Nhóm dịch: Thất Liên Hoa
Từ Hương Quyên chưa từng làm việc này, cũng không rõ giá thành ra sao nhưng rõ ràng năm mươi chuỗi một xu là lỗ rồi.
Nhưng nói rồi thì cũng chỉ để đó, những cái khác thì bậc con cháu như cô cũng không thể nói thêm cái gì. Ông nội cũng không phải hồ đồ, trong lòng ông cũng hiểu rất rõ rồi.
Ngồi chơi khoảng một tiếng thì cả nhà chuẩn bị quay về.
Trước đi Chu Trình Ninh dặn ông nội uống hết canh cá trích, ăn cá trích cẩn thận xương. Dài dòng văn tự một hồi, Qua Qua hiếm khi im lặng, Từ Hương Quyên cũng đứng bên nhìn hai ông cháu.
Ông nội cười ha ha nói “được”, trước khi đi còn lấy tiền ra. Tiền giấy dù cũ hay mới đều được ông cụ xếp chỉnh tề, có thể thấy một đồng nhận dân tệ cũng không có, mấy cái khác đều là tiền xu, từng xu từng hào. Hai tay ông đưa nó cho Qua Qua.
Từ Hương Quyên biết không phải ông cụ keo kiệt mà vốn là không có nhân dân tệ, một chút tiền lẻ này là tất cả những gì ông cụ tích góp được rồi.
Qua Qua vươn tay cầm một xu, Từ Hương Quyên mở miệng nói: “Ông nội, còn lại ông tự giữ cho mình đi, cho Qua Qua một xu tiền ăn kẹo là được rồi. Lần sau con và A Ninh sẽ lại đưa Qua Qua đến.”
Lúc đầu Từ Hương Quyên đã muốn cản nhưng nghĩ lại ông nội đã suy nghĩ qua rồi mới cho. Ông cụ biết A Ninh không nhận nên cho Qua Qua, Qua Qua nhận bao nhiêu thì là bấy nhiêu, vẫn may là Qua Qua chỉ nhận một xu thôi.
Đường đến nhà ông nội cũng không xa trường trung học trong trấn của Chu Trình Ninh, cả đi cả về cần khoảng một tiếng, ở nhà ông nội hơn một tiếng, tổng cộng khoảng hai ba tiếng. Ngưu Ngưu rất ngoan, không khóc nhè, lúc ông nội chơi với cậu bé còn vô thức nhếch miệng cười.
Nói tóm lại chuyến đi này khiến tất cả mọi người đều vui vẻ.
Trên đường về, Qua Qua được ba ôm liền hỏi ba: “Ba ơi, sao ông cố lại phải ở nhà tranh vậy?”
Lúc này mọi người đã sống tốt hơn trước đây rất nhiều, dù không phải quá tốt nhưng rất ít người còn ở nhà tranh, đa số là nhà ngói, ngói xanh ngói đỏ. Dù sao thì sau khi sinh Qua Qua, trong làng cũng chưa từng thấy nhà tranh, đống cỏ tranh thì có nhưng cũng không có người ở đó.
Chu Trình Ninh trầm mặc một hồi lâu không trả lời được. Từ Hương Quyên biết câu nói vô ý này đã đâm vào trái tim của A Ninh. Dù sao ngôi nhà tranh này không chỉ có ông cố ở mà đến cả ba Qua Qua cũng từng ở rồi.
“Qua Qua muốn ở nhà tranh sao? Nếu muốn thì mẹ làm cho con một căn nhé.”
“Không muốn mà.”
Chủ đề nhà tranh cứ như vậy mà kết thúc nhưng cái miệng nhỏ của Qua Qua vẫn không ngừng nói, mẹ, lần sau đi thăm ông nội thì phải mang đồ ăn ngon cho ông.
Từ Hương Quyên: “Được.”
Chu Trình Ninh nghe Qua Qua nói thì rất cảm động: "Qua Qua nhà chúng ta lớn lên thật ngoan quá, là một đứa trẻ tốt bụng.”
Từ Hương Quyên: “… »
Chồng cô thực sự là đồ cổ hủ, mấy câu này cô cũng sẽ không nói ra miệng được.
Nhưng biểu hiện hôm nay của Qua Qua đúng là rất được: “Hôm nay Qua Qua thể hiện rất tốt, quay về mẹ sẽ mua trái cây cho Qua Qua ăn. Chúng ta không cần của người khác tự mình có thể mua ăn được.”
Trong làng cũng không ít nhà trồng cây táo, hiện nay thì cũng không phải chỉ có một nhà trồng. Nếu Qua Qua muốn ăn thì mua một tô hai hào là đủ rồi.”
“Vâng mẹ yêu.”
Thực ra thì cũng không biết lần sau đến thăm ông nội là khi nào. Sau khi về đến nhà, Từ Hương Quyên đút cho Ngưu Ngưu ăn trước, sau khi Ngưu Ngưu ngủ, cô tìm một nhà khá thân thiết mua một bát táo.
Chu Trình Ninh đang dùng nhánh cây phủi mặt đất, dạy Qua Qua học chữ, chữ ông và chữ cố, ghép lại là chữ ông cố.
Đưa cho Qua Qua vài quả táo, dặn cô bé nhớ rửa sạch rồi ăn rồi đuổi Qua Qua đi. Từ Hương Quyên hỏi Chu Trình Ninh: “A Ninh, anh có địa chỉ gửi thư của cô không?”
Ông nội Chu có hai người con, một người là ba của Chu Trình Ninh, một người là em gái.
Nghĩ đến ba mẹ chồng có thể sống tốt như vây tất cả đều là dựa vào người cô này.