩn núp chỉ là kỹ xảo tầm thường, không bao lâu sau, Ngô Thăng theo tiếng đàn đi tới một tòa đình đài bên ngoài.Trong đình là một người mặc áo lông hồ ly, đang ngưng thần đánh đàn, chung quanh năm sáu trượng là hơn mười kiếm sĩ hộ vệ. Nấp sau cây quan sát một hồi, Ngô Thăng đã hiểu rõ tình hình.

Tất cả kiếm sĩ cùng lắm là kỳ luyện khí không phải đối thủ của mình, mà người đang đánh đàn này lờ mờ giống người trong tranh, ắt hẳn là Chu Nguyên. Không ngờ đại phu đi dạo chơi mà lại sơ suất như thế!

Ngô Thăng đi ra từ trong rừng, bước tới đình trúc.

Hộ vệ lập tức nhìn qua, rút trường kiếm đề phòng, tên thủ lĩnh hỏi: "Người là ai? ”

Ngô Thăng nhẹ giọng đáp: "Là người nghe đàn. ”

Thủ lĩnh đám kiếm sĩ nói: "Quý nhân đang đánh đàn, xin dừng bước! ”

Ngô Thăng tiếp tục đi lên phía trước.

Trong tiếng "leng keng", thủ lĩnh đám kiếm sĩ xuất kiếm chém tới Ngô Thăng, kiếm quang vụt tới, kiếm chưa tới mà hàn quang đã tới. Ngô Thăng khẽ búng tay, điểm trên kiếm quang, thân kiếm lập tức rung lên, bay ra ngoài bảy, tám trượng; thủ lĩnh kiếm sĩ phun ra một ngụm máu tươi, toàn thân rệu rã ngã ra đất.

Trong tiếng hô hoán, đám hộ vệ lập tức vây quanh Ngô Thăng, từ bốn phương tám hướng lao tới chém. Ngô Thăng quay một vòng, âm thanh leng keng như tiếng nước va vào đá, hơn mười trường kiếm bị gãy, đám kiếm sĩ ngã nhào ra đất.

Người đánh đàn trong đình liếc mắt nhìn, hai má xô lại, khen: "Chỉ pháp tốt! Ngươi có biết gảy đàn? ”

Ngô Thăng đáp: "Chỉ biết gϊếŧ người, không biết gảy đàn. ”

Người trong đình thở dài: "Thật đáng tiếc. ”

Vừa dứt lời, Ngô Thăng chỉ tay về phía trước, trường kiếm Bích Ngọc bay lên, lao thẳng vào đình trúc.

Đột nhiên hồng quang phát ra dữ dội, một cặp kim câu quay như bánh xe từ trong đình bay ra, cản lại trường kiếm ngọc bích. Kiếm va vào câu tạo ra âm thanh rung chuyển tứ phía, đình trúc ầm ầm đổ sập. Sắc mặt Ngô Thăng trở nên căng thẳng, khóe miệng rỉ ra máu tươi. Thì ra hộ vệ đích thực ở sau đình.

Người trong đình nhảy ra từ đống đổ nát, ngực ôm ô cầm*, hô: "Vì sao muốn gϊếŧ ta? ”

*ô cầm: đàn màu đen

Nón trên đầu Ngô Thăng bay ra, chắn ở trước người, trường kiếm ngọc bích rơi vào trong tay cùng với thân người lao về phía mục tiêu. Một lần nữa kim câu lại ngự quang* mà tới, chém về phía Ngô Thăng.

(*cưỡi ánh sáng)

Chủ nhân của kim câu tu vi vượt xa mình, nếu chờ hắn hiện thân,chắc chắn không thể gϊếŧ được Chiêu Nguyên. Nếu thất thủ... Thân là thích khách, thà chết chứ không thể thất thủ! Ngô Thăng không chút do dự, lấy thân hộ kiếm tiến lên phía trước. Trường kiếm Bích Ngọc mang theo dã tâm đâm chúng vào ngực mục tiêu. Cùng lúc đó, kim câu cũng đập mạnh lên lưng, chân nguyên thâm hậu từ kim câu truyền đến, kiến lục phủ ngũ tạng của Ngô Thăng tức khắc trọng thương.

Một kích này đã đánh Ngô Thăng bay ra mười trượng, máu me che khuất tầm nhìn. Ngô Thăng mượn lực cú kích này trốn vào trong rừng.

Hai người từ cách đó không xa "vù vù" bay tới, đáp xuống trận địa. Một người trong đó thu song câu vào trong tay rồi đuổi theo. Người đằng sau áo rộng đai lớn, nhìn chung quanh một vòng, xem xét tất cả thi thể trong đình ngoài đình, nhíu mày không nói.

Rất nhanh, chủ nhân của song câu vội vã trở về, chắp tay nói: "Đại phu, thích khách chạy trốn rồi, ta đưa đại phu hồi phủ trước." ”

"Giới Tử, có manh mối gì không? ”

Tôn Giới Tử lấy ra một thanh trường kiếm và một cái nón rách, bẩm báo: "Thu được vật này... theo như ta biết, đây là vật thích khách Ngô Thăng dùng, đại phu yên tâm, nhất định bắt được hắn. ”

Đại phu gật gù, biết rằng Tôn Giới Tử chỉ đang lo lắng cho an uy của ông, chỉ cần ông hồi phủ là hắn có thể tận lực truy bắt, với khả năng của hắn, thích khách sẽ không thể trốn chạy.

Tôn Giới Tử thân là sĩ sư Dĩnh Đô, chức vụ hộ vệ toàn thành, nay sự tình trọng đại, sau khi hắn đưa người về phủ đại phu, lập tức bẩm báo Doãn Khuất, sau đó lại báo quốc quân, đồng thời triệu tập môn hạ, phát lệnh truy nã.

Đến chạng vạng tối, chín cửa thành Dĩnh Đô đóng chặt, vệ sĩ điều động hết, lục soát toàn thành.

Đêm tối yên tĩnh, vẫn là Bạch Long Trì phế viên phía nam, vẫn là trong tòa đình hoang. Ngô Thăng bất động nằm trên mặt đấy, hơi thở dần biến mất. Mãi đến lúc trời tờ mờ sáng, hắn dột nhiên mở hai mắt, liếc nhìn bốn phía. Hắn giãy giụa đứng dậy, người lảo đảo dựa vào cột đình, thở dài một hơi.

Thiên niên nhất đại mộng, sở lịch giai hoàng lương*.

(*mơ một giấc mộng tươi đẹp ngàn năm nhưng hóa ra tất thảy chỉ là hoàng lương, tác giả viết từ câu thành ngữ "Giấc mộng hoàng lương". Theo "Chẩm trung ký", Lư Sinh gặp đạo sĩ Lữ Ông tại một khách điếm ở Hàm Đan, tự than nghèo khó. Lữ Ông lấy gối sứ xanh cho Lư Sinh ngủ, lúc này chủ tiệm đang nấu cơm. Lư Sinh ở trong mộng hưởng hết vinh hoa phú quý, tỉnh lại, cơm còn chưa nấu chín. Người đời sau liền căn cứ vào câu chuyện này khái quát ra thành ngữ "Giấc mộng hoàng lương" (hoàng lương: lúa gạo), ví dụ như giấc mơ hư ảo và du͙© vọиɠ không thể thực hiện.)

Vừa mới xuyên không tỉnh dậy đã phát hiện mình gây họa lớn, tu vi còn bị phế hết. Cái quỷ gì đây?