Kỳ Sử Dương Hậu

Quyển 1 - Chương 26

Chọn một con đường tương đối vắng vẻ, cuối cùng tôi đã đứng sừng sửng trước cửa hậu sảnh. Hai lính gác rất ngạc nhiên chặn tôi lại

- Vị tiểu thư này…

Tôi lập tức giơ lệnh bài, nét mặt tỏ ra uy nghiêm

- Trinh Minh hoàng hậu có việc gấp, phái ta tới gặp Thập đạo tướng quân!

Bọn họ nhìn thấy lệnh bài gì kính cẩn hành lễ và vào trong thông báo. Ở Tràng An thành, tất cả nhà cửa đều xây dựng và bố trí theo kiểu tập thể. Đặc biệt là không có khái niệm “cửa”. Tất cả lối ra vào hoặc để trống, hoặc che lại bằng rèm vải bố thô sơ. Ví như cái cửa đi vào nơi cơ mật này cũng là dùng vải chắn bớt tầm nhìn. Phía trên chỉ vẽ nghệch ngoạc vài chữ Hán và biểu tượng Thống soái hình đầu hổ.

Con hổ bị chẻ làm đôi, à ý tôi là một nửa tấm rèm bị vén lên một bên và khuôn mặt Lê Hoàn sửng sốt hiện ra. Anh ta không thể ngờ tôi dám ngang nhiên đi vào trong này. Tôi để ý thấy Lê Hoàn ăn mặc không chỉnh tề, một bên vạc áo chưa cài lại. Lê Hòan mấp máy môi định nói gì đó nhưng cảnh giác đảo mắt nhìn ra ngoài, cuối cùng quay sang căn dặn thị vệ

- Các ngươi canh chừng ở đây, tạm thời không để ai vào!

Phân phó xong liền lịch sự lui vào trong, một tay đỡ tấm rèm, một tay mời tôi vào. Cái này là bày vẻ trang nghiêm cho thuộc hạ xem đây mà. Dù sao một cô gái đi vào hậu sảnh của đại tướng là nguồn cội của vô số scandal. Tôi mỉm cười cúi đầu duyên dáng bước vào trong. Đầu tiên là ngắm nghía một chút. Căn phòng rộng và cao. Chính giữa là cái bàn lớn, trên bàn là một tấm bản đồ bằng da trải sẵn, phía trên còn đặt vài thứ mô hình be bé mô phỏng lá cờ, túp lều, ngựa, xe kéo,… Xem ra công tác tham mưu ở thời Đinh cũng khá chuyên nghiệp. Bên cạnh đó còn có một đóng sách giấy, sách thẻ tre, bút lông, nghiên mực… Nhiều đồ vật nhưng không thấy rối mắt, tất cả đều xếp gọn gàn, ngay ngắn.

Tôi lại nhìn lên vách tường. Trên đó thật chẳng khác nào một cuộc triển lãm các loại binh khí. Mũi tên ngắn dài nhiều hình dáng, Thương đầu nhọn, đầu ba chia, đầu móc câu, Đinh ba, Trượng, Côn, Rìu, Búa, Song kiếm, Đại đao, Chùy và 101 thứ lạ lùng tôi không biết gọi tên.

Lại hứng thú nhìn vào vách tường đối diện. Ở đây cũng dán bản đồ. Nhìn rất đơn giản, tôi cũng hình dung ra hình ảnh 3 tòa thành, các vùng phụ cận, vùng biên giới, sông Sào Khê, các dãy núi xung quanh Hoa Lư, các địa đạo, cạm bẫy, v.v… Ở mỗi khi vực đều gắn một binh phù, thể hiện đội quân nào đang trấn giữ.

Sau khi đánh giá tổng quan, tôi đưa ra kết luật: Lê Hoàn quản binh rất nghiêm, rõ ràng, khoa học và chuyên nghiệp.

- Nhìn xong chưa?

Một giọng nó lạnh lẽo ập tới, nghe rùng rợn như vọng lên từ lòng đất. Tôi quay lại nhìn gã họ Lê bị bỏ quên từ nãy giờ. Anh ta khoanh tay trên ngực, mặt mũi nhăn nhó khó coi, rõ ràng là vô cùng bất mãn với hành vi mạo muội của tôi.

Nở nụ cười marketing, sau đó tôi còn kính cẩn lấy lòng

- Đại nhân, ngài thật là uy vũ… Lúc nãy tiểu nữ có dịp chứng kiến sự anh minh sáng suốt của ngài, thật là bội phục vô cùng. Ơ kìa, sai ngài cứ đứng thế mãi, mời ngồi, mời ngồi… để tiểu nữ rót nước pha trà…

Ây da, hình như mình không phải chủ nhà. Tôi để ý thấy mặt Lê Hoàn càng xám xịt.

- Nàng có biết đây là nơi nào không?

Một câu nói đánh gãy hết lòng hiếu khách của tôi. Chết chửa, gã này nổi giận thật rồi! Tôi gãi gãi đầu lấp liếng

- À… tình huống bắt buộc thôi, đại nhân không vào thành, từ tết đến nay đều không thấy mặt… cho nên… Nô tì đã đến không dưới năm lần mà lần nào cũng bị chặn ở cửa. Không còn cách nào khác là liều mạng xông vào một phen!

Sắc mặt ai kia vẫn khó coi dù tôi đã tự hạ mình một bậc thành “nô tì”. Mặc dù tôi quyền lực không thấy đâu, cấp bậc không ra gì nhưng cũng được hoàng đế ban cái danh “Dương quyến nữ”, còn là tâm can của Vân Nga hoàng hậu, tôi đã xuống nước như thế, anh cũng nên nể mặc chứ!

Lê Hoàn nhìn tôi một lát rồi thở dài, phất tay

- Bỏ đi. Tìm ta có chuyện gì?

Chợt nhớ ra sứ mệnh cao cả, tôi vội nâng cái hộp gấm ôm trong lòng lên, tìm vài lời lẽ hay ho để chứng minh cho sự thanh sạch của mình

- À… là thế này… tôi vốn không hề biết nó là một thứ đồ quý, cũng không biết là vật của tướng quân… tôi chỉ là người bị hại. Tội nhân chính là cái tên thị vệ chết tiệt đó. Nửa đêm nửa hôm tìm tới, để thứ này lại…

Tôi mở nấp hộp, chìa cho Lê Hoàn coi cái khăn đỏ thấm, xếp cẩn thận bên trong.

- Cách đây mấy tháng tôi mới biết nó tên là Ẩn Dung, là vật mà ngài đã xin từ Cồ Quốc hoàng hậu… tôi không nhớ nhìn rõ mặt của tên thị vệ chết bầm kia nhưng tôi còn nhớ giọng nói, nếu ngài muốn điều tra tôi có thể giúp đỡ.

Tôi tỉ mỉ quan sát biểu cảm trên gương mặt Lê Hoàn. Đầu tiên là ngạc nhiên, sau đó là nhíu mày, tiếp theo cười châm biếm, sau cùng là thở ra có vẻ bất lực. Haizz… sao mà phong phú thế? Tôi nuốt nước bọt, quyết định ra chiêu nịnh nót một chút

- Cái này đúng là báu vật nhân gian, thật phiền phức cho ngài đã mất công tìm bấy lâu nay, xem ra nhị vị phu nhân đã vì nó mà hiểu lầm… Không biết trên đời này còn có tên trộm nào to gan dám cướp đồ từ tay tướng quân. Nô tì mà gặp lại hắn nhất định sẽ lột da tróc xương, hắn có chết cũng phải đưa xuống tầng thứ 18 của âm phủ. Vạn kiếp đầu thai đều làm chó, heo, gà, vịt… không thì làm trâu cày, làm ngựa cho người cưỡi, làm…

- Đủ rồi!

Tôi đang chửi khí thế thì bị một giọng nói lạnh âm độ – xê ngăn lại. Lê Hoàn mặt mày nhăn nhó chẳng khác gì củ ấu, cứ như anh ta đang bị ai rủa xả không bằng. Trời ạ, kẻ nào to gan dám đắc tội hắn vậy?

- Lê đại nhân, ngài không khỏe ở đâu hả?

Tôi tỏ ra quan tâm chút xíu. Vừa lúc đó thì có tiếng nói bên ngoài phòng

- Chủ tướng có lệnh, không ai được vào.

- Ta có việc gấp, lập tức tránh ra!

- Nhưng…

Tấm rèm cửa bị hất tung, một khuôn mặt lo lắng hiện ra. Tôi biết người này, chính là vị đệ đệ của Phạm Hạp.

- Cự Lạng?

Lê Hoàn gọi một tiếng rồi nhìn sang tôi. Phạm Cự Lạng cũng bất ngờ khi nhìn thấy một cô gái ở cùng Lê Hoàn.

- Vị tiểu thư này?

- Là Dương quyến nữ – muội muội của Trinh Minh hoàng hậu. Nàng ta… là do hoàng hậu phái tới nhờ vả chút việc!

Lê Hoàn nói dối không chớp mắt, sau đó thong dong đi tới ghế ngồi. Tôi biết điều để hộp đồ xuống bàn và lui về một góc. Lúc này dù rất muốn đi nhưng chưa nghe Lê Hoàn nói sẽ không hỏi tội, tôi không dám tay không rời khỏi. Phạm Cự Lạng thấy tôi đứng trơ ra mà Lê Hoàn cũng không đuổi khách nên vờ như không thấy, chỉ làm một động tác chào lịch sự. Hắn quay lại nhìn nghĩa huynh, cố ý đến gần thêm một chút

- Đệ lỗ mãng xông vào vì tưởng… tưởng huynh xảy ra chuyện.

Lê Hoàn không đáp, chỉ nhìn Cự Lạng chằm chằm. Hắn hơi bối rối nắm lấy chui kiếm bên hông, lát sau mới nói tiếp

- Lúc nãy… là đệ nhất thời kích động, tướng quân xử phạt thế nào cũng được… nhưng… nhưng là…

Cự Lạng nhìn lên vai áo của Lê Hoàn

- Rõ ràng tay cầm kiếm của huynh hơi run, tuy không ai để ý nhưng động tác của huynh không linh hoạt như trước. Nếu không thì đệ căn bản không cản được!

- Đó là điều ngươi lo lắng? Vậy thì được rồi, ta không sao, lui ra đi!

Lê Hoàn xưng hô xa lạ, Phạm Cự Lạng buồn rầu cúi đầu. Tôi cứ nghĩ hắn bị khẩu khí của Lê Hoàn đuổi đi, ai ngờ hắn to gan nói một tiếng “đắc tội” rồi nhanh như chớp nhào tới. Tôi chỉ kịp thét một tiếng đã thấy Lê Hoàn bị đè ra bàn, rồi bị… thoát y!? Má ơi, tôi không thích đam mỹ cho lắm, biếи ŧɦái, biếи ŧɦái mà!

- Á, chờ một chút! Đồ bệnh hoạn, phải đóng cửa tắt đèn rồi mới làm chứ!!!

Tôi theo bản năng bịt mắt lại, bên tai chỉ nghe tiếng xé vải, sau đó có tiếng đồ vật rơi vãi, rồi tiếng rên có Cự Lạng. Thật là sống động!!! Đến khi mọi âm thanh chấm dứt, chỉ còn tiếng thở gấp của hai người đàn ông, tôi mới tò mò hé mở kẻ tay. Phạm Cự Lạng nằm trên đất, quần áo chỉnh tề nhưng đang ôm bụng rêи ɾỉ. Lê Hoàn đứng chóng tay lên bàn, mình đã cởi trần, mắt nhìn bàn chân mình đang giẫm lên ngực Cự Lạng vẻ căm tức.

- Ngươi gan bằng trời nhỉ?

Ôi, hóa ra họ đánh nhau à? Vậy mà cứ tưởng… =)) Phạm Cự Lạng xem ra đã bị no đòn, hắn ngước cặp mắt oan ức long lanh nhìn Lê Hoàn

- Đệ không dám. Nhưng mà… Người đâu??? Gọi quân y tới!

Hắn đột nhiên gào lên, tôi thấy vài bóng lính canh bên ngoài đang thấp thỏm muốn vào xem, sau khi nghe lệnh thì tất tả chạy đi. Gọi đại phu làm gì? Tôi nhìn về Lê Hoàn và cũng rõ nguyên do. Bên vai phải của anh quấn băng trắng, thật ra là băng đỏ. Tôi nghe nói trận chiến vừa rồi anh ta bị thương, thì ra là ở vai. Lúc này máu đang rỉ ra, làm thành một mảng chói mắt. Lúc nãy xung đột ở tiền sảnh, tuy Lê Hoàn chỉ thủ không công nhưng động tác không hề nhẹ nhàng. Thời này y thuật không tiến bộ, ngoại khoa kém cõi không có oxy già, thuốc đỏ, dung dịch khử trùng rữa vết thương, bị thương nặng càng khó lành và dễ viêm nhiễm. Bây giờ vết cắt lại bị hở, máu lại chảy, Lê Hoàn không ổn tí nào, khó trách Phạm Cự Lạng lo lắng như thế. Lê Hoàn bỏ chân khỏi người hắn, vớ lấy mảnh áo đáng thương khoác tạm lên người.

- Ta đang định thay thuốc, đừng ồn ào làm quá lên!

Tôi nhớ khi bước vào phòng vạc áo của Lê Hoàn không cài, hóa ra tôi là người làm chậm trễ chuyện trị thương của người ta. Phạm Cự Lạng tội nghiệp gượng đứng dậy, phủi lia lịa quần áo

- Dơ quá, huynh biết đệ ghét dơ bẩn mà! Ai bảo huynh cứ cậy mạnh, chuyện gì cũng tỏ ra không sao… Ai mà biết lỡ ngày nào huynh bệnh sắp chết mà cũng ung dung cưỡi ngựa duyệt binh?

Lê Hoàn liếc xéo tên kia một cái, rồi chợt nhớ ra điều gì nhìn sang tôi – người bị vô hình đang ngồi vẽ vòng tròn ở góc cột. Anh ta vội vàng khép chặt áo cứ như sợ bị ai sàm sỡ.

- Cự Lạng! Chuyện ngươi muốn biết cũng biết rồi, lát nữa đại phu sẽ tới. Ngươi ra ngoài đi, sẵn tiện đưa Dương quyến nữ về Tây thành hộ ta.

Phạm Cự Lang híp mắt nhìn tôi, bộ dáng rất giống cáo nhìn thỏ. Lê Hòan đi ra phía sau tấm vách, lấy một cái áo lông trùm lên đầu tôi. Giờ thì tôi giống y một núi lông di động.

- Mạc tướng gửi lời thăm hỏi tới Dương hậu, đã phiền tiểu thư đường xa tới tận nơi. Thứ lỗi không tiễn!

Nói rồi còn ném cái hộp trên bàn vào tay tôi

- Thứ này trả lại tiểu thư, vật đã tặng thì không nhận lại. Cự Lạng! Tiễn khách!

Tôi ngơ ngơ giương mắt tròn xoe từ trong đám lông nhìn anh ta. Cái gì mà “vật đã tặng thì không nhận lại”? Anh không lấy tôi cũng đâu dám xài, ngộ nhỡ hai bà sư tử nhà anh mà biết thì tôi tiêu đời. Tôi mở miệng rất muốn phân bua nhưng đã bị cái tên cáo già kia lôi lôi kéo kéo đi ra ngoài. Suốt dọc đường, tôi bị giấu sau núi lông, chỉ có hai con mắt ngó ngó nghiêng nghiêng. Lê Hoàn không thông minh chút nào, trùm thêm cái áo choàng này mà đi rất giống sinh vật lạ. Thà cứ che mặt như thường còn ít bị chú ý hơn. Từng tốp quân lính nhìn tôi nhưng may là không ai nhìn quá lâu, luật mới đã ban, ai dám ham hố tán gái nữa? Tôi lẻo đẻo theo sau tên họ Phạm, hắn làm y như lời Lê Hoàn, đưa đến tận “Tây thành đại môn”.

- Vì sao tiểu thư lại che mặt?

Tôi hơi bất ngờ vì người câm tự nhiên nói chuyện

- À… ờ… vì lúc nhỏ đạo sĩ nói tà khí quá nặng, che mặt để người khác không bị ám!

Phạm Cự Lạng trợn mắt nhìn tôi, vẻ rất không cam lòng

- Tôi thì không tin chuyện này. Nói vậy thì chắc không phải vì quá xấu nên che mặt nhỉ?

Tôi tức giận nhìn cái tên vô lễ đó. Ở đây hơn 2 năm, tôi cũng phần nào nhận ra Đại Cồ Việt thế kỉ 10 không hề “cổ hũ”, “khép nép” như tôi tưởng. Gia đình Dương Vân Nga có phụ thân là một vị nho sĩ chính thống, bị các quan niệm đạo đức của Khổng Tử trung hoa ăn sâu vào đầu. Vì lẽ đó hai chị em họ được cha dạy về “tam tòng tứ đức”, đối với chuyện nam nữ rất trọng lễ tiết. Nhưng nhìn lại đại đa số dân Việt ở đây thì rất phóng khoáng. Thời này Nho giáo chưa thịnh, Phật giáo chỉ mới khởi sự bước đầu tiên. Đất nước vẫn còn trong giao đoạn văn hóa Đông Sơn đời vua Hùng. Nền văn hóa chỉ sau văn hóa Sa Huỳnh và Óc Eo, tiến bộ hơn thời đồ đá nhưng cũng chưa trói buộc con người ta vào quá nhiều lễ tiết, đạo đức. Tín ngưỡng phồn thực khá thịnh. Phồn là nhiều, thực là sinh nở. Người ta tôn thờ sự sinh sôi phát triển của cộng đồng. Tôi từng nhìn thấy biểu tượng trai gái giao hoan trên cái thạp đồng. Đó là chưa nói đến sự ảnh hưởng của cộng đồng người Chăm phía Nam. Có đến hàng trăm bức tượng mô tả chuyện hoan ái, họ còn thờ cả bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© con người. Tôi từng bàn với tỉ tỉ về chuyện này, chị đỏ mặt rồi trốn mất dạng. Sống trong cung có nhiều nhà nho làm quan văn, hoàng đế cũng xuất thân con quan, biết chữ nghĩa và học đạo Nho, cầm binh dẹp loạn cũng không vì thế hóa thành mọi rợ. Tóm lại là hoàn cảnh sống làm tôi nhầm tưởng cổ đại này rất xem trọng danh tiết, con gái cũng không được để lộ ngón chân. Thật ra không phải! Phụ nữ vẫn kín đáo nhưng không quá hà khắc. Trai gái không thể lộ liễu quan hệ lung tung nhưng lấy mấy chồng, lấy mấy vợ cũng không bị lên án dữ dội. Đó là lý do vì sao Đinh Bộ Lĩnh dùng hôn nhân với mẹ Ngô Nhật Khánh đề làm nước cờ chính trị. Bà ta làm hậu không được tôn trọng nhưng ít ai lấy chuyện bà từng là vợ người khác mà chỉ trích, có chăng vì bà lớn tuổi và không có quyền lực mà bị coi thường thôi.

Lại nhớ tới Vân Nga, chuyện chị ấy lấy Lê Hoàn xem ra chỉ là áp lực từ cá nhân. Còn với dân chúng, với quần thần có lẽ là bình thường. Mãi về sau các nhà chép sử như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ mới đem vấn đề này ra bàn bạc và chê bai. Đinh Tiên Hoàng bị cười chê lấy vợ người khác, Dương Vân Nga bị chỉ trích “gái thờ hai chồng”. Có lẽ họ đã quên mất một điều, phải tới thời Lý Công Uẩn thì đạo Nho mới thịnh.

- Nè! Cô nghĩ đi đâu đó?

Tiếng của Cự Lạng làm tôi choàng tỉnh. Tên này rất tự nhiên lôi kéo người ta, xưng hô cũng không cẩn thận chọn từ ngữ, rõ ràng là một kẻ chưa được “thuần hóa”. Nói cũng phải, vị họ Phạm này vốn không sống ở Phạm gia, trước đây chu du thiên hạ, chữ nghĩa cũng chưa chắc biết, nói gì tới tôn trọng danh tiết của phái nữ. Tôi không thèm soi mói hắn nữa, tôi cũng là người hiện đại, không bận tâm điều này.

- Tôi nói cho ngài biết, tôi đây là một nữ nhân xinh đẹp như tiên, không thua kém tỉ tỉ. Chớ có hoài nghi nhan sắc người ta!

Phạm Cự Lạng lại híp mắt, ý cười lộ ra. Hắn kề sát lại nhìn vào mặt tôi

- Cũng có thể tin. Da trên trán rất mịn, lông mi rất đẹp, lông mày rất thanh… mắt cũng thật long lanh. Theo đà này có lẽ phần dưới không tệ, miễn là không bị xẻo má, không bỏng nước sôi… tôi có thể chấp nhận!

Tôi xô mạnh tên dê xồm ra, lấy tay giữ khăn trên mặt

- Làm gì?

Hắn lại cười giảo hoạt, vuốt vuốt chỗ áo tôi chạm vào mà nói

- Dương tiểu thư không phải đã sớm đến tuổi cập kê sao? Hoàng hậu lo lắng cho nàng, đã sớm tìm mối mai rồi. Tôi không may bị đưa lên danh sách, hàng đầu mới ghê chứ! Dù sao tôi cũng chưa lập gia thất… Hoàng thượng từng hỏi qua, chỉ là tôi chưa gặp, chưa biết tròn méo thế nào nên chưa đồng ý thôi!

Tôi trợn mắt nhìn hắn ta. Là thật vậy sao? Tía má ơi, có chết tôi cũng không gả cho tên cáo già này! Tôi vội vàng quay đầu muốn chạy về điện Vân Sàng. Mới đi hai bước thì chợt nhớ ra, kéo áo lông xuống đưa cho hắn

- Trả tướng quân hộ tôi!

Nào ngờ Phạm Cự Lạng nhảy ra xa, nhìn chằm chằm đám lông mà lắc đầu

- Cô tự trả đi, tôi không chạm vào nó, Nguyệt Mao bẩn một sợi lông thì huynh ấy sẽ cắt một ngón tay của tôi! Vật này cô nhớ đừng cho ai chạm vào, mạng của cô phụ thuộc vào nó đấy. Xin bảo trọng!

Nói xong liền co giò chạy mất. Tôi ngẩn ngơ đứng đó, mắt trợn muốn lòi ra ngoài mà nhìn “Nguyệt Mao” trong truyền thuyết kia. Lại nhìn sang cái “Ẩn Dung” trên tay còn lại. Hai thứ vô giá đang vô tư nằm trên nay một kẻ vô phúc mà vô phương cứu chữa =))

Chúng nó không lo nhưng tôi đang toát mồ hôi. Làm ơn đi, tôi trả khăn anh không lấy còn đưa thêm cái áo lông bạch hổ này, hai cục lửa nóng hổi làm sao tôi dám giữ??? Phen này tôi phải đào cái lỗ xuyên qua vỏ trái đát mà giấu chúng đi thôi!

=======================

Bố sung ít kiến thức nha mọi người: Hình ảnh về Tín ngưỡng phồn thực

Đây là trai gái giao hoan trên thạp đồng Đào Thịnh, được phát hiện trong một vụ lỡ sông năm 1960, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quốc gia

Hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Dân tộc học:

Thần Lajja Gauri là một hình thức thờ phụng bộ ρᏂậи 🅢iиɧ ɖụ© con người ở Ấn Độ

Và rất nhiều phù điêu, tượng, chạm khắp khác mà điển hìn là trên tháp Chàm:

Ngoài ra có thể hiểu rõ hơn về tín ngưỡng này, nó không chỉ bao gồm chuyện tìиɧ ɖu͙© mà còn là cội nguồn của văn hóa giã gạo, trầu cau, họa tiết trống đồng Đông Sơn, v.v…