*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Mặt trời đã ngả về Tây, sau khi ra khỏi cổng thành được một đoạn, tôi bảo Tào Lân tìm một chỗ vắng vẻ dừng xe lại.
Tấm vải phủ trên mình A Bạch được bỏ ra, nó rốt cuộc cũng được hít thở khí trời, đứng ở trên đất rũ rũ cánh. Tôi nhìn A Bạch, đột nhiên lại cảm thấy không nỡ, vừa vuốt lông vừa đút cá con cho nó.
“Muội đừng đút nữa, nó ăn bao nhiêu cũng không biết no đâu.” – Tào Lân nói.
“Ăn được là phúc.” – Tôi vừa nói vừa đút vào miệng nó hai con cá nữa, rồi quay đầu nhìn Tào Lân.
“Huynh còn nhớ đường về nước Thục không?” – Tôi hỏi
Tào Lân nói – “Dĩ nhiên là nhớ.”
Tôi rút chiếc túi nhỏ đeo ở hông ra dốc cạn, đem số tiền còn lại đưa hết cho Tào Lân.
Tào Lân vội nói – “Không cần đâu, Nghê Sinh, ta vẫn còn lộ phí mà.”
Tôi nhìn huynh ấy – “Thật không? Huynh đưa túi tiền đây ta xem nào.”
Tào Lân ấp úng – “Thật không cần mà…”
Tôi không nói một lời, giật lấy túi tiền của Tào Lân, mở ra, quả nhiên chỉ còn lại mấy đồng.
Lần này Tào Lân từ Thục chạy ra ngoài, vốn dĩ chỉ định tới Hoài Nam, nhưng vì chuyện của tôi mà huynh ấy phải lặn lội đến tận Lạc Dương. Tôi hiểu rõ Tào Lân, huynh ấy vốn là người tiêu tiền không biết tính toán, vả lại lần này là lén chạy ra ngoài, tiền bạc chưa chắc đã chuẩn bị đầy đủ, lại cộng thêm bôn ba một thời gian dài, lộ phí ở trên người tất nhiên là đã sớm tiêu hết từ lâu. Thời điểm khi tôi vừa đặt chân đến chỗ ở của huynh đấy thì đã đoán ra được rồi. Căn phòng kia vừa bé lại tồi tàn, đồ ăn thức uống trong nhà cũng rất ít, chỉ thấy trên bàn có hai cái bánh gạo thô. Mặc dù như vậy nhưng A Bạch vẫn có cá con để ăn.
Tôi thở dài, nói – “Xe ngựa này cho huynh, nếu trên đường thiếu lộ phí huynh có thể bán nó đi.”
Tào Lân chần chừ nói – “Nhưng… Nghê Sinh, đây là tiền chuộc thân của muội.”
Đến lúc này rồi mà trong lòng huynh ấy vẫn vướng bận về tôi, lòng tôi không khỏi ấm áp thêm vài phần.
“Tiền tiêu rồi sẽ kiếm lại được.” – Tôi nháy mắt với Tào Lân, – “Chớ quên, hiện giờ ta chính là hào nô hoành hành Lạc Dương đấy.”
Tào Lân cũng cười.
Tôi nói – “Còn nữa, chuyện ta vừa nhờ cậy huynh, đừng quên hỏi thăm giùm ta.”
Tào Lân đáp – “Yên tâm, ta sẽ không quên đâu.”
Tôi nói – “Chân tay huynh nhanh nhẹn một chút, đừng lại chọc ra tai họa gì nữa đấy.”
“Lần này chẳng qua do ta sốt ruột quá cho nên mới như vậy.” – Tào Lân ấp úng biện bạch, rồi lại nói – “Trái lại muội ấy, chuyện hạ sấm đã trôi qua nhiều năm như vậy mà triều đình vẫn hết sức kiêng dè tiên sinh, muội ở lại Lạc Dương chẳng phải rất nguy hiểm hay sao?”
Tôi đáp – “Kiêng dè hay không kiêng dè còn phải xét người. Chuyện ngày hôm nay, chẳng qua là do có người vẫn còn nhớ đến mà thôi.”
Tào Lân vội hỏi – “Hả? Là người nào?”
“Chỉ là một kẻ không quan trọng.” – Tôi nói – “Lúc nãy huynh cũng đã nhìn thấy rồi đó, bản lĩnh của đám người ấy cũng chẳng có bao nhiều. Vả lại bọn họ cũng không biết ta là ai, nguy hiểm ở đâu ra?”
Tào Lân ngẫm nghĩ một chút, dường như thấy cũng có lý.
“Nghê Sinh.” – Vẻ mặt Tào Lân đầy áy náy – “Vốn dĩ là ta định tới để cứu muội, không ngờ trái lại, lại rước thêm tai vạ cho muội.”
Tôi cươi cười – “Chuyện này so với những chuyện chúng ta từng làm trước kia đã xem là cái gì? Nhưng huynh ấy, lần này huynh lén chạy ra ngoài, lúc trở về sợ rằng không tránh được một trận đòn của Tào thúc đâu.”
Tào Lân nghe tôi nói vậy thì cười một tiếng, coi thường nói – “Dù sao thì ta bị đánh nhiều rồi, cũng chẳng thiếu một lần này.”
“Nghê Sinh, sau này, đợi muội lấy lại được điền sản rồi thì định sống như thế nào?” – Một lát sau, Tào Lân lại hỏi.
Tôi ngẫm nghĩ một chút, tuy cảm thấy có hơi xa xôi nhưng đề tài này đúng là khiến người ta vui vẻ.
“Lúc trước sống như thế nào thì sau này sẽ sống như thế.” – Tôi thoải mái trả lời – “Giống như tổ phụ vậy, mỗi ngày đều đi kiểm tra đồng ruộng, xem sách, nếu như có hứng thú thì có thể xuất môn du ngoạn một chuyến.”
“Nhưng tiên sinh đã từng nói, thiên hạ qua ba đời sẽ loạn.” – Tào Lân nói – “Lúc còn ở Lạc Dương, ta cũng đã từng nghe ngóng thử, sức khỏe của Hoàng đế càng ngày càng yếu, chỉ e loạn lạc không xa.”
Đây đích xác là một vấn đề.
Lúc còn ở Hoài Nam, tôi cũng đã từng hỏi tổ phụ về nguyên do của lời sấm kia. Ông nói, từ xưa đến nay đều là lấy phân đất phong hầu để định ra quốc giả, loạn tượng không quá ba đời. Trước thì có loạn Chu vương, Quản Thúc, Thái Thúc*, sau lại có loạn Hán chư Lữ**, đều là như vậy.*_Loạn Chu vương, Quản Thúc, Thái Thúc hay còn gọi là "Tam Giám chi loạn", xem thêm thông tin tại TruyenHD **_Loạn Hán chư Lữ: là một chuỗi sự kiện tranh chấp quyền lực trong triều đình nhà Hán của lịch sử Trung Quốc. Tuy mầm mống bắt đầu từ khi Lã hậu bắt đầu xưng chế năm 187 TCN, thế nhưng sự bùng phát chính thức xảy ra khi Lã hậu qua đời vào năm 180 TCN. Theo đó, ngày 16 tháng 8 cùng năm, Tề Ai vương Lưu Tương dấy binh nổi dậy và kết thúc khi Hán Văn Đế Lưu hằng lên ngôi cũng trong năm ấy.Tôi ngẫm nghĩ một hồi, cảm thấy tổ phụ nói cũng có mấy phần đạo lý, lại hỏi ông, nếu như quả thật xảy ra loạn lạc vậy thì chúng ta phải làm thế nào?
Tổ phụ cười, bảo rằng ông cũng đã sống đến từng tuổi này rồi, hẳn là không nhìn thấy được cảnh tượng đó.
“Nếu như có một ngày loạn lạc vậy thì nhất định phải rời khỏi Lạc Dương.” – Ông nói – “Nếu con thấy tình hình không ổn vậy thì hãy quay về nước Thục, đợi đến khi an định rồi mới quay trở về Hoài Nam.”
Đến hôm nay tôi vẫn còn nhớ rõ những lời dặn dò của ông khi ấy.
Nhưng đáng tiếc, đến tổ phụ cũng không đoán ra được là tôi lại ở Lạc Dương.
Vạn nhất có một ngày như thế, tôi sẽ lập tức quay trở về nước Thục ư?
Chuyện này tôi đã từng nghĩ rất nhiều làn. Cho dù thiên hạ có đại loại, chung quy cũng sẽ có một ngày kết thúc. Bất luận là tôi đến chỗ nào tránh loạn thì tương lai cũng sẽ quay trở về Hoài Nam. Chỉ cần có điền sản ở trong tay, nhà cửa có thể xây lại, ruộng đất cũng có thể khai khẩn một lần nữa. Mà bất luận loạn hay không loạn, thì quan trọng nhất vẫn là tiền bạc. Cho nên, trước khi mọi chuyện trở nên không thể cứu vãn, tôi phải cố gắng kiếm thật nhiều tiền phòng thân, đó mới là chuyện chỉ có lợi chứ không có hại.
“Cho dù ngày mai Hoàng đế có tắt thở đi chăng nữa thì thiên hạ này cũng không thể lập tức mà loạn được.” – Tôi nói với Tào Lân.
Tào Lân hỏi – “Thế là thế nào?”
“Huynh xem, Lạc Dương nhiều quyền thần, ngoại thích, chư hầu như vậy, cho dù có loạn thì cũng phải trải qua một hồi minh tranh ám đấu trước đã.”
“Muội tính ra hả?”
“Ta đoán đó.”
Tào Lân – “… …”
Tôi nói – “Huynh yên tâm đi, nếu thấy tình thế không ổn, ta sẽ tự thoát thân trước. Tổ phụ cũng đã dặn rồi, nếu như thiên hạ đại loạn thì bảo ta tới đất Thục.”
Mắt Tào Lân sáng lên – “Thật như vậy?”
Tôi nói – “Thật như vậy.”
Cuối cùng Tào Lân cũng yên lòng, lộ ra nụ cười.
Sắc trời bắt đầu tối dần, cho dù có không nỡ thì cũng đã đến lúc phải chia tay.
Tôi bế A Bạch đặt vào trong xe, hạ kín mành lại, sau đó đưa mắt nhìn Tào Lân ngồi vào vị trí phu xe, giơ roi giục ngựa đánh xe đi.
Tôi đứng tại chỗ, không ngừng vẫy tay với bóng lưng của huynh ấy, mãi cho đến khi xe ngựa khuất bóng mới thôi.
Bảy năm từ biệt, trùng phùng chỉ cũng chỉ được một ngày.
“Thục Trung cách xa Trung Nguyên, là đất lành có thể đến.” – Năm đó tổ phụ từng dặn thêm – “Chỉ có điều sau khi con đến đó, nếu như không phải vạn bất đắc dĩ thì không được đi tìm Tào Hiền, con phải nhớ cho kỹ.”
“Muội nhất định phải tới đó!” – Tào Lẫn vừa ngoái đầu vừa hét lên với tôi như vậy.
Tôi nhìn tịch dương phía xa, thở dài trong lòng.Mấy ngày sau đó, bốn chữ “Toàn Cơ tiên sinh” liên tục được người ta nhắc đi nhắc lại, nhưng ngoài việc để lại một bài thơ tối nghĩa ra thì không còn gì cả cho nên dần dần mọi chuyện cũng tự nhiên phai đi. Chỉ còn một số ít những kẻ ưa hóng chuyện là vẫn kiên trì mày mò nghiền ngẫm từng chữ để tìm ra một phép ẩn dụ kín đáo nào đó trong bài thơ.
Còn về phần Công tử, thơ của Tào Lân thật sự là thê thảm đến không nỡ nhìn thẳng, sau khi Công tử thảo luận với tôi mấy bận cuối cùng cũng bắt đầu chê bai, nói Toàn Cơ tiên sinh là cao nhân có thể chỉ điểm cho Cao Tổ, làm thơ nhất định không thể gượng gạo như vậy, rất có thể là giả.
Tôi cũng không tỏ rõ ý kiến.
Thật ra thì, tôi lại hy vọng chúng nhân cho đó là thật. Đặc biệt là Tần vương, tốt nhất là y cứ kiên định cho rằng Toàn Cơ tiên sinh là một người khác, lúc trước là do y tìm lầm người, rồi từ đây không còn tới làm phiền tôi nữa.
Song từ đó về sau, tôi không còn nghe thấy tin tức về Tần vương nữa.
Không phải là do y im hơi lặng tiếng biến mất mà là vì thời hạn Công tử xuất sĩ đã đến khiến cho tôi bận đến không kịp thở.
Mỗi ngày, trời còn chưa sáng thì tôi đã phải trở dậy, vừa ngáp ngắn ngáp dài vừa không hề thương xót lôi Công tử vẫn còn đang tức giận vì ngái ngủ rời giường, phục vụ hắn rửa mặt thay y phục. Chuyện này so với lúc trước phục vụ hắn đến trường còn phiền phức hơn bởi vì công thự có quy định của công thự, tôi không thể qua loa lấy lệ như trước đây, ỷ vào nhan sắc của Công tử, tùy hiện cho hắn mặc một bộ y phục nào đó cũng có thể áp đảo quần phương.
Hiện tại, tôi phải cẩn thận sửa tóc mai cho hắn, mỗi một sợi tóc đều phải chải kỹ, quan thúc phải ngay ngắn sáng bóng, sau đó giúp hắn đội mũ Nghị lang lên, mỗi một lần chỉnh trang như vậy đều phải mất gần một canh giờ.
Nhưng nếu không phải nhờ thế thì tôi gần như quên mất đã bao lâu rồi tôi không còn quan sát hắn kỹ càng như vậy.
Tóc Công tử đen bóng như mực, tuy không tơ mảnh như tóc nữ tử nhưng vô cùng trơn mượt. Lúc tôi chải tóc cho hắn, thỉnh thoảng sẽ nhớ đến mấy câu hay dùng để miêu tả mỹ nhân trong thi thư, rồi lại ngẫm đến đám khuê tú đang ngày đêm si mê hắn mà không khỏi lắc đầu, đúng là họa thủy.
Thời điểm Công tử lần đầu khoác lên mình bộ triều phục, tất cả mọi người đều phải sáng mắt ngắm nhìn. Vóc người hắn cao lớn, rắn rỏi, bộ triều phục rộng rãi mặc ở trên người không hề lộ ra vẻ rườm rà mà trái lại còn toát lên khí chất trang nghiêm, càng thêm tuấn mỹ.
“Con ta đã trưởng thành rồi.” – Đại Trưởng công chúa cảm khái nói, mừng rỡ dùng khăn gấm lau khóe mắt.
Trên đường đưa Công tử đến công thự, tôi gặp được Thẩm Xung.
Xa giá của hai người gặp nhau, chàng ngồi ngăn ngắn trong xe, mặc quan phục Thái tử Tẩy mã, nho nhã tuấn tú. Đã lâu rồi tôi không nhìn thấy chàng ăn vận như vậy, chỉ cảm thấy có ngắm thế nào cũng không đủ.
Sau khi hàn huyên cùng Công tử, chàng nhìn tôi mỉm cười – “Nàng cũng tới đưa Nguyên Sơ vào triều à?”
Tôi đáp – “Vâng.”
“Sau này không thể thoải mái như ở Quốc Tử Học, vất vả cho nàng phải ngày ngày dậy sớm rồi.” – Thẩm Xung nói.
Tôi mỉm cười – “Là chuyện nên làm ạ.”
Tiếc là Thẩm Xung phải tới Đông cung, không cùng một hướng với công thự của Công tử, hai người nói thêm vài câu rồi mỗi người một ngả.
Xa giá dừng ở trước cửa công thự, Công tử xuống xe, sửa sang lại áo mão, nói với tôi – “Nghê Sinh, nàng trở về đi.” – Dứt lời, hắn phất tay áo, dưới ánh nắng mai bước về phía cánh cổng nặng nề dưới mái hiên.Công tử ngày ngày đi sớm về muộn, khiến cho tôi cũng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn.
Đám phó tỳ phủ Hoàn tin tức linh thông, biết Công tử không có ở nhà, người đến tìm tôi xin quẻ cũng nhộn nhịp hơn trước. Dĩ nhiên, trong phủ nhiều quy củ, đám phó tỳ chỉ dám đến tìm tôi vào thời điểm sau ngọ, lúc các vị chủ nhân đều đã đi nghỉ ngơi, sau khi xin quẻ xong thì xúm lại một chỗ buôn tin bát quái.
Đề tài về các quý nhân thì gần đây chỉ có vài tin vụn vặt, trái lại nghe nói Hoàng đế lại nhiễm phong hàn, ở trong cung bệnh đã hai ngày, phần lớn chính sự đều ném cho đám đại thần.
Về chuyện này, các nhà dòng dõi quý tộc đều bàn luận không ngừng, điều quan tâm nhất tất nhiên không phải là sức khỏe của Hoàng đế mà là chuyện đằng sau đó.
Dạo gần đây, Thái tử nghe nói ở chùa Cao Hiền cách ngoại thành hai mươi dặm có cao tăng Tây Vực mới đến, mang theo một chiếc đỉnh Phật cốt kim phù đồ*, bên trong chứa xá lợi, có thể trấn điều ác, làm an lòng, vô cùng linh nghiệm. Vì vậy Thái tử lập tức xuất cung, đích thân đến chùa Cao Hiền thỉnh kim phù đồ, dâng tặng cho Hoàng đế. Chẳng ngờ Hoàng đế ghét nhất là chuyện làm tăng đạo trong cung, lúc Thái tử dâng Kim phù đồ lên, Hoàng đế chỉ cười lạnh nói, chuyện trẫm đêm không thể chợp mắt đến cao tăng Tây Vực cũng rõ ràng cả sao? Thái tử nghe vậy, mặt mũi nửa đỏ nửa trắng, không có đất mà trốn. May mà lúc ấy Tuần Thượng cũng có mặt, hết lời khuyên giải rằng Thái tử chỉ là một lòng hiếu thuận, thần sắc của Hoàng đế bấy giờ mới hòa hoãn lại.“Ồ?” – Một người nói – “Chẳng lẽ đến điều kiêng kỵ của Thánh thượng mà Thái tử cũng không biết?”
Người kể chuyện khinh thường nói – “Thái tử trước nay luôn tự làm theo ý mình, có bao giờ biết kiêng kỵ điều gì?”
Có kẻ lại thở dài nói – “Vị Thái tử này, lời đồn đại về ngài ấy xưa nay đều chẳng có chuyện nào tốt, lẽ nào sau này thiên hạ phải thực sự truyền lại vào tay ngài ấy ư?”
Người bên cạnh nói – “Chuyện này đâu cần chúng ta bận tâm, chúng ta chẳng qua chỉ là nô tỳ, thiên hạ này là của ai mà chẳng giống nhau?”
Tất cả đều cười.
Công tử tuy đã vào triều nhưng vẫn không thiếu mấy chuyện du ngoạn. Vài ngày sau, tôi lại theo Công tử vào cung, lần này không phải là tới công thự mà là đến giáo trường ở trong cung.
Thái tử luôn ưa thích cưỡi ngựa bắn cung, thường xuyên hô hào mọi người tới so tài cao thấp ở giáo trường trong cung.
Những ngày này, khí trời mát mẻ, lòng ham chơi của Thái tử lại nổi lên, triệu tập mấy chục con cháu quý tộc vào cung cưỡi ngựa, trong đó có cả Công tử và Hoàn Tương. Mà hiếm thấy nhất chính là Thẩm Xung cũng có mặt ở đó. Chàng là Thái tử Tẩy mã, lần này cũng bị Thái tử vời tới.
Tất cả chia làm ba đội, Thái tử, Bình Nguyên vương, Thành Dương vương mỗi người dẫn một đội, những người còn lại thì rút thăm. Công tử về đội của Thái tử, Thẩm Xung về đội của Bình Nguyên vương còn Hoàn Tương thì đi theo Thành Dương vương.
Bên trong giáo trường, chỉ thấy bụi đất tung lên, tiếng ngựa hí vang trời, vô cùng náo nhiệt.
Cưỡi ngựa bắn cung luôn là một trong các sở thích của giới công khanh quý tộc, mỗi một vật tùy thân, từ thứ nhỏ nhất như bó tên cho đến lớn hơn như vật cưỡi đều có giá trị liên thành. Bình thường chú tâm bảo dưỡng chăm sóc chính là để triển lộ phong thái ở những dịp như thế này, để người khác bình phẩm. Đám công tử trẻ tuổi cưỡi trên tráng mã, trên người vận y phục bó sát đẹp đẽ chạy ở trên giáo trường, lớn giọng gào thét, ngược lại hoàn toàn với dáng vẻ hào hoa phong nhã ngày thường.
Trên đời này, ước chừng chẳng có chuyện gì có thể khiến cho người ta tâm huyết sôi trào hơn chuyện này.
Phía bên rìa giáo trường, người đứng xem xếp thành một vòng lớn, mà phía bên trên lầu cao cũng chưa từng náo nhiệt như vậy. Ngoại trừ nam tử đến tham gia cưỡi ngựa bắn cung còn có rất nhiều nữ quyến nhập cung, ngồi ở trên lầu cao uống trà ngắm cảnh, nhìn xuống dưới giáo trường, hứng thú bừng bừng.
Tài bắn cung của Công tử quả thực không tồi, sau vòng đầu tiên đã chiếm được vị trí nhất bảng.
Y phục Thẩm Xung mặc ngày hôm nay vô cùng vừa ý tôi, hoa văn hình mây thêu trên nền lụa mộc khiến cho khuôn mặt chàng càng thêm tuấn tú. Áo sam mỏng ướt đẫm mồ hôi dán vào l*иg ngực chàng, bó lại ở eo hông, thật khiến cho người ta không thể dời mắt.
Tôi đứng hầu ở rìa giáo trường, đang lúc ngắm đến nhập tâm thì một tiểu tỳ đi tới nói là Thẩm Nguyên, nữ nhi của Hoài Âm hầu muốn gặp tôi, bảo tôi đi lên lầu cao.
Nếu như là khuê tú nhà khác thì tôi đại khái sẽ thẳng thừng nói là không rảnh nhưng Thẩm Nguyên là muội muội của Thẩm Xung, yêu ai yêu cả đường đi, đương nhiên tôi vẫn phải thiên vị một chút, vì vậy liền sửa sang lại y phục, đồng ý.