Cảm xúc trong lòng Tô Hoạ lẫn lộn, không biết trả lời như thế nào.
Cô từ từ quay đầu lại, nhìn Cố Bắc Huyền.
Anh không hay cười, nhưng khi anh cười lên trông rất đẹp trai, giống như sự dịu dàng của gió xuân, đôi mắt đen trong veo, lấp lánh tinh thần đại hải*.
Anh sắp được bên người anh yêu rồi, anh nhất định rất hạnh phúc.
Tô Hoạ cũng cười, nhưng lại là kiểu cười mà trái tim đã nát tan.
“Em cũng chúc anh hạnh phúc.” Nói xong cô xoay người lên xe.
Cửa xe vừa đóng lại, nước mắt cô chảy dài trên má, vết thương mới cộng thêm vết thương cũ, đau đến mức cô chỉ muốn cuộn mình lại.
Người tài xế nhấc va ly bỏ vào cốp, lên xe, khởi động xe.
Nhìn chiếc xe lao vυ't đi, nụ cười trên khóe môi Cố Bắc Huyền cứng đờ, ánh sáng trong mắt anh dần dần mờ đi.
Trở lại nhà họ Tô.
Tô Hoạ kéo va ly bước vào cửa.
Tô Bội Lan thấy đôi mắt sưng đỏ của cô, rồi thấy chiếc va ly trong tay cô, bà kinh ngạc nói: "Con gái, con sao thế?”
Tô Hoạ cúi đầu thay giày, bình tĩnh nói: "Mẹ, con dọn về đây ở."
Tô Bội Lan lập tức đứng phắt dậy từ ghế sô pha: "Con định tách ra ở riêng khỏi Cố Bắc Huyền?"
"Ừm, bạn gái cũ của anh ấy về rồi."
Tô Bội Lan nghe vậy thì vô cùng tức giận: "Ba năm trước, Cố Bắc Huyền bị tai nạn xe hơi. Bác sĩ nói rằng cả đời này không thể sống thiếu xe lăn, là ả đàn bà đó bỏ cậu ta mà đi! Là con ở cạnh cậu ta đi khắp nơi từ trong nước tới nước ngoài tìm bác sỹ chữa trị, xoa bóp chân cho cậu ta, giúp cậu ta hồi phục, chăm sóc cậu ta cả ngày lẫn đêm như một bảo mẫu! Tốt lắm, giờ cậu ta chạy được nhảy được rồi, cô ta lại về, thật không biết xấu hổ! Cố Bắc Huyền cũng vậy, vì một người đàn ba vô tình vô nghĩa, lại dám bỏ rơi con! Cậu ta mù rồi à?”
Tô Hoạ cúi người lấy tấm chi phiếu trong vali ra, nhét vào tay bà: "Đây là tiền bồi thường của anh ấy."
Tô Bội Lan nhìn chằm chằm vào chuỗi số không dài trên tấm séc, đôi mắt bà mở to.
Sau khi đếm, có tám số không sau một!
Sắc mặt bà dịu đi một chút: "Không phải chuyện tiền bạc, có tiền thì có thể ức hϊếp người như vậy sao?"
Tô Hoạ cụp mắt xuống, nhẹ nhàng nói: "Có bao nhiêu cặp vợ chồng ly hôn, đằng nam không cho một xu, còn tính kế đằng nữ. Có người đàn ông vì không muốn chia tài sản, thậm chí còn gϊếŧ cả vợ. Nếu tính ra, Cố Bắc Huyền là người một người không tệ."
"Nhưng mà, con nuốt trôi được cục tức này?”
Tô Hoạ cười khổ: "Nếu không thì sao, cứ lóc khóc, làm loạn, rồi đòi tự tử? Khiến mọi chuyện trở nên loạn như thế thì có tác dụng? Không có. Trái tim anh ấy không ở chỗ con, có níu kéo cũng vô dụng. Mẹ, con buồn ngủ rồi, con muốn đi ngủ.”
“Thế con ngủ đi.” Tô Bội Lan đau lòng nhìn cô, thở dài.
Đứa trẻ này đúng là hiểu chuyện, hiểu chuyện tới mức khiến người ta đau lòng.
Tô Hoạ xoay người đi vào phòng ngủ.
Giấc ngủ này kéo dài hai ngày hai đêm.
Doạ Tô Bội Lan sợ đến mức thỉnh thoảng lại phải vào để kiểm tra hơi thở của cô.
Thật ra Tô Hoạ ngủ không nhiều lắm, chỉ là không muốn động đậy, cũng không cảm thấy đói, toàn thân mềm nhũn yếu ớt, trái tim tựa hồ thiếu mất một mảnh lớn.
Khó chịu như trời sụp.
Vào ngày thứ ba, Tô Hoạ cố gắng ngồi dậy.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ, cô gọi cho Cố Bắc Huyền: "Đã soạn xong đơn ly hôn chưa? Bao giờ hì làm thủ tục?"
Cố Bắc Huyền trầm mặc một lát, nói: "Anh đi công tác rồi, về rồi nói."
"Được, vậy em đi làm, lúc đi gọi điện thoại trước cho em."
"Em tìm được việc nhanh như vậy? Ở đâu?" Anh quan tâm hỏi.
"Trong một cửa hàng đồ cổ, họ đã gọi em đến."
“Đừng cố gắng quá, thiếu tiền thì cứ nói cho anh biết.” giọng của anh trầm thấp, dịu dàng, như ánh trăng, làm cho người ta sinh ra du͙© vọиɠ.
Lòng Tô Hoạ lại nhói đau, cô nói với vẻ xa lạ: “Không thiếu, cám ơn."
Sau khi ăn sáng, Tô Hoạ bắt taxi đến Cổ Bảo Trai.
Người đón cô là chủ cửa hàng, Thẩm Hoài.
Anh ấy mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh nhạt, quần kaki, trông cao và mảnh khảnh, khí chất trong sáng, dịu dàng như ngọc.
Sau khi giới thiệu Tô Hoạ với mọi người ở tầng dưới, Thẩm Hoài đưa cô lên lầu, giới thiệu cô với Thôi Thọ Sinh, là nhà thẩm định cấp cao trong cửa hàng.
"Ông Thôi, đây là Tô Hoạ, người thừa kế của "bậc thầy phục chế"-ông Tô, người giỏi khôi phục các bức tranh, thư pháp cổ. Sau này, chính là người phục chế di vật văn hóa trong cửa hàng của chúng ta. Nếu ông thấy không đúng, có thể tìm cô ấy thương lượng."
Thôi Thọ Sinh đã gần sáu mươi tuổi, nhìn Tô Hoạ qua kính đọc sách.
Một cô gái tóc vàng ở độ tuổi đôi mươi, lại là người phục chế di vật văn hóa?
Ở tuổi của cô, ông ấy vẫn còn là một người học việc.
Cậu chủ lại khen cô như thế, thậm chí còn bảo ông ấy có chuyện gì cứ tìm cô.
Bề ngoài ông ấy đồng ý, trong lòng lại không phục!
Thẩm Hoài vừa đi, ông ấy liền hỏi Tô Hoạ: “Tiểu Tô, cháu còn trẻ như vậy, đã làm nghề được bao nhiêu năm rồi?”
Tô Hoạ khẽ cười nói: "Hơn mười năm."
Thôi Thọ Sinh không thể tin được: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi?"
"Hai mươi ba."
Thôi Thọ Sinh thầm nghĩ, cô gái nhỏ này tuổi còn trẻ mà đã giỏi bốc phét, vậy chờ bị tát vào mặt đi!
Những người làm công việc này dựa vào các kỹ năng thực sự, không chỉ dịch vụ đầu môi!
Đang nói chuyện thì anh chàng ở tầng dưới đi lên.
Tô Hoạ và Thôi Thọ Sinh đi xuống cầu thang.
Họ thấy một người đàn ông trạc ba mươi cầm trên tay bức tranh cũ đã bị bẩn, ỏi có sửa được không?
Thôi Thọ Sinh nhìn sang.
Đó làm gì gọi là tranh, trông đen thui, tả tơi, nhàu nát, còn đầy lỗ sâu đυ.c.
Với mức độ thiệt hại này, chỉ có những nhà phục chế hàng đầu ở Trung Quốc mới có thể sửa được.
Ông ấy hả hê nhìn Tô Hoạ: "Tiểu Tô, mọi người đều trông nhờ vào cháu, đừng để họ thất vọng."
Tô Hoạ đi tới, cầm bức tranh lên, nhìn kỹ rồi nói với khách: "Có thể sửa được."
Vị khách nghe vậy mừng rỡ nói: "Ai sẽ sửa? Sẽ mất bao lâu?"
"Tôi, ba ngày là được."
“Cô?” Vị khách nhìn Tô Hoạ mới ngoài hai mươi, tràn đầy nghi hoặc.
"Đây là tác phẩm của Vương Kiến, một trong "Tứ Vương" cuối Minh đầu Thanh! Giá đấu giá lên tới hàng triệu, đừng có mà làm hỏng!"
Mọi người nhìn Tô Hoạ bằng ánh mắt nghi hoặc, ba ngày?
Điều này thật quá điên rồ.
Thôi Thọ Sinh mím môi, giật giật râu nói: "Tiểu Tô, các cháu còn trẻ, nghé con không biết sợ cọp, là chuyện tốt, nhưng phải tự lượng sức mình. Nếu làm hỏng, thứ bị huỷ hoại là thanh danh của Cổ Bảo Trai. Mức độ hư hại như này, phải nhờ nhà phục chế hàng đầu, mà người ta chưa chắc dám nói sửa ba ngày là được. Họ sửa một bức tranh cổ, ai mà không mất vài tháng hay thậm chí vài năm?"
Hàm ý: Đừng đánh giá quá cao bản thân!
Giọng điệu Tô Hoạ kiên định: "Ba ngày là đủ rồi, nếu hỏng, tôi đền gấp đôi giá thị trường."
Khách hàng vốn muốn sửa chữa đem đi bán đấu giá, vừa nghe nói có chuyện tốt như vậy, lập tức đồng ý: "Nói miệng không tính, chúng ta ký hợp đồng đi."
“Được.”
Sau khi định giá và ký hợp đồng, Tô Hoạ mang bức tranh cổ đến phòng phục chế trên lầu.
Cô mở cửa.
Trong phòng có hai cái bàn lớn bằng gỗ đặc màu đỏ cao nửa người.
Bút cọ, dao móng cừu, khăn bụng cừu, bút lông, tráng, các dụng cụ sửa chữa khác đều có sẵn.
Việc khôi phục thư pháp và hội họa cổ đại chủ yếu bao gồm bốn quy trình "rửa, sửa, bổ, hoàn.”
Tô Hoạ nhờ người đun một nồi nước sôi, bắt đầu rửa những bức tranh cổ bằng một chiếc bút nhúng vào nước sôi.
Mỗi một động tác đều phải cẩn thận.
Phải rửa sạch các vết bẩn, nhưng cũng không được để nước quá nhiều làm hỏng các chất liệu giấy mỏng manh của tranh cổ.
Nói thì dễ hơn làm.
May mắn thay, cô đã theo ông nội phục hồi tranh cổ từ khi còn nhỏ, chuyện như này đã thành thạo từ lâu.
Ông bà của Cố Bắc Huyền cũng thích sưu tầm đồ cổ, trong hai năm qua, cô gần như đã nhận thầu công việc phục chế tranh và thư pháp cổ của gia đình họ.
Chưa nói đến những bức tranh cổ ở mức độ này, cô đã sửa chữa rất nhiều những bức cũ hơn, hư hỏng nhiều hơn.
Thời gian không còn nhiều, Tô Hoạ bận rộn tới mức không ngẩng đầu lên.
Bận thật tốt.
Khi bận, có thể tạm thời quên đi Cố Bắc Huyền.
Nỗi buồn cũng tan biến.
Ba ngày sau, người khách đến lấy bức tranh.
Tô Hoạ mang bức tranh cổ đã được khôi phục xuống tầng một.
Vị khách sững sờ khi nhìn thấy bức tranh hoàn toàn khác: "Đây là bức tranh tôi mang đến sao? Cô không đổi nó cho tôi chứ?"
Thôi Thọ Sinh, quản lý cửa hàng, những người khác lần lượt đến, họ cũng sửng sốt.
Nhìn bức tranh có những ngọn núi nhấp nhô, những đỉnh núi dốc, cây cối trong núi xanh tươi như thật.
Đây có phải là bức tranh cũ nát như một miếng giẻ rách, đến mức không thể nhìn thấy bức tranh rõ ràng?
Tô Hoạ chầm chậm nói: "Tính xác thực có thể dùng dụng cụ kiểm tra."
Sau khi kiểm tra, vị khách đã giơ ngón tay cái lên với Tô Hoạ, nhận lấy bức tranh, hài lòng rời đi.
Từ đó tiếng làn đồn xa.
Cả con phố cổ đều biết Cổ Bảo Trai mời được một người phục chế tranh cổ mới vừa trẻ vừa đẹp.
Cô mới ngoài hai mươi tuổi, nhưng tay nghề của có thể sánh ngang với bậc thầy phục chế quốc gia!
Lúc chạng vạng tối.
Cố Bắc Huyền gọi: "Xe của anh dừng trước cửa hàng, ra đây.”
Nghe thấy giọng nói quen thuộc, tim Tô Hoạ nhói lên một cái.
Cô nâng cổ tay lên nhìn đồng hồ, nhẹ nhàng nói: "Trời tối rồi, đến cục dân chính cũng không kịp, sáng mai anh có thể đi được không?"
Cố Bắc Huyền im lặng: "Là bà nội muốn gặp chúng ta, nói có một việc rất quan trọng."