Con người hiện đại mới chỉ xuất hiện từ khoảng 200.000 năm nay, nhưng những dạng sống đầu tiên trên Trái đất của chúng ta thì đã hình thành từ hàng trăm triệu năm trước với rất nhiều biến đổi.
Sau những giai đoạn vận động nhất định của địa cầu, các loài sinh vật không thích nghi được với môi trường sẽ bị diệt vong để nhường chỗ cho các sinh vật cao cấp hơn.
Tuy nhiên có những sinh vật cổ đại vẫn tồn tại cho đến tận ngày hôm nay và trở thành những “hóa thạch sống” giúp các nhà khoa học viết lại lịch sử địa cầu.
1./ Ốc anh vũ.
Những chú ốc anh vũ (Nautilus) dường như đã từ chối việc "tiến hóa" trong suốt 500 triệu năm qua khi cơ thể, bộ gene của chúng vẫn y nguyên như xưa.
Vỏ ốc anh vũ có hơn 30 buồng khí, cơ thể ốc chỉ chiếm một gian ngoài cùng, các gian còn lại đều bỏ trống. Giữa các buồng có ống thông dùng để điều tiết sự phân bố khí, giúp cho ốc nổi hoặc chìm.
Bởi chiếc vỏ cứng rất đẹp với vằn lượn sóng và lớp xà cừ trắng bạc bên trong, loài ốc này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng vì nạn săn bắt.
2./ Sam biển hay còn được gọi là cua móng ngựa.
Được tìm thấy trong khu vực ven biển thuộc Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam nhưng ít ai ngờ, những chú sam biển này đã tồn tại trên Trái đất từ khoảng 450 triệu năm.
Cơ thể sam có cấu trúc đặc biệt với miệng nằm ở giữa các chân và một con mắt to trên lưng. Sam thường đi "có đôi có cặp" và con đực nằm trên lưng con cái.
Chính bởi nhận biết được máu của sam biển chứa nhiều hoạt dược có tác dụng kháng khuẩn tốt nên chúng đang bị khai thác để chế biến thực phẩm.
Cùng với đó, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra một chi khác của sam là so biển lại chứa tetrodotoxins - chất độc thần kinh cực mạnh gây tử vong cao mà đến nay vẫn chưa tìm ra thuốc giải đặc hiệu.
3./ Thú mỏ vịt.
Ở một góc khác của Trái đất, loài thú mỏ vịt (Platypus) này đã xuất hiện được 167 triệu năm trước. Theo các chuyên gia, đây là một trong những loài động vật có vυ' đẻ trứng duy nhất còn tồn tại trên Trái đất ngày nay.
Thú mỏ vịt có vẻ ngoại hình khá “buồn cười” với chiếc mỏ vịt, đuôi hải ly, chân rái cá . Chuyện kể rằng, những người tìm ra chúng lần đầu đã cố gắng kéo chiếc mỏ vịt ra để xem đây có phải là một trò bịp bợm tinh vi hay không. Và họ đã vô cùng bất ngờ trước hình dáng sinh vật này.
Đây cũng là một trong số ít động vật có vυ' có nọc độc, con đực có một cái cựa ở chân sau chứa một chất độc có khả năng gây ra những cơn đau khủng khϊếp cho loài khác.
Tuy nhiên, khác với những côn trùng và các loài bò sát có nọc độc, Platypus dùng độc của mình để thể hiện khả năng trong mùa sinh sản chứ không dùng để gϊếŧ cũng như gây bất lợi cho con mồi.
4./ Ếch tía.
Những con ếch tía này được cho là thủy tổ của loài ếch ngày nay khi đã tồn tại ít nhất 130 triệu năm. Sau sự tan rã của lục địa Ấn Độ, loài ếch tía đã tiến hóa riêng biệt.
Tuy nhiên con người mới biết đến loài này chỉ từ khoảng 2 năm nay. Trước đó người ta chỉ ghi nhận chúng là một giống nòng nọc lạ mà thôi.
Ếch tía còn có tên gọi khác là ếch mũi lợn bởi chiếc mũi kỳ dị của chúng. Chúng có cơ thể phình to như bong bóng, con đực nhỏ hơn nhiều so với con cái, độ tuổi được xác định qua màu da, càng già da sẽ càng tím sậm.
Chúng được tìm thấy lần đầu ở Ghat Tây, Ấn Độ. Mặc dù sống và sinh sản ở những nơi ẩm ướt nhưng ếch tía không sống dưới nước giống như loài "lưỡng cư ộp ộp" đang thống trị thế giới ngày nay, ngược lại chúng đào hang sâu tới 4m khiến người dân địa phương tưởng rằng chúng đến từ địa ngục.
5./ Cá mập yêu tinh.
Đứng đầu trong danh sách 25 sinh vật đáng sợ nhất ẩn náu dưới biển sâu là Cá mập yêu tinh, loài cá mập biển sâu còn sống duy nhất trong họ Mitsukurinidae và được xem như "hóa thạch sống" với dòng dõi giống loài khoảng 125 triệu tuổi.
Cá mập yêu tinh được tìm thấy ở vùng biển có độ sâu từ 200 - 1300 mét trên khắp thế giới, từ Úc ở Thái Bình Dương tới vịnh Mexico ở Đại Tây Dương. Chúng được biết đến nhiều nhất là ở vùng biển quanh Nhật Bản, nơi mà các loài được phát hiện lần đầu tiên nhờ vào khoa học hiện đại.
Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết đến do con người bắt gặp chúng là rất hiếm và chúng cũng không có mối đe dọa nào đối với con người. Tuy rất hiếm nhưng chúng cũng không thật sự bị đe doạ tuyệt chủng, vì thế không được xếp vào những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
6./ Tôm nòng nọc đuôi dài, tên khoa học Triops longicaudatus, còn gọi là tôm nòng nọc Mỹ, tôm nòng nọc gạo, là một loài giáp xác nước ngọt của bộ Notostraca. Loài tương tự như nó Triops cancriformis được coi là một hóa thạch sống bởi vì hình thái thời tiền sử cơ bản của nó đã thay đổi rất ít trong 70 triệu năm qua, chính xác phù hợp với những hóa thạch cổ xưa của chúng. Triops longicaudatus là một trong những loài động vật lâu đời nhất còn tồn tại.
7./Bộ Cá vây tay là tên gọi phổ biến trong tiếng Việt của một bộ cá bao gồm các loài cá có quai hàm cổ nhất còn sống đến ngày nay đã được biết đến. Cá vây tay có quan hệ họ hàng gần gũi với cá có phổi, được cho là đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng cho đến tận năm 1938, khi người ta tìm thấy các cá thể còn sống ngoài khơi ven biển phía đông của Nam Phi, ngoài cửa sông Chalumna. Kể từ đó, chúng đã được tìm thấy
ở Comoros, Sulawesi (Indonesia), Kenya, Tanzania, Mozambique, Madagascar và Vườn đất ẩm St. Lucia Lớn của Nam Phi.
Cá vây tay là cá vây thùy với các vây ức và vây hậu môn mọc trên các cuống nhiều thịt được các xương hỗ trợ và vây đuôi chia thành ba thùy, thùy giữa là sự kéo dài của dây sống. Cá vây tay có vây dạng cosmoid đã biến đổi, nó mỏng hơn vảy dạng cosmoid thực sự, là dạng vảy chỉ tìm thấy ở một số loài cá đã tuyệt chủng. Cá vây tay cũng có một cơ quan cảm nhận điện từ đặc biệt gọi là cơ quan ở mõm ở phía trước của hộp sọ, có lẽ để giúp chúng phát hiện con mồi.
Những con cá vây tay đầu tiên xuất hiện trong các mẫu hóa thạch thuộc giai đoạn giữa kỷ Devon, vào khoảng 410 triệu năm trước. Các loài cá vây tay tiền sử sống trong nhiều môi trường nước vào cuối Đại Cổ Sinh và thời kỳ Đại Trung Sinh.
8./ Rùa cá sấu hay còn gọi là rùa ngoạm, rùa táp là một trong những loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới. Danh pháp temminckii được đặt tên để vinh danh nhà động vật học Hà Lan Coenraad Jacob Temminck. Chi Macrochelys từng được cho là chỉ gồm một loài, các nghiên cứu cho thấy có ba loài riêng biệt: Macrochelys temminckii, Macrochelys suwanniensis, và Macrochelys apalachicolae.
Loài rùa này phân bố ở vùng Bắc Mỹ, xuất hiện nhiều ở các vùng nước miền Nam Hoa Kỳ. Chúng được tìm thấy từ miền đông của đông Texas đến Florida Panhandle, và phía bắc đến đông nam Kansas, Missouri, miền đông nam Iowa, phía tây Illinois, phía tây Kentucky, và phía tây Tennessee. Do việc buôn bán vật nuôi kỳ lạ và các yếu tố khác loài đã tới châu Á và châu Âu với một trung tâm sinh sản/nghiên cứu tìm thấy ở Nhật Bản.
Loài rùa này có đầu to, bộ hàm cực khỏe, có gờ nhọn sắc,lực cắn 480 kg/inch2 có thể cắn vỡ mai nhiều loài rùa khác để làm thức ăn, mai nhiều gai, cùng vẻ hung dữ, nên chúng thường được gọi là "quái thú rùa".