Bán Duyên

Chương 2: Làm Công

Kế hoạch rời đi của Văn Phúc tạm thời bị hoãn lại, bởi vì nhà ông bá hộ cần người làm công, dựng lại căn nhà năm gian, tiền công mười hai đồng bằng cả năm hắn đi làm khuân vác.

Hơn nữa, nếu có thể làm việc cho nhà ông bá hộ, đồng nghĩa với việc hắn sẽ có cơ hội gặp lại Mận, trước tiên tìm hiểu cuộc sống của cô ở bên đó, nếu cô ấy sống không tốt, hắn sẽ dắt cô bỏ trốn.

Nghĩ vậy, Văn Phúc đến gặp người nhà bá hộ để báo danh. Năm nay Văn Phúc vừa tròn mười bảy, tuy rằng lam lũ vất vả nhưng hắn không gầy còm hom hem như những người khác, ngược lại cao to cường tráng, làn da bánh mật, khuôn mặt sáng sủa đẹp trai.

Có sức khỏe cộng thêm kinh ngiệm từng làm thợ nề, Văn Phúc dễ dàng được nhận vào làm cho nhà bá hộ, ăn ở tại chỗ cho đến khi nào làm xong nhà thì thôi. Ngoài hắn còn có năm người từ các làng khác nhau nữa.

Ngày đầu tiên, người làm nhà bá hộ giám sát rất gắt gao, cả ngày chỉ chăm chăm vào khuân vác và xây sửa, đến cái bóng ông bá hộ còn chẳng thấy nữa là bóng người tình.

Thằng Chuột chạy từ nhà chính xuống, gọi to:

“Nhót ơi, mày đã mang cơm cho mợ hai chưa?”

Thằng Nhót ở bên này nói vọng sang:

“Con Hồng nó mang sang rồi, nhưng mà thái độ vẫn lồi lõm lắm, ông bá hộ bảo nhốt thêm hai ngày nữa.”

Bàn tay nắm viên ngói của Văn Phúc siết chặt, khẽ cúi đầu che đi cảm xúc đang cuồn cuộn trong lòng. Mợ hai? Bị nhốt?

Hắn nhân lúc nghỉ trưa, lân la dò hỏi chuyện thằng Nhót, huyên thuyên bắt quen một hồi, thằng Nhót cũng thả lỏng cảnh giác, lúc này Văn Phúc mới hỏi:

“Cậu này, tôi vừa nghe thấy các cậu nói chuyện nhốt ai đó, thế ai làm sao mà lại bị nhốt thế?”

Thằng Nhót tuổi còn nhỏ, không hiểu được chuyện gì nên nói chuyện gì không, toang toác cái mồm ra:

“Ôi dào, mợ hai nhà này đấy, vợ của cậu hai. Cưới về cho ăn sung mặc sướиɠ, cơm bưng nước rót hầu tận mồm, thế mà lại ra tay đánh chồng. Tôi nói thật tuy cậu hai nhà tôi đầu óc không bình thường nhưng mà đối xử với ả có tệ miếng nào đâu, thế mà đè người ta ra đánh được, còn lấy miếng sành cắt tay cậu hai, xể một miếng to thế này này, eo ôi máu chảy ròng ròng luôn. Ông bá hộ đánh cho một trận nhốt ở phòng củi phía Nam kia kìa. Người gì thế không biết. Chưa thả trôi sông đã là phước lắm rồi đấy.”

Mọi người nghe thấy thế cũng gật gù, thời nay, đàn bà đánh chồng, nhẹ thì bị bỏ, nặng thì thả trôi sông. Nhà quyền quý như nhà ông bá hộ, chỉ đánh cho một trận là đã nhân từ lắm rồi.

Văn Phúc không nói gì, chỉ im lặng lùa cơm vào miệng, trong lòng tính toán tối nay cứu Thị Mận ra rồi cả hai cùng cao chạy xa bay.

Buổi chiều nhân lúc trèo lên dỡ ngói trên mái, hắn âm thầm quan sát đánh giá phương hướng trong nhà ông bá hộ.

Đêm đến, chờ mọi người ngủ say, Văn Phúc rón rén mò mẫm tìm đường đi đến nơi ở nhốt Thị Mận. Dựa theo hiểu biết của hắn với những người nhà giàu, những nơi được canh gác nghiêm mật hầu hết là nơi ở của chủ nhà, cho nên Văn Phúc luôn tránh né những chỗ có người canh gác.

Tuy nhiên điều đó lại không áp dụng được với nhà bá hộ Khắc.

Bởi vì từ trên cao nhìn xuống và đi đường thực tế không giống nhau, hơn nữa buổi tối cũng khác biệt rất nhiều so với ban ngày, cho nên Văn Phúc bất hạnh đi lạc.

Hắn đứng ngẩn người trước một sân viện trống vắng, tựa hồ như không biết đi hướng nào tiếp theo. Tiếng nước ào ào sau tấm niếp đột nhiên dừng hẳn, một lúc sau thì có tiếng guốc gỗ loẹt quẹt, Văn Phúc luống cuống trốn vào một góc tối.

Dưới ánh trăng mong manh, một người thanh niên cao gầy mặc quần lụa trắng, thân trên để trần, mái tóc dài xõa trên vai bước ra. Văn Phúc còn nghĩ rằng đó là người làm nào đó, đầu óc hắn chợt lóe, lấy một tấm khăn đội đầu gấp chéo rồi cột ra sau đầu, che mặt mình lại.

Sau đó bất ngờ phi ra sau lưng người kia, một tay bịt miệng, một tay ôm ghì vào lòng, bàn tay cứng rắn bóp cổ người nọ.

Bá Khắc bị người tấn công bất ngờ thì không kịp phòng bị, mà đoán chừng có la lên thì cũng chẳng có ai đến, hơi hối hận vì mình không cho người đến gần hầu hạ. Người đang chế trụ y có vẻ cao to cường tráng, nhắm thấy mình đánh không lại cho nên Bá Khắc lựa chọn thuận theo, không giãy giụa.

Văn Phúc thấy người bị mình kiềm giữ lại ngoan ngoãn như thế thì có hơi bất ngờ, xong cũng không có thời gian để hỏi nhiều, lạnh giọng nói:

“Phòng chứa củi ở đâu?”

Ánh mắt Bá Khắc hơi lóe lóe, Văn Phúc lại siết chặt tay hơn. Y cau mày duỗi tay chỉ miệng mình.

Hắn sửng sốt, sau đó luống cuống thả lỏng cái tay đang bịt miệng và cổ người nọ ra. Bá Khắc hơi ngạc nhiên, người này… bị ngu à? Không sợ y gọi người? Hay nghĩ rằng thân thủ mình quá cao?

Thực ra thì Văn Phúc không ngu cũng không hề tự đề cao bản thân, mà là bởi vì hắn mới mười bảy tuổi, tuy có ra ngoài xã hội lăn lộn làm ăn, tính tình cục cằn nhưng bản chất vẫn là nông dân chân đất thật thà, đã bao giờ làm mấy chuyện uy hϊếp người ta thế này đâu.

Lần đầu không khỏi có chút bỡ ngỡ, làm vài lần thì quen thôi.

Bá Khắc biết mục đích của người này là gì, trong lòng nhanh chóng tính toán, y nhẹ giọng nói:

“Đi qua hai khúc quanh nữa thì rẽ phải rồi đi thẳng. Phòng chứa củi ở dãy bên trái.”

Văn Phúc vẫn hơi nghi ngờ, lại siết chặt tay hơn, nói:

“Tôi không tin, anh dẫn đường cho tôi.”

Bá Khắc cong môi, nói:

“Xem dáng vẻ của cậu là muốn cứu mợ hai ra đúng không? Tôi khuyên cậu đừng đến đó, chỗ đó có nhiều người canh giữ lắm đó.”

Văn Phúc hơi giật mình, cãi lại:

“Rõ ràng lúc chiều tôi nghe người làm nói không có ai canh. Anh đang hù dọa ai đó.”

“Tôi nói thật đó, hôm tối cậu hai lén thả mợ hai bị ông bá hộ bắt gặp, cho nên ông ấy cho người canh gác ở đó rồi.”

Văn Phúc hậm hực chửi thầm một tiếng, lại bóp cổ người này mạnh hơn, sau đó hăm dọa:

“Anh cứ giả vờ như đêm nay chưa từng gặp được tôi nghe rõ chưa? Nếu không tôi gϊếŧ anh.”

Bá Khắc giả vờ sợ sệt, cả người run lấy bẩy, rưng rưng gật đầu, nhưng ánh mắt thì lóe lên vẻ giảo hoạt, chỉ tiếc trời quá tối, Văn Phúc không nhìn thấy.

Hắn thả Bá Khắc ra, sau đó lui dần về phía sau, men theo đường cũ trở về. Thấy người kia thật sự không la hét, cũng không đuổi theo, chỉ đứng một chỗ nhìn mình, Văn Phúc thở phào một hơi.

Bá Khắc đứng nhìn người kia khuất bóng, khóe miệng hơi nhếch, vươn đầu lưỡi liếʍ răng nanh. Một con mồi… ngây thơ.