Ăn no nê, An Nhiên nhìn quanh bếp thấy có ấm nước đang để cạnh đống củi, đi đến mở nắp thấy bên trong còn nửa bình, đoán đây chắc là đã đun sôi rồi để ở đây, cô lấy hai cái chén nhỏ rót nước ra rồi mỗi người một chén uống, nước thanh mát vào cổ họng làm cái nóng bên ngoài cũng vơi đi chút ít. Ăn xong giờ phải nghĩ cách kiếm tiền, trước mắt cô còn quá nhỏ, sáu tuổi lại không có người lớn, hái quả dại làm rượu làm mứt gì đó lớn thêm vài năm mới được, vậy bây giờ có thể làm gì nhỉ. An Nhiên ngồi lên ghế, đong đưa hai chân, tay chống cằm suy nghĩ, từ trong ký ức cô biết được đây là xóm cây Đước, vì cuối xóm có một đoạn sông chảy qua xung quanh đó đều là cây Đước, ven sông còn có rất nhiều cây dừa nước, người dân ở đây xây nhà đều dùng lá cây này, lá cây chặt về tách đôi rồi phơi khô là dùng được, lợp mái nhà hay dựng vách nhà vài năm lại thay một đợt lá mới lá cũ mang đi nhóm bếp. Cây dừa nước có quả thành từng buồng, quả chín tới thì ruột sẽ mềm và hơi sệt, tách ruột quả ra ăn với đá và nước dừa rất ngon, kiếp trước khi về quê ngoại An Nhiên đôi lúc sẽ được ăn, nhưng của hiếm mới quý, loại quả này ở đây rất nhiều, bán cũng không có ai mua. Công thức làm món ăn An Nhiên cũng biết vài cái ở nơi này không có, nhưng ngặt nỗi cô mới sáu tuổi, bị lừa lấy mất không trả tiền thì làm sao, nếu nhờ Tạ gia bán giúp lúc bị hỏi biết ở đâu cô cũng không cách nào trả lời được. Phải đi thị sát tình hình một chút mới được, An Nhiên nghĩ.
An Nhiên phóng xuống ghế, dắt tay bé An đi ra ngoài, cửa cũng không đóng, dù sao trong nhà ngoài hai củ khoai trong nồi cũng không còn gì đáng lấy hết. Hai chị em đi theo con đường nhỏ vắng người, cô không muốn gặp đám trẻ hại bé Na té bể đầu chút nào. Đi đến gần sông, bên sông có mấy thửa đất bị bỏ hoang, hình như do gần sông nên hay bị ngập người ta không trồng trọt nữa trở thành đất hoang, nhìn vào trong đất hai mắt An nhiên sáng lên. Trong đất có rất nhiều cây Bồng bồng, cây chưa ra bông chứng tỏ cây còn rất non có thể ăn được, loại rau này xào tỏi hay xào tôm đều ngon nhưng phải luộc sơ trước thì mới dễ ăn, cả mấy thửa ruộng đều mọc xanh cây Bồng bồng, cũng không thấy dấu vết có người hái, có lẽ nào người ở đây không biết rau này có thể ăn? Thấy cơ hội kiếm tiền ở ngay trước mắt làm sao có thể bỏ qua, An Nhiên dặn An ở trên bờ ruộng, cô xắn quần lên đầu gối, lội xuống hái một bó to rồi cột lại bằng dây chuối khô rồi vội vã trở về, phải hỏi mẹ Tạ xem người ở đây có biết ăn rau này không, nếu thật sự không biết có thể mang lên thị trấn bán, lặt hết lá đi rồi mới bán thì không dễ nhận biết loại rau này. Hai đứa lon ton chạy về, An Nhiên một tay ôm bó rau một tay dắt em trai, bé An một tay nắm tay chị tay kia lại cầm dép cho cô, chân cô vẫn còn bùn nên chạy luôn về không mang dép.
Đến nhà họ Tạ, An Nhiên lớn tiếng gọi “Bà Tư ơi bà có nhà không ạ?” Bà Tư là mẹ chồng của mẹ Tạ, là mẹ chồng tốt nhất trong thôn, dù mẹ Tạ đẻ con gái cũng không giận cá chém thớt gì, chăm con dâu ở cử như con ruột, bụng mẹ Tạ cũng không làm mẹ chồng thất vọng, sau đó liền đẻ một cặp con trai song sinh, hiện giờ cả hai đều gửi ở nhà mẹ đẻ của mẹ Tạ để đi học trường làng bên cạnh, thi thoảng mới về nhà. Bà Tư đang nhổ cỏ trong sân nghe tiếng gọi thì ới một tiếng rồi ra ra mở cổng, bà mới hơn năm mươi sức khỏe rất tốt, bình thường đều giúp nhà con trai làm nọ làm kia lặt vặt trong nhà. “Con chào bà Tư.” Hai chị em đồng thanh gọi “ Ừ Ừ chào hai đứa, dì đang ở trong bếp, bé Na ôm cái gì vậy con” “Dạ rau thôi ạ” “Rau à, đem xuống nhà bếp đi để dì làm cho hai đứa” “Dạ”. Bình thường ba bé Na có gửi gì về đều nhờ mẹ Tạ giúp nấu nướng cho hai đứa nhỏ, lâu lâu vài quả trứng hay nửa kí thịt heo được chủ nhà thưởng cho đều gửi về nhà, bây giờ Trần Lượng (ba bé Na) vẫn còn học việc, phụ giúp sư phụ làm việc nên chưa có lương chỉ bao ăn ở.
Hai chị em đem rau bồng bồng xuống bếp, thấy mẹ Tạ đang cho củi vào nồi, mùi hương bay ra vẫn là mùi khoai luộc, mắt An Nhiên có chút cay, vì phải lo ăn cho hai chị em nên nhà mẹ đều đổi lúa thu được từ vụ mùa trước thành lương thực phụ là khoai và bắp chỉ chừa lại một chút làm giống và để ăn vào ngày mùa có sức gặt lúa phơi lúa, cô hơi siết chặt bó rau bồng bồng ôm trong tay, lần này nếu thành công bán được nhất định phải ăn cùng nhà họ Tạ một bữa cơm trắng thịnh soạn để cảm ơn nhà họ Tạ tận tâm giúp đỡ.
*.*.*.*
Bồng bồng xào ngon lắm đó các bác, nhưng bây giờ ruộng dùng thuốc nhiều cũng không thấy loại này nhiều nữa, tiếc ghê]Hoa cây Bồng Bồng Cây Bồng Bồng Bồng Bồng xào thịt bòa Trái dừa nước