Biên tập: QS
Hiệu đính: Mày là bố tao
Hôm nay, ở mười phòng cuối cùng trong thư viện, tôi kết thúc công việc tại căn phòng đầu tiên trong số đó.
Tôi cho người mang ra một hòm đựng cuộn thẻ tre bị hư hao, rời rạc, trình tự cũng vì thế mà bị xáo trộn. Tôi tìm vài cung nữ và thái giám biết chữ chỉnh lý toàn bộ số cuộn thẻ tre rời rạc này và xếp thành từng hàng dưới đất, sau đó so sánh và sắp xếp lại, dựa theo câu văn mà ghép lại thành sách, rồi cột lại.
Lúc này, Lưu Trệ đi vào, nhưng vẻ mặt không điềm tĩnh như trước đây mà lại hơi tức giận. Tôi thấy thế, cho nhóm người cung nữ thái giám lui ra, đi tới quan tâm hỏi: "Trệ nhi...?".
"A Kiều tỷ tỷ...". Lưu Trệ cau mày lên tiếng, sắc mặt có vẻ nghiêm túc đi qua đi lại trong điện, có khi giẫm lên bàn đá xanh trong điện làm thẻ tre nằm trên đó rung lắc, "đệ...".
Tôi hỏi với thái độ mềm mỏng, "đệ làm sao? Cứ nói với tỷ".
Lưu Trệ thở dài, "... Hôm nay đệ đi thỉnh an Thái hậu, Thái hậu hỏi đệ gần đây học được gì, đệ... Đệ đã hào hứng nói về sách lược trị quốc của Khổng Mạnh, còn khen nho sinh vài câu...".
Tôi cẩn thận đi qua thẻ tre nằm dưới đất mà tới gần hắn, đưa tay nhẹ nhàng vuốt lưng của hắn: "Thái hậu... Tức giận phải không?".
Mặt mày hắn xanh lét, tự trách nói: "... Đệ thật sự không nên...". Hắn ngước mắt nhìn tôi, "vì đệ thấy A Kiều tỷ tỷ thích Hoàng Lão học, nhưng chúng ta vẫn bàn luận về Nho học hăng say, không biết mệt.... Nên đệ... Đệ cho rằng... Cho rằng...".
Tôi vuốt vai hắn và an ủi: "Không có chuyện gì đâu... Không có chuyện gì đâu".
Hắn lắc đầu, nghiến răng nói: "Làm sao không có việc gì?!... Thái hậu đã thật sự nổi giận lôi đình, nói đệ không tuân theo tổ huấn...".
"Bình tĩnh... Bình tĩnh...". Tôi vội vuốt ve, cho hắn dễ thở hơn.
Thấy hắn phẫn uất, tôi không khỏi lấy làm lạ. Lưu Trệ bình thường hiểu rõ nhất là tùy mặt gửi lời, biết rõ Thái hậu thích tư tưởng Hoàng Lão không phải là chuyện ngày một ngày hai, sao hắn còn muốn đυ.ng vào mũi kiếm đó? Thật không giống với tác phong của hắn...
Nhưng việc này lại có vẻ thú vị, vì trẻ con ở tuổi này (ở thời đại này) như hắn lần đầu tiên có mâu thuẫn với người lớn, thế mà không phải vì nha hoàn, cũng không phải vì thị thϊếp hoặc phủ đệ lớn hay nhỏ, quà thưởng nhiều hay ít, mà là vì sách lược trị quốc. Tuy nhiên, tôi bây giờ phải cởi bỏ uất ức trong lòng hắn trước mới được...
"Đệ cảm thấy lấy Nho học trị quốc là điều nên làm?"
Hắn sững sờ, có vẻ chần chừ, nhưng cuối cùng vẫn gật đầu.
"Tỷ cũng cảm thấy Nho học không tệ. Tỷ còn nhớ là đệ từng nói với tỷ, nếu có một ngày có thể trọng dụng nho sinh thì tam cương ngũ thường* nhất định có trật tự, mà khắp thiên hạ này đều là đất vua, vậy nên cần phải động binh để bình định man di..."
*tam cương ngũ thường: là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo.
Hắn trầm tư nhìn tôi và mím môi.
Tôi nhẹ nhàng chỉ dẫn: "Đệ có nghĩ tới là... Nếu muốn xuất chinh đánh Hung Nô, cần bao nhiêu lương thảo cho đại quân ba trăm nghìn người không?".
Hắn suy nghĩ rồi thở dài: "Đệ tính thế này. Nếu đi thẳng đến Mạc Bắc, tốc chiến tốc thắng, trong vòng ba tháng phải chiến thắng trở về thì cần khoảng hai mươi tám triệu thạch".
Tôi gật đầu, lại hỏi: "Vậy đệ có nghĩ tới trường hợp chẳng may là quân đội lâm vào khổ chiến, kéo dài tới hơn một năm thì chúng ta phải cần bao nhiêu lương thảo không...".
"...". Hắn mấp máy môi, không nói gì.
"Tỷ đã tính qua, có lẽ khi đó cần hai trăm triệu thạch". Tôi dừng lại, "... Quốc khố có nhiều lương thực như vậy không?".
Hắn gật đầu nói: "Có".
"Nếu thế, chúng ta có thể chống đỡ được mấy năm?"
"... Ba năm."
"Đệ cảm thấy là Hung Nô đã chiếm giữ thảo nguyên mấy trăm năm nay, hiện tại đệ phái ba trăm nghìn người đi trong ba năm có thể quét sạch được chúng sao?"
"... Có lẽ là không thể."
"Nếu như không thể, mà đệ vẫn phái binh, lương thảo vẫn tiêu hao, còn vô duyên vô cớ chuốc lấy kình địch như thế... Thì sự ảnh hưởng này đối với Đại Hán mà nói, là tốt hay không tốt?"
"... Có lẽ là không tốt."
"Trường hợp không tính tới quốc khố, mà lấy lương thảo từ các kho trên khắp toàn quốc, cũng chỉ có thể chống đỡ được mười năm cho ba trăm nghìn quân lính chinh chiến. Nhưng đệ phải biết là một khi động tới số lương thảo này, nếu sau đó có nơi nào xảy ra thiên tai thì nạn dân sẽ không có cái ăn... Và một khi bọn họ không có cái ăn, bọn họ sẽ trở thành thổ phỉ, đệ lại phải chia binh đi diệt..."
"..."
"Hiện tại đệ đã biết vì sao Thái hậu phản đối đệ chủ trương Nho giáo rồi chứ? Khổng Tử chú trọng việc sáp nhập các nước trong thiên hạ không phải không đúng, vì Trung Nguyên chúng ta xưa nay đều để con dân bốn phương cúi chào và quy hàng. Nhưng bây giờ thời cơ chưa đến, nếu tùy tiện chủ trương Nho giáo thì sự ẩn nhẫn của các tiên đế tiền triều và đương kim thánh thượng khi phải bất đắc dĩ gả công chúa vì chính sách hòa thân không phải đều uổng phí sao?"
"..."
Thấy hắn không nói gì, rốt cuộc tôi thở dài: "Tỷ nói nhiều như vậy là vì hi vọng đệ hiểu được rằng Thái hậu thương yêu đệ. Mà bởi vì yêu quý đệ, bà mới sợ đệ phạm phải sai lầm... Bây giờ đệ còn nhỏ, bà sẽ không nói về những điểm mấu chốt đó, mà chỉ nói nho sinh mê hoặc hay đầu độc lòng người... Dù sao thì đệ tuyệt đối đừng cuống cuồng lên, được không?".
"... Đệ sẽ không bị thất sủng chỉ vì chuyện này phải không?". Hắn suy nghĩ một chút, nghiêm túc hỏi.
"Ngốc, Thái hậu rất thích đệ đó". Tôi dắt tay hắn: "Đi, tỷ dẫn đệ đi gặp Thái hậu".
Vừa bước vào chủ điện Trường Lạc cung, đã cảm thấy không khí nghiêm nghị, Đậu Thái hậu hôm nay thu liễm sự hiền từ, đổi thành vẻ uy nghiêm, không hề có ý cười. Còn Vương Hoàng hậu thì dè dặt, thận trọng phụng dưỡng ở một bên.
Tôi và Lưu Trệ quỳ xuống: "Tham kiến Thái hậu".
Đậu Thái hậu lạnh lùng lên tiếng: "Triều đình chúng ta lấy thuật Hoàng Lão trị quốc, nhưng nay Trệ nhi đã muốn đổi sang Nho giáo, vậy còn đến cung điện ai gia làm gì?".
"Thái hậu... Trệ nhi hắn..."
Vương Hoàng hậu ở một bên đổ mồ hôi lạnh, vừa muốn mở miệng đã bị Đậu Thái hậu nghiêm khắc ngắt lời:
"Ai gia hỏi Trệ nhi, để tự hắn nói!"
Tôi nhéo tay Trệ nhi, bước lên, cúi người nói: "Thái hậu... Có thể cho con nói trước một câu không ạ?".
"Kiều nhi à...". Thái hậu thở dài, "con cũng có nghiên cứu Hoàng Lão đạo, nếu con đã lên tiếng, ai gia sẽ cho phép. Con hãy nói đi, đệ đệ con sai ở đâu? Chớ xin tha cho hắn, vì lần này ai gia phải dạy dỗ cho hắn nhớ lâu mới được. Thân là Thái tử, cả ngày tụ tập với đám nho sinh không đứng đắn kia, còn ra thể thống gì?".
Tôi cười nói: "Con không phải tới để cầu xin cho đệ ấy. Mà con thấy Thái hậu tức giận, nên muốn đến kể chuyện cười cho ngài giải sầu. Nhưng nếu ngài muốn nghe lỗi của đệ ấy ở đâu, thì con sẽ nói luôn".
Vẻ mặt Thái hậu lúc này mới giãn ra, khẽ gật đầu: "Vậy con nói đi".
Tôi hùng hồn nói:
"Con thấy trong «Trang Tử» có rất nhiều chuyện xưa kể về việc Khổng Tử hỏi Lão Tử.
Trong đó có một chuyện là mỗi lần Khổng Tử thỉnh giáo Lão Tử xong, có người học trò luôn hỏi Khổng Tử: "Thầy à, thầy cảm thấy Lão Tử dạy bảo thế nào?", Khổng Tử đều nói: "Khiến ta tự nhiên hiểu ra".
Và Khổng Tử thường xuyên thỉnh giáo Lão Tử, nhưng mỗi lần người học trò ấy hỏi thì ông ấy đều trả lời như vậy. Lâu ngày, người học trò bực bội khó chịu, về nhà kể lại với nương tử của mình, "ta sẽ không theo Khổng Tử học đạo nữa".
Nương tử thấy lạ, hỏi lại: "Vì sao?".
Người học trò trả lời rằng mỗi lần ông ấy đi thỉnh giáo Lão Tử xong đều nói rằng giống như là quét sạch rơm rác trong lòng mình, dù đã hỏi ông ấy nhiều lần nhưng lần nào ông ấy cũng trả lời như thế. Trong khi học trò này theo ông ấy nhiều năm như vậy, đến hôm nay mới biết được, hóa ra trong lòng ông ấy không có gì khác, chỉ toàn là rơm rác."
Tôi vừa nói xong, Đậu Thái hậu rốt cục có ý cười, nói: "Đứa nhỏ này kể chuyện thật mới lạ. Ta đọc « Trang Tử » ngàn lần rồi, cũng chưa bao giờ nghe qua câu chuyện này".
Vương Hoàng hậu ở một bên cũng cười xòa.
Tôi nói tiếp: "... Đọc đến câu chuyện này trong «Trang Tử», A Kiều đã nghĩ, Nho gia nhất định là đem rơm rác bỏ vào lòng người, mà muốn quét bỏ rơm rác này, chỉ có đại đức* mới có thể làm được... Trong lòng Trệ nhi bây giờ cũng có rơm rác như thế... Nhưng tấm lòng của hắn vốn trong sạch. Xin Thái hậu từ bi, cho Trệ Nhi có cơ hội nhổ bỏ thứ rơm rác trong lòng này".
*Đại đức (Bhadanta): Vị có đức hạnh lớn lao, cao vời, thường dùng để trỏ Đức Phật, các bậc cao tăng, thạc đức, vị Tăng thống. . TruyenHD
Nói xong, tôi khẽ đẩy Lưu Trệ, để hắn quỳ xuống.
"Thái hậu, Trệ Nhi biết sai rồi."
Đậu Thái hậu thu lại ý cười, thở dài: "... Con nhìn lại con xem, ôi... Thân là Thái tử, còn không hiểu biết bằng một cô nương, ôi...". Đậu Thái hậu lắc đầu, "... Nhưng ai bảo các con đều là bảo bối của ai gia... Ai gia có thể làm gì được chứ, Trệ nhi, con qua đây".
Trệ nhi đứng lên, cẩn thận bước tới, Đậu Thái hậu đưa tay lên, chậm rãi sờ đầu hắn.
Tôi cười nói: "Vậy trong lòng đệ không còn rơm rác nữa rồi".
Đậu Thái hậu cười gượng: "Hôm nay nể mặt A Kiều, ta sẽ không tính toán với con, nhưng con phải biết rằng, thân là Thái tử một nước, tuyệt đối không thể tin lời xằng bậy".
"Vâng". Lưu Trệ cúi đầu thật sâu.
Sau đó, tôi dắt Lưu Trệ rời khỏi điện, đến chỗ hẻo lánh, tôi không khỏi nhẹ nhàng hỏi: "Hôm nay... Có uất ức không?".
Hắn bây giờ đã bình tĩnh lại, khôi phục vẻ trầm tĩnh trước đó, lắc đầu: "Đệ là Thái tử, đây là chuyện đệ phải chấp nhận".
Tôi đưa tay nhẹ nhàng ôm vai hắn: "Đừng nóng vội, cơ hội rồi sẽ đến. Tỷ vẫn luôn ở bên cạnh đệ... Đừng nóng vội...". Bởi vì một khi nóng vội, sẽ dễ dàng trở nên tàn bạo. Sau khi Đậu Thái hậu chết, đệ đệ của bà là Đậu Anh, tuy có công lớn nhưng cũng bị bêu đầu thị chúng... Nghĩ tới đây, tôi không khỏi ôm chặt hắn, "không có chuyện gì, dù sao Thái hậu vẫn luôn thương đệ. Đệ nói xem có phải không?".
Hắn tựa vào vai tôi, khẽ gật đầu.
Hắn còn nhỏ mà đã chín chắn như vậy... Tôi chỉ hi vọng rằng trong lòng hắn còn giữ lại một chút ấm áp, dù chỉ là một chút thôi cũng được.
Tôi dắt hắn về tẩm cung.