Tống Huy Nhu bắt đầu học thói ngủ trễ của Lâm Hạo, bình thường chín giờ đã lên giường đi ngủ, hiện tại đã 10 giờ rồi nhưng vẫn cho là sớm. Lâm Hạo ngồi trên giường dạy Tống Huy Nhu cách sử dụng điện thoại di động.
Tống Huy Nhu hồi trước ở trên trấn học sơ trung, có một bạn đồng học điều kiện gia đình rất tốt lúc đến lớp mang theo một cái điện thoại di động, mấy bạn học trong lớp đều vô cùng thích thú xúm lại mượn vị bạn học kia xem thử, chỉ có Tống Huy Nhu là không mượn.
Hồi đi học, bạn ngồi cùng bàn cũng mượn điện thoại xem thử, cầm điện thoại nhấn tới nhấn lui, cô ngồi bên cạnh nhìn qua, cảm thấy rất thú vị. Nhưng mà dù sao đó cũng là đồ của người khác, lỡ như làm hỏng thì sao, có lẽ vì vậy mà cô không dám mượn.
Điện thoại di động của Lâm Hạo so với điện thoại của bạn đồng học kia xem ra anho cấp hơn rất nhiều, màn hình rất lớn, hình ảnh rõ nét sống động, còn có thể chụp hình, cũng có thể lên mạng nghe nhạc xem phim.
Đầu tiên Lâm Hạo dạy cô cách gõ chữ, đơn giản là chỉ cần nhấn các chữ cái trên phím. Tống Huy Nhu rất chăm chú nghe anh chỉ bảo.Lúc chính mình cầm điện thoại di động thao tác, cô cần thận từng li từng tí một, chỉ sợ làm hỏng.
Lâm Hạo dạy cô dùng điện thoại di động, cũng dạy cô dùng máy tính luôn, anh nắm lấy tay cô, dạy cô con chuột phải sử dụng thế nào, bàn phím phải sử dụng thế nào, kiên nhẫn giống như thầy giáo già cả đời hi sinh vì sự nghiệp giáo dục.
Việc nhà nông Tống Huy Nhu làm mãi không hết, nào vác cuốc ra đồng làm cỏ, nào lên núi đốn củi, rồi nấu nước, những việc này hai vị lão nhân gia cũng có làm, nhưng Tống Huy Nhu nghĩ lại thương hai ông bà tuổi đã hơn sáu mươi, già cả như vậy, bởi thế việc nặng gì cũng chính mình giành lấy gánh hết lên bờ vai non nớt.
Lâm Hạo nói chung cũng khá nhàn hạ, Tống Huy Nhu ra ngoài làmviệc nông, anh đều thích lẽo đếo đi theo. Đến đây được bảy, tám ngày, làn da vốn trắng nõn của anh bị phơi nắng thành màu lúa mạch, có điều anh vốn sở hữu gương mặt đẹp trai nên cho dù làn da có bị biến đen đi cũng không ảnh hưởng tới dung mạo của anh một chút nào.
Trong nhà hễ có khách tới, đều khen Tống Huy Nhu là đứa trẻ ngoan ngoãn, chẳng giống như con cái ở nhà, mỗi ngày chỉ biết hết ăn lại ngủ.Thỉnh thoảng đại bá bá cùng đại bá nương của Tống Huy Nhu cũng tới nhà chơi. Chỗ họ ở cách đây không xa, chỉ cách nửa ngọn núi, có lúc làm nhiều đồ ăn hơn một chút sẽ mang tới hiếu kính với hai vị lão nhân gia.
Lâm Hạo ngồi bên trong nhà chính, nhìn vị đại bá nương kia của Tống Huy Nhu từ một cái túi màu đen lấy ra mấy bộ quần áo, đều là quần áo cũ.
Nghe bọn họ nói chuyện, biết sơ sơ đại khái đây là quần áo chị họ Tống Huy Nhu mặc rồi để lại. Chị họ Tống Huy Nhu lớn hơn cô hai tuổi, đã học xong trung cấp ở thị trấn, hiện tại bắt đầu đi thực tập.
Lâm Hạo lúc ấy cũng mới biết, quần áo mà Tống Huy Nhu mặc đa số đều là do chị họ kia để lại, đồ của riêng cô chẳng có được mấy cái. Quần áo mặc trên người cô đều thấy có chút rộng, đoán được là vị chị họ kia so với cô béo hơn một chút.
Nhìn Tống Huy Nhu mặc loại quần áo không vừa với cỡ người, Lâm Hạo trong lòng dâng lên cảm giác chua xót. Anh thật muốn nói, đừng mặc quần áo người khác đã mặc.Nhưng sau khi nói ra sợ lại làm thương tổn đến lòng tự ái của Tống Huy Nhu.
Tống Huy Nhu nói "Anh, buổi chiều nay chúng ta đi bắt cá đi"
"Được"
Ở trong núi, đại đa số nơi nào có nước đều có cá. Mà chỗ có cá nhiều nhất là ở các mương rãnh, ở sông cá cũng nhiều mà còn to nữa,nhưng rất khó bắt, cá trong mương rãnh ở đồng ruộng dễ bắt hơn nhiều. Nan tre làm thành cái rổ hướng về chỗ có nhiều cá chụp tới, nước theo khe hở ở rồ chảy xuống, để lại con cá lớn mắc lại ở trên quẫy quẫy đuôi tưng bừng.
Tống Huy Nhu nói muốn bắt cá cũng phải có kỹ xảo, trước tiên làm kinh động nó, để nó chạy hết về một hướng, dụ cho nó chay về phía đã bố trí sẵn cạm bẫy, vậy là có thể bắt được cá dễ như ăn cháo.
Lâm Hạo phối hợp với Tống Huy Nhu, một người ở phía trên cách đó mấy mét cản cá dồn về một hướng, một người ở phía dưới dùng rổ mai phục sẵn, một khi bầy cá chui vào lập tức vớt lên.
"Anh, anh xem nè, có một con bự lắm" Tống Huy Nhu chỉ vào cái rổ có một con cá vàng kích thước to hơn mấy con có khác nói.Lâm Hạo nhìn con cá trong rổ nhảy lên, mở thùng nhỏ đặt ở bên"Mau thả vào đây đi"
Tống Huy Nhu đem cá đổ vào cái thùng nước rồi làm sạch hết rong rêu trong rổ "Anh, lần này em cản cá, anh đến bắt vào"
"Ừm"
Kỹ thuật cản cá của Tống Huy Nhu so với Lâm Hạo tốt hơn nhiều, cô dùng chân tỉ mỉ đem cá trốn trong đám rong bơi ra, Lâm Hạo thấy cá đi vào, nhanh chóng nhấc rổ lên, bên trong rổ tôm tép nhót tưng bừng, còn có một con cá thật dài màu đen.
Tay Lâm Hạo nắm lấy thân nó giơ lên "Lần này còn có một con lươn"
"Anh, đừng đυ.ng" Tống Huy Nhu hét lên chặn anh lại, động tác nhanh chóng nắm lấy đầu "lươn" ném ra ngoài
Lâm Hạo "..."
Tống Huy Nhu thở phào nhẹ nhõm "Con đó không phải con lươn đầu,là con rắn nước đó"
Lâm Hạo vẫn còn ngơ ngơ ngẩn ngẩn ..."
"Con rắn đó còn nhỏ, cũng không có độc gì, nhưng mà nếu chọc tới nó là nó sẽ cắn người đó"
Cũng còn hên, lúc nãy không bị gì. Lâm Hạo trong lòng mừng thầm, nhìn tay Tống Huy Nhu "Có bị cắn vào sao?"
"Không có" Tống Huy Nhu cúi đầu nhìn cá nhảy trong rổ
"Đem cá bỏ vào thùng trước đã"
Đổ vào bên trong đầy một nửa thùng nước, nỗ lực suốt 1 canh giờ, cá bên trong thùng cũng dần dần bắt đầu đầy lên, đủ làm hai món cho bốn người bọn họ ăn.
Cá này nếu như trực tiếp đem luộc liền sẽ có mùi tanh rất nặng, cũng khó mà ăn ngon được. Tống nãi nãi thích đem cá làm sạch sẽ, xát muối lên rồi dùng cái phên tre đem phơi, làm thành cá khô, được một thời gian ra dầu sẽ tẩm bột ớt vào, lúc đó mùi vị sẽ ngon hơn.
Nhà ở nông thôn hầu hết là tự túc về thực phẩm, lúa thu hoạch xong được chất trong kho sau đó mới đem vào máy tuốt ra gạo. Để thuận tiện cho dân làng, nông dân từ các làng hùn tiền với nhau mua hai cái máy xay gạo đặt ở một căn nhà cũ bên bờ sông.
Lâm Hạo theo Tống Huy Nhu đi xay gạo, chọn lấy hai cái sọt đựng thóc, đi một vòng quanh sườn núi lại xuống núi đi một đoạn đường nữa là tới. Chỗ xay gạo khá gần trường tiểu học trong thôn nên trong thời gian chờ gạo xay xong, Tống Huy Nhu đưa Lâm Hạo đến trường tiểu học cô từng học đi dạo một chút.
Hiện tại còn đang nghỉ hè, trong trường vắng hoe không có người nào. Cái gọi là trường tiểu học cũng chỉ là một khu nhà đơn sơ làm từ gạch bùn, một dãy có bốn phòng, ba phòng học và một văn phòng.
Bên trong phòng học đặt hai mươi mấy tấm bàn ghế gỗ, Tống cộng có sáu lớp, hai lớp học cùng một phòng học.
Một lớp ngồi học, lớp khác sẽ xoay lưng lại phía sau tự học. Trường học cũng chỉ có ba giáo viên, học sinh mỗi lớp cũng không nhiều, tới giờ nhiều nhất cũng chỉ có mười mấy em, cả sáu lớp gộp lại cũng chỉ có mấy chục em học sinh, hầu hết là ở Lâm thôn, số ít là thuộc các thôn gần đó.
Trong thôn không có trường sơ trung, muốn học sơ trung là phải lên trấn học, đi đường núi phải hơn một giờ mới tới, đại đa số đều chọn ở lại trường, đến cuối tuần mới về nhà.
Xay xong số thóc đổi lấy nửa thùng gạo, còn có thêm một bao cám.Cám gạo dù không thể ăn nhưng cũng không thể bỏ đi mà mang về nhà cho gà hoặc heo ăn. Người trong thôn bình thường đều có quan hệ thân thích ba đời,trong thôn nếu có nhà ai đó làm cỗ là sẽ đi từ nhà này sang nhà khác báo một tiếng. Trong thôn có cụ già vài ngày nữa sẽ đến sinh nhật thứ tám mươi, con gái hiếu thảo đặc biệt từ thành phố xa xôi về thôn làm cỗ cho ông.
Sáng sớm hôm nay mới vừa tới nhà chào hỏi, nói là ngày mai làm cỗ,mời sang dùng bữa cơm.
Dân trong thôn muốn tới nhà ai đó ăn cỗ đều mang theo lễ vật.
Tống nãi nãi cầm hòm tiền trên tay không nỡ chi tiền ra, cuối cùng lấy tờ một trăm đồng đưa cho Tống Huy Nhu lên trấn mua rượu thuốc loại bổ dưỡng dành cho người cao tuổi để ngày mai sang đi lễ mừng thọ.
Lâm Hạo theo Tống Huy Nhu cùng nhau đi lên trấn. Đến ngọn núi lớn này đã hơn mười ngày, còn chưa lúc nào rời khỏi đây. Lúc trước tới đây cũng là xe chở đến trấn rồi đi bộ vào, lần này lại đi thêm một lần nữa, Lâm Hạo cũng không thấy xa lạ gì.
Đi đến thị trấn mất hơn một giờ, mặc dù trung tâm thị trấn có nhộn nhịp phồn hoa hơn so với trong núi nhưng mà với thành phố Lâm Hạo ở thì nơi này với nông thôn chẳng có gì khác nhau.
Trung tâm thị trấn có một con đường rất dài, dọc đường bán không thiếu gì cả, trên người Lâm Hạo chỉ mang có 200 đồng, đợi lát nữa muốn mua nhiều thứ, sợ sẽ không đủ.
"Ở đây chỗ nào có máy ATM?
Tống Huy Nhu thấy hơi mơ hồ "Đó là cái gì?"
Lâm Hạo quên mất có thể Tống Huy Nhu chưa từng nhìn thấy
"Chính Là cái máy rút tiền"
"Cái này, hình như là không có" Tống Huy Nhu chỉ về chỗ phía trước
"Chúng ta đều đến nông thôn tín dụng xã để lấy tiền"
"Ách, cũng đúng" Lâm Hạo nói "Vậy được, cô dẫn tôi tới đó đi, tôi trước tiên đi lấy tiền đã sau đó mới lại mua đồ"
"ừm"
Lâm Hạo có vài cái thẻ ngân hàng, số tiền trên thẻ không phải là con số nhỏ, một tấm thẻ đến mười mấy vạn cũng có, đó là tiền nhuận bút cùng anh bán sách.
Lâm Hạo rút ra 2000 đồng, Tống Huy Nhu nhìn trên tay anh có một xấp tiền mặt màu đỏ, thầm nghĩ, người thành phố có khác, đúng là nhiều tiền.
Lâm Hạo đem hai mươi tờ tiền mặt nhét đại vào túi quần "Đi mua quần áo trước đã"
Tống Huy Nhu cho rằng Lâm Hạo muốn mua quần áo cho bản thân,bởi
thế liền dẫn anh tới cửa hàng bán quần áo.
Cửa hàng bán quần áo trên trấn có rất ít mẫu Lâm Hạo thích, anh
quét một vòng quanh cửa hàng, quay lại phía sau nhìn Tống Huy Nhu
"Cô thích cái nào?"
Đối với việc chọn quần áo, Tống Huy Nhu cũng không rành lắm, cô
xưa nay chưa từng đi mua quần áo cho chính mình, ngập ngừng một chút nói
"Anh, anh thích là được rồi"
Lâm Hạo xoay người ở giá treo quần áo tuyển lựa một lúc, cuối
cùng chọn từ đống áo T-shirt cổ tròn lấy ra một cái áo màu xanh.
Lâm Hạo nhìn size trên cổ áo một chút, nghiêng đầu hỏi "Cô
mặc size cỡ bao nhiêu?"
"Em..." Anh không phải muốn mua quần áo cho bản thân sao? Sao lại đi hỏi cô mặc size bao nhiêu.
"Nếu không biết thì thử cái size này xem"
Tống Huy Nhu đầu óc vẫn mơ hồ "Anh, không phải anh muốn mua quần áo sao?"
Lâm Hạo tiếp tục ở giá treo quần áo chọn chọn "Tôi sẽ mua sau, mua cho cô trước"
"Em, em không cần đâu, trong nhà em còn nhiều đồ lắm"
Lâm Hạo nhớ tới những bộ quần áo cũ kia so với vóc người của cô rõ ràng rộng hơn "Quần áo ở nhà của cô cũ hết rồi, mua thêm mấy cái mới đi, xem như là tôi tặng cho cô"
"Không cần đâu, như vậy sao được"
"Làm sao lại không được, cô đã gọi tôi một tiếng anh, làm anh trai mà không mua được cho em gái được mấy bộ quần áo sao?"
"Em vẫn không thể nhận" Tống Huy Nhu vẫn kiên trì không lấy.
"Được rồi, đừng có nhiều lời với tôi nữa, tôi mua cho cô, cô mau nghe lời mặc vào đi"
"Anh..."
"Nhanh đi thử quần áo đi, cô cứ rề rà như vậy, đợi lát nữa trời tối là không về được đâu"