Gai Ngược Mùa Xuân

Chương 2: Thềm núi

Chùa Nhạn Thanh trên núi Nhạn Thanh, người hành hương không nhiều nhưng hương hỏa không dứt.

Đường đến lối ngôi chùa cũ trên đỉnh núi qua hai ngàn bậc thềm đá, người đến hành hương phần đông là người giàu sang mê tín, những người này sở hữu càng nhiều càng thành tâm.

Nghe nói gia chủ nhà họ Hà hiển hách ở thành phố Giang, thuở thiếu thời từng ba bước một lạy đến đỉnh núi, sau khi xuống núi mới làm ăn phát đạt như ngày hôm nay, người nhà họ Hà mỗi năm đều đến cúng trả.

“Thiếu gia còn nhớ không, năm đó cậu ở thềm núi này được tiên sinh cứu.” Trợ lý thời trẻ có ngũ quan hiền lành, cười tươi chỉ cho đứa trẻ xem mái đình lưng chừng núi: “Lúc đó cậu gầy hơn bây giờ, co ro trong đám cỏ, không khóc cũng không la, đôi mắt như nai tơ làm người ta mềm lòng.”

Ngày mồng một, nhà họ Trình chi tiền bao trọn chùa Nhạn Thanh và đường núi lân cận, Trình Khác Hành lên núi Nhạn Thanh mười mấy năm, chưa từng dừng bước nghỉ ngơi lần nào, nhưng bây giờ nhiều thêm một gánh nặng, đứa bé đi chưa được hai trăm bậc đã mềm chân thở gấp, nhưng vẫn rất ngoan ngoãn, không quậy cũng không khóc, mặt mũi trắng nhợt cụp mắt đi đằng sau.

Người bên cạnh không ai dám bế nó, Trình Khác Hành rũ mắt, chỉ mới nửa đường, dừng lại bên mái đình nhỏ, đặt chân bước vào.

Người làm bốn mắt nhìn nhau, vẫn là trợ lý của Trình Khác Hành nhanh nhảu, vội dắt tay bé thiếu gia theo chân ông chủ.

Lúc thanh niên vọt miệng dỗ đứa trẻ, Trình Khác Hành đưa lưng về phía họ. Rốt cuộc vẫn chưa vào tuổi thành niên, vai của Trình Khác Hành chẳng rộng như những người thương gia già dặn, cơ nghiệp nặng nề đè trên vai thiếu niên, cho dù thường ngày có quyết tuyệt lanh lợi đến nhường nào, lúc này bóng lưng vẫn có chút mong manh chưa từng thấy.

Nhưng cũng chỉ là một khoảnh khắc ngắn ngủi, tựa như đám sương vắt ngang sườn núi, bị hơi lạnh hóa thành băng.

“Là bậc thứ mấy?”

Giọng trẻ con của Trình Trú Hồi mềm như bông, cũng rất trong trẻo, cứ làm cho người ta nhớ đến cơn mưa mùa xuân lúc đưa nó về nhà.

Trợ lý ngây ngốc, Trình Trú Hồi thấy anh không hiểu, kiên nhẫn hỏi thêm một lần: “Tiên sinh nhặt được con ở bậc thứ mấy?”

Đây là câu hỏi gì. Thanh niên gượng gạo mím môi, trong lòng đang nghĩ nên làm thế nào để qua loa cho hết, nhưng lại bị một giọng nói không ai ngờ đến tiếp lời trẻ con ngây thơ.

“Ba trăm hai mươi.”

Trình Trú Hồi ngẩng đầu, đối diện ánh mắt Trình Khác Hành.

Ngày 20 tháng 3, bậc thang thứ 320, Trình Khác Hành nhặt được một đứa trẻ bị người khác bỏ rơi.

Người bỏ rơi nó có lẽ muốn đưa nó đến ngôi chùa cổ trên đỉnh núi, nhưng bậc thang quá dài, đi không hết.

Ánh mắt của trợ lý trở nên rối rắm. Anh từng suy tư vấn đề này, chỉ cảm thấy đứa bé này rất may mắn, thế mà có thể làm cho Trình Khác Hành nổi lòng từ bi nhặt về, bây giờ nghĩ đến thân thế của gã, lại cảm thấy đứa trẻ sớm trưởng thành này có chút đáng thương.

Nhưng Trình Trú Hồi chỉ quay đầu nhìn bậc thềm trên núi một chút.

Bọn họ đang đứng ở bậc thứ 250, chỗ đứa trẻ bị bỏ rơi ngay ánh mắt của nó.

Hóa ra gần như thế.

“Đang nghĩ gì đấy?” Trình Khác Hành không xem nó là trẻ con mà hỏi.

Trình Trú Hồi cũng quay lại như một người lớn, nhưng giọng vẫn là giọng con nít sữa: “Ngày đó tiên sinh bế em lên núi, hóa ra đi hết một ngàn sáu trăm bậc thang.”

Xem như thông minh, phép tính trừ lên đến hàng ngàn cũng làm được.

Vách núi rơi vào tĩnh lặng.

Trình Khác Hành khom lưng bế đứa bé lên, đôi vai bị hiểu lầm là mỏng manh ban nãy vững vàng để A Hồi bé nhỏ gác đầu lên.

“Ngốc.” Gã bình giọng nói: “Núi Nhạn Thanh có hai ngàn lẻ một bậc thang.”

So với Trình Trú Hồi nghĩ còn nhiều hơn một bậc, mà chính bởi vì một bậc thang dư ra này, sau đó Trình Khác Hành tham lam đòi người ta dùng một đời trả cho gã.

#

Chùa Nhạn Thanh có mấy chiếc đèn trường minh, ngẫu nhiên có cha mẹ ôm lòng thành, bế con đến đây thắp một chiếc đèn, cầu cả đời bình an.

Trình Khác Hành cũng có một chiếc, loại đắt nhất, nhưng gã chưa từng đến xem, hôm nay lên núi là vì thắp đèn cho Trình Trú Hồi, gã vẫn chỉ bày vẻ mặt nhàn tản không để tâm.

Dường như người này không tin mê tín dị đoan.

Thần nữ hay đèn trường minh cũng vậy, Trình Khác Hành đều không tin, nhưng số lần gã đến chùa Nhạn Thanh còn nhiều hơn những người đến cầu khấn.

“Tiên sinh.” Trình Trú Hồi bị không khí nghiêm trang trong chùa xâm lấn, thấp giọng nói, tay cũng khẽ kéo ống tay áo Trình Khác Hành.

Thiếu niên cúi đầu ừ một tiếng, trở tay nắm gọn bàn tay nhỏ bé.

Trình Trú Hồi ngẩng cái đầu nhỏ bé nhìn bức tượng dát vàng của thần nữ, cho dù không biết có linh nghiệm hay không cũng quy củ cúi đầu niệm a dì đà phật, rồi quay đầu sang nhìn Trình Khác Hành chăm chú.

Nó cảm thấy Trình Khác Hành hình như đẹp hơn cả thần nữ.

Tội lỗi, tội lỗi.

“Đèn trường minh là đèn không tắt đúng không?” Trình Trú Hồi hỏi.

Trình Khác Hành không thèm mở mắt, nhàn nhã nói: “Giả đấy.”

Đứa bé nghiên đầu.

Lúc nãy trên đường đi, chú trợ lý và ông hòa thượng không nói thế.

Trình Khác Hành mở mắt nhìn nó, mỉm cười nhẹ bẫng: “Đúng là cháy lâu hơn nến bình thường thật, nhưng cũng sẽ đến lúc tắt, tắt thì thắp một chiếc mới, dù sao cũng không gọi em đến xem người ta đổi đèn.”

Là cầu cháy lâu.

Hòa thượng già bước vào mỉm cười, cứ như thể không nghe thấy lời phản nghịch của người hành hương: “Trình thí chủ, hôm nay có ước nguyện chưa?”

Trình Khác Hành thường đến chùa Nhạn Thanh, nhưng gã chỉ đến, không bái lạy, cứ như thể mỗi lần đưa một đống người lên núi chỉ vì team building.

Sự nghiệp từ thiện của nhà họ Trình, gã rất để tâm, nhưng cũng không dụng tâm mấy.

“Không có.” Trình Khác Hành lần nữa trả lời.

Hòa thượng già cầm chuỗi phật châu, ánh mắt rơi vào đứa trẻ bên cạnh, mặt mũi từ bi ôn hòa nói: “Lâu rồi không gặp, tiểu thí chủ.”

Trình Trú Hồi rất lễ phép, bước ra khỏi bóng lưng tiên sinh, ngoan ngoãn chào hỏi người lớn, nhưng đôi tay nhỏ bé vẫn nắm chặt góc áo Trình Khác Hành, tựa như sợ đánh rơi mất.

Nó từng bị người khác vứt bỏ một lần, khó khăn lắm mới có người chịu đưa tay nắm lấy, A Hồi rất trân quý.

Trình Khác Hành cúi đầu nhìn góc áo nhăn nhúm, chẳng nói chẳng rằng.

Nhà họ Trình có một cái viện nhỏ trong chùa Nhạn Thanh, thi thoảng Trình Khác Hành sẽ tá túc ở đó, nhưng lần trước đến đây ở đã qua rất lâu, nhớ kỹ lại, lần ở lại gần đây nhất là ngày nhặt được A Hồi, mưa phùn không lớn lắm, nhưng thiếu niên lười xuống núi, sau khi bảo người làm xuống núi thì ở lại ngủ một đêm.

Trình Trú Hồi im ỉm nhưng rất lớn gan, ngay đêm đó là gã biết.

Vốn có hai gian phòng, nhưng lúc nửa đêm, có một tên trộm nhỏ lén lút vào gian của gã. Trình Khác Hành ngủ rất nông, lúc cửa bị mở ra đã tỉnh giấc, nhưng gã không lên tiếng, chỉ nhắm mắt nghe tiếng bước chân của tên trộm dừng lại trước cửa, dường như không phải tới quấy phá.

Có lẽ vì tá túc nhà chùa, lúc đó Trình Khác Hành hiếm hoi động lòng từ bi, chỉ mở mắt không nhìn ra được cửa, một lúc sau mới chậm rãi ngồi dậy, lần nữa nhặt cái bánh trôi nước đã sốt đỏ cả mặt.

Lúc chăm sóc cho nhóc con, tay áo gã bị nắm rất chặt, đó là lần đầu tiên Trình Trú Hồi vô ý thức nắm, từ đó về sau biến thành thói quen khó bỏ.

Nhưng nói thật, nếu Trình Khác Hành không cho phép, một sợi tóc đứa trẻ dính người này cũng không chạm vào được chứ đừng nói như hiện trạng.

Nửa đêm canh ba, đầu giường đặt một chiếc đèn vàng ấm, trong ngực có một vật nhỏ xé cũng không rời.

Bề ngoài Trình Trú Hồi rất thanh tú, có chút giống bé gái, thậm chí đẹp hơn cả bé gái. Người làm trong nhà ngày nào cũng đối diện với khuôn mặt lạnh như tiền của Trình Khác Hành, vừa nhìn thấy A Hồi nhỏ bé ngây thơ đáng yêu là thích mê chiều chuộng, Trình Khác Hành nhìn bằng mắt, mặc kệ bằng tim.

Lúc nhỏ gã không may mắn như thế, cha quản giáo nghiêm khắc tới độ biếи ŧɦái, người làm cũng không dám thân cận với thiếu gia, mà gã đã quyết định thu lưu A Hồi, còn đặt tên cho đứa trẻ, tự nhiên cũng định dạy dỗ theo quy củ nhà họ Trình, nhưng nhóc con dựa sát lại gần, trong phòng rất ấm, gã cũng không chê nóng.

Trình Khác Hành khẽ khàng đẩy Trình Trú Hồi ra một chút, chưa được năm giây, quỷ dính người lại bò đến, lần này ôm càng chặt hơn.

“…” Thôi mặc đi.

#

“A Hồi thí chủ có tâm nguyện gì không?”

Buổi chiều, Trình Khác Hành xem hợp đồng trong phòng, hòa thượng già chơi với Trình Trú Hồi trong viện, vấn đề này hỏi không được Trình Khác Hành thì đem tới chỗ đứa bé.

“Có chứ.” A Hồi ngoan ngoãn ngồi trên ghế, giọng mềm như bông. “Nhưng nói ra thì có phải sẽ không linh nghiệm không?”

“Sao lại thế được.” Hòa thượng già dỗ ngọt.

“Thần nữ bận rộn nhiều việc, cháu nói ra bà mới nghe thấy.”

“Thật sao?”

“Người xuất gia không nói dối.”

“Được thôi.”

A Hồi ngóng trông tứ phía, cứ như đang tìm tung tích của thần nữ.

“Vậy… vậy cầu xin thần nữ phù hộ cho A Hồi sống lâu trăm tuổi.”

Nói xong thì đứa trẻ đưa tay che miệng, căng thẳng không dám nói dư một chữ, hòa thượng già bật cười chọc ghẹo: “Sau không cầu cho tiên sinh nhà cháu?”

Cánh một khung cửa sổ, Trình Khác Hành nhìn thấy A Hồi đối diện với gã cười ngọt ngào, vẫn che miệng, như không che được giọng nói ngọt như mía lùi.

“Tiên sinh là người tốt nhất trên thế giới, nhất định sẽ sống thật lâu, A Hồi cũng phải sống lâu một chút để bồi bạn với anh.”

Bồi bạn.

Bồi bạn với anh.

Hóa ra, nó gan to bằng trời, muốn bồi bạn với gã.

Đứa trẻ trong lòng đã say giấc, bây giờ bế nó tới đâu nó cũng không biết, Trình Khác Hành cụp mắt nhìn một lúc lâu, đột nhiên giơ tay kéo thân thể nhỏ bé đến gần một chút.

Lời trẻ con không cố kỵ, mặc niệm điều này trong lòng ngàn vạn lần, nhưng đến cuối cùng vẫn không kìm được câu nói đầy cám dỗ ‘bồi bạn với anh’.

Mưa rả rích trên lá chuối, Trình Khác Hành thả lỏng cơ bắp, cứ như người trôi dạt trên biển nắm lấy được phao, biểu cảm nhạt nhòa nứt toát, để lộ sự mê mẩn.

Chính em nói, bồi bạn với tôi.

Em đừng hòng hối hận.