Nghiệp Quả Đồ Tể

Chương 1: Nghiệp Quả Đồ Tể

Chương 1: Nghiệp Quả Đồ Tể

Tác giả: Thạch Kim Thử.

Thể loại: Văn Học Kinh Dị (Tâm Linh Tôn Giáo).

***

Nghề đồ tể trong nhân gian là nghề cực kỳ tổn hại âm đức, thường vẫn có câu chuyện truyền miệng nhau rằng: "Làm ba đời nghỉ một đời".

Chuyện xảy ra tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bây giờ hay tỉnh Hà Bắc xưa, có truyền thuyết kể lại chuyện đồ tể bị báo ứng.

Nghề đồ tể truyền qua các đời chỉ truyền cho trai không truyền cho gái, phàm nghề đồ tể, cứ làm ba đời thì một đời tuyệt đối không được làm nữa, con cháu đời này phải làm một nghề khác để mưu sinh, kiếm sống đợi đến đời tiếp theo mới được theo nghề.

Nghe nói quy tắc như vậy là do nghề này quá tổn hại âm đức, tuy nhiên có phải như vậy hay không thì cho đến nay cũng không ai rõ cho được, tóm lại cứ ba đời làm nghề thì phải có một đời không giữ được tổ nghiệp.

Chuyện kể rằng, nhà họ Vương xuất xứ tổ tiên ở bên Quảng Tây, Trung Quốc, xưa qua Việt Nam làm ăn rồi định cư lại ở đây, làm nghề đồ tể mưu sinh kiếm sống, giàu có nhất vùng Kinh Bắc chuyên nghề gϊếŧ mổ trâu bò, dê, lợn.

Đã truyền qua mấy đời đến Vương Hanh thì phạm vào đại kỵ, nhưng vì lợi nhuận y không hề để di huấn tổ tiên vào lòng, vẫn cứ gϊếŧ thịt xuất bán cung ứng cho các tỉnh miền bắc Việt Nam.

Năm đó cha hắn là ông Vương Bình lưu truyền tổ nghiệp, theo lời các thầy địa lý phong thủy ông buôn ba khắp chốn tìm đủ kỳ hoa dị dược, cúng kiến, bắc cầu xây chùa, thi ân bố đức để mong có được đứa con hương hỏa tuổi già. Vậy mà đã ngoài sáu mươi tuổi mà vẫn chưa có nổi một mụn con nối dõi tông đường, thiên hạ thối mồm thì vẫn đồn thổi rằng nhà họ Vương hết phúc.

Bà Vương thỉnh thoảng lại nói với chồng, gia nghiệp mình giàu có sung túc hơn người nhưng chỉ kém phúc chuyện con cái, ông xem có phải mình gϊếŧ hại sinh linh nhiều quá hay chăng?

Nghe bà nói vậy, ông Vương quát lớn:

Úi dào! Bà câm ngay!

Gia tộc nhà tôi làm nghề gϊếŧ mổ truyền đến đời tôi đã là bao đời, mà vẫn có con cái đề huề đấy thôi, ấy mà trên đời này không có những người gϊếŧ mổ như chúng ta chắc thiên hạ này họ ăn chay hết đấy.

Nhưng mặc cho ông Vương quát nạt, bà Vương mắt dưng dưng lệ rồi mếu máo nói:

Thôi ông ạ! Gia nghiệp nhà mình có của ăn của để chứ ăn đến cả năm đời nữa chưa chắc đã hết, tôi nghe thầy Nhất Long nói vợ chồng mình bị như vậy là do dòng tộc mình làm nghề tổn hại âm đức quá, ông dừng việc gϊếŧ mổ lại đi.

Ông cũng thấy đấy, tôi có như người khác đâu. Tôi không thể sinh nở cho ông được, đã tìm lấy cho ông cả năm sáu bà thê thϊếp mà cũng có ăn thua gì đâu cơ chứ. Ông trời ơi! chắc gia đạo họ Vương hết phúc rồi cũng nên?

Đáng ra với câu nói lếu láo phỉ báng tổ tiên như vậy có khi bà cả chắc phải dính mấy bạt tai cũng nên ấy chứ, ấy vậy mà ông Vương ngồi trầm ngâm uống trà, mắt nhắm hờ hít hà hơi thuốc bàn đèn á phiện, mường tượng ngắm ả phù dung, ông lặng thinh nghe bà nói rồi cũng gật gù tán đồng nói:

Ừ! Tùy ý bà đấy!

Từ mai bà cho anh em thợ thuyền họ nghỉ hết đi, lúc họ đi bà nhớ rộng lượng chút tăng thêm cho họ mấy quan tiền, chả gì họ cũng gắn bó với gia đình mình nhiều năm rồi.

Chả biết có phải do sự sám hối muộn màng không nữa mà ngay cuối năm ấy bà ba có mang để rồi sinh ra cậu công tử Vương Hanh, rồi đến cả bà cả đã ngoài ngũ tuần cũng mang thai đẻ được cho ông Vương thêm một cô con gái diệu.

Thiên hạ lắm kẻ thối mồm, dèm pha:

Ối giời! Nhà họ vương giàu có vậy, chắc lớn lên công tử Vương Hanh này chắc phải ăn chơi trác táng phải biết.

Trái với lẽ thường, mặc dù được chiều chuộng đến vậy nhưng Vương Hanh luôn tỏ ra là đứa con ngoan, hiếu thuận, lại được thừa hưởng cái ren kinh doanh buôn bán của ông cha, mới lên mười mà cậu đã ranh mãnh, tinh ý lắm, tích cóp số tiền cha mẹ đưa cho rồi ra chợ mua bán thịt lợn, thịt bò thu lấy lợi nhuận.

Ông bà Vương thương con cấm cản thế nào cậu cũng không chịu, năm Vương Hanh lên hai mươi tuổi, cậu ngỏ lời với cha cho mình mở lại xưởng gϊếŧ mổ để làm ăn.

Nghe con nhắc chuyện ông bà bàng hoàng lắc đầu nguầy nguậy, khăng khăng từ chối không đồng ý ngay.

-Thứ nhất: khi từ bỏ nghề ông bà mới có được con.

-Thứ hai: nếu tính đến đời ông Vương đã là ba đời, vậy nếu Vương Hanh theo nghiệp thì sẽ phạm vào đại kỵ của nghề.

Tuy cha mẹ không đồng ý, Vương Hanh tỏ ra hiếu thuận nghe lời nhưng trong lòng vẫn ấp ủ mưu tính, không hề tin vào lời nguyền của nghề đồ tể.

Đến năm Vương Hanh hai mươi hai tuổi, anh được ông bà Vương tìm lấy cho chị Hoa con ông cả Hóa làng bên về làm vợ, rồi được chừng vài năm sau thì ông bà Vương cũng đi theo tổ tiên về miền cực lạc. Vợ chồng Vương Hanh được thừa hưởng lại toàn bộ gia nghiệp từ đời ông bà cha mẹ để lại.

Lúc này không còn người cấm cản, cộng với Vương Hanh theo tư tưởng tiến bộ không hề tin tưởng vào những lời lẽ hoang đường, mê tín dị đoan, anh bỏ ngoài tai lời khuyên của người thân thích, của vợ để mở riêng cho mình một xưởng gϊếŧ thịt trâu, bò, gà, lợn. Rồi với sự tính toán nhanh nhậy mà Vương Hanh trở thành một trong những ông chủ lò mổ giàu có nhất vùng Kinh Bắc này.

Mỗi ngày hắn cùng các nhân công gϊếŧ mổ rồi xuất bán cho thương lái cả chục chuyến hàng.

Hôm đó, theo lệ thường ngày, nghề này thường phải dậy sớm gϊếŧ thịt, trời còn chưa sáng Vương Hanh đã thức dậy để gϊếŧ thịt một con trâu trắng đang có chửa hắn mới bắt về cùng đàn từ trên miền ngược.

Trên các tỉnh biên giới miền ngược phía bắc nước ta vẫn tương truyền rằng giống trâu trắng mắt đỏ là hóa thân của quỷ rừng mang hưng tính băng lạnh kinh người, ban ngày chúng cũng hiền hòa như những con trâu bình thường nhưng khi đêm về chúng liền hóa thân thành quỷ rừng sương trắng tìm vào mãi rừng sâu lùng bắt các loài vật ăn tươi nuốt sống. Đến như chúa sơn lâm, beo sói gặp nó cũng phải táng mạng chẳng chơi. Loài này nếu chúng ăn thịt, hút lấy óc tủy động vật rồi hội đủ cả nghìn sinh hồn thì lập tức thăng cấp quỷ tinh mắt đỏ, lúc đó có thể không ngần ngại mà bắt lấy cả con người cũng không ngoại lệ.

Lại nói về Vương Hanh, hôm nay chuẩn bị vào dịp lễ vu lan, sức tiêu thụ giảm hẳn, các chủ hàng không đặt hàng nhiều nữa, hắn cũng đã là một đồ tể điêu luyện. Bấy giờ là những năm thập niên tám mươi, các tỉnh miền bắc Việt Nam vẫn chưa có điện thắp sáng như bây giờ, hầu hết là dùng đèn dầu, đèn bão, tạ đăng hay sáng hơn là đèn mang xông hoa kỳ.

Một mình cầm đèn bão đi vào phòng gϊếŧ mổ, tiện tay cầm búa quả nhót, vật ngay con trâu trắng xuống nền dơ tay nhấc búa đập xuống kết liễu mạng sống con vật.

Nào ngờ con trâu trắng bèn cất tiếng nói bằng giọng người:

Tôi lẽ ra đến ngày 13 tháng 5 này mới phải chết, hôm nay mới là 12, ngày giờ không đúng sao ông dám gϊếŧ tôi!

Phàm là những kẻ đồ tể, trái tim người thường làm sao sánh kịp. Vương Hanh đâu có coi điều này ra gì, vả lại nghề này thường phải dậy sớm, mắt mũi kèm nhèm, lại nghe thấy con trâu biết nói tiếng người nên nghĩ rằng chắc do thiếu ngủ, tai ù nghe lùng bùng nên chẳng thèm để ý gì nữa xuống tay kết liễu đời con trâu trong chớp mắt. Mặc cho con trâu dẫy dụa, kêu thét thảm thương, máu me vung vãi tung tóe cũng chẳng buồn động lòng. Sáng ra chị Hoa mang thịt đi giao như mọi ngày, Hanh lăn ra ngủ tưởng chừng như không có chuyện gì xảy ra vậy.

Vẫn như mọi ngày, đêm nay ngày 13, Hanh lại dậy sớm chuẩn bị dụng cụ như dao, dây thừng, hắn cầm đèn tiến vào khu gϊếŧ mổ, vật luôn con lợn nái chiều qua hắn mới bắt ở làng bên. Mọi chuyện diễn ra nhanh chóng như cơm bữa, chọc tiết, cạo lông xong xuôi, hắn quay ra hút điếu thuốc lào, làm cốc nước vối, định quay vào mổ lợn làm lòng cho kịp chuyến chợ.

Nhưng không như mọi hôm, hắn thấy lòng nóng như lửa đốt, cứ bồn chồn là lạ làm sao ấy, hắn liếc mắt lại chỗ con lợn thấy là lạ dị thường lắm, qua ánh đèn hắn thấy lợn gì mà trắng sáng lạ lùng, hắn dụi mắt xách cây đèn bão tiến lại gần dụi mắt. Càng đi lại gần hắn càng phát kinh, nền chuồng gϊếŧ mổ mà hắn vừa làm lại là nền phòng ngủ của vợ chồng hắn, cái phản đặt con lợn cạo lại là giường hắn vẫn ngủ hằng ngày, hắn dòm sát mặt lại càng tá hỏa phát kinh, con lợn hắn mới chọc tiết, cạo lông chẳng ai khác lại là chị Hoa vợ hắn, hắn chỉ biết thét to một tiếng thảm thiết rồi té ngất ngã ngửa.

Hôm sau, những chủ hàng vẫn hay lấy thịt nhà hắn không thấy chị Hoa giao thịt như mọi ngày, sợ nhỡ buổi chợ, họ bèn chủ động đến nhà Vương Hanh. Khi đến nơi, vào nhà, cửa cổng vẫn mở toang, trong nhà trong sân không có một ai, một bầu không khí vắng lặng yên tĩnh đến rợn người, đặc quánh mùi tử khí, chạy qua sảnh trước qua mảnh sân rộng, rồi đến khu phòng gϊếŧ mổ. Mọi người kinh hoàng hét ầm khi phát hiện ba xác chết treo lơ lửng trên cành mít, mặt mày xám ngoét, lưỡi lè dài đến cả gang tay, máu từ mắt, mũi, miệng túa ra chảy dài xuống cổ.

Người ta vẫn nhận ra được đó là Vương Hanh và hai bé con gái hắn, trên cái phản thịt bên dưới gốc mít lại là xác Hoa trắng ơn ởn như lợn cạo, máu me vương vãi đến kinh hồn.

Cũng trong hôm đó, dân làng tụ tập lại làm tang ma chôn cất cả gia đình Vương Hanh ngay trong đêm đó, ngôi nhà cũng từ đó bỏ hoang, vào những đêm trăng lông khuya khoắt dân làng lại thấy được những bóng người đuổi nhau, trêu đùa ý ới, lại có bóng người bước chân dậm dịch, tiếng động vật kêu thét, rồi tiếng khóc lóc nỉ non.

Trong dòng tộc có anh Vương Bình cũng làm nghề gϊếŧ mổ, thấy nhà Vương Hanh bỏ hoang đã lâu, mà Vương Bình thì không hề biết sợ, không tin chuyện ma quỷ đã mượn nhà để làm xưởng gϊếŧ mổ. Nhưng chỉ ngay ngày hôm sau thì đã phát điên loạn, cuối cùng cũng phải bỏ nghề luôn. Thế rồi cũng từ ngày đó, dân làng luôn đồn thổi lên những câu chuyện huyễn hoặc, rung động kinh nhân rùng rợn lắm. Rồi cho đến tận ngày nay, ngôi nhà ấy vẫn còn bị bỏ hoang không một ai dám đặt chân bén mảng mà lui tới.

***HẾT***