Vô Hạn Lưu: Giọng Nói Đến Từ Vực Sâu

Quyển 1 - Chương 10: Tắm Rửa

Từ Tĩnh Nhàn rơi vào im lặng, bà nhấp môi.

Đây là một dạng biểu hiện tâm lý phòng ngự. Bà đang suy nghĩ, cân nhắc xem liệu có nên để cho Giang Diệu rời khỏi chính mình và ở lại với bác sĩ một đêm.

Ôn Lĩnh Tây cũng không thúc giục. Anh biết rõ rằng việc này đối với một người mẹ đã từng đánh mất con trai là một sự lựa chọn khó khăn cỡ nào.

Sau một lúc lâu, Từ Tĩnh Nhàn thở hắt một hơi. Giống như một quả bóng bị xì hơi.

“…… Tốt, cứ như thế đi. Vậy làm phiền bác sĩ Ôn đêm nay.” Bà rũ mắt, giọng điệu trầm thấp.

……

Ôn Lĩnh Tây tan tầm vào lúc kim đồng hồ chỉ tới số năm. Từ Tĩnh Nhàn vẫn luôn ở khu nghỉ ngơi chăm sóc cho Giang Diệu, thẳng đến khi năm giờ, bà mới rời đi một mình.

Đối với việc mẹ mình rời đi, Giang Diệu cũng không có quá nhiều phản ứng đặc biệt.

Nếu như là một bệnh nhân khác giống như Giang Diệu mắc chứng tự kỷ thì khi người mẹ thân thuộc đối với bản thân rời đi, sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái lo âu, khó chia lìa.

Giống như chủ nhân và chú chó nhỏ, mặc dù mỗi ngày chủ nhân sẽ ra khỏi nhà đi làm vào một thời điểm cố định nhưng chú chó nhỏ sẽ không có cách nào làm quen cũng như là kiên nhẫn chờ đợi. Chúng sẽ bám lên thành cửa sổ hoặc chờ ở sau cửa chính trong trạng thái lo âu, bất an và chỉ muốn được gặp chủ nhân.

Cho nên việc mà những chú chó cảm thấy buồn sau khi chủ nhân đi ra ngoài có thể hiểu được là do cảm giác lo âu, không muốn chia xa.

Mà Giang Diệu lại cho thấy biểu hiện hoàn toàn ngược lại, cậu rất ổn.

Giang Diệu không khóc không nháo, an an tĩnh tĩnh mà đứng cạnh Ôn Lĩnh Tây.

Chỉ là ngay khi chiếc xe hơi màu trắng thuộc quyền sở hữu của mẹ mình rời khỏi bãi đỗ xe, Giang Diệu mới nhẹ nhàng mà nói một câu:

“Thiên nga đi rồi.”

Thiên nga, đây là cách gọi của Giang Diệu đối với mẹ mình.

Từ nhỏ đến lớn, cậu đều không có nói qua một tiếng “Ma Ma “ hay là “Ba Ba“.

Chính xác mà nói thì Giang Diệu đối với cách xưng hô của mỗi người đều có những cái biệt danh đặc thù dành cho từng người một.

Mẹ Từ Tĩnh Nhàn là “Thiên nga”, cái này biệt danh có thể lý giải tốt, bởi vì mẹ cậu là một vũ công ba lê, khí chất ưu nhã, thực dễ dàng khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh con thiên nga cao quý.

Trong khi đó cha cậu Giang Nhất Hoán, là “St. Bernard”. Ôn Lĩnh Tây đã từng gặp qua vị này học giả, là một người hiền lành tốt bụng, sâu bên trong ánh mắt màu nâu ấy là tràn ngập tình yêu thương mãnh liệt đối với học thuật và sinh hoạt. Thật ra hình tượng trên so với “St. Bernard” của viện nghiên cứu chó cứu hộ không quá giống nhau.

Đến nỗi chính bản thân Ôn Lĩnh Tây……

“Labrador 7.” Giang Diệu cúi đầu, mờ mịt mà nhìn đôi tay của chính mình nói “Không thấy con côn trùng nhỏ đâu nữa rồi.”

Bọ rùa bảy chấm, vào thời điểm Giang Diệu đang rơi vào giấc ngủ đã được Ôn Lĩnh Tây thả lại vào bồn hoa.

Ôn Lĩnh Tây cười cười, đi đến bên kệ sách ôm chậu hoa về “Nó ở chỗ này. Cậu nên mang theo cả nhà nó đi cùng thôi.“

....

Labrador 7 là biệt danh mà Giang Diệu đặt ra để gọi Ôn Lĩnh Tây.