Thập Niên 70: Mật Nha

Chương 29

Mẹ của Đồng Vận là bác sĩ khoa Nhi, cô cũng vì vậy mà mưa dầm thấm đất nên cũng biết một chút kỹ năng chăm con, mỗi lần cho con bú đều sẽ để Mật Nha nằm sấp trên bờ vai của cô một lúc lâu, Mật Nha vì vậy cũng đã học xong việc ngẩng đầu. Thời điểm trong tháng, bởi vì được chăm sóc chu đáo nên trông cô bé cũng vô cùng khỏe mạnh.

Trong thôn nhiều người cứ nghĩ trẻ mới sinh rất yếu, cho nên cứ cho bé nằm thẳng trên giường, cũng không ôm bé dựng thẳng, thành ra trẻ không có cơ hội luyện tập, tự nhiên cũng sẽ không giống Mật Nha lúc này đã biết ngẩng đầu.

Một đám người thấy cô bé làm được vậy đều cất tiếng khen ngợi không dứt bên tai, bà Cố thật sự là càng ngày càng thêm thích cô cháu gái của bà, hận không thể ôm vào lòng không buông tay.

Do trong tháng Đồng Vận được chăm sóc kỹ lưỡng, nên cũng béo lên được một chút, làn da so với trước kia càng trắng hơn. Cả người cô nở nang động lòng người.

Nhưng khi cô nhìn mình trong gương, lại cảm thấy thích mình của trước kia hơn, dù vậy cô cũng không lo lắng lắm, tầm chừng một thời gian ngắn cô sẽ ốm lại thôi, dù sao cơ địa của cô cũng là người gầy sẵn rồi.

Về sau khi hết ở cữ thì đường đỏ trứng gà sẽ không còn nữa, có điều bà Cố cũng không quên dặn dò để Triệu Tú Lan nhớ kỹ mỗi ngày đem cho Đồng Vận mấy cái bánh, bên trong trộn lẫn thêm một chút đồ ngon, xem như cho cô bồi bổ thân thể.

Mà Cố Kiến Quốc dạo này bận rộn mỗi đêm hạ công, đều sẽ chui vào phụ cận trên núi, nghe nói là anh đi tìm cái gì đó, có đôi khi may mắn thì xách về được một con gà rừng, những thứ này đều là để cho Đồng Vận tẩm bổ.

Tiệc đầy tháng của Mật Nha cuối cùng cũng được chuẩn bị tốt, đã đưa quà qua cho những bạn bè thân thiết và hàng xóm thân cận.

Trứng gà là dùng giấy đỏ nhuộm từng cái, nhìn vẻ ngoài cực kì bắt mắt, còn thêm một phần bánh bao báo hỉ. Bánh bao báo hỉ được làm từ khoai lang có kèm theo bột ngô đã chưng cất tốt, ngoài ra còn thêm một số đồ ngon khác.

Tiệc đầy tháng kỳ thật cũng không quá cầu kỳ hay phức tạp gì. Vì dù sao những bạn bè thân cận trước đó khi biết bé con được sinh ra cũng đã đem lễ vật sang mừng trước rồi.

Gia cảnh tốt một chút sẽ đưa trứng gà, bột mì, thậm chí là đường đỏ, gia cảnh tốt hơn một chút nữa thì có thêm một chút bột ngô, còn có thể vào rừng bắt vài con chim nhỏ đến biếu.

Bởi vậy, mặc dù không có nước trứng gà nấu đường đỏ, nhưng mỗi ngày Đồng Vận đều được ăn uống vô cùng phong phú.

Có một số thứ để lâu được thì cô đưa cho mẹ chồng mình, nhưng cũng có một số đồ nếu không tranh thủ thời gian ăn thì sẽ bị hư hỏng.

Những con chim được bắt trên núi đều là Cố Kiến Quốc bắt được, tổng cộng cũng có đến bảy, tám con.

Sau đó Triệu Tú Lan đem mấy con chim đó nấu hoặc ướp sẵn để dành mỗi ngày đều sẽ nấu cơm cho Đồng Vận ăn.

Kỳ thật chúng thật sự rất nhỏ, thịt cũng không có nhiều lắm, nấu xong thì nhìn nó lại càng nhỏ đến đáng thương. Nhưng dù nó không có bao nhiêu chất béo, thì đối với người trong thôn sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, thì đây cũng được coi là món đồ ăn vô cùng xa xỉ rồi.

Có đôi khi Đồng Vận không ăn hết được thì sẽ ăn nửa con, chừa lại nửa con để Cố Kiến Quốc đưa cho mẹ chồng của cô.

Một con chim nhỏ như vậy không có bao nhiêu thịt, cô cũng không tiện chia cho nhà mấy anh chị dâu, nên nếu không chia được thì cứ đưa cho người già thôi.

Bà Cố căn bản cũng không ăn, đáp lời nói: "Mấy đồ này mẹ cũng không hiếm lạ gì, cứ để Đồng Vận ăn đi, tốt cho Mật Nha. Vả lại, mẹ răng lợi không tốt, ăn không được cái này đâu."

Kể từ đó, Đồng Vận cũng không đưa qua nữa, chỉ có thể tự mình ăn hết. Đừng nói chỉ cần ăn cái này càng nhiều thì hấp thu được chất dinh dưỡng càng nhiều, sữa cũng càng tốt. Nhưng thật ra dù không ăn cô vẫn có đủ sữa để nuôi con đấy thôi.