Đại Tấn, Thành Cảnh năm thứ tám, tuyết rơi dày đặc khắp kinh thành.
Đêm khuya, trên con đường dài vắng vẻ, một con ngựa đen đang phi nước đại.
Đầy tớ nhà quan [1] Tống Văn đứng dưới mái hiên phủ Vĩnh An Hầu, tay cầm đèn, giữ thư trong ngực, lo lắng đợi chờ.
[1] Đầy tớ nhà quan (长随): được hiểu là tầng lớp thái giám thứ hai trong triều đại nhà Minh; tôi tớ được quan phủ thuê; nô bộc.
Cho đến khi nghe thấy tiếng vó ngựa, cậu mới mượn ánh đèn nhìn người đang tới.
Áo choàng đen của người nọ phủ đầy tuyết trắng, y cởi mũ trùm đầu, khuôn mặt lộ ra.
Y nhìn Tống Văn bằng đôi mắt màu vàng rực.
Có điều nếu để ý kỹ thì sẽ phát hiện là do đồng tử trong mắt y quá sáng màu, lại còn phản chiếu ánh nến nên mới cho cảm giác như kia.
Người đàn ông phi ngựa tới đây, toàn thân ấm áp, sương tuyết ngự tại mi mắt đều hóa thành giọt nước.
"Đại nhân!" Tống Văn bước xuống bậc thềm, lớn tiếng gọi.
Yến Vân Hà lưu loát xuống ngựa, ném roi ngựa cho Tống Văn, cầm lấy lá thư trong tay đối phương, lập tức giận tái mặt.
Tống Văn không hiểu gì, hỏi: "Đúng là trong doanh xảy ra chuyện sao ạ?"
"Cấp sự trung [2] Trương Chính bị giam vào ngục rồi." Nói xong lời này, Yến Vân Hà vội vã tiến vào phủ đệ.
[2] Cấp sự trung (给事中): là một chức quan ở Trung Quốc cổ đại. Thời Tần, Cấp sự trung là danh hiệu kèm thêm của các chức Đại phu, Nghị lang, Ngự y,... Có thể ra vào cung cấm, làm cận thần cố vấn cho vua trong những trường hợp đặc biệt. Đến thời Tấn, chức vụ này mới trở thành một chức quan độc lập. Nhiệm vụ của chức quan này là đọc các tấu chương và trình lên vua nội dung tóm tắt, giảo duyệt những chiếu văn được soạn thảo theo lệnh vua, xét xử những đơn từ kêu oan từ các cấp dưới,...
Tống Văn từng nghe về Trương Chính, người này là Khoa Đạo Ngôn Quan [3], cương trực ghét a dua, xem cái ác như kẻ thù.
[3] Khoa đạo (科道): tên gọi chung của mười ba đạo giám sát ngự sử của Đô sát viện. Ngôn quan (言官): các bộ phận của cơ cấu quan liêu thời phong kiến cổ đại.
Ông ta không sợ cười quyền, nhiều lần đứng ra bênh vực bách tính, kết tội quan viên trong triều.
Nếu chỉ là đại lao bình thường, sắc mặt của Yến Vân Hà sẽ không như vậy, Tống Văn hỏi: "Chẳng lẽ là chiếu ngục [4]?"
[4] Chiếu ngục (诏狱): hay còn gọi thiên lao (天牢), là ngục giam hoàng thất ở Trung Quốc cổ đại, hầu hết tội phạm đều thuộc Cửu khanh, Quận trưởng và các quan lớn các cấp khác, sẽ do đích thân Hoàng đế hạ chiếu thư định tội vụ án.
Chiếu ngục một phần nằm dưới ngọn cờ Cẩm Y Vệ, tiếng xấu vang khắp kinh thành, là ác mộng của quan văn tài thanh lưu [5], mệnh danh có vào không có ra.
[5] Thanh lưu (清流): Hình ảnh ẩn dụ để chỉ một vị sĩ phu tài đức vẹn toàn hay một người phụ nữ có phẩm hạnh hanh cao, vào thời nhà Minh, đây còn được dùng để chỉ danh xưng của một giai cấp thống trị trong bè cánh chính trị.
Yến Vân Hà gọi người hầu đến giúp mình thay quan phục ướt ra: "Hôm qua Trương Chính dâng thư vạch tội Nguyên Các Lão, tối đến thì bị đưa vào ngục."
Cẩm Y Vệ bắt người không có gì đáng ngạc nhiên, chẳng qua đó lại là Trương Chính, mấu chốt lúc này vô cùng vi diệu.
Bệ hạ mười tuổi đăng cơ, song chỉ mới nắm quyền được tám năm, triều đình vẫn do Thái hậu và Nguyên Các Lão hợp lực thao túng.
Cẩm Y Vệ đáng lẽ phải nằm trong tay thiên tử, nhưng cuối cùng người được chọn đứng đầu lại do Thái hậu trực tiếp bổ nhiệm.
Cho nên năm năm trước, bệ hạ đích thân thành lập Hoàng Thành Ty, giao cho ông trông coi cung cấm, điều tra tình báo. Tổ chức nội bộ do tiểu hoàng đế nhất thời hứng khởi thiết lập, đến ngày hôm nay đã lớn mạnh tới mức có thể cùng Cẩm Y Vệ phân cao thấp.
Cũng chính vì thế mà Thái hậu vốn nên ngang vai ngang vế với Nguyên Các Lão mới ra tay giúp đỡ Nguyên Các Lão, đây vốn không phải là dấu hiệu tốt lành gì.
"Có cần báo tin cho bệ hạ không?" Tống Văn nói.
Cả ngày nay Yến Vân Hà ở ngự tiền tùy giá, sớm đã đói bụng: "Chắc hẳn Hoàng Thành Ty đã báo tin với bệ hạ rồi, ngươi lo chuẩn bị ít món trước đi, ăn xong ta còn phải tới Chu phủ một chuyến."
Tống Văn ra khỏi phòng căn dặn hạ nhân, quay trở lại thì thấy đại nhân đã thay huyền bào, người hầu giúp y cởi phát quan, mái tóc xoăn đen lòa xòa phủ xuống hai bên má.
Yến Vân Hà có chân mày sâu, mũi cao, lông mi dày và dài cùng đôi mắt vàng ẩn hiện, bảo y cực kỳ anh tuấn cũng chẳng có gì quá đáng.
Tiếc thay thời gian Yến Vân Hà ở biên cương tính bằng năm, nước da đã trở nên ngâm đen do cái nóng của sa trường.
Bởi một vài nguyên do, trong kinh thành ưa chuộng da trắng mặt đẹp, đại nhân nhà cậu vì chuyện này mà thua thiệt đủ đường, rõ ràng trước khi ra chiến trường tôi luyện, y cũng là mỹ nam có tiếng khắp kinh thành.
Nghĩ đến người gây ra thay đổi về thẩm mỹ kia, nét mặt Tống Văn lập tức đông cứng, cậu không khỏi nghiến răng.
Yến Vân Hà uống trà gừng xua đi cái lạnh trong người, thấy sắc mặt Tống Văn như vậy bèn hỏi: "Ai chọc giận ngươi đấy?"
"Lập được công lớn trước mặt Các Lão, đoán chừng đêm nay Đô chỉ huy sứ [6] đại nhân sẽ vui đến nỗi mất ngủ rồi." Tống Văn buông lời mỉa mai.
[6] Đô chỉ huy sứ (都指挥使): là vị quan đứng đầu cơ quan Đô chỉ huy sứ ty hay Đô ty, được thành lập từ thời Đường (Trung Quốc), nguyên là chức võ quan giữ việc chinh phạt.
Yến Vân Hà cau mày: "Ăn nói cho cẩn thận."
Cẩm Y Vệ ở khắp mọi nơi, đến Yến Vân Hà cũng không thể đảm bảo rằng trong phủ của mình không có tai mắt.
Sau khi dùng trà xong, thay thường phục, Yến Vân Hà không cưỡi ngựa mà đổi sang ngồi xe ngựa đến Chu phủ.
Chưa tới cổng Chu phủ đã thấy Tống Văn sợ hãi vén rèm, lắp bắp nói: "Đại, đại nhân, hình như là... Cẩm Y Vệ!"
Cẩm Y Vệ bình thường sẽ không làm Tống Văn sợ hãi thế này, cậu ta thân là gia thần ở phủ Vĩnh An Hầu, lớn lên cùng Yến Vân Hà, hiểu biết sâu rộng, để mà dọa hắn sợ như kia, xem ra đứng trước cổng Chu phủ là một chức quan rất cao trong Cẩm Y Vệ.
Y vén rèm lên nhìn, thứ đầu tiên đập vào mắt chính là bàn tay cao quý trắng như sứ, không có chút huyết sắc nào, cũng không cầm đao, chỉ cầm ô.
Dưới tán ô là một bộ y phục lông hồ ly trắng, không có lông thừa, là thánh vật được hoàng tộc ban tặng.
Loại lông này lẽ ra phải tiến cống cho hậu cung, nay lại khoác lên người võ quan, mọi người biết rõ là do ai ban tặng, mà buồn cười thay, đối với chuyện đáng khinh như vậy, văn võ cả triều đều không một ai dám lên tiếng.
Phải thôi, ai mà dám đàm tiếu việc tư của Thái hậu, trừ khi cảm thấy sống chưa đủ khổ, muốn vào chiếu ngục thử một chuyến.
Nghe tiếng xe ngựa, chiếc ô khẽ chuyển động, lộ ra gò má người kia.
Năm đó ở học viện Đông Lâm, Tống Văn đã gặp vị Đô chỉ huy sứ này, tuy nhiên có lẽ do ký ức đã phai nhạt, hôm nay gặp lại, cậu vẫn mang cảm giác sao có thể sinh ra được một người thế này.
Sương tuyết phủ đầy bạc ngọc cũng không so được dung mạo tráng lệ của hắn, hắn và tuyết đều là cảnh đẹp, ngắm cảnh chi bằng ngắm người.
Trời cao sao mà bất công, cho người ta làn da trắng tuyệt vời, lại đi kèm với tâm địa tối đen.
Ánh mắt người nọ vừa nhấc lên nhìn về hướng này, suýt chút nữa Tống Văn đã chìm nghỉm trong đôi mắt đó, ngay cả hồn cũng bị kéo đi.
Cũng may đại nhân nhà cậu không mạnh không nhẹ vỗ lưng cậu, đưa hồn cậu trở về chỗ cũ.
Yến Vân Hà xuống xe ngựa, đi tới chỗ người che ô, nhìn từ trên xuống dưới. Y không dừng tầm mắt trên mặt người này quá lâu, chủ yếu là nhìn đối phương mặc lông hồ ly chứ không mặc quan phục, như vậy mục đích hắn đến đây không phải bắt người, mà là thăm hỏi.
"Ngu đại nhân, sao giờ này mà ngài còn có tâm tư đến đây ngắm tuyết vậy?" Yến Vân Hà khẽ cười nói.
Cấp sự trung Trương Chính vừa bị giam vào ngục, không dành thời gian để bức cung sao?
Đối phương đêm khuya ở đây, đích thị là bị Chu phủ chặn ngoài cửa.
Yến Vân Hà biết nếu Ngu Khâm đến với thân phận Đô chỉ huy sứ, Chu Trọng Hoa có một trăm lá gan cũng không dám làm vậy.
Thế nhưng Ngu Khâm lại chọn dùng một thân phận khác để tới đây, thân phận học trò cũ của Chu Trọng Hoa.
Một ngày làm thầy, cả đời làm cha, để cho người đứng đầu Cẩm Y Vệ mà hàng trăm quan lại trong triều kính sợ phải chờ đợi dưới trời tuyết.
Tống Văn vội vội vàng vàng cầm ô chạy đến che cho Yến Vân Hà, đúng lúc nghe đại nhân nhà mình nói mấy lời kɧıêυ ҡɧí©ɧ, thiếu chút nữa thì té đất.
Nào biết được hành động tiếp theo của Yến Vân Hà lại càng quá đáng hơn.
Y ghé vào tai Ngu Khâm nhẹ nhàng nói: "Đêm nay ngày lành cảnh đẹp, sao Ngu đại nhân không ở lại trong cung, chẳng lẽ Thái hậu đã chán dung mạo xuất chúng của đại nhân rồi à?"
Dứt câu, Yến Vân Hà nhìn vẻ mặt lạnh băng của người nọ, như là còn ngại chưa đủ khiêu thích, không biết sống chết bổ sung thêm: "Nếu ta là Thái hậu, thấy ngươi vừa ý, ta sẽ nhốt ngươi vào l*иg nuôi dưỡng, ngày đêm thưởng thức, hà tất để người ra ngoài gây họa triều cương."
Giọng y cực kỳ trầm và nhỏ, ngoại trừ ba người ở đây, những người khác đều không thể nghe.
Ngu Khâm chậm rãi nâng mi mắt, cuối cùng cũng nhìn thẳng Yến Vân Hà.
Không khí đình trệ, sát khí bủa vây.
Tóc gáy Tống Văn dựng đứng, nghĩ tới thân phận của Ngu Khâm ngoài chỉ huy sứ ra thì còn là người nắm quyền trừng trị chiếu ngục, không có cái miệng nào mà hắn không biết cách cạy, không có lời thú nhận nào mà hắn không thể ép nói ra, càng không có tội danh nào mà hắn không vu oan được.
Đại nhân nhà cậu điên rồi sao, hà cớ gì phải chọc giận tên mỹ nhân độc địa này?
Hơn nữa những lời vừa rồi còn vô cùng bất kính với Thái hậu, chẳng khác nào tự còng đầu mình.
"Muốn động thủ?" Yến Vân Hà vô tội cất tiếng song khóe môi lại nhếch lên đầy kɧıêυ ҡɧí©ɧ, như thể ước gì Ngu Khâm sẽ thật sự động tới mình.
Tiếc thay, mặc kệ y có kɧıêυ ҡɧí©ɧ bao nhiêu, Ngu Khâm vẫn không hề lay chuyển.
Lúc này cánh cổng Chu phủ từ từ mở ra, tôi tớ tiến lên, tựa hồ không thấy Ngu đại nhân đứng ngay bên cạnh, chỉ cúi đầu truyền lại lời lão gia phân phó, cung nghênh Yến Vân Hà vào trong.
Sau khi ba người vào phủ, cánh cổng cũng chậm rãi đóng lại.
Tống Văn thì thầm bên tai Yến Vân Hà: "Ngài cần gì chọc giận hắn như vậy?"
Yến Vân Hà cười như không cười: "Hắn không dám làm gì đâu, nếu hắn dám, có tin không, ngày mai tấu chương vạch tội hắn sẽ chất đầy một bàn."
"Đại nhân à, minh thương dễ tránh, ám tiễn khó phòng." Tống Văn lo lắng nói.
Yến Vân Hà thu lại ý cười: "Mấy ngày trước Trương Chính vừa được bệ hạ khen ngợi, Trương Chính bị bắt giam, trong lòng bệ hạ chưa chắc dễ chịu."
Giờ Tống Văn mới hiểu được, trong lòng bệ hạ không dễ chịu, Cẩm Y Vệ làm sao có thể náo nhiệt vui mừng.
Đừng nói Yến Vân Hà dùng lời lẽ mạo phạm, ngay cả việc có làm Ngu Khâm bị thương, e là Thái hậu cũng chỉ đành nhấc cao bỏ xuống nhẹ.
Huống chi sau lưng Yến Vân Hà có phủ Vĩnh Lạc Hầu, đại nhân nhà cậu lại còn lập được chiến công ở biên cương, được vua tin tưởng, ai dám động đến y chứ.
Chu Trọng Hoa gần năm mươi tuổi, tóc mai đã điểm bạc, ngũ quan đoan chính, khí chất nho nhã.
Thấp thoáng có thể thấy được phong thái thời trẻ của ông, hiện tại ông đang ở thư phòng đợi Yến Vân Hà.
Ông và Trương Chính là bạn tri giao, trước khi Trương Chính dâng thư có tới tìm ông, nhờ ông chăm sóc mẹ già và thê tử nhà mình.
Khi đó ông đã đoán được Trương Chính có thể gặp nạn, chỉ là không ngờ mọi chuyện tới nhanh thế này.
Yến Vân Hà đi vào thấy Chu Trọng Hoa đứng giữa thư phòng, y đánh vạt áo chuẩn bị hành lễ.
Đây là lần đầu tiên y đến bái kiến ân sư của mình kể từ khi chiến sự biên cương ổn định, phụng mệnh hồi kinh.
Chu Trọng Hoa tiến lên ngăn y lại, quan sát kỹ càng khuôn mặt y, vui mừng gật đầu: "Đã cao lớn, cường tráng thế này rồi."
Năm đó tại thư viện Đông Lâm, Yến Vân Hà không giỏi văn chương lắm.
Y thích cưỡi ngựa, bắn cung, đao thương, không tuân thủ nội quy, thường xuyên bày trò dẫn những thiếu gia ăn chơi trong thư viện đi gọi mèo chọc chó, gây chuyện rắc rối, lúc nào cũng bị các tiên sinh khiếu nại với Chu Trọng Khoa.
Chu Trọng Hoa luôn nói mặc dù Yến Vân Hà hay bay nhảy, nhưng bản tính không xấu, dạy dỗ tốt một chút, ngày sau nhất định trở thành người tài.
Chín năm sau, Yến Vân Hà đã chứng minh được điều đó, tuy nhiên cùng là đệ tử của Chu Trọng Hoa, Ngu Khâm từng được xem trọng bao nhiêu thì bây giờ lại trở thành thanh lưu Cẩm Y Vệ mà ông ghét nhất.
Nghĩ tới vị đệ tử bị mình chặn ngoài cửa, Chu Trọng Hoa khẽ thở dài: "Nếu như Ngu Công còn sống, thấy con cháu của hắn thành ra thế này thì..."
Ông che mặt than thở, dễ nhận ra vì điều này mà thương tiếc không nguôi.
Đúng vậy, ai mà ngờ Ngu Khâm lại biến thành hạng người đó chứ.
Biên cương rất nhiều bão cát, song ban đêm trời lại đầy sao, yên tĩnh vô cùng.
Yến Vân Hà đứng trên trạm gác phòng thủ cao thật cao, đưa lưng về phía trăng sáng, trông về hướng kinh thành, cũng từng nghĩ đến Ngu Khâm.
Hiện thực tàn nhẫn hơn nhiều so với tưởng tượng
Vật đổi sao dời, từ lâu người cũ đã không còn như trước.
Lời tác giả: Ngu Khâm (Công) x Yến Vân Hà (Thụ)