Chú Ba Lành ngắm nghía cái đυ.c cây và gật gù tỏ vẻ hài lòng cũng vừa lúc thằng Hấu xách bình trà lên với bốn cái ly. Nó rót trà ra ly, mùi trà bốc lên thơm ngát. Chú Ba Lành bưng ly trà lên mời chúng tôi:
- Các cậu uống thử xem, trà nầy tui ướp đó... không có bán ngoài tiệm đâu...
Và thật tự nhiên chú từ tốn thưởng thức ly trà thơm bốc khói, trong lúc tôi, mà chắc cả thằng Chiến từ sáng giờ chưa có gì vô bụng nên bỗng thấy cồn cào. Chú Ba Lành cười:
- Thử đi, bảo đảm không có xót ruột đâu... hì hì, các cậu sáng giờ chưa ăn gì phải không... thui ráng chút về ăn luôn nha... uống trà đi, để nguội không ngon...
Tôi bưng ly trà lên, mùi thơm của nó thật là dể chịu, thử một ngụm, chất trà chát chát, đăng đắng, nong nóng qua cổ họng nồng lên mủi để lại chút vị ngòn ngọt khiến các mạch máu như dản ra, lượng máu lưu thông đưa oxy đến các tế bào nhanh hơn làm con người thật dể chịu... nhìn qua thấy Chiến cũng nhìn lại tôi như cùng cảm nghĩ... Chú Ba Lành chợt đứng lên đi ra ngoài nhìn trời rồi trở vô nói với Chiến:
- Cậu có thể đưa cháu về nhà được rồi.
Chiến ngạc nhiên:
- Ủa, chú Ba chưa làm gì cho thằng nhỏ hết mà.
Chú Ba Lành cười:
- Xong rồi, còn làm gì nữa chứ... Cậu cứ đưa cháu về nhà nghỉ đi, nó mệt rồi đó. Tin tôi đi... rồi chú quay sang tôi:
- Còn Cậu, nếu muốn thì ở lại chơi, hì hì, chắc Cậu cũng biết chơi cổ nhạc...
Tôi tròn xoe mắt:
- Sao chú Ba biết?
- Tôi đoán vậy khi thấy cậu nhìn mấy cây đờn của tôi, cậu đờn hay ca...
- Dạ, ca...
Chú Ba bật cười lớn:
- Hà hà hà... vậy được quá... chú Ba chưa nói gì thêm thì thằng Hấu xen vào:
- Anh ấy ở nước ngoài về đó chú Ba...
- Thì đã sao... Thấy chú Ba Lành đã chuyển đề tài qua tôi, Chiến đành phải bồng thằng Nhân cùng Lực ra xe về. Trước khi Lực cho xe chạy, chú Ba Lành bỗng nghiêm sắc mặt nói với Chiến:
- Tôi giúp Cậu chữa cái chân cho thằng nhỏ là thường tình, Cậu đừng nghĩ sẽ mang ơn hay đền đáp gì cả, an tâm đưa cháu về nghỉ đi, ngày mai nó sẽ khỏi thôi.
Chú Ba Lành chấm dứt câu nói và vổ nhẹ vào vai Chiến. Tôi nói vói theo khi thấy Chiến còn ngoái cổ lại nhìn tôi:
- Chút nữa về tao sẽ ghé mầy. Tôi thấy Chiến gật đầu.
Trở vào nhà, chú Ba Lành đến bên vách lấy cây đờn Kìm xuống, so lại dây và dạo một khúc hơi Bắc. Tiếng đờn Kìm của chú thật mướt, mênh mông, trải dài như cơn gió nhẹ đang miên man qua khu vườn trồng bắp hai bên đường... Chú chợt dằn cái song loan xuống bàn chân:
- Ê, chú em mầy...
- Dạ, cháu tên Bình...
- Hì hì, vậy Bình, mầy chào tổ bản Lưu Thủy đi nha... chơi dứt bản nầy là vừa đúng giờ đó.
Đúng giờ gì chứ, tôi chưa hiểu như thế nào, thì chú Ba đã nhịp song loan làm tôi phải vô ngay... Bèo nước tương phùng, người cùng sở thích gặp nhau... khỏi nói rồi, tôi hát hăng lắm, nên nếu chú Ba không gỏ song loan dứt bài Lưu Thủy, tôi dám qua luôn bài Phú Lục...
Dứt bản Lưu Thủy, chú Ba buông đờn đứng dậy:
- Tới giờ rồi. Chú cầm chiếc đυ.c bằng tre khô mà chú chuốt khi nãy vói tay xuống sàn ván lấy thêm chiếc vồ bằng cây sao đi ra ngoài sân, đến trước gốc cây xoài... cắm chiếc đυ.c vào khe hở giữa hai nhánh, dùng chiếc vồ đập mạnh lên đầu chiếc đυ.c "bốp"...
Tôi há hốc mồm nhìn chiếc đυ.c tre dưới sức đập của chiếc vồ trong tay chú Ba, tôi nghĩ là nó sẽ gãy vụn vì cây xoài dù sao cũng cứng hơn nó nhiều. Nhưng không, nó cắm thật ngọt vào cây xoài chổ phân nhánh hơn quá nửa, và giữa trưa trời lặng gió mà tôi thấy hai nhánh của cây xoài rung lên, cành lá khua xào xạt. Thằng Hấu đứng ngoài sau tôi, buột miệng:
- Thằng nhóc chắc té đái trong quần quá...
Chú Ba đưa chiếc vồ cho nó cười:
- Đem vô nhà dùm tao đi... Nó là con nít, đái ra quần cũng có chi là lạ, mầy lớn đầu rồi mới đáng nói chứ...
Tôi thấy mặt thằng Hấu đỏ gay, bỏ đi vào nhà, ngượng nghịu:
- Chú Ba nầy....
Chú Ba Lành móc trong túi áo lấy bịch thuốc rê mở ra, trong bịch thuốc của chú có thêm một cái hộp thiếc nhỏ, chú mở hộp thiếc nầy lấy một điếu thuốc rê mà chú đã vấn sẳn khi rổi rảnh, đưa lên môi, bật quẹt đá ( loại hộp quẹt có vỏ bằng nhôm, người bình dân rất ưa dùng) mồi và rít một hơi dài, mắt nhìn vào chiếc đυ.c tre. Nhìn theo ánh mắt chú tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy chiếc đυ.c tre hình như đã trồi lên. Lúc nãy rỏ ràng tôi thấy nó ngập xuống thân cây xoài hơn quá nửa mà sao bây giờ đã cao hơn và chú Ba Lành gật gù có vẻ hài lòng. Tôi chưa kịp hỏi, thì chú Ba Lành ném điếu thuốc đang hút dở, đến cầm lấy chiếc đυ.c tre cũng vừa trồi lên hết khỏi thân cây xoài. Tôi nhìn xuống chổ chú Ba đóng chiếc đυ.c tre khi nãy, vỏ cây vẫn liền trơn, không một dấu trầy. Tôi đưa tay sờ vào chổ đó, liền lặn không có lổ hổng nào mà...
- Chú mầy sẽ không thấy gì đâu... tốt, tốt lắm, thằng nhóc hết rồi... hì, hì... chút nữa về chú mầy ghé nhà nó, nói ba má nó pha nước muối âm ấm bóp cái chân nó cho mau tan máu bầm nha... bi giờ thì nó đi đứng bình thường được rồi đó...
Chú Ba nói xong, cầm chiếc đυ.c tre đi vào sau bếp ném nó vào lò lửa đang đỏ than hồng, ngọn lửa bùng lên, chiếc đυ.c tre cháy rụi.
- Bình, mầy ca giọng cũng rong quá hén,ở bên đó có chơi đờn ca không?
Chú Ba đã đổi đề tài khi tôi vẫn còn bán tín bán nghi với những sự kiện mà tôi vừa chính mắt thấy nên ấp úng:
- Dạ, dạ... cũng có nhưng...
- Hôm nay tao bận chút việc, vậy ngày mai nếu rảnh xế xế chú mầy ghé tao đi, tụi mình làm một bửa cho đã...
- Dạ... tôi khoái chí nhận lời ngay.
- Ê, Hấu thui sẳn hôm nay mầy nghỉ làm đi ngọ (*) với tao luôn đi Hấu.
- Đi ngọ ở đâu vậy chú Ba?
- Thì nhà anh Hai Đạt chứ đâu. Ngày mai chôn rồi, hôm nay là ngày chót giúp cho ảnh luôn đi, tội nghiệp bà già ảnh lúc sanh tiền cũng thích nghe, hôm nay mình chơi một bửa để bả đi cho yên lòng, hai ông già Năm Ri và Sáu Mèn giờ nầy chắc đã vào đó, chút mầy về xách cây gi-ta của mầy theo nha.
Quay sang tôi chú nói:
- Thằng Hấu chơi gi-ta cũng khá lắm.
Giờ nầy, thiệt tình tôi muốn chạy về nhà Chiến ngay, để coi thằng Nhân như thế nào, nên sẳn đó từ giả chú Ba Lành:
- Thưa Chú, vậy cháu xin phép về, mai cháu ghé.
- Ừ, nhớ nha...
Tôi bật chống chiếc Honda của tôi xuống, ngồi lên yên đạp máy chào chú Ba và Hấu lần chót, trước khi chạy đi tôi còn nghe Hấu nói theo:
- Anh Bình nhớ ngày mai tới chơi nha...
Tôi đưa tay lên vẩy vẩy cho Hấu biết là mình sẽ y hẹn.
Ra đường lớn, tôi nhìn đồng hồ tay thấy đã hơn 2 giờ trưa, nhưng trước những việc xảy ra, sự hiếu kỳ, thắc mắc đã làm tôi không cảm thấy đói. Tôi về đến nhà Chiến khoảng mươi phút sau đó... Chiến đón tôi ngay trước cửa với nét mặt vui vui:
- Mầy về sớm vậy? chú Ba Lành...
- Chú ấy bận đi công việc, chân thằng nhỏ sao rồi mậy?
- Mầy vào coi đi... Chiến nói xong đi trước...
Thằng Nhân đang ngồi ăn cơm, xung quanh nó mọi người trong nhà Chiến đều đủ mặt... Vừa thấy tôi, Má vợ Chiến nói ngay:
- Cháu Bình nè, Chú Ba nào đó, hay quá đi, chân thằng Nhân đã hết đau, nó đi được hai ba bước rồi nên mới chịu ngồi ăn cơm đó.
Chiến nói với tôi:
- Lúc nãy mới về tới nhà, thằng Nhân đang ngủ trên vai tao, chưa kịp để xuống nó bỗng khóc thét lên kêu " đau quá", mà mắt vẫn nhắm, đái cả lên người tao, và tao cảm giác như có gì đó đè nó xuống vai tao, cái chân bị trặc của nó thì ngay đơ còn chân kia thì đạp lia lịa... nhưng chỉ trong tíc tắc thì người nó dịu nhỉu như cũ, và chổ mắt cá chân bị sưng xẹp xuống thấy rỏ. Vào đặt lên giường thì nó ngủ khò, khoảng 1 giờ sau tỉnh dậy, nó tuột xuống giường và bước đi được mầy ạ... Thiệt tình, nếu không phải con tao, nói ra không ai có thể tin được.
Tôi bước đến nhìn xuống chổ mắt cá chân của thằng Nhân. Thằng nhỏ chắc đã hết đau nên đưa thẳng cái chân ra:
- Con hết gồi... làm mọi người ai cũng cười. Quả nhiên mắt cá chân nó đã xẹp lại bình thường tuy vẫn còn bầm. Tôi nói với Chiến:
- Chú Ba nói, bà xã mầy pha nước muối âm ấm xoa vào chổ bầm cho mau tan, chú nói nó cứ đi đứng bình thường không có gì đâu.
Bà xã Chiến nghe tôi nói, đựng dậy:
- Vậy để em đi làm ngay xoa cho nó.
Tôi vừa định đem những chuyện mắt thấy tại nhà chú Ba Lành kể cho mọi người nghe, thì Ba vợ Chiến cười lớn:
- Thôi mình ăn cơm đi, vừa ăn vừa nói... nãy giờ cả nhà cũng có ý định chờ cháu Bình về ăn luôn... Xuân ơi, dọn cơm lên đi con...
Bữa cơm gia đình Chiến hôm đó hình như mọi người ăn nhiều hơn vì quá trể hay vì vui bởi cục vàng của họ (thằng Nhân) khỏi bệnh và vì một câu chuyện gần như là huyền thoại lại xảy ra ở thời đại vệ tinh nầy. Ba vợ Chiến chép miệng:
- Bùa Lỗ Ban, thuở nhỏ tao cũng có nghe Ông Bà mình nói, được truyền trong giới thợ mộc, và nghe nói có giúp người mà cũng có hại người nữa...
Má vợ Chiến hốt hoảng:
- Hại người, mà hại làm sao?
Ba vợ Chiến cười:
- Ối, hơi đâu mà bà lo, hại là khi nào bà cất nhà cất cửa, người ta mới ếm được chứ... mà tui cũng nghe nói thui, chứ có thấy bao giờ đâu nà.
Tôi hoàn toàn đồng ý với Ba vợ Chiến, vì quả thật tôi cũng có nghe Bùa Lỗ Ban chỉ được truyền trong giới thợ mộc, nhưng tôi thấy Chú Ba Lành không có vẻ gì là hành nghề thợ mộc, nhất là với một con người hiền lành, chất phát yêu thích nhạc cổ truyền như chú không thể nào có hành động hại người được. Tôi nghĩ, sẽ hỏi chú Ba khi có dịp.
(* đi ngọ: đi đàn ca để chia sớt nỗi buồn phiền của gia đình có tang chế, thông thường chỉ chơi nhạc cổ truyền. )
Cơm nước xong, Chiến rủ tôi trong khi vợ nó và Xuân đang dọn dẹp chén dĩa trên bàn:
- Bình, tao với mầy ra đây uống cà phê đi.
Tôi chưa trả lời vì thoáng thấy ánh mắt vợ nó lườm nó thì Xuân nhanh nhẩu:
- Cà phê ngoài tiệm dở òm sao mấy anh thích uống không biết nữa...
Chiến cười nheo mắt nhìn tôi:
- Thì cũng tùy tiệm chứ, nhưng cô an chí tôi không dạy hư thằng Bình đâu.
Cô em vợ Chiến đỏ hồng đôi má, biết mình lỡ lời nên ôm mâm chén đi nhanh ra sau bếp. Tôi cũng có nhiều việc muốn nói thêm với Chiến nên đồng ý:
- Ừ, đi thì đi...
"Đi uống cà phê" ở Saigon bây giờ đã là một cụm từ ai muốn hiểu như thế nào cũng được... theo biết bao thay đổi của Saigon cả về phương diện đạo đức và con người, nên sau khi vắn tắt cho Chiến biết chú Ba Lành có hẹn tôi ngày mai trở lại nhà chú đờn ca chơi và Chiến đồng ý cùng đi, chúng tôi đã bị cuốn vào dòng chảy của một Saigon tɧác ɭoạи sắp vào đêm.
Tôi và Chiến đến nhà chú Ba Lành cũng đã gần 3 giờ chiều như chú đã dặn sau khi ghé chợ mua thêm trái cây. Chiến có mang theo ít đồ nhậu và một lít đế Gò Đen loại thượng hạng, mà nó nói là do một người thân biếu cho Ba vợ nó, nhưng Ông già không uống để dành, hôm nay tặng lại chú Ba Lành uống lấy thảo, sau nỗi vui mừng thấy thằng Nhân đã hoàn toàn bình phục chỉ trong vỏn vẹn một ngày.
Trước sân nhà chú Ba đã có vài chiếc Honda lẫn xe đạp.
Hấu chạy ra đón chúng tôi:
- Chú Ba và các chú bác có ý chờ các anh đó.
Hắn đón lấy túi trái cây, đồ nhậu và chai rượu trong tay tôi, khi Chiến dựng, khóa xe. Tôi hỏi Hấu khi nghe trong nhà có giọng nữ đang ca:
- Mấy chú bắt đầu lâu chưa vậy Hấu?
- Mới chào sân bài Lưu Thủy đó anh... anh vào đi, bài Lưu Thủy "Xữ Án Tô Đắc Kỷ" là bài ruột của chị Tư Én đó... Hấu ôm đồ đi nhanh vào sau bếp mà tôi thấy có thấp thoáng vài bóng người nữa, sau khi cười bằng đuôi mắt với tôi.
Đã quá trưa trời dịu nắng, cơn gió nhẹ đầu thu lướt qua cành lá hàng cây quanh nhà xào xạt, giọng ca người con gái cao vυ't, nhẹ nhàng, oán than thân phận dùm cho một nhân vật dù có dù không, hoà trong tiếng đàn khi khoan khi nhặt, thật làm dịu lòng người...
Tôi cùng Chiến bước vào nhà, khi nghe tiếng song loan đôi nhịp dứt bài Lưu Thủy...
Chú Ba Lành buông chiếc đờn kìm xuống ván, mấp mấp điếu thuốc rê trên môi kêu tôi:
- Vào đây Bình...
Quay sang Chiến chú tiếp:
- Chú em mầy khỏi nói, tao biết thằng nhỏ hết rồi chứ gì... hì hì, chú mầy biết đờn ca không?
- Dạ, không biết, nhưng cháu biết nhậu và biết nghe... Chiến vui lây trong cái chất phát của chú Ba Lành.
- Hà hà vậy được rồi... chú chỉ tay vào người đang ôm cây đờn guitar trạc tuổi chú:
- Ổng là Năm Ri... và người đang kéo đờn cò già hơn, tóc bạc trắng, móm sọm:
- Ông già đó là Sáu Mèn... quay sang tôi, chú nói:
- Nó là thằng Bình mà hôm qua bên nhà Hai Đạt tôi có nói với hai anh đó.
Tôi cúi chào hai ông bạn của chú Ba, chưa kịp nói gì thì chú Ba Lành đã tiếp:
- Còn con nhỏ đó là con gái của anh Năm đây... Tư Én, Tư Nhạn gì đó, nhưng cho chú mầy biết, con nhà tông, thượng thừa thất thập nhị huyền công đó nha...hì hì...
Trước khi bước vào nhà chú Ba, giọng ca của cô gái đã cuốn hút lấy tôi và khi vào trong, mái tóc dài đen mượt xoả xuống bờ vai, khuôn mặt không điểm trang bình dị, đôi mắt tròn long lanh chất phát, khiến người nhìn vào không khỏi nao nao... nhưng nghe chú Ba Lành nói "thượng thừa thất thập nhị huyền công" gì đó khiến tôi không khỏi lại nhìn vào cô gái.
- Chú Ba nầy... Cô nói nhỏ và cúi xuống so dây chiếc đờn tranh để trên ván trước mặt cô.
Chú Năm Ri hỏi tôi:
- Nghe anh Ba nói, chú em mầy biết chơi bài bản hả, học ở đâu? và bên đó có chơi thường không?
- Dạ, cháu đi chơi học ở bạn bè và các chú các bác, trước khi qua Mỹ, còn ở bên đó cũng có chơi, nhưng hiếm lắm vì người biết ca và biết đờn bài bản rất khó gặp nhau...
-Được rồi, biết tới đâu làm tới đó... chú Ba Lành xen vào và chú ôm cây đờn Kìm lên:
- Hồi nãy con Tư mở đầu bài Lưu Thủy rồi, Bình mầy tiếp bài Phú Lục đi, rồi sau đó muốn chơi gì thì chơi... Tư, mầy đờn tranh đi để anh Sáu hút thuốc...
Trong giới chơi đờn ca nhạc tài tử, người cùng lúc biết đờn và ca đã hiếm lại biết thất thập nhị huyền công tức biết hết thập loại bài bản cổ nhạc lại càng hiếm hơn. Bây giờ trước mặt tôi người đó lại là một cô gái xinh đẹp, khiến tôi nửa tin nửa ngờ nên tôi đã đem hết công lực thi thố... và tôi nghĩ mình cũng không làm chú Ba Lành thất vọng khi giới thiệu tôi, khi tôi dứt bài Phú Lục và nghe chú Sáu Mèn gật gù:
- Cũng được... và chú nâng cây đờn cò lên rao:
- Ca Hạ đi...
Thiệt tình mà nói, chơi bài bản tôi thích nhứt là dòng nhạc lễ nầy, nên chú Sáu Mèn rủ ca Hạ khác gì trúng tủ, nhưng tôi mại hơi:
- Dạ... nhưng để cô Tư...
Chú Sáu Mèn cười lớn:
- Nó ca thì tụi tao nghe hoài, hôm nay để nó đờn đi...
Phải nói ca bài Ngũ Đối Hạ (người trong giới chỉ nói tắt là bài Hạ) với một dàn đờn hùng hậu tranh,kìm,cò,guitar thì còn hứng nào hơn, nên tôi đâu từ chối nữa, và qua tiếng nhạc mênh mông réo rắt tôi như muốn vẻ lại trận chiến hào hùng của Gia Cát Khổng Minh giúp Châu Du đốt chiến thuyền của Tào Tháo trên sông Xích Bích...
Tôi ca vừa dứt bài Hạ thì Chiến, Hấu và bốn người nữa, hai nam hai nữ, mà sau đó tôi được giới thiệu là hai cặp vợ chồng, anh Nam chị Liễu, anh Sơn chị Bê, đã dọn lên trái cây, đồ nhậu, bánh mì, để vừa đờn ca vừa lai rai. Người đi chơi đờn ca thật là giản dị, ai có gì mang theo nấy, rồi cùng ăn uống vui chung với nhau. Chiến khui chai đế Gò Đen đưa cho chú Ba:
- Ông già cháu gởi chú Ba uống lấy thảo, chú thữ xem...
- Cha thơm dữ bây... anh Sáu vô trước đi... Chú Ba Lành cười khà, rót rượu ra chiếc chun nhỏ Hấu vừa đưa cho chú, trao cho chú Sáu Mèn.
Chú Sáu Mèn vô xê ngay, khà một tiếng, gắp miếng chả chiên đưa cay xong, liền xốc cây đờn cò:
- Sẳn rượu ngon hì hì, vợ chồng thằng Nam bây với thằng Hấu làm một màn "tống tữu Đơn Hùng Tín" đi...
- Còn đứa nào làm Tần Quỳnh? Chú Năm Ri vừa rao Bắc vừa hỏi.
- Để con. Anh Sơn, chồng chị Bê mau mắn.
- Ừ, được đó nè vô.... chú Ba Lành gỏ song loan.
Buổi đờn ca thật náo nhiệt và vui vẻ, mọi người đều giãn dị chân thành như phong cách của dòng nhạc cổ miền Nam. Hấu tuy còn trẻ nhưng ngón đờn guitar của hắn thật mướt, nghe hắn rao đờn, nếu có chút máu văn nghệ không thể nào không muốn vô vài câu vọng cổ, đặc biệt là hắn có giọng ca hài bão đãm nghe không cười không lấy tiền.
Tôi đã may mắn có được dịp chứng tỏ lòng ngưởng mộ của mình với cô Tư Én (Hấu nói cô tên thật là Yến, nhưng ở nhà kêu trại ra thành Én, lâu ngày thành thói quen luôn ) khi chị Bê vừa ca dứt bài "Men rượu Sa Kê" và chú Ba Lành đề nghị:
- Con Tư bây để đờn tranh cho Ba bây đi, thằng Hấu gi ta, bây ca luôn bài "tống tữu Ô Hắc Lợi " đi.
- Nhưng... cô Tư Én ngập ngừng.
- Thì bây làm một mình có chết con ma nào đâu. Chú Ba Lành cười.
Tôi buột miệng:
- Nếu là bài của SG Viễn Châu thì cháu biết.
- Cái bài vô "Đêm nay rượu tiển sao cay đắng" đó... chú Ba Lành quay sang tôi.
- Vậy đúng rồi... tôi nhìn Tư Én lúc đó cũng đang nhìn tôi:
- Tôi làm Ô Hắc Lợi nha... và tôi thoáng thấy Tư Én cười.
Bài ca "Tống tữu Ô Hắc Lợi" nầy, Ông cụ tôi rất thích nên trên xe tôi có cái băng cassette thu bài nầy để khi Ông cụ lấy xe tôi đi, Ông cụ nghe... tôi nghe ké nhiều lần nên thuộc lòng, không ngờ hôm nay lại được hát nó chung với người mình cũng muốn làm quen.
Chú Ba Lành vừa đạp song loan dứt bài ca đã cười ha hả nhìn chú Năm Ri:
-Tụi nó làm cũng giống Ô Hắc Lợi với Phi Long quá chứ há... Ê, Bình, tao thấy mầy hát với con Tư xứng đó nha, ở bên đó có chơi vui như vầy không?
Tôi chưa biết phải trả lời sao với chú Ba thì chú Năm Ri hỏi tôi:
- Chừng nào thì cậu trở về bển?
- Dạ thứ ba tuần tới.
- Ối, chuyện về ở tính sau... chú Sáu Mèn xen vô... bây ca "Tứ Bữu Liêu Thành " đi.
Nhìn tôi ngẩn người ra, chú Năm Ri nói:
- Mấy bài đó chắc nó không biết đâu... rồi chú quay sang tôi:
- Gần đây, nhạc giới trong nước đã ra công sưu tầm cũng như cải biên bài bản cho phong phú thêm kho tàng âm nhạc nước nhà. Cặp Tứ Bữu Liêu Thành và Ngũ Châu Minh Phổ là một điển hình.