Đợi Tôi 28 Tuổi, Rồi Chú Lấy Tôi Nhé

Chương 29

Mỗi một câu chuyện xảy ra trong cuộc đời của bất kì đều có một lí do. Có người luôn cho lí do đó là đúng, có người lại cho lí do đó là sai, và có người lại không dám đặt cuộc cả cuộc đời vào lí do đó.

Thực ra tôi lại không phải là kiểu người thuộc trong những lí do đó. Tôi khá là tin vào những thứ luôn hiện hữu vô hình giống như định mệnh hay duyên phận nào đó. Để gặp được 1 người tốt như chú, tôi ít nhất cũng trải qua việc cảm nhậm sự khốn nạn của người yêu cũ.Thế mới nói, trên đời này chẳng có thứ gì là mãi mãi.

Giọng cái Hà vang lên như nhắc nhở tôi nên tiếp tục câu chuyện đang còn dang dở.

- -Này, mày làm gì mà không trả lời lại tao thế,tao cũng là người của công việc ấy, chứ mày tưởng tao rảnh lắm à.

- -Đây, đây, tao vẫn đang nghe nè.

- -Nghe cái bố khỉ gì, vừa nghe tao nói đến chú Minh là hồn xác mày cứ tha thẩn thế nào ấy.

- -Mày linh tinh ấy, tao vẫn bình thường mà.

- -tao nghi lắm, có phải mày thích chú tao thật không?

- -Không, đã bảo là không rồi mà.

- -Mà nếu nhỡ tao thích chú Minh thì sao?

- -Về vấn đề tuổi tác cũng có vấn đề,mày mới 20,mà chú tao đã gần 30 rồi. Nhưng xét về ngoại hình hay vẻ ngoài thì trông chú Minh không già là bao, mày cũng có thể xứng với chú ấy khi xét về khoản đó.

- -Mày xem, cũng hợp lắm chứ bộ.

- -nhưng mà còn nhiều việc lắm, mày không hiểu được đâu.

- -Mày cứ nói ra đi, kể cho tao nghe.

- -Thôi, tao sợ làm mày buồn.

- -Mày chơi với tao bao lâu rồi, chẳng lẽ lại không hiểu tính tao nữa.

- -Chính vì hiểu mày nên tao mới không nói đó.

- -Mày nói đi, tao không buồn đâu, mới cả tao cũng đang giả dụ thôi, chứ có phải thật đâu mà mày phải lo.

- -Nghĩ thì cũng có lí nhưng mà mày cũng biết mẹ tao rồi đấy. Ông bà nội tao mất sớm, có mỗi bố tao và chú Minh. Bố lấy mẹ về, từ lúc chú Minh đi học cấp ba với đại học xong giờ ra ngoài lập nghiệp là một mình mẹ tao lo và thương chú nhất. Nên việc...

Nghe cái Hà nó nói đến đây tôi cũng hiểu ra một phần.

- -Ý mày là hoàn cảnh gia đình tao đúng không?

- -Tao không có ý đó, chỉ là mẹ tao là người sống tình cảm nhưng cũng rất khó tính, mẹ tao chỉ muốn chọn cho chú Minh một người phụ nữ có thể toàn tâm yêu thương chú ấy, là hậu phương vững chắc cho gia đình mà thôi, tao nghĩ mày không thể phù hợp với điều đó.

- -Nhưng nếu người phụ nữ mà mẹ mày chọn, chú Minh không có tình cảm thì mày định thế nào?

- -Tao cũng không biết nữa, nhưng chắc chú Minh sẽ nghe lời mẹ tao thôi.

- -Chú Minh là người tốt, chắc chắn sẽ có được hạnh phúc thôi.

- -Bình thường hay kiếm chuyện gây sự nhưng thực chất tao thương chú lắm, nghe mẹ tao nói, lúc ông bà nội tao mất, chú tao suy sụp đến nỗi bỏ cả học, định đi bụi luôn, khổ thân lắm

- -Thôi, mày đừng nói nữa, tao không muốn nghe. Mày toàn kể những thứ tao không hỏi

- -Đấy tao kể cho mày biết để thỉnh thoảng còn đối xử tốt với chú tao một tí. Thỉnh thoảng tao cũng phải giả đòn sang nhà riêng của chú ấy tâm sự để chú bớt cô đơn đấy, khổ lắm chứ có sung sướиɠ gì đâu.

- -Biết rồi. Thôi, tao cúp máy nhé, tốn tiền điện thoại lắm rồi.

- -Eo, cái đồ keo kiệt.

- -Cái đấy người ta gọi là tiết kiệm hiểu không?

- -Thôi, tao tắt máy nhé.

- -Ok, bữa nào nghỉ lại hẹn hò nhé.

- -Không thành vấn đề.

Cúp máy, tôi nằm vật ra giường, hai con mắt tròn xoe đưa lên nhìn trần nhà, rốt cuộc con tim tôi mông lung đến độ nào rồi. Thực ra khi nghe những lời kể vừa nãy của cái Hà,lí trí tôi có một chút lung lay. Giả dụ nếu như tôi có bước chân thành công vào chú ấy đi chăng nữa, thì ít ra để đến được với nhau cũng phải vượt qua muôn vàn cửa ải, nghĩ đến thôi tôi cũng thấy khá mệt mỏi và không biết mình có nên phát triển thứ tình cảm này hay không?

Mark Manson, một tác giả sách bán chạy nổi tiếng, từng nói thế này: “Cảm xúc tiêu cực là lời kêu gọi hành động. Nó thôi thúc bạn từ bên trong, khiến bạn phải làm điều gì đó. Mặt khác, cảm xúc tích cực chính là phần thưởng cho những nỗ lực hành động của bạn”.Liệu tôi có nên biến những cảm xúc tiêu cực đang lấn át tâm trí tôi thành những chiến binh cảm xúc tích cực để chiến đấu cho tình cảm chưa đi đến đâu này không? Nó sẽ không phải là hơi quá đấy chứ.

Tôi đang tự hỏi đang tiếp tục hay nên từ bỏ. Có đôi khi tôi cảm thấy thích chú rồi dần dần không phải là thích nữa mà là YÊU, nhưng tôi không dám nói. Chẳng lẽ tôi đang yêu đơn phương sao?

Không biết mọi người nghĩ về vấn đề này thế nào. Nhưng với tôi, mặc dù có đau, có khổ, có mệt mỏi nhưng nếu như chưa đến cực hạn chịu đựng thì tôi nghĩsẽ không buông tay. Vì tôi thấy một khi đã yêu thì khó buông lắm, dù yêu đơn phương hay là gì thì cũng thế. Nếu đối phương cứ ở trước mặt thì làm sao quên được?

Mặc dù tôi hay khuyên người khác không yêu được thì từ bỏ, nhưng đó cũng chỉ là lời nói của người ngoài cuộc. Cũng không biết là có từ bỏ hay không nhưng nếu là tôi thì tôi chọn chấp nhận. Bỏ không được thì cứ yêu, tuỳ theo cảm xúc mà hành động.

- -Được, cứ quyết định vậy đi, giờ thì đi ngủ nào.

Tôi nhắm mắt lại, cố gắng bỏ qua những cảm xúc tiêu cực, xong xuôi đáh chén một giấc, coi như giải thoát của tâm lí.

Sáng hôm sau như mọi ngày, tôi lại tiếp tục công việc của mình tại cửa hàng bánh ngọt của mình.

Sáng hôm nay như thường lệ, sau khi chuẩn bị đồ đạc thì tôi mới xuống dưới nhà, bố thì vẫn chưa đi làm xa lại nên tôi cũng nhanh chóng rời khỏi nhà.Không biết mọi người có giống tôi không, chứ việc phải thể hiện cảm xúc với người thân trong gia đình có khi còn khó khăn hơn việc phải bắt chuyện làm quen với một người lạ.

Có lẽ tôi là con người sống khá khép kín, từ bé đã thiếu đi hơi ấm của mẹ, cũng như phải tiếp nhận hơi lạnh trong cảm xúc của bố nên việc phải nhận sự quan tâm của ai đó khiến tôi cảm thấy dễ chịu. Nhưng đáng tiếc, tôi lại dần trở nên vô cảm với những lời quan tâm ít ỏi từ bố, tôi cảm thấy việc phải trả lời những câu hỏi ấy giống như một gánh nặng.

Bố nghiêm khắc đã khiến tôi trở nên khép kín và cô đơn, phải những ai giống tôi mới hiểu được cảm giác đó là như thế nào?

Còn nhớ..

Mẹ mất, bố làm ăn xa, còn tôi thì ở nhà với mẹ hai. Từ bé tới lớn, thời gian tôi gặp bố cũng chỉ là những buổi cuối tháng ngắn ngủi trên bàn cơm. Mỗi lúc nói chuyện thì bố hay hỏi tôi về chuyện trường lớp, tiền nong, cơm ăn áo mặc. Còn tôi thì ít khi bắt chuyện vì hơi thiếu tự tin, bao giờ có gì quan trọng mới nói trước.

Thật sự tôi chỉ mong muốn bố có thể thay đổi cách quan tâm con mà thôi. Những ngày tháng đó quá ít ỏi và không đủ, những cuộc điện thoại vội vàng cũng không thấm vào đâu. Tôi xem đó như một sự thiếu thốn, nhất là năm tôi học lớp 12, chịu nhiều áp lực, chỉ mong có một điểm tựa, là bố. Vốn dĩ tôi đã mất đi tình yêu thương của mẹ nhưng giờ đây bố cũng không thật sự được gần tôi "24/7" như bao người.

Với tôi, có lẽ đây là một sự khiếm khuyết tình thương nghiêm trọng khó bù đắp, những đồng tiền bố làm ra rồi mang về cho tôi đâu đáng quý bằng những câu nói, cử chỉ yêu thương mà mẹ chưa từng cho tôi. Nhưng bây giờ tôi lớn rồi, tôi không còn cần những thứ tình cảm ấy nữa.

- -Miền, ngồi xuống đây ăn sáng rồi đi làm cũng được.

- -Lát con ra kia mua bánh mì ăn tạm cũng được, con muộn làm rồi ạ.

- -Người ngoài nhìn vào chắc nghĩ tao với mày không phải là bố con đấy.

- -Nếu bố không nhắc, chắc con cũng sẽ nghĩ như vậy đó.

- -Miền này, chẳng lẽ việc ngồi ăn chung một bữa cơm với bố cũng khiến mày cảm thấy khó khăn đến như vậy sao?

Tôi lắc đầu.

- -Không phải quá khó khăn, chỉ là con cảm thấy việc đó quá sức với con mà thôi.

- -Mày còn coi bố là bố không hả Miền.

- -Bố muốn con trả lời câu hỏi đó, vậy tại sao bố không lại tự mình hỏi bản thân rằng đã bao giờ coi con là con chưa? Nếu đã sinh con ra rồi làm ơn đừng bỏ mặc con cho người khác, con mệt mỏi lắm rồi, bố và con, chúng ta cứ như trước là được, bố đừng tỏ ra quan tâm con nữa, con thấy nặng lòng lắm. Cũng giống như bố thôi, con đủ mệt rồi.