Xuyên Thành Bạch Nguyệt Quang Niên Đại Văn

Chương 3.1: Bạch nguyệt quang của nam chính

Kiều Hề Chi bởi vì cha mẹ ly hôn, từ nhỏ là ông ngoại cùng bà ngoại nuôi lớn.

Ông ngoại là ông lão rất thích chơi cờ, câu cá, sưu tầm bình hoa đồ cổ.

Ông mang theo tiểu Hề Chi đi câu cá thường xuyên bị bà ngoại mắng, tiểu Hề Chi lại lớn hơn chút nữa, ông liền muốn tiểu Hề Chi chơi cờ với ông.

Mấy năm trước đó Kiều Hề Chi thua rất thảm, về sau cờ nghệ cô tiến bộ, trò giỏi hơn thầy, ông ngoại liền chơi xấu các kiểu, đi lại nước cờ, nhường bước…… Không có chiêu gì ông không làm cả.

Bà ngoại là bà lão thích trồng hoa cỏ, thích nấu nướng, trong nhà trồng mười mấy chậu hoa lan, ngày thường thích nấu nhiều món ngon cho Kiều Hề Chi ăn, cho cô tiền tiêu vặt.

Kiều Hề Chi tuy rằng không có một gia đình hoàn chỉnh, nhưng cô lại cảm nhận được tình yêu thương trọn vẹn của hai ông bà đối với cháu ngoại.

Cao nhị (lớp 11) năm ấy ông ngoại lâm bệnh qua đời, không quá nửa năm bà ngoại cũng đi theo.

Từ đó về sau, cô không có nhà, trên người cũng không có gánh nặng.

Sau khi tốt nghiệp cấp ba, cô bắt đầu chuyến du lịch đầu tiên trong đời.

Đi đến thôn trang nhỏ nằm dưới núi tuyết, chứng kiến phong cảnh ngàn dặm đỉnh băng, vạn dặm tuyết phiêu.

Từ đấy, cô yêu du lịch.

Người khác vội vàng tranh cử vào lớp trưởng, hội học sinh, vội vàng tham gia câu lạc bộ, vội vàng tham gia các cuộc thi đấu.

Mà cô vội vàng bay khắp nơi trong nước.

Thấy qua núi tuyết vạn dặm, thấy qua đại mạc cô yên, thấy qua bạch thảo hoàng vân (*), thấy qua Hồ phục cưỡi ngựa bắn cung, thấy qua mưa bụi Giang Nam, thấy qua sóng to đãi cát……

Đáng tiếc, sơn hà cẩm tú (cảnh núi sông tổ quốc tráng lệ hoa mỹ) rộng lớn cô còn chưa xem hết……

Chuyến du lịch đầu tiên khi cô thi đại học xong, gặp được một cô gái chung chí hướng, tên là Trần Miêu Miêu.

Hai người cùng nhau trèo lêи đỉиɦ núi tuyết, cùng nhau đắp đôi người tuyết thôn trang nhỏ, trở thành bạn rất thân, thậm chí là khuê mật chia sẻ cuộc sống thường ngày.

Trần Miêu Miêu là độc giả thâm niên yêu thích tiểu thuyết, gặp được quyển tiểu thuyết gì ngọt ngào hoặc sa điêu khôi hài, hoặc là đẫm nước mắt đều thích chia sẻ với Kiều Hề Chi.

Kiều Hề Chi vui vẻ lắng nghe, Trần Miêu Miêu thì nói cô thì nghe, Trần Miêu Miêu cười thì cô cười với cô ấy, Trần Miêu Miêu khóc thì cô an ủi.

Mấy tháng trước, Kiều Hề Chi lúc ấy ở hồ đập nước, Trần Miêu Miêu có lòng gọi điện thoại cho cô.

Trần Miêu Miêu nói cô ấy đọc một quyển tiểu thuyết niên đại văn, nữ phụ bạch nguyệt quang của nam chính trong tiểu thuyết giống hệt cô.

Nam chính tiểu thuyết tên là Hứa Mặc, con nhà nghèo trong thôn Hạnh Hoa, nữ chính là nữ thanh niên trí thức từ Hải Thành tới, bạch nguyệt quang của nam chính tên là Kiều Hề Chi.

Trần Miêu Miêu cường điệu nói bạch nguyệt quang này, cô ấy đã từng cứu nam chính Hứa Mặc, từ đó trở thành bạch nguyệt quang xa xôi không dám cầu trong lòng Hứa Mặc.

Bạch nguyệt quang cũng biết Hứa Mặc thích mình, yên tâm thoải mái tiếp nhận sự đối xử tốt của Hứa Mặc.

Nhưng nhà Hứa Mặc quá nghèo, cho nên Hứa Mặc không phải đối tượng tiêu chuẩn đầu tiên của cô ấy.

Sau đó nguyên chủ coi trọng nam thanh niên trí thức đến trong thôn, quay đầu liền nói với Hứa Mặc một đống lời tàn nhẫn rồi cắt đứt.

Chuyện nguyên chủ cùng nam thanh niên trí thức nháo đến huyên náo, nhưng nam thanh niên trí thức cũng không thích cô ấy, sau khi khôi phục lại kỳ thi đại học nam thanh niên trí thức thi đậu đại học rời đi.

Mà nguyên chủ dựa vào túi da gả cho người thành phố, ai biết trượng phu cô ấy là tên gia bạo (bạo lực gia đình).

Cô ấy ngay từ đầu rất tức giận định về nhà cáo trạng, nhưng lại mềm lòng trước lời nhận sai xin lỗi của trượng phu.

Về sau đó, trong lúc cô ấy bị bạo hành, phần đầu chấn thương nặng tử vong.

Câu chuyện này, kết cục nam nữ chính như thế nào cô không biết, dù sao bạch nguyệt quang đã thành một nắm đất vàng.

Lúc ấy Kiều Hề Chi không để ở trong lòng, xem như nghe chuyện xưa.

Kết quả, cô xuyên qua.

Xuyên đến thập niên 70, xuyên thành bạch nguyệt quang của nam chính.

Kiều Tử Quân ra đồng trở về, đã thấy cô em gái chiếm tiện nghi nhà mình đang ngồi xổm trên sân bên cạnh hàng rào tre cho gà ăn.

Chẳng qua người thì cho gà ăn, hồn lại như đi vào cõi tiên.

Kiều Tử Quân cố tình bước nhẹ chân, vỗ xuống vai trái của Kiều Hề Chi, sau đó làm cái mặt quỷ: “Hù ——”

-

(*) đại mạc cô yên: ngọn khói đơn độc trên sa mạc, miêu tả cảnh tượng kỳ lạ, tráng lệ. Lấy ý thơ từ Sứ chí tái thượng của Vương Duy, thời Đường.

+) Bạch thảo hoàng vân: cỏ trắng mây vàng, miêu tả cảnh tượng mùa thu hoang vu nơi biên ải. Xuất xứ từ bài thơ Tặng lão tướng của Quyền Đức Dư, thời Đường.