Tôi Không Phải Tiểu Nguyệt

Chương 24: Là một cái gai đã sinh sôi

Trấn Hữu?

Đó không phải là tên người trên khung ảnh kia sao?

Khung gỗ nhỏ l*иg một bức ảnh trắng đen cũ bạc màu, lại được cẩn thận treo trên một góc bàn thờ, mỗi ngày đều hưởng hương khói cùng ông bà. Xuyên qua khung gỗ nhỏ, thiếu niên trên bức ảnh chỉ độ mười lăm, mười sáu, nụ cười còn rực rỡ ngây ngô vậy mà lại ra đi mãi mãi.

Đó là em trai ba.

Em trai duy nhất ông thừa nhận. Người không có quan hệ máu mủ với ông. Nhưng lại là người em trai ông yêu thương đau lòng nhất. Chẳng phải chú ấy mất vì tai nạn giao thông sao? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Có liên quan đến chú Chiến sao?

Chú Hữu mất khi còn rất trẻ.

Thỉnh thoảng đến ngày giỗ chú, ba thường ngồi lau di ảnh mà thở dài. Ba cô từng kể chú gặp tai nạn xe ngoài đường, nên lúc đó thậm chí quan tài cũng không được đem vào nhà. Khi đó thời thế chuyển giao, kinh tế khó khăn, ông không đủ tiền xây mộ chỉ có thể lấp một khối đất chôn nơi đỉnh cao không bị lụt.

Có ai nghĩ đến sự bất lực của người thanh niên khi tận tay lấp từng lớp đất, phủ lên quan tài gỗ lạnh lẽo, mà người ông em trai ông yêu thương như máu mủ nằm bên dưới đã là một đống hỗn độn xá© ŧᏂịŧ.

Mộ chú không lâu sau lại được đắp thêm một ngôi kề bên. Bác Trấn- ba ruột chú Hữu, kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh, vốn đã lớn tuổi bệnh liệt giường không bao lâu cũng không còn động lực sống mà đi theo con trai mình.

Nơi đỉnh đồi hoang lạnh, ai lại ngờ sau này lại trở thành một trong những khu nghĩa trang lớn của thành phố. Hàng xóm láng giềng càng đông, mộ phần xung quanh càng thập phần phong phú hoa lệ. Chỉ có hai nấm mồ đất quạnh quẽ đơn bạc, may mắn mỗi năm đều có hương nhang khói tỏa. Ba cô không bao giờ quên, nơi đường đất quanh co dẫn đến đỉnh đồi kia, có hai người từng thân cận nhất với mình nằm đó.

Đó là tất cả những gì Tiểu Nguyệt thường nghe kể nỗi hối tiếc trong ba. Cái dằm đau đáu cứ ghim mãi trong lòng ông, bất lực nhổ ra. Ba vẫn muốn một ngày nào đó để dành đủ tiền để xây hai ngôi mộ có đài sen, có mái vòm hoặc ít nhất không phải chỉ là hai nấm đất sơ xài. Chỉ tiếc chế độ thời đại thay đổi quá nhanh, tiền lúc trước đều phải quy đổi sang tiền mới, càng mất giá. Đừng nói tiền bạc cả đất đai, cả xi măng vật liệu cũng tăng. Mọi thứ đều tăng, mà sinh hoạt phí gia đình cũng là gánh nặng thì tiền đâu để đấp mộ xây thành.

Tất nhiên, hai cô em gái đã có gia đình đeo gánh nặng riêng sẽ luôn tìm cách khước từ đề nghị hùn tiền xây mộ cho ân nhân. Dù sao người sống vẫn quan trọng hơn người đã mất. Nhất là người không có quan hệ máu mủ ruột rà.

Thật sự là cái gai cái nút trong lòng ông đằng ấy năm đã bén rễ sâu tận tâm khảm, nhưng ông lại bao lần vì cuộc sống bào mòn mà tự mình nhổ từng cái, từng cái gai ấy. Nó là sự hổ thẹn, xót xa đối với người đã thu lưu ông và những đứa em gái mình trong lúc khó khăn chơi vơi nhất. Vì thế khi đến nơi, thậm chí dù ôm cái nút thắt to lớn trong lòng, ông vẫn hi vọng những điều tên kia nói đều là dối trá, là chia rẻ tình anh em bằng hữu giữa họ. Nhưng không..

Hai ngôi mộ đang được xây cất đường hoàng nghiêm chỉnh nằm dưới mái vòm ngói đỏ. Tổng quan cứ như tòa tiểu viện nhỏ chứa đựng hai ngôi nhà chữ nhật. Những trụ sen hồng nhạt còn đang được quét sơn, bia mộ đen tuyền in khắc hai khuôn mặt thân thuộc được trang nghiêm đặt trước cổng viện. Mà bóng người đeo kính đang dựa vào thân cây gọi điện thoại, mắt lại nhìn về hướng thợ xây giám sát lại khiến ông nghiến răng.

Vốn ông không tin lời tên khốn kia nói, giờ trước mắt sự thật chẳng phải rõ ràng rồi sao?

"Anh à, em biết giờ có nói gì anh cũng không cứu vãn được sự thật. Sự tình năm đó quá hỗn loạn, không ai kiểm soát được tình huống lúc đó.." Giọng chú Chiến nhỏ nhẹ, muốn tìm một lối thoát giữa cơn giận dữ của người đàn ông này.

"Nên? Bây giờ chú lương tâm cắn rứt? Quay trở lại để đền bù cho tội lỗi của mình sao?"

Người đàn ông đeo kính bất đắc dĩ lác đầu thở dài. "Quả thật em muốn làm chút gì cho chú ấy, nhưng em không cho rằng chính mình lúc đó đã làm sai. Chỉ là không lường trước được sự có mặt của Trấn Hữu khi đó mà thôi."

Giai đoạn chuyển biến xã hội, việc thanh trừng các bang phái lớn là điều tất yếu, những ung nhọt xã hội cần được gọt bỏ triệt để.

Hai bên đối đầu, trận nã súng kinh hoàng khiến mọi người trên thuyền hoảng loạn, rất nhiều kẻ đã nhảy xuống biển bơi về bờ để mong trốn được kiếp nạn. Cái bến bờ đại dương xa xăm hoang đường mang đi giấc mơ về một quốc gia hoàn mỹ, một đất nước giàu có và thịnh vượng, đã nhấn chìm tất cả những kẻ lên thuyền.

Người đàn ông trung niên thấy cuốn họng nghẹn thắt. Bản thân ông không phải là kẻ vô tội, nhưng lại không dám đối mặt với sự thật. Mình bị quả báo rối, quả báp đó lại đáp lên người em trai ông thương yêu nhất.

Những năm chiến tranh mẹ ông vì đất nước hi sinh trong nhà tù. Đến khi hòa bình cái danh hiệu liệt sĩ của bà cũng không thể bị đạp bỏ bởi đứa con du hồn các đảng này. Nhưng lúc mẹ ông mất đi đã để lại ba đứa trẻ nheo nhóc, đứa lớn nhất mười hai tuổi dắt tay hai đứa em gái nhỏ sinh tồn sao đây?

Là cha Trần Hữu đã cưu mang ba đứa trẻ mồ côi này.

Khi đó các bang phái phân chia quyền lực gắt gao. Cha Trấn Hữu cũng chỉ là hạng tôm tép, cuộc sống giang hồ lại một mình nuôi bốn đứa trẻ. Trấn Hữu, đứa nhóc nhỏ vẫn luôn coi hắn như anh ruột. Cậu gọi hắn một tiếng anh trai thật trong trẻo, khiến hắn như kẻ khát khô trong sa mạt được người cấp cho một ngụm nước nhỏ mà cứu cả mạng sống của kẻ đó.

Người đàn ông trung niên bây giờ lúc đó cũng chỉ là đứa trẻ mười hai tuổi. Lạc lõng, bơ vơ, đói khát và đã được cưu mang. Mà người thanh niên năm đó muốn vì danh dự của mẹ mình mà tẩy trắng bản thân, lại không ngờ đẩy ra bi kịch cho chính ân nhân của mình.

Lúc trước người đàn ông đau lòng cho đứa em trai bạc mệnh, cho người bác nuôi nấng mình mạng khổ. Nhưng khi biết được sự thật, cái gai trong lòng người đàn ông đã phá màng chui ra, đâm đến đau đớn tim ông. Là do ông, một tay ông tạo nghiệt gây nên.

Người đàn ông người xụp xuống chiếc ghế sô pha dài. Mái đầu vốn đen nhánh thuở thiếu thời nay nhìn sâu vào trong đấy đã có len lõi vài sợi trắng xóa. Ông cúi gầm mặt chôn đầu vào tay, bả vai run lên.

Người đàn ông đeo kính sững sờ, gã chưa bao giờ thấy bộ dạng bất lực yếu đuối của người trước mắt. Sai? Rốt cuộc là ai đã sai trong chuyện này. Gã từng ganh tỵ, từng ghen ghét với cái tên luôn treo trên miệng người thiếu niên năm ấy. Nhưng khi người đã thật sự khuất thì mọi thứ đều vô nghĩa, mà tình cảm trẻ con qua bao nhiêu năm lại có thể nhạt dần, chỉ còn lại sự không cam lòng và bất mãn ngây ngốc.

Bàn tay trắng nõn được chăm sóc kỹ càng rụt rè đưa lên, chạm nhẹ vào bả vai người đang ngồi, cẩn thận vỗ nhẹ vài cái, như trấn an, như an ủi. Mà gã có tư cách sao?

"Về đi.."

"?"

"Tôi nói chú về đi. Tôi muốn yên tĩnh một mình.."

Giọng ông khàn khàn nghe như cố nén trong cổ họng, lại rất nhỏ như từ kẻ răng cố gắng nặn ra. Cố hết sức mà nói ra, ông đang rất mệt mỏi, cả tâm lẫn thân đều mệt mỏi. Người đàn ông cần tự mình nghĩ lại, tự mình giải quyết chỉnh đốn tâm trạng của bản thân. Đã hơn bốn mươi rồi, không còn là thiếu niên xốc nổi ngày xưa.

"Được."

Chỉ một từ đáp lại, nhưng nó như gói trọn mọi thứ nặng nề trong lòng người đàn ông đeo kính.

"Anh.. nghỉ ngơi đi." Nói rồi chú Chiến xoay người bước xuống cầu thang. Người đàn ông sơ mi gọn gàng, đeo kính trí thức, chỉ là một ít tóc mái vốn vuốt keo gọn gàng lại có chút hỗn độn rũ xuống, che đi một phần đáy mắt đỏ thẳm của chủ nhân nó.

"Cái kia.. Mộ cũng không cần cậu tiếp tục." Một câu cắt đứt tất cả. Vốn là xây một con đường bù đắp cho quá khứ, nhưng người ta không chịu nhận, mà gã cũng không có tư cách ép người đó nhận.

"Được."

Tiểu Nguyệt nghe tiếng ba cô tiễn khách.

Cô lén lút nhìn ra, qua mép tường gạch xanh nhạt, không khí ngoài phòng khách thật sự quá nặng nề. Sự nóng bức bao trùm cả không gian chật chội. Người đàn ông trung niên ngồi trên ghế sô pha áo ngoài đã cởi bỏ sạch nút như chỉ tạm khoác hờ trên người. Áo ba lỗ bên trong áp chặt cơ ngực quần tây đôi chọi nhau nhưng lại không xuề xòa, cơ bắp căng chặt đã tôn lên sự hoang dã của đàn ông hơn bốn mươi tuổi, đầy tráng niên sung mãnh. Mà người đàn ông đeo kính kia cả bả vai như sụp xuống, áo sơ mi dường như bị cài lệch, cả cơ thể đầy chật vật. Đôi mắt hiền hòa kia giờ phút này ửng đỏ như kiềm nén mọi uất ức của bản thân, nhưng vẫn lễ phép chào một tiếng anh hai em về.

Trước khi bước xuống cầu thang người đi ông còn để lại lời nhắn: "Sáng mai em tới đón anh.." Rồi như chần chừ một chút chờ đợi câu trả lời, nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng trầm mặc. Sự lúng túng xấu hổ chưa từng thấy ở người đàn ông thành đạt này lại thoáng lộ ra, người đàn ông đeo kiếng như cố níu giữ một tia hi vọng, lặp lại lần nữa như sợ lúc đó giọng mình không rõ ràng, mà người nghe không nghe rõ.

"Ngày mai em.." chỉ là lời chưa nói hết đã bị cắt đứt. "Không cần.."

"Không cần đến đón tôi. Tôi tự có xe đi."

Bàn tay nắm thành cầu thang run lên, từng khớp ngón tay hiện rõ, những đầu ngón tay trắng mịn bấu sát vào thành gỗ xấu xí.

"Anh.. hai.."

RẦM! XOẢNG!

Là tiếng thủy tinh va mạnh xuống nền gạch men cứng rắn.

Người đàn ôngđứng đối diện với dãy cầu thang trước mắt cả người như run lên một cái, đôi vai hơi gầy dào động nhẹ, sau đó là tiếng bước chân vội vã chạy xuống. Như là chạy, chạy trốn. Chạy trốn khỏi cơn giận dữ của người đàn ông trên lầu ấy.

Người bên lề đường dường như chờ sẵn, cứ thế mở cửa đón chủ nhân mình. Như một kẻ chuyên nghiệp, người tài xế không hỏi lý do chật vật của ông chủ. Chỉ là đôi mày dày nhíu lại thật sâu, mà ánh mắt tối đen lại bị che khuất bởi lớp kính màu ngà to đậm.

Bánh xe lăn một đường thật dài. Bên trong xe không khí vì điều hòa bật số lên mà trở nên lạnh lẽo. Người bên trong cầm lấy hộp thuốc lá rút một điều đưa lên miệng, tay cầm điếu thuốc với cái nhãn hiệu quen thuộc mà quen run run như nửa muốn châm, nửa không. Người ngồi ghế lái nhìn qua gương thấy một màn này thì kinh hoảng.

"Ngài không thể hút thuốc!"

Người đàn ông vốn nho nhã, hiền lành, bộ mặt tức khắc trở thành lạnh lẽo. Ánh mắt sau lớp kính bỗng toát ra tia sáng lạnh, như một sự hung tàn được chôn giấu tận sâu đáy mắt, nay không có người kia bên cạnh bản chất không cần che dấu đã nhanh chóng bộc phát.

Người ngồi ghế lái như biết rõ điều gì chỉ rùng mình, tập trung chuyên môn. Người đằng sau dựa đầu vào lưng ghế, cả cơ thể như muốn thả lỏng lại như không thể, vẫn căng chặt khó chịu. Ngón tay xinh đẹp vuốt ve hộp thuốc, đôi môi mỏng mím chặt đầu thuốc, thuốc vẫn chưa hề được châm. Miệng vẫn lầm bầm một đoạn thơ ca nhỏ. Nghe như tiếng gió, nghe như tiếng thiếu thời xa xưa tràn về.

"Đêm gối chung chăn thành đôi tri kỷ.."

Người đã chết rồi, còn muốn cản trở sao.. nực cười.