Mùa xuân năm 1978, bên bờ Nghi Hà có một lão nuôi ong chuyển đến. Nhìn dáng vẻ, lão có lẽ cũng đã ngoài 60 tuổi, nếp nhăn đầy mặt.
Lão kéo theo một cái xe kéo, trên xe chất đầy thùng nuôi ong, trong thùng, trên thùng nhung nhúc ong mật.
Nơi lão đặt những thùng nuôi ong của lão cách nhà ông cố tôi không xa, ở bìa rừng dương. Lão sắp xếp xong thùng ong còn đặc biệt mang một chai mật ong đến tặng ông cố tôi.
Ông cố tôi tặng lại lão một cây thuốc lá. Lão cầm cây thuốc, miệng ú ớ kêu lớn, khoa chân múa tay rất quyết liệt. Lúc này ông cố tôi mới biết, lão là một người điếc.
Lão khoa chân múa tay như vậy thực ra ý muốn nói rất đơn giản, ý là: cây thuốc lá ông cố tôi cho nhiều quá, lão không thể lấy được.
Ông cố tôi nói, cầm lấy đi, tôi làm ra cái này, trong nhà thuốc lá nhiều lắm.
Cũng không rõ nghe hiểu hay không, dù sao cuối cùng thì lão cũng nhận, cứ như vậy có qua có lại, hai người trở thành bạn bè.
Hai người họ không có việc gì cùng nhau đi tản bộ. Dù sao trên bờ đê sông Nghi Hà này cũng chẳng có ai khác, chỉ có hai người bọn họ, hai người ngồi xuống nói chuyện cũng khá vui vẻ.
Cụ thể thì họ nói chuyện thế nào chúng tôi cũng chẳng biết. Theo lời ông cố tôi nói, hai người chính là cứ thế vung tay múa chân bừa đi, vung vẩy vài cái nói vài câu là hết nửa ngày, thú vị ra phết.
Theo lời kể của ông lão, ông cố tôi biết, lão không con không cháu, cả đời làm nghề nuôi ong, không biết làm gì khác. Lão nói với ông cố, lũ ong mật giống như con lão vậy, được lão dạy dỗ vô cùng nghe lời, bảo làm gì làm cái đó.
Ông cố tôi nghe lão điếc nói vậy thì bảo lão thử cho ông cố tôi xem. Lão nghe lời ông tôi nói, không ngờ thật sự biểu diễn cho ông cố tôi xem thật.
Lão dùng một cái gậy gõ có nhịp có điệu vào thùng ong. Ông cố tôi nói, lão nghe không thấy, không biết là làm sao lão nghiên cứu ra được những âm thanh ấy. Theo nhịp gõ của lão, ong mật đang bay lộn xộn xung quanh đó biết xếp thành hàng thành lối, xếp thành một vòng tròn, thành hình chữ bát... khiến ông cố tôi kinh ngạc không ngớt.
Cha tôi cũng từng được xem lão điếc biểu diễn. Qua lời miêu tả của cha tôi, lão trở thành một nhân sĩ giang hồ kì quái.
Vốn dĩ ông cố tôi tưởng rằng, ông lão này cũng chỉ là một ông già nuôi ong bình thường, nhưng đến tháng 6 năm đó, ông cố tôi phát hiện, lão không hề đơn giản.
Thời gian đó tuy rằng việc trị thủy khu vực Nghi Hà đã khá tốt nhưng không có nghĩa là hoàn toàn yên ổn được. Tháng 6 năm ấy, lũ về đặc biệt sớm. Nước vừa về là xém chút dâng lên tận sân nhà ông cố tôi.
Sân nhà ông cố tôi với đê Nghi Hà cũng chỉ cao chênh nhau một hai mét, nếu mà nước dâng lên đến sân nhà ông cố tôi thì cách đê Nghi Hà cũng chẳng bao nhiêu nữa.
Nơi ông lão điếc nuôi ong đặt thùng ong cũng nằm cách sân nhà ông cố tôi hai ba mươi mét nhưng nước cũng chỉ cao xấp xỉ cỡ đó, không ngập tới chỗ lão, ông cố tôi còn khen lão nuôi ong khéo chọn vị trí.
Mỗi năm vào mùa nước lên luôn có mấy đứa trẻ dở hơi muốn khiêu chiến tự nhiên, đang yên đang lành nhảy xuống bơi lội, bị lũ cuốn đi biệt tích.
Năm nay cũng không ngoại lệ, nhìn thấy mấy đứa trẻ mười sáu mười bảy tuổi đang đứng trên bờ đê cởϊ qυầи áo, ông cố tôi vội chạy lên ngăn cản. Nhưng mấy đứa trẻ ranh hung hăng nào thèm nghe lời khuyên của một ông già chứ? Trong tiếng hi hi ha ha, một đứa trẻ chạy qua mặt ông cố tôi, nhảy ùm xuống con nước lớn bên dưới.
Ông cố tôi giậm chân đùng đùng nói hỏng bét rồi, mau cứu người thôi. Nhưng lúc bấy giờ trên bờ đê mưa lất phất, làm gì có ai?
Mấy đứa trẻ khác nói ông cố tôi chuyện bé xé ra to, nhưng bọn chúng cũng ngó xuống dòng lũ đang cuồn cuộn chảy, phát hiện đứa bé kia đã không thấy bóng dáng đâu nữa mới biết mọi chuyện thực sự nghiêm trọng rồi. Có điều lũ trẻ đều là bọn ranh con ương bướng, dù bạn chúng đã không thấy đâu nhưng chúng vẫn tiếp tục cởi đồ. Ông cố tôi điên tiết lên, nhặt một cây củi đốt dở đánh bọn chúng, không ngờ có đứa còn đánh trả lại ông cố tôi, chúng đâu có biết ông cố tôi võ nghệ đầy mình, đạp một cái đứa trẻ đó gập chân ngã quỳ xuống.