Thế là cố gắng dỗ dành lấy bánh trong tay em gái: “Vậy cho chị ba ăn có được hay không?”
Cô bé không dám giật lấy.
Ngay cả em trai cô bé là Trần Tiểu Bảo giành ăn với em gái cũng bị bà nội đánh cho một trận.
Nhưng Hách Liên Kiều cũng không phải là một đứa trẻ ba tuổi, cô bé hiểu rõ lương thực quý giá như thế nào.
Cho nên cô quả quyết, không áy náy chút nào mà nói: “Không được.”
Cô bé muốn để dành cho bà nội ăn.
Từ trước đến giờ Long tộc luôn hộ thực, chỉ chia sẻ thức ăn cho người một nhà.
Hơn nữa còn vô cùng độc đoán và vô lý, từ chối Tam Ni, đã vậy còn muốn người ta bảo quản giúp cho mình, có thể nói cô là một con rồng tương đối quyết đoán.
Trần Tam Ni cũng không giận dữ, chỉ là nhân lúc cô bé không chú ý mà nhanh chóng xé một miếng nhỏ bỏ vào miệng.
Trong nháy mắt, cả miệng tràn đầy hương thơm của bột ngô và vị dầu của bánh nướng.
Cô bé ngậm miệng thật chặt, dùng răng chậm rãi nhai rồi nuốt xuống, thỏa mãn đến độ híp cả mắt.
Mà Hách Liên Kiều vẫn bước đi oai phong như cũ ở phía trước, không hề để ý đến hành động ăn vụng nhỏ nhặt của cô bé.
Tam Ni hiểu rõ nếu sơ ý thì có thể em gái sẽ phát hiện.
Trong rừng trúc đã có những người khác đến đào măng, đều là những đứa bé nhỏ trạc tuổi với Tam Ni.
Vừa nhìn thấy Hách Liên Kiều mặc chiếc áo ngắn màu hồng nhạt thì khuôn mặt đã tràn đầy sự hâm mộ, hỏi: “Tam Ni, em gái cậu lại mặc áo mới à?”
Tam Ni vừa tìm chỗ có măng vừa đáp: “Cô út làm cho đó.”
“Cô út cậu thật tốt nha.”
Đám con nít đều biết cô bé có một cô út sống ở thị trấn, thường xuyên sẽ mang hoa quả bánh kẹo về, trong lòng đã ngưỡng mộ từ rất lâu rồi.
Cũng có đứa thiếu thông minh hỏi: “Vậy sao cậu không có?”
Vẻ mặt của Tam Ni vẫn bình tĩnh: “Các chị cả cũng không có.”
Nghe vậy, ánh mắt đám con nít nhìn về phía Hách Liên Kiều càng hâm mộ hơn.
Lúc này, Hách Liên Kiều cũng đã tìm được chỗ có măng, hướng về phía Tam Ni nhẹ nhàng gọi: “Chị ba, ở đây cũng có măng.”
“Đến đây.’’ Tam Ni liền chạy qua.
Bây giờ đào măng cũng phải có quy tắc.
Để tránh cho mấy người ở công xã vì mấy búp măng mà cãi nhau rồi động thủ, cho nên họ ngầm quy định mỗi nhà nhận một phần đất.
Dù nói là đi đào măng với chị nhưng Hách Liên Kiều đào được vài búp liền chạy đến bắt bướm trong bụi cỏ.
Tam Ni cũng mặc kệ cô, chỉ cần không đi xa là được.
Cháu gái nhỏ của nhà họ Tống sát vách là Tống An An thấy cô chơi vui vẻ thì nhìn qua chị mình bằng một ánh mắt đầy ao ước: “Chị, em cũng muốn bắt bướm.”
Tống Bình Bình không chút nghĩ ngợi nói: “Không được, đào măng xong còn phải về nhà giặt quần áo, sẽ về nhà muộn.’’
Nếu không làm xong những việc được giao phó, chẳng những sẽ bị mắng mà còn sẽ bị phạt không được ăn cơm.
Nói xong cũng có hơi lo lắng mà hỏi Tam Ni: “Em gái cậu làm bẩn bộ đồ mới, về nhà có bị mắng chửi không?”
Cô bé rất thích sự trắng nõn xinh đẹp này.
Tam Ni đang bẻ măng cũng không ngẩng đầu lên mà nói: “Không đâu, bà nội không nỡ.”
Nghe vậy, Tống Bình Bình hơi sửng sốt một chút, quay đầu nhìn về phía em gái đang nỗ lực đào măng.
Cô bé mặc một bộ trang phục cũ rách vá chằng chịt, da cũng không trắng, mặt càng không có thịt bụ bẫm mà gầy trơ xương.
Tống Bình Bình đột nhiên có chút khó chịu: Em gái mình cũng mới vừa tròn bốn tuổi mà.
Vừa để cho cô bé đi chơi một lúc đã nghe thấy tiếng hét lên.
“Aaa!!!!! Có rắn!! Có rắn!!!”
Trong nháy mắt, cả rừng trúc đều náo động, cả đám đều nhanh chân chạy ra ngoài.
Mà hai mắt của Hách Liên Kiều lại sáng lên, ném bướm đi mà xông về phía rừng trúc.
“Chỗ nào có rắn? Rắn ở đâu!!”