Giao Lộ Sinh Tử

Chương 6

Tuy đôi mắt không phải màu vàng cũng không phải xanh biếc nhưng cô Terri Stambaugh có ánh nhìn của một thiên thần. Bởi lẽ cô nhìn xuyên thấu bạn và biết được tâm can của bạn, có thế nào cô vẫn yêu thương bạn, bất chấp tất cả cho dù bạn ngã quỵ khỏi trạng thái tốt đẹp.

Cô Terri bốn mươi mốt tuổi, thế nên cô đủ già dặn để làm mẹ tôi. Song về phần lập dị thì cô chưa đủ, chưa đủ đến một nửa.

Cô Terri thừa kế Quán Vỉ nướng từ đời cha ông để lại và cô điều hành nó theo chuẩn mực cao mà những người đi trước lập ra. Cô là một là một bà chủ ngay thẳng kiêm một nhân viên cần cù.

Điểm khác người duy nhất của cô là nỗi ám ảnh về Elvis và tất cả những gì liên quan đến Elvis.

Vì cô thích được kiểm tra kiến thức nên tôi nói, “Năm 1963.”

“Được.”

“Tháng 5.”

“Ngày mấy?”

Tôi lấy đại một ngày, “Ngày hai mươi chín.”

“Hôm đó là thứ Tư,” cô Terri trả lời.

Giờ đông khách buổi trưa đã trôi qua. Ngày làm việc của tôi kết thúc lúc hai giờ. Chúng tôi ngồi ở chiếc bàn cuối Quán Vỉ nướng, chờ chị Viola Peabody, nhân viên phục vụ ca hai, mang bữa trưa đến.

Tôi đảm nhiệm vị trí đầu bếp phục vụ thức ăn nhanh phụ với chú Poke Barnet. Chú Poke hơn tôi khoảng ba mươi mấy tuổi, thân hình gầy gò gân guốc, mang khuôn mặt được sa mạc Mojave hong khô và cặp mắt của người đấu súng. Chú ấy lặng thinh tựa quái vật Gila[9] tắm nắng trên tảng đá, tính tình khép kín độc lập như loài xương rồng.

Nếu kiếp trước sống ở miền Tây thời xưa, chú Poke nhiều khả năng là một cảnh sát trưởng có tuyệt chiêu rút súng nhanh như chớp, hay thậm chí nằm trong băng nhóm Dalton, hơn là làm đầu bếp chế biến thịt gà. Nhưng dù có hay không có kiếp trước thì chú Poke vẫn là người giỏi giang bên vỉ nướng.

Cô Terri cất giọng, “Thứ Tư, ngày 29 tháng 5 năm 1963, Priscilla tốt nghiệp trường Immaculate Conception tại Memphis.”

“Priscilla Presley?”

“Khi ấy bà ta là Priscilla Beaulieu. Suốt buổi lễ tốt nghiệp, Elvis ngồi đợi trên chiếc xe đậu bên ngoài ngôi trường.”

“Ông ấy không được mời sao?”

“Dĩ nhiên ông ấy được mời chứ. Nhưng sự hiện diện của ông trong khán phòng sẽ gây nên tình trạng gián đoạn nghiêm trọng.”

“Họ kết hôn khi nào?”

“Dễ ợt. Ngày 1 tháng 5 năm 1967, gần trưa, tại một phòng trong khách sạn Aladdin ở Las Vegas.”

Năm cô Terri mười lăm tuổi, Elvis qua đời. Thời cô ông không còn được yêu mến. Ông đã biến mình thành bức ảnh biếm họa béo phì trong trang phục áo liền quần thêu đính kim cương giả phù hợp với nghệ sĩ piano nổi tiếng Liberace hơn là một ca sĩ của thể loại nhạc blues có nhịp điệu dồn dập, người lần đầu vươn lêи đỉиɦ cao bảng xếp hạng vào năm 1956 với ca khúc “Heartbreak Hotel”.

Năm 1956 cô Terri còn chưa chào đời. Phải đến mười sáu năm sau khi Presley mất, niềm đam mê của cô dành cho ông mới bùng phát.

Nguyên cớ của nỗi ám ảnh ấy phần nào là bí ẩn không thể lí giải. Cô Terri nói một lí do khiến Elvis trở nên quan trọng là vì trong những bài nhạc pop đỉnh cao của ông vẫn không mang hơi hướng chính trị, thế nên nó hết sức đề cao cuộc sống, thế nên nó gần gũi. Khi ông đã mất, hầu hết các ca khúc pop thường không mang mục đích rõ ràng của người sáng tác và biểu diễn, đã trở thành thánh ca chuyển tải giá trị của chủ nghĩa phát xít, điều vẫn còn đến ngày nay.

Tôi ngờ rằng cô Terri bị ám ảnh Elvis một phần vì ở mức độ vô thức cô nhận biết được ông đi lại giữa mọi người ở thị trấn Pico Mundo này, chí ít từ khi tôi còn nhỏ, biết đâu thậm chí từ khi ông ấy mất, sự thật này tôi tiết lộ cho cô Terri mới một năm về trước. Tôi ngờ rằng cô ấy tiềm tàng khả năng lên đồng, cô ấy có thể cảm nhận sự hiện diện của linh hồn và kết quả cô ấy bị thu hút mạnh mẽ vào việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp của ông.

Tôi không biết tại sao ông vua nhạc Rock‘n’Roll không đi sang thế giới bên kia mà sau ngần ấy năm vẫn tiếp tục nán lại thế giới này. Xét cho cùng, Buddy Holly[10] không đi khắp nơi; ông hòa thuận với cái chết theo kiểu riêng.

[10] Một nhà viết nhạc và ca sĩ rock lẫy lừng trong làng nhạc rock.

Và tại sao Elvis nấn ná tại thị trấn Pico Mundo chứ không phải Memphis hay Vegas?

Theo cô Terri người biết tất cả mọi chuyện diễn ra trong toàn bộ khoảng thời gian bốn mươi hai năm bận rộn của Elvis, ông chưa bao giờ viếng thăm thị trấn của chúng tôi khi còn sống. Tất cả tài liệu thần bí không hề đề cập đến việc các địa điểm người nổi tiếng thường lui tới sẽ xảy ra sự dịch chuyển về mặt địa lí.

Chúng tôi đang nát óc với bí ẩn này, không phải lần đầu, thì chị Viola Peabody mang bữa trưa đến. Chị Viola đen như Bertie Orbic đẫy đà, ốm như bà Helen Arches chân bẹt.

Đặt đĩa thức ăn xuống bàn, chị Viola lên tiếng, “Odd, em bói cho chị nhé?”

Không ít cư dân ở thị trấn Pico Mundo nghĩ tôi thần bí: có lẽ là người thông thái, pháp sư nhà tiên tri thầy bói, một thứ gì đó. Chỉ một số ít biết tôi nhìn thấy được những hồn người chết không yên nghỉ. Số khác đυ.c đẽo nên hình tượng của tôi bằng con dao đồn thổi xuyên tạc đến khi tôi khác với “tuyệt tác” của từng người bọn họ.

“Em đã nói rồi, chị Viola, em không phải thầy tướng số hay nhà tiên tri. Và lá trà đối với em chẳng khác gì rác.”

“Vậy xem khuôn mặt chị đi,” chị cất lời. “Nói chị nghe, em có thấy những gì chị thấy trong giấc mơ đêm qua không?”

Chị Viola bình thường luôn là người vui vẻ, cho dù Rafael, chồng chị, đã chạy theo một ả hầu bàn ở quán thịt nướng hút khách ngoài khu đô thị Arroyo, sau đó hắn không nuôi dạy cũng không chu cấp cho hai đứa con nhỏ. Thế nhưng hôm nay, chị ấy tỏ ra nghiêm nghị khác hẳn trước giờ và còn lo lắng.

Tôi nói, “Thứ em khó đoán nhất chính là khuôn mặt.”

Khuôn mặt người còn bí hiểm hơn cả thành ngữ sáo mòn trên tượng nhân sư nổi danh nằm ngoài vùng sa mạc của Ai Cập.

“Trong mơ,” chị lên tiếng, “chị thấy chính mình, và khuôn mặt chị bị… dập nát, chết. Trên trán chị có một lỗ thủng.”

“Có lẽ đó là giấc mơ liên quan đến lí do chị lấy Rafael.”

“Không phải chuyện đùa đâu,” cô Terri khiển trách tôi.

“Chị nghĩ có lẽ chị bị bắn,” chị Viola nói.

“Này con,” cô Terri an ủi chị ấy, “lần cuối cùng con thấy giấc mơ thành sự thật là khi nào?”

“Con nghĩ là chưa bao giờ,” chị đáp.

“Vậy không lo về chuyện này nữa.”

“Theo chị nhớ rõ thì trước giờ chưa khi nào chị đối mặt với chính mình trong mơ,” chị Viola tiếp lời.

Kể cả trong những cơn ác mộng mà đôi lúc chúng trở thành sự thật tôi cũng chưa bao giờ thoảng thấy gương mặt mình.

“Trên trán chị có một lỗ thủng,” chị lặp lại, “còn khuôn mặt thì... ghê rợn, mọi thứ rối tung.”

Một vật hình tròn có đường kinh đáng kể mang sức công phá lớn trong khi đâm thủng trán sẽ phóng ra nguồn năng lượng khủng khϊếp có thể làm biến dạng cấu trúc của toàn bộ hộp sọ dẫn đến hậu quả các đặc điểm trên khuôn mặt bị sắp đặt khác đi ghê gớm và xáo trộn.

“Mắt phải của chị,” chị nói thêm, “đỏ ngầu và dường như... dường như lồi một nửa ra khỏi hốc mắt.”

Trong mơ chúng ta không phải là người quan sát khách quan giống như các nhân vật trong phim nằm mơ. Những biến cố nội tâm thường được nhìn nhận nghiêm khắc theo quan điểm của đối tượng nằm mơ. Trong các cơn ác mộng, chúng ta không thể nhìn vào cặp mắt của mình mà chỉ có thể ngó láo liên có lẽ vì chúng ta sợ nhận ra rằng chính tại bộ phận đó, bọn quái vật xấu xa nhất xâm hại ta.

Khuôn mặt chị Viola, vốn hấp dẫn như viên sôcôla sữa, giờ đang bị vẻ van nài làm biến dạng. “Nói thật cho chị đi Odd. Em có thấy sự chết chóc nơi chị không?”

Tôi đã không nói với chị rằng sự chết chóc nằm im lìm trong mỗi chúng ta và khi đến lúc, nó sẽ trỗi dậy.

Tuy không phát hiện ra một chi tiết nhỏ nào về tương lai của chị Viola, bất kể đen tối hay tươi sáng nhưng hương thơm lừng của món bánh mì kẹp thịt băm phô mai mà tôi chưa được đυ.ng tới đã xui khiến tôi bịa chuyện để có thể đánh chén bữa trưa. “Chị sẽ sống lâu và hạnh phúc, rồi chị sẽ qua đời trong lúc ngủ do tuổi cao sức yếu.”

“Thật không?”

Mỉm cười gật đầu, tôi không thấy xấu hổ trước lời nói dối ấy. Trước hết vì điều đó có thể là sự thật. Tôi thấy chẳng hại gì khi nhen nhóm hi vọng cho người khác. Vả lại, tôi không có tham vọng trở thành nhà tiên tri của chị Viola.

Tâm trạng khá hơn lúc đến đây, chị rời đi trở lại với các thực khách của quán.

Cầm phần bánh mì kẹp thịt băm phô mai của mình lên, tôi nói với cô Terri, “Ngày 23 tháng 10 năm 1958.”

“Khi đó Elvis ở trong quân đội,” cô đáp, ngập ngừng vì đang nhai một miếng bánh mì kẹp phô mai nướng. “Ông ấy đóng quân ở Đức.”

“Chưa cụ thể lắm.”

“Chiều tối ngày hai mươi ba, ông ấy đến Frankfurt để tham dự buổi hòa nhạc của Bill Haley.”

“Cô có thể bịa ra chuyện này.”

“Con biết cô không bịa mà.” Miếng dưa chua giòn rụm kêu lên rôm rốp khi cô cắn vào. “Trong hậu trường, ông ấy gặp Haley và một ngôi sao nhạc rock ‘n’ roll người Thụy Điển tên là Little Gerhard.”

“Little Gerhard ư? Chuyện này không thể có thật.”

“Cô đoán là từ tên Little Richard. Cô không biết chắc. Cô chưa bao giờ nghe Little Gerhard hát. Sắp tới Viola có bị bắn vào đầu không?”

“Con không biết.” Hương vị thơm ngon và vừa chín tới, miếng thịt kẹp trong bánh mì của tôi ngon hơn hẳn nhờ được nêm một nhúm muối vừa phải. Chú Poke quả là đối thủ đáng gờm. “Như cô nói, mơ chỉ là mơ thôi mà.”

“Con bé có nhiều cam go rồi. Nó không cần thêm chuyện này.”

“Bị bắn vào đầu ư? Ai lại cần chuyện đó cơ chứ?”

“Con sẽ trông nom Viola nhé?” cô Terri yêu cầu.

“Bằng cách nào?”

“Nhờ những sinh linh huyền bí của con. Có thể con ngăn được sự việc trước khi nó xảy ra.”

“Con không có những sinh linh huyền bí.”

“Vậy nhờ một trong số mấy người bạn đã chết của con. Đôi lúc họ biết những chuyện sắp xảy ra đúng không?”

“Nói chung họ không phải bạn bè. Chỉ là người quen qua đường. Dù sao thì họ cũng chỉ giúp khi họ muốn giúp thôi.”

“Nếu cô chết cô sẽ giúp con,” cô Terri quả quyết với tôi.

“Cô thật tốt. Con gần như ước rằng cô đã chết.” Tôi đặt bánh mì xuống và liếʍ tay. “Nếu ở Pico Mundo có người sắp bắn gϊếŧ thì đó chính là Gã Nấm.”

“Ai cơ?”

“Tên mới nãy ngồi tại quầy. Gọi món đủ cho ba người ăn. Ăn uống như lợn bị bỏ đói.”

“Kiểu thực khách cô thích. Nhưng cô không thấy anh ta.”

“Lúc đó cô ở trong bếp. Hắn tái mét, ẻo lả, toàn thân chỗ nào cũng tròn quay như thứ mọc trong hầm của Hannibal Lecter.”

“Anh ta toát ra rung cảm xấu à?”

“Khi rời khỏi đây, Gã Nấm có cả đám ông kẹ đi theo hộ tống.”

Cô Terri cứng đờ người và cảnh giác quan sát khắp quán. “Hiện giờ có tên nào ở đây không?”

“Không tên nào hết. Lúc này đây đặt giả thuyết điều tồi tệ nhất chính là Bob Trùm sò.”

Tên thật của vị trùm sò kia hình như là Spinker nhưng chúng tôi đã lén đặt cho ông ta cái tên này. Không thèm đếm xỉa đến tổng giá trị hóa đơn lúc nào ông ta cũng chỉ bo hai mươi lăm xu.

Bob Trùm sò cho rằng ông ta đã hào phóng gấp hai rưỡi. John D. Rockefeller, nhà tỉ phú bia. Tương truyền, ngay cả khi đến những nhà hàng sang trọng ở Manhattan, Rockefeller cũng chỉ bo mười xu như thông lệ.

Tất nhiên vào thời ông John D, giai đoạn bao trùm cuộc Đại Khủng hoảng, mười xu mua được một tờ báo và bữa trưa tại máy bán thức ăn. Thời nay, hai mươi lăm xu chỉ được mỗi tờ báo và bạn sẽ không muốn đọc bất cứ tin nào trong đó trừ khi bạn là tên ác da^ʍ, bạo da^ʍ hay kẻ khốn cùng cô độc nghĩ đến cái chết, liều mạng kiếm tình yêu đích thực trong mục tự giới thiệu.

Cô Terri lên tiếng. “Có lẽ Gã Nấm này chỉ ghé qua thị trấn rồi chạy thẳng ra quốc lộ sau khi đã vét sạch đĩa thức ăn.”

“Con có linh cảm gã vẫn còn lảng vảng quanh đây.”

“Con sẽ kiểm tra gã đó à?”

“Nếu con tìm thấy gã.”

“Cần mượn xe cô không?”

“Chắc trong khoảng vài giờ.”

Tôi đi bộ đến chỗ làm. Đi xa hơn tôi chạy xe đạp. Trong những trường hợp đặc biệt, tôi dùng xe hơi của Stormy Llewellin hoặc của cô Terri.

Quá nhiều thứ vượt ngoài tầm kiểm soát của tôi: sự chết chóc vô tận với những lời thỉnh cầu, bọn ông kẹ, các giấc mơ mang điềm báo. Nếu không đơn giản hóa cuộc đời mình ở mỗi phạm vi kiểm soát được, chắc tôi đã có bảy kiểu điên khác nhau từ lâu, mỗi ngày trong tuần một kiểu. Chiến lược phòng ngự của tôi như sau: không xe hơi, không bảo hiểm nhân thọ, không sắm quần áo hơn mức sự thật cần thiết, hầu hết là áo phông, quần kaki và quần jeans, không du lịch đến những vùng đất lạ, không tham vọng lớn.

Cô Terri đẩy chùm chìa khóa xe sang cho tôi.

“Cảm ơn cô,” tôi nói.

“Chỉ cần đừng lôi kéo bất kì hồn người nào vào xe. Được chứ?”

“Hồn người chết không cần ngồi xe. Họ có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi mà họ muốn. Họ đi xuyên không khí. Họ bay.”

“Tất cả những gì cô muốn nói là, nếu con cho cô biết có hồn người chết nào ngồi trong xe của cô, cô sẽ mất cả ngày trời để lau chùi ghế ngồi. Cô sợ chết mất thôi.”

“Vậy nếu là Elvis thì sao?”

“Chuyện đó thì khác.” Cô ăn hết miếng dưa chua, “Sáng nay bà Rosalia thế nào?” cô hỏi, ý nói đến bà chủ nhà Rosalia Sanchez của tôi.

“Vẫn hiện hữu,” tôi trả lời.

“Mừng cho bà.”