Thanh Tịnh Đạo

Chương 17: Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông P1

Chương XII : Thắng Trí - Các Năng Lực Thần Thông

(Iddhividha - niddesa)

Lợi Lạc Của Ðịnh (tiếp theo)

1. Trước đã nói về các loại thắng trí thuộc thế gian rằng sự tu tập định này "đem lại lợi ích là các loại thần thông" (XI,122). Bây giờ muốn viên mãn những loại thắng trí ấy, thì trước đó thiền giả cần phải đắc tứ thiền về biến xứ đất,v.v... và trong khi làm việc này, không những sự tu tập định đã đem lại lợi ích như thế, mà định còn được tăng tiến. Và khi hành giả có được định đã phát triển đến độ vừa đem lại lợi ích vừa trở nên tăng tiến, thì vị ấy sẽ làm viên mãn sự tu tập tuệ một cách dễ dàng hơn. Bởi vậy chúng ta sẽ giải thích về các loại Thắng Trí.

---o0o---

Năm Loại Thắng Trí

2. Ðể trình bày những lợi ích của sự tu tập định cho một thiện nam tử đã đắc định tứ thiền, và để tuần tự dạy diệu pháp, Ðức Thế Tôn đã mô tả 5 loại thắng trí thế gian. Ðó là (I) những năng lực thần biến được mô tả như "Khi tâm đã được định tĩnh, thuần tịnh, trong sáng không cấu uế, đã trở thành nhu nhuyễn, dễ sử dụng, vững chắc và đạt đến bất động, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến các loại thần thông như một thân biến thành nhiều thân..." (D. i, 77), (2) thiên nhĩ thông, (3) tha tâm thông, (4) túc mạng thông, (5) sanh tử trí (trí biết về sự sống và chết của chúng sanh).

1- Các loại năng lực thần thông.

Nếu một thiền giả muốn khởi sự biến hóa nhờ năng lực thần thông như "một thân biến thành nhiều thân" v.v... vị ấy phải hoàn tất tám thiền chứng trong mỗi một Kasina trong tám Kasina, khởi từ kasina đất và cuối là kasina trắng. Hành giả cũng cần hoàn tất sự điều phục tâm theo mười bốn cách:

i. Theo thứ tự của các biến xứ chiều thuận ii. Theo thứ tự của các biến xứ ngược chiều iii. Thuận chiều và ngược chiều iv.Theo thứ tự thiền chiều thuận

v. Theo thứ tự thiền ngược chiều vi. Thuận chiều và ngược chiều thiền

vii. bỏ băng các thiền viii. bỏ băng kasinas ix. bỏ băng thiền và kasinas x. chuyển vị trí thiền chi xi. chuyển vị trí đối tượng xii. chuyển vị trí thiền chi và đối tượng xiii. phân biệt thiền chi xiv. phân biệt đối tượng.

3. Gì là thuận thứ các Kasinas...Gì là phân biệt đối tượng?

(i) Ở đây một tỳ kheo đắc thiền về kasina đất rồi kasina nước, tuần tự cho đến tám kasinas, làm như vậy một trăm lần, ngay cả 1.000 lần, ngay cả đến trăm ngàn lần, trong mỗi thứ kasina. (ii) làm như vậy nhưng khởi từ kasina màu trắng, là kasina ngược chiều. (iii) đắc thiền nhiều lần, theo chiều thuận rồi nghịch, từ kasina đất đến kasina trắng rồi từ kasina trắng trở lại kasina đất, gọi là thuận chiều và ngược chiều các kasinas.

4. (iv) Nhập xuất nhiều lần từ sơ thiền đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là thuận thứ thiền. (v) nhập xuất từ phi tưởng phi phi tưởng xứ trở lại sơ thiền nhiều lần gọi là ngược chiều thiền (vi) chứng theo thứ tự thuận, nghịch từ sơ thiền lên đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, và từ phi phi tưởng xứ trở lui về sơ thiền, ấy là thuận và nghịch các thiền.

5. (vii) Vị ấy bỏ băng thiền mà không bỏ băng biến xứ như sau: trước hết nhập sơ thiền ở biến xứ đất,rồi nhập tam thiền cùng ở biến xứ ấy. Rồi sau khi bỏ biến xứ (Ch. X.6) chứng không vô biên xứ, sau đó chứng vô sở hữu xứ. Ðây là bỏ băng thiền. Cũng vậy với biến xứ nước, v.v...(viii) Khi vị ấy bỏ những biến xứ cách khoảng mà không bỏ băng thiền theo cách sau: đắc thiền ở kasina đất, vị ấy lại nhập sơ thiền về biến xứ lửa, rồi biến xứ xanh, biến xứ đỏ, đây gọi là bỏ băng biến xứ ..(ix) Khi vị ấy vừa bỏ băng biến xứ vừa bỏ băng thiền như sau: đắc sơ thiền biến xứ dất rồi tam thiền biến xứ lửa, rồi không vô biên xứ sau khi đă dời bỏ biến xứ xanh, kế tiếp, vô sở hữu xứ đạt đến từ biến xứ đỏ, đây gọi là vừa bỏ băng thiền vừa bỏ băng biến xứ.

6. (x) Ðắc sơ thiền ở biến xứ dất rồi cùng biến xứ ấy đắc các thiền khác, thì gọi là đổi thiền chi. (xi) Nhập sơ thiền ở biến xứ đất, rồi cũng sơ thiền ở biến xứ nước ... biến xứ trắng thì gọi là đổi đối tượng. (xii) Sự đổi đối tượng và thiền chi xảy ra theo cách như sau: Vị ấy nhập sơ thiền ở biến xứ đất, nhị thiền ở biến xứ nư?c, tam thiền ở biến xứ lửa, tứ thiền ở biến xứ gió, không vô biên xứ bằng cách dời kasina xanh, thức vô biên xứ đạt được từ kasina vàng, vô sở hữu xứ từ kasina đỏ phi tưởng phi phi tưởng xứ từ kasina trắng. Ðây gọi là vừa chuyển thiền chi vừa chuyển đối tuợng.

7. (xiii) Sự phân biệt các thiền chi mà thôi bằng cách định rõ sơ thiền là năm thiền chi; nhị thiền là ba thiền chi, tam thiền là hai thiền chi, cũng vậy tứ thiền, không vô biên xứ ... và phi tưởng phi phi tưởng xứ, gọi là phân biệt thiền chi. (xiv) Cũng vậy,sự phân biệt chỉ đối tượng mà thôi, như:"đây là kasina đất", "đây là kasina nước" ... "đây là kasina trắng", gọi là phân biệt đối tượng. Có người còn nói thêm "phân biệt thiền chi và đối tượng", nhưng vì điều này không được nói trong Luận, nên không thành một đề mục trong việc tu tập.

8. "Thiền giả không thể nào thực hiện biến hóa bằng thần thông nếu chưa hoàn tất sự tu tập điều phục tâm theo 14 cách ấy. Công việc tiên quyết về kasina đối với người sơ cơ rất khó và chỉ một người trong số một trăm hay một ngàn người có thể làm. Sự làm khởi lên sơ tướng là khó khăn cho một người trong việc tiên quyết về kasina, và chỉ một người trong trăm người ngàn người làm được. Mở rộng sơ tướng khi nó đã khởi lên và đắc định an chỉ là khó và chỉ một người trong một trăm một ngàn người có thể làm. Ðiều phục tâm theo mười bốn cách sau khi đắc định an chỉ là khó và chỉ một người trong một trăm một ngàn người làm được. Sự biến hóa bằng lực thần thông sau khi luyện tâm theo mười bốn cách là khó, và trong một trăm, ngàn người chỉ có một người làm được. Phản ứng mau lẹ sau khi đã biến hóa là điều khó và trong một trăm, một ngàn người chỉ có một người làm được.

9. Như trưởng lão Rakkhita sau tám năm thọ cụ túc giới, một hôm đang ở giữa ba mươi ngàn tỷ kheo đắc thần thông đến thăm bệnh trưởng lão MahàRohana-Cutta ở Therambattala. Thần thông của trưởng lão đã tả ở đoạn nói về kasina đất (Ch. IV,135). Thấy vậy, một vị trưởng lão nói:"Chư hiền, nếu Rakkhita không có ở đấy, thì chúng ta đã bị thảm bại. (Người ta sẽ bảo) "Những vị này không bảo vệ được bậc Long tượng ". Bởi thế chúng ta nên đi du hành với các khả năng đã được làm cho viên mãn, cũng như binh sĩ khi đi ra với binh khí đã được lau sạch hết những vết dơ". Ba mươi ngàn tỳ kheo nghe lời khuyên của trưởng lão, và đạt đến phản ứng mau lẹ.

10. Và giúp người khác sau khi đạt phản ứng mau lẹ là khó và chỉ một người trong trăm, ngàn làm được. Như vị trưởng lão che chở chống lại trận mưa tàn lửa bằng cách biến đất ở giữa trời, khi trận mưa lửa tro được Ma vương biến hóa trong buổi tế lễ lớn trên đảo.

11. Chỉ có ở chư Phật, Ðộc giác và Thanh văn đại đệ tử...đã tinh tấn nhiều kiếp, mà biến hoá thần thông này cùng những đức tính đặc biệt khác, như Biện tài mới viên mãn được nhờ đắc A-la-hán quả, và không cần tiến trình tuần tự như đã mô tả.

12. Bởi vậy, cũng như khi một người thợ vàng muốn làm một thứ đồ trang sức nào đó. Ông ta chỉ làm được sau khi đã luyện vàng cho nhu nhuyễn, dễ xử dụng do nấu tan nó, v.v... và cũng như khi một người thợ gốm muốn làm một thứ đồ chứa nào đó, ông ta chỉ làm được nó sau khi đã làm cho đất sét trở nên dẻo, dễ xử dụng, một người tập sự cũng thế, phải chuẩn bị cho các loại thần thông bằng cách chế ngự tâm theo mười bốn cách nói trên, và phải làm cho tâm nhu nhuyễn dễ xử dụng vừa bằng cách đạt đến viên mãn dưới những đề mục dục, nhất tâm, tinh tấn và trạch pháp, và bằng cách làm chủtrong sự tác ý v.v...Nhưng một người đã có điều kiện cần thiết cho việc ấy nhờ tập luyện đời trước, thì chỉ cần chuẩn bị để đắc tứ thiền trong những kasinas.

13. Ðức phật chỉ cách chuẩn bị như sau: " Khi tâm đã định tĩnh" v.v... đây là lời giải, tiếp theo kinh văn (xem đoạn 2). Ở đây, "vị ấy " chỉ cho tỳ kheo đã đắc tứ thiền. "Như vậy ", chỉ thứ tự chứng tứ thiền, có nghĩa là sau khi chứng tứ thiền bắt đầu từ sơ thiền. Ðịnh tĩnh: Ðịnh tĩnh nhờ phương tiện tứ thiền. Tâm: là tâm sắc giới.

14. Nhưng về những danh từ "thuần tịnh" v.v... nó thuần tịnh, nhờ trạng thái niệm được làm cho thuần tịnh bằng xả. Nó sáng chính vì thuần tịnh, đây nghĩa là trong sáng.Nó không lỗi lầm, vì những lỗi lầm là tham, v.v... đã bị loại bởi lạc, v.v... Nó được tẩy trừ cấu uế vì nó không lỗi lầm, vì chính lỗi lầm làm cho tâm uế nhiễm. Nó trở thành nhu nhuyễn, vì nó đã được khéo tu tập, có nghĩa nó chịu sự làm chủ, bởi vì một tâm được làm chủ gọi là tâm nhu nhuyễn. Nó dễ sử dụng, chính vì nó nhu nhuyễn, nó chịu sự sử dụng, nó đáng được sử dụng, đó là ý nghĩa.

15. Vì một tâm nhu nhuyễn thì dễ sử dụng, giống như vàng đã khéo nấu chảy; và nó vừa nhu nhuyễn vừa dễ sử dụng là vì nó đã được khéo tu tập, như kinh nói: "Này các tỳ kheo, Ta không thấy một pháp nào, khi được tu tập được đào luyện, trở thành nhu nhuyễn dễ sử dụng như tâm" (A. i, 9).

16. Nó vững chắc bởi vì vững chắc trong sự thuần tịnh và các đức tính khác. Nó đạt đến bất động chính vì nó vững chắc có nghĩa là nó không cử động, không lay chuyển. Một cách giải thích khác là, nó vững chắc vì vững chắc trong tính cách có thể làm chủ của riêng nó, nhờ tính nhu nhuyễn và dễ sử dụng; và nó đạt đến bất động vì nó được tăng thịnh bởi tín v.v...

17. Vì Tâm có Tín tăng cường thì không bị dao động bởi thiếu đức tin, khi được tăng cường bởi Tấn, thì nó không bị dao động bởi giải đãi; khi được tăng cường bởi Niệm, thì nó không bị dao động bởi thất niệm (lơ đễnh); khi được tăng cường bởi Ðịnh, thì nó không bị dao động bởi trạo cử; khi được tăng cường bởi Tuệ, thì nó không bị dao động bởi ngu si; và khi được chiếu sáng thì nó không bị dao động bởi bóng tối của cấu uế (phiền não). Bởi vậy khi tâm được tăng cường bởi sáu pháp này, thì nó đạt đến bất động.

18. Tâm có được tám yếu tố theo cách ấy thì có thể được hướng đến sự chứng đắc bằng thắng trí những pháp cần được chứng đắcvới thắng trí.

19. Một phương pháp khác: Nó được định tĩnh nhờ định tứ thiền. Nó được thuần tịnh nhờ tách rời các triền cái. Nó trong sáng nhờ vượt qua tầm, v.v... Nó không lỗi lầm nhờ không có những ác dục có căn để từ sự đắc thiền (tỉ như người muốn cho kẻ khác biết rằng vị ấy có thể thực hành thiền định). Nó được tẩy trừ cấu uế vì biến mất các cấu uế của tâm gồm tham, v.v... cả hai điều này cần được hiểu theo kinh Vô uế (M. i, kinh 5) và Bố dụ (M. i, 7) Nó trở nên nhu nhuyễn do sự làm chủ. Nó dễ sử dụng do đạt tình trạng của con đường đưa đến Thần thông (đ.50). Nó vững chắc và đạt đến bất động bằng cách đạt đến sự tinh tế của sự tu tập đã viên mãn, có nghĩa rằng vì nó đạt đến bất động nên nó vững chắc. Và tâm có được tám yếu tố theo cách trên, thì có thể hướng đến sự chứng đắc bắng thắng trí những pháp cần phải được chứng ngộ nhờ thắng trí,vì nó là nền tảng, là nhân gần cho chúng.

20. Vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến các loại thần thông (iddhi-vidha: các loại thành công), ở đây thành công iddhi, có nghĩa là làm sinh ra hay đạt được. Vì cái gì được phát sinh, được thủ đắc, thì gọi là thành công: "như một con người ước ao, nếu ước ao của nó được thành tựu", hoặc nói: Sự xuất gia thành công (ijjhati), nên đó là một thần thông (iddhi)...Nó đánh bạt tham dục, nên nó là một biến hóa... A-la-hán đạt thành công, nên đó là một sự thành công...Nó chuyển hóa tất cả cấu uế, nên đó là một biến hóa (Ps. ii, 229)

21. Một phương pháp khác: Thành công (iddhi) theo nghĩa tiếp sau đó là một danh từ chỉ hiệu lực của các phương tiện; vì hiệu quả đến tiếp theo với sự phát sinh kết quả mong muốn. Như kinh nói: Gia chủ Sitta có giới đức, nếu ông nguyện "mong rằng đời sau tôi làm chuyển luân vương" thì ước nguyện của ông sẽ thành công, vì đó là một ước nguyện trong sạch (S. iv, 303)

22. Một cách hiểu khác: chúng sinh nhờ phương tiện của nó mà thành công, nên gọi là thành công.

Năng lực thành công ấy có mười loại: gì là mười? "Thành công do quyết định, thành công bằng biến hóa, thành công bằng thân ý sanh, thành công bằng sự can thiệp của trí,thành công bằng sự can thiệp của định. Thành công của các Thánh giả, thành công do hậu quả nghiệp, thành công củạ người có công đức, thành công do hiểu biết, thành công do nỗ lực đúng." (Ps. ii, 205)

23. (i) Ở đây, thành công do quyết định nghĩa là như " Bình thường chỉ một thân, vị ấy tác ý biến thành trăm, ngàn, một trăm ngàn thân, sau khi tác ý, vị ấy quyết định với trí như sau. Ta hãy biến thành nhiều."(Ps. ii, 207)

24. (ii) Thành công bằng biến hóa như: "Sau khi từ bỏ hình dáng thông thường, vị ấy hiện thành hình một cậu bé hay một con rắn... hay biến ra một cuộc bày binh bố trận " (Ps. ii, 210) đây là do từ bỏ và thay đổi hình dạng thông thường.

25. (iii) Câu được nói như sau: " Ở đây một tỳ kheo tạo ra từ thân xác vị ấy một thân xác có sắc, do ý sanh" (Ps. ii, 20) thì gọi là thần thông làm ra thân ý sanh, vì nó xảy ra kể như sự phát minh một thân khác do ý sanh ở trong thân này.

26. (iv) Một tình trạng đặc biệt phát sinh do ảnh hưởng của trí trước khi trí sinh khởi, hoặc sau khi trí sinh khởi, hoặc trong khi trí sinh khởi, thì gọi là thành công do sự can thiệp của trí; vì điều này được nói: " Mục đích từ bỏ thường tưởng thành công, nhờ quán vô thường, đó gọi là thành công do sự can thiệp của trí...Mục đích từ bỏ mọi cấu uế thành công nhờ A-la-hán đạo, như vậy là thành công bằng can thiệp của trí. Có sự thành công nhờ can thiệp của trí trong trường hợp đại đức Bakkula. Có thành công nhờ can thiệp của trí trong đại đức Sankicca. Có thành công do can thiệp của trí nơi đại đức Bhùtapàla." (Ps. ii,211)

27. Ở đây, khi đại đức Bakkula còn là một hài nhi, được mang đi tắm trong sông vào ngày lành, vị ấy rơi vào dòng nước do sự bất cẩn của người vυ'. Một con cá nuốt đại đức vào bụng và cuối cùng lội tới chỗ tắm ở Beenares. Ở đấy con cá được một người chài bắt và bán cho người vợ của một trưởng giả. Bà thích con cá muốn tự tay nấu lấy, và xẻ nó ra. Khi làm thế bà thấy đứa trẻ như một pho tượng vàng trong bụng cá. Bà mừng rỡ nghĩ: "Cuối cùng ta đã được một đứa con trai". Vậy sự sống sót của đại đức Bakkula trong bụng cá vào kiếp chót của Ngài, được gọi là: "Thành công do can thiệp của trí", vì nó được phát sinh do ảnh hưởng của trí thuộc đạo lộ A-la-hán mà vị ấy sẽ đạt được trong đời sống ấy. (Câu chuyện được kể chi tiết trong MA.

iv, 190)

28. Mẹ của đại đức Sankicca chết khi đại đức còn ở trong bào thai. Vào lúc hỏa thiêu bà, bà bị đâm bằng một cọc nhọn, để đặt lên giàn hỏa. Hài nhi bị thương tích ở góc con mắt vì cọc nhọn ấy, và thốt lên tiếng. Khi ấy nghĩ rằng đứa trẻ còn sống, người ta lấy tử thi xuống mổ bụng ra, và đem hài nhi giao cho bà ngoại nó. Dưới sự săn sóc của bà hài nhi lớn lên, và cuối cùng xuất gia đắc quả A-la-hán. Vậy, sự sống sót của đại đức Sankicca trên giàn hỏa gọi là "Thành công do can thiệp của trí."

29.Thân phụ của cậu bé Bhùtapàla là một người nghèo ở thành Vương xá. Ông đi vào rừng với một chiếc xe để kiếm củi về. Một hôm khi trở về cổng thành thì trời đã tối. Những con bò kéo xe tuột khỏi cái ách và thoát vào đô thị. Ông để đứa bé ngồi bên chiếc xe và đi vào thành để tìm cặp bò. Ông chưa kịp trở ra thì cổng thành đã đóng. Sự sống sót của hài nhi qua một đêm ở ngoài cổng thành đầy thú dữ và ma quỉ được gọi là thành công nhờ can thiệp của trí.

30. (v) Một tình trạng đặc biệt phát sinh do ảnh hưởng của tịnh chỉ trước khi đắc định hoặc sau khi đắc định, hoặc trong khi đắc định, thì gọi là "Thành công do can thiệp của Ðịnh", như nói: "Mục đích từ bỏ những triền cái thành công nhờ sơ thiền, nên đấy là thành công nhờ can thiệp của định... Mục đích từ bỏ vô sở hữu xứ thành công nhờ chứng phi tưởng phi phi tưởng xứ, nên gọi đó là thành công nhờ can thiệp của định. Có thành công nhờ can thiệp của định ở tôn giả Sàriputta... tôn giả Sànjìva... tôn giả Khànu- Kondànnà... tín nữ Uttara... tín nữ Sàmàvati" (Ps. ii, 211-12)

31. Ở đây, trong khi tôn giả Xá Lợi Phất đang ở với tôn giả Mục Kiền Liên tại Kapotakandarà, ngài đang ngồi giữa khoảng trống ngoài trời vào một đêm trăng với cái đầu mới cạo tóc. Khi ấy một con ác quỷ, mặc dù đã được bạn nó cảnh cáo, đến đánh một cú vào đầu tôn giả vang tiếng như sấm. Vào lúc bị giáng cú đấm, tôn giả đang nhập định, nhờ vậy ngài không bị thương tổn. Ðây là thành công do can thiệp của định nơi tôn giả, câu chuyện còn được kể trong Udàna 39.

32. Khi trưởng lão Sànjìva đang ở trong Ðịnh diệt thọ tưởng những kẻ mục tử v.v... trông thấy tưởng là ngài đã chết. Chúng đem cỏ, củi khô, phân bò và đốt lên.Không một chéo y của tôn giả bị cháy. Ðây là sự thành công nhờ can thiệp của định ở tôn giả, ảnh hưởng của định chỉ xảy đến trong khi ngài nhập và xuất liên tiếp tám thiền trước khi vào định Diệt thọ tưởng. Câu chuyện được kể trong kinh M. i, 333.

33. Trưởng lão Khànu- Kondanna có biệt tài chứng đắc các thiền chứng. Một đêm kia Ngài ngồi nhập định trong một khu rừng. Có năm trăm tên cướp đi qua với những đồ vật đã trộm được. Vì nghĩ không ai theo đuổi, và cần nghỉ ngơi, chúng đặt các vật kia xuống, và vì tưởng vị trưởng lão là một khúc cây (khànuka), chúng chồng đồ đạc lên trên ngài. Ngài xuất định vào lúc đã tính trước, đúng vào lúc những tên cướp nghỉ ngơi xong sắp sửa lên đường, ngay lúc ấy tên cướp đầu tiên đã bỏ đồ vật trộm lên người ngài và bây giờ đang lấy để ra đi. Khi chúng thấy ngài cử động thì hoảng sợ hét lên. Vị trưởng lão nói: "Ðừng sợ cư sĩ. Ta là một tỳ kheo." Bọn cướp đến đảnh lễ ngài, và xin xuất gia, cuối cùng đều đắc A-la-hán quả cùng với các vô ngại biện. Ở đây vị trưởng lão không bị hại bởi năm trăm gói hàng chất lên người ngài, là sự thành công nhờ can thiệp của định.

34. Tín nữ Uttarà là con gái của một trưởng giả, tên là Punnaka. Một da^ʍ nữ tên Sirimà ganh tị với nàng, nên đổ một thùng dầu sôi lên đầu nàng. Vào lúc ấy Uttarà đã đắc thiền về Từ tâm, nên dầu chảy khỏi người tín nữ như nước đổ lá sen. Ðấy là thành công nhờ can thiệp của Ðịnh lực nơi bà (Câu chuyện được kể chi tiết trong Dha. iii,310).

35. Hoàng hậu của vua Udena tên là Sàmàvati. Bà-la-môn Màgandiya, vì mong cho con gái mình trở thành hoàng hậu nên bỏ một con rắn độc trong cây đàn tỳ bà của Sàmàvati rồi tâu vua: "Tâu bệ hạ, Sàmàvati muốn ám hại bệ hạ đó. Bà ấy mang theo một con rắn độc trong cây đàn của bà." Khi vua tìm thấy con rắn, ông nổi trận lôi đình, toan gϊếŧ bà với một mũi tên tẩm độc. Sàmàvati cùng với tùy tùng biến mãn tâm từ lan đến ông vua. Ông đứng run rẩy không bắn được mũi tên ra mà cũng không dẹp nó đi được. Khi ấy hoàng hậu hỏi: "Hoàng thượng có chuyện gì thế? Mệt trong người?" -"Phải, ta mệt." -"Vậy, hãy bỏ xuống cây cung." Cây cung rơi xuống chân nhà vua. Khi ấy hoàng hậu bảo: "Người ta không nên oán thù một người không oán thù." Như vậy, sự kiện nhà vua không dám bắn ra mũi tên chính là một thành công nhờ can thiệp của định lực nơi tín nữ Sàmàvati. (xem Dha. i, 216)

36. (vi) Cái làm cho hành giả an trú không cảm thấy ghê tởm đối với những gì đáng ghê tởm, thì gọi là thành công của thánh giả, như kinh nói: "Gì là thành công của bậc thánh? Ở đây nếu một tỳ kheo ước nguyện: "Mong rằng ta an trú không ghê tởm những gì đáng ghê tởm." vị ấy không ghê tởm với nó. Vị ấy an trú với xả đối với vật ấy, chánh niệm và hoàn toàn tỉnh giác" (Ps. ii, 212). Ðây gọi là thành công của những bậc thánh", vì nó chỉ được phát sinh nơi những bậc thánh đã đạt đến sự làm chủ tâm.

37. Vì nếu một tỳ kheo với lậu hoặc đã bị phá hủy mà có được sự thành công này, thì khi gặp một đối tượng khả ố, vị ấy thực hành biến mãn tâm từ đến nó, hoặc là tác ý đến nó như chỉ là tứ đại, vị ấy an trú biến mãn với tâm không gớm ghiếc (hay chán ghét đối tượng ấy), và khi gặp một đối tượng khả ái, vị ấy an trú biến mãn tính cách bất tịnh, hoặc tác ý đến nó như là vô thường, thì an trú với tưởng đáng ghê tởm (đáng chán). Cũng vậy trong trường hợp gặp cái đáng chán, vừa gặp cái không đáng chán, vị ấy thực hành sự biến mãn như trên với tâm từ hay tác ý đến nó như là tứ đại, vị ấy an trú với tưởng không đáng chán. Và trong trường hợp gặp cái không ghê tởm và cái ghê tởm, vị ấy thực hành biến mãn như trên với tưởng bất tịnh hay tác ý đến nó như là vô thường, vị ấy an trú tưởng đáng tởm. Nhưng khi vị ấy tập luyện xả gồm sáu chi phần như sau: " Khi thấy một sắc pháp với con mắt, vị ấy không vui thú, cũng không...(Ps. ii, 213), v..v.. thì khi ấy, từ bỏ cả hai tưởng đáng chán và không đáng chán, hành giả an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác hoàn toàn.

38. Vì ý nghĩa này được trình bày như sau trong Patisambhidà: "Thế nào là vị ấy an trú tưởng không đáng chán trong cái đáng chán? Ðối với một vật không thích ý, vị ấy biến mãn nó với tâm từ, hoặc kể nó như là tứ đại." (Ps. ii, 212). Như thế gọi là "Thành công của thánh giả", vì nó đã được phát sinh nơi bậc thánh đã đạt đến tâm tự chủ.

39. (vii) Thần thông gồm trong việc du hành giữa hư không như chim bay, v.v... gọi là thành công do quả báo của nghiệp như kinh nói: " Gì là thành công do quả báo của nghiệp? Thành công trong tất cả những loài chim có cánh, trong tất cả chư thiên, trong vài người, trong số chúng sanh ở đoạ xứ, gọi là thành công do quả báo của nghiệp." (Ps. ii,213). Vì ở đây, khả năng bay lượn trên không của mọi loại chim có cánh, không cần thiền định hay tuệ giác gì ráo, gọi là thành công do quả báo của nghiệp; cũng vậy, trong tất cả loài chư thiên, và một số loài người vào khởi thủy của một thời kiếp; cũng vậy thành công (bay được) trong một vài chúng sanh ở đọa xứ, như con quỷ cái mẹ của Piyankara (xem SA.), và mẹ của Uttara, v.v...

40. (viii) Thành công gồm trong việc du hành trong không gian v.v... Trong trường hợp những vị chuyển luân vương, v.v... gọi là thành công của những người có công đức, như kinh nói: "Gì là thành công của những người có công đức? Vua Chuyển Luân du hành trên không với bốn đạo quân, còn có cả quân hầu và quân giữ cừu (mục tử). Gia chủ Jokita có thành công của người có công đức. Những gia chủ Jakilaka, Ghosita, Mendaka có thành công của những người có công đức. Sự thành công của năm vị đại công đức gọi là thành công của những người có công đức v.v... (Ps. ii, 213). Nói tóm lại, điều đặc biệt của sự thành công khi những công đức tích lũy đã chín mùi, thì gọi là thành công của những người có công đức.

41. Một lâu đài bằng pha lê cùng với 64 cây ước đã tách đôi mặt đất mà vọt lên trước mặt gia chủ Jotika. Ðó là thành công do công đức, trong trường hợp của gia chủ này (Dha. iv, 207). Một núi vàng cao tám mươi cubits được xuất hiện cho Jatilaka (Dha. i, 216). Sự sống sót an ổn của Ghosita khi có những năng lực để gϊếŧ ông ta ở bảy chỗ, là thành công của những người có công đức (Dha. i, 174). Sự xuất hiện những con cừu đực làm bằng bảy thứ quý báu tại một nơi rộng một tầm cày cho gia chủ Mendaka, gọi là thành công của những người có phước đức. (Dha. iii,364)

42. Năm người rất công đức là trưởng giả Mendaka, vợ ông tên Candapadumasira, con trai ông Dhananjaya (người giàu có), con dâu ông Sumahadevi, và nô tỳ ông là Punna. Khi trưởng giả Mendaka gội tóc và ngước nhìn lên trời, có mười hai ngàn năm trăm đấu thóc rơi xuống cho ông toàn một thứ gạo đỏ. Khi vợ ông lấy một nàli cơm ra, thì cơm ấy đem cho cả nước dùng cũng không hết và con trai họ lấy ra một túi tiền chứa một ngàn đồng ducas, thì những đồngtiền ấy đem cho tất cả cư dân đảo Diêm phù đề (Jampudìpa) cũng vẫn còn. Khi con dâu ông ta lấy ra một tumba lúa để bố thí tất cả cư dân Diêm phù đề, thóc ấy vẫn không hết. Khi người nô tỳ cày với chỉ một lát cày, thì có đến mười bốn luống cày, mỗi bên bảy luống. (Vin. i, 240; Dha. i, 384). Ðây là thành công của những người có công đức.

43. (ix) Thành công khởi đầu bằng sự du hành qua hưkhông trong trường hợp những bậc thầy về các học thuật, thì gọi là thành công nhờ học thuật. Ví dụ trong Patisambhidà nói: "Gì là thành công nhờ học thuật. Những bậc thầy về học thuật sau khi đã thốt lên những bùa chú có thể bay được qua hư không, cho thấy một con voi giữa trời... và chúng có thể bày binh bố trận giữa hư không" (Ps. ii, 213).

44. (x) Nhưng sự thành công trong việc này việc nọ, nhờ một nỗ lực đúng, gọi là thành công do áp dụng nỗ lực đúng, như điều này được nói: " Mục đích từ bỏ dục tham thành công nhờ sự xuất ly, đấy là thành công với nghĩa thành công do áp dụng nỗ lực đúng..." Mục đích từ bỏ tất cả ô nhiễm thành công nhờ A-la-hán đạo, đó là thành công trong nghĩa thành công do áp dụng nỗ lực đúng" (Ps. ii, 213). Và văn đây cũng tương tự văn trước trong sự làm sáng tỏ nỗ lực đúng, nói cáchkhác, đạo lộ. Nhưng trong luận giải thì nói như sau: "Bất cứ công việc gì thuộc về sự hành nghề như làm một chiếc xe, v.v... bất cứ công việc gì thuộc về y học, sự học hỏi ba tập Vệ đà, Ba tạng giáo điển, cả đến công việc liên hệ đến cày, gieo lúa, v.v.., sự đặc biệt, xuất sắc phát sinh do làm những công việc ấy đều gọi là thành công do áp dụng nỗ lực đúng trong trường hợp này hay khác.

45. Bởi thế, trong mười loại thành công nói trên, chỉ có thành công do quyết định, do biến hóa và thân ý sanh là thực sự được ám chỉ trong câu "các loại thần thông".

46. (i) Ðến các loại thần thông (xem đoạn 20): là đến những thành phần, những nghành thần thông. Vị ấy hướng tâm, dẫn tâm! Khi tâm của vị tỳ kheo ấy đã trở thành cơ bản cho thắng trí theo cách đã nói, vị ấy hướng tâm đã làm những công việc tiên quyết với mục đích chứng các thần thông, vị ấy để tâm hướng về các loaị thần thông, dẫn tâm ra khỏi kasina làm đối tượng của nó trước đấy. Hướng về: làm cho tâm hướng đến, thiên về cái mà thần thông phải chứng.

47. Vị ấy: là tỳ kheo đã làm sự hướng tâm theo cách trên. Những loại thần thông khác nhau: là những thần thông đủ loại đủ nghành (lược)

48. Bây giờ, để trình bày tính cách khác nhau đủ loại trên đây, kinh nói: " Vị ấy một thân hóa thành nhiều thân, nhiều thân trở thành một thân. Vị ấy hiện ra rồi biến mất. Vị ấy đi ngang qua tường vách núi, qua những chỗ bưng bít không bị trở ngại như qua hư không. Vị ấy độn thổ rồi trồi lên mặt đất như thể là ở trong nước. Vị ấy đi trên nước (mà nước không bị vỡ ra) như đi trên đất. Vị ấy ngồi kiết già mà đi trên hư không như con chim. Với bàn tay, vị ấy sờ chạm mặt trăng, mặt trời, những vật có đại oai lực như thế. Vị ấy thực hiện sự làm chủ thân xác cho đến tận Phạm thiên giới. " (D. i, 77)

Ở đây, một thân là bình thường vị ấy chỉ là một trước khi thực hiện thần thông. Biến thành nhiều: vì muốn cùng đi, cùng đọc tụng, cùng luận đàm với nhiều người, vị ấy biến thành một trăm hay m?t ngàn. Nhưng làm thế nào vị ấy làm việc đó? Vị ấy hoàn tất (1) Bốn cõi (2) bốn căn bản (con đường). (3) tám bước và (4) mười sáu căn đế của thần thông, rồi (5) quyết định với trí.

49. 1- Ở đây, bốn cõi cần được hiểu có nghĩa là bốn thiền; vì điều này đã được bậc tướng quân chánh pháp Sàriputta nói: " Gì là bốn cõi (bình diện) của thần thông? Ðó là sơ thiền cõi phát sinh do viễn ly, nhị thiền cõi của hỷ và lạc, tam thiền cõi của xả và lạc, tứ thiền cõi của không lạc không khổ. Bốn cõi này của thắng trí đưa đến sự chứng đắc thần thông, đến sự có được thần thông, đến sự biến hoá của thần thông, đến uy lực của thần thông, đến sự làm chủ được thần thông, đến sự vô úy trong thần thông." (Ps. ii, 205).

Và vị ấy đạt đến thần thông bằng cách trở nên nhẹ bổng, nhu nhuyễn dễ xử dụng về thân sau khi nhúng mình trong cái tưởng lạc và tưởng "nhẹ" do thấm nhuần, biến mãn hỷ và lạc. Ðó là lý do ba thiền đầu cần được hiểu là bình diện cận hành, vì chúng đưa đến sự chứng đắc thần thông bằng cách ấy. Nhưng tứ thiền là bình diện tự nhiên cho việc chứng đắc thần thông.

50. 2- Bốn căn bản (con đường) cần được hiểu là bốn nền tảng cho thành công, đạo lộ đưa đến uy lực (thần thông), vì điều này được nói: "Gì là bốn căn bản (Pàda - con đường) cho thành công (iddhi - uy lực)? Ở đây, một tỷ kheo tu tập căn bản (đạo lộ) đưa đến thành công vừa có định do dục và phát cần giới; (endeavour - padhàna); vị ấy tu tập đạo lộ đưa đến thành công vừa có định do tinh tấn (energy - viriya) và phát cần giới; vị ấy tu tập đạo lộ đưa đến thành công vừa có định do sự thanh tịnh tự nhiên của tâm và phát cần giới vị ấy tu tập đạo lộ đưa đến thành công vừa có định do trạch pháp (Vìmamsà) và phát cần giới; Bốn đạo lộ thành công này đưa đến sự chứng đắc thần thông... đến sự vô úy nhờ thần thông." (Ps. i, 205)

51. Và ở đây, Ðịnh có Dục làm nhân cho nó, hoặc có dục (chanda - zeal) kể như yếu tố nổi bật, thì gọi là định do dục đây là danh từ chỉ Ðịnh đạt được bằng cách dành ưu tiên cho dục với nghĩa mong muốn hành động. Ý chí (hành) kể như nỗ lực thì được gọi là phát cần giới; đây là danh từ chỉ nghiệp lực chánh tinh tấn hoàn thành bốn nhiệm vụ của nó (xem 53). Có được: được trang bị bằng định do dục và (bốn) trường hợp nỗ lực (phát cần giới).

52. Ðạo lộ đưa đến thành công (Nền tảng cho thành công): có nghĩa là toàn thể Tâm và Tâm sở còn lại (trừ định và dục), làm thành con đường (căn bản cho) đưa đến định do dục và phát cần giới liên hệ đến thắng trí, những cái sau này chính chúng được gọi là "thành công" theo nghĩa "làm phát sinh" (đ.20) hoặc "kế tiếp" (đ.21) hoặc theo nghĩa "chúng sinh thành công nhờ phương tiện của nó"(đ.22) vì điều này được nói:"Căn bản để thành công (Con đường đưa đến thần thông): đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn nơi một con người (Vbh. 217).

53. Hoặc có nghĩa:nó được đạt tới nhờ phương tiện ấy, nên gọi là con đường (Pàda -căn bản), nghĩa là nó được với tới. "Iddhipàda" (thần túc) là một danh từ chỉ cho dục v.v.., như kinh nói: "Này các tỷ kheo, nếu một tỳ kheo có định, có nhất tâm, được hỗ trợ bởi dục, đó gọi là định do dục. V? ấy làm khởi dậy dục đối với sự không sanh khởi những ác pháp đã sinh nỗ lực, cố gắng, tinh cần, phấn đấu. Vị ấy làm khởi dậy dục đối với sự phát sinh những thiện pháp chưa sinh... Vị ấy khởi dậy dục đối với sự duy trì, sự không biến mất, sựtăng trưởng, l?n mạnh,phát triển và viên mãn những thiện pháp đã sinh, cố gắng nỗ lực tinh cần, phấn đấu. Ðây là bốn trường hợp của phát cần giới. Bởi vậy dục này và định do dục này và bốn phát cần giới này gọi là con đường đưa đến năng lực (căn bản thành công) con đường có định do dục và tinh tấn" (S.v, 268). Và ý nghĩa cần được hiểu theo cách này trong trường hợp những căn bản thành công khác.

54. 3- Tám bước cần được hiểu là tám khởi đầu từ dục; vì điều này được nói: "Gì là tám bước? Nếu một tỷ kheo có định, có nhất tâm, được hỗ trợ bởi dục, khi ấy dục không là định, định không là dục, dục khác, định khác. Nếu một tỷ kheo...hỗ trợ bởi tinh tấn... hỗ trợ bởi sự thanh tịnh tự nhiên của tâm, hỗ trợ bởi trạch pháp (inquiry)... thì trạch pháp không phải định; định không phải trạch pháp; Trạch pháp khác, định khác. Tám bước đưa đến năng lực này dẫn đến sự chứng đắc thần thông...đến vô úy nhờ thần thông (thành công). (Ps. ii,205). Vì ở đây nó là dục gồm trong ước muốn khởi lên thần thông (thành công), dục ấy được phối hợp với đ?nh và ước muốn ấy đưa đến sự chứng đắc thần thông. Tương tự với trường hợp tinh tấn v.v... Ðiều này nên hiểu là lý do chúng được gọi là "tám bước".

55. 4- Mười sáu căn để: Sự bất động của tâm cần được hiểu theo mười sáu kiểu: "Gì là mười sáu căn để của thành công? Tâm không chán chường thì không bị lay động bởi giải đãi nhác nhớm, nên nó bất động. Tâm không mừng rỡ thì không bị lay động bởi trạo cử, bởi vậy nó bất động. Tâm không bị lôi cuốn thì không lay động bởi tham dục, do vậy nó bất động. Tâm không chán ghét thì không bị lay động bởi ác ý, do vậy nó bất động. Tâm độc lập thì không bị lay động bởi tà kiến, do vậy nó bất động. Tâm không vướng mắc thì không lay động vì dục tham, do vậy nó bất động. Tâm giải thoát thì không lay động vì năm dục, do vậy nó bất động. Tâm không liên hệ (đến cấu uế) thì không lay động vì cấu uế, do vậy nó bất động. Tâm không còn rào ngăn thì không lay động bởi cái rào ngăn cấu uế, do vậy nó bất động. Tâm chuyên nhất thì không bị lay động bởi cấu uế của sai biệt, do vậy nó bất động. Tâm tăng cường với tín thì không bị lay động bởi bất tín, do vậy nó bất động. Tâm tăng cường bởi tấn thì không lay động vì giải đãi, do vậy nó bất động. Tâm tăng cường bởi niệm thì không lay động vì thất niệm (lơ đễnh), do vậy nó bất động. Tâm tăng cường với định thì không lay động vì trạo cử, do vậy nó bất động. Tâm tăng cường bởi tuệ thì không lay động vì ngu si, do vậy nó bất động. Tâm được chiếu sáng thì không lay động vì bóng tối vô minh, do vậy nó bất động. Mười sáu cội rễ của thành công này đưa đến sự chứng đắc thần thông (thành công)... đến vô úy nhờ thần thông ". (Ps.

ii, 206)

56. Dĩ nhiên ý nghĩa này cũng đã được an lập bởi lời nói: "Khi tâm định tĩnh của vị ấy" v.v... Nhưng nó được nói lại với mục đích nêu rõ rằng sơ thiền, v.v... là ba bình diện, ba căn để (con đường), ba bước, ba gốc rễ của các năng lực thần thông. Và phương pháp được nói đầu tiên, là phương pháp trình bày trong các kinh, còn đây là cách nó được trình bày trong Patisalbhidà. Bởi vậy nó đã được nói lại vì muốn tránh lẫn lộn trong mỗi trường hợp của hai trường hợp.

57. 5- Vị ấy quyết định với trí (đoạn 48): " Khi vị ấy đã hoàn tất những việc gồm những bình diện, căn bản, (con đường) những bước, những gốc rễ của thành công rồi, hành giả nhập thiền kể như căn bản cho thắng trí và xuất thiền. Rồi nếu vị ấy muốn biến thành một trăm, vị ấy làm công việc tiên quyết như sau:"Ta hãy biến ra một trăm, ta hãy biến ra một trăm" sau đó lại nhập thiền, kể như căn bản cho thắng trí, lại xuất, và làm quyết định. Vị ấy biến thành trăm người cùng lúc với tâm quyết định. Cùng phương pháp đó cũng áp dụng cho trường hợp một ngàn, v.v... Nếu không thành công cách ấy, thì nên làm công việc tiên quyết lần thứ hai, nhập thiền, xuất và quyết định một lần nữa. Vì Luận Tương ưng nói rằng có thể làm một hay hai lần.

58. Ở đây, định ở trong thiền căn bản có sơ tướng làm đối tượng cho nó, nhưng các tâm trong công việc tiên quyết thì có một trăm hay một ngàn làm đối tượng cho chúng. Và những đối tượng sau này là những tướng thật, chứ không phải là những khái niệm. Tâm quyết định cũng thế, có một trăm hay một ngàn làm đối tượng cho nó. Tâm ấy chỉ khởi lên một lần, kế tiếpTâm chuyển tánh (gotrabhù), như trong trường hợp định an chỉ đã mô tả (Ch. IV,78), và nó thuộc tâm sắc giới ở tứ thiền.

59. Trong Patisambhìdà có nói: "Bình thường một, vị ấy tác ý biến mình thành nhiều, hay một trăm, một ngàn, một trăm ngàn; sau khi tác ý vị ấy quyết định với trí: -Ta hãy biến thành nhiều- và vị ấy biến ra nhiều, như trường hợp đại đức Cùla-Panthaka " (Ps. ii, 207). Ở đây vị ấy tác ý, chỉ cho công việc tiên quyết mà thôi. Sau khi tác ý, vị ấy quyết định với trí là nói đến trí của thắng trí. Do đó, vị ấy tác ý đến nhiều. Sau đó vị ấy đắc định với tâm cuối cùng của công việc tiên quyết. Sau khi xuất khỏi thiền, vị ấy lại tác ý: "Ta hãy biến thành nhiều", sau đó vị ấy quyết định bằng cái tâm duy nhất thuộc về trí của thần thông, tâm này đã khởi lên kế tiếp ba hay bốn tâm chuẩn bị đã khởi, và nó có tên "quyết định" do vì nó làm quyết định. Ðây là ý nghĩa cần được hiểu ở đây.

60. Giống như đại đức Cùla- Panthaka được nói để nêu lên một trường hợp thân chứng của trạng thái nhiều này. Câu chuyện như sau: Có hai anh em tên là Panthaka (con đường) vì họ được sinh ra giữa đường. Người anh tên là Maha-Panthaka, xuất gia đắc A-la-hán quả cùng với bốn vô ngại giải. Khi đã đắc A-la-hán quả, Ngài làm cho người em cũng xuất gia, và giao cho em một bài kệ:

Như hoa sen Kokanada thơm ngát

Nở ra buổi sáng với hương ngào ngạt

Hãy nhìn Ðấng có tay chân sáng chói

Rực rỡ như vừng mặt trời rạng chiếu nền trời (A. iii,239)

Bốn tháng đã trôi qua mà người em cũng không thuộc bài kệ. Khi ấy vị trưởng lão nói: "Ngươi thật là vô ích ở trong giáo pháp này". Và ngài đuổi em ra khỏi chùa.

61. Vào lúc ấy vị trưởng lão phụ trách phân phối chúng tăng thọ thực tại nhà đàn việt. Jìvaka đi đến vị trưởng lão bạch: "Bạch đại đức con xin thỉnh đức Thế Tôn cùng với năm trăm vị tỳ kheo thọ thực tại nhà con." Vị đại đức nhận lời, bảo: "Tôi nhận lời để cho tất cả đều đi, chỉ trừ Cùla- Panthaka". Cùla-Panthaka đứng khóc ở cổng tu viện. Ðức Thế Tôn với thiên nhãn trông thấy bèn đi đến ông ta: "Tại sao con khóc?" Ngài hỏi và được nghe những gì đã xảy ra.

62. Ðức Thế Tôn dạy: "Không người nào ở trong giáo pháp của ta lại bị coi là vô dụng chỉ vì không thuộc một bài kệ. Ðừng sầu não, hỡi tỳ kheo." Rồi ngài dắt tay ông đi vào tinh xá. Ngài dùng thần lực biến ra một miếng vải trao cho ông, bảo "Này tỳ kheo, hãy chà xát cái này và tiếp tục nói nhiều lần giẻ lau bụi,giẻ lau bụi". Khi làm theo lời dạy, miếng giẻ trở màu đen. Vị tỳ kheo đi đ?n nhận thức như sau: "Mảnh vải vốn sạch, không có gì quấy nơi nó. Chỉ có chấp ngã là sai lầm". Vị ấy dùng trí này để quán năm uẩn, và nhờ tăng tuệ giác, vị ấy đạt đến trí thuận thứ và trí chuyển tánh.

63. Khi ấy Thế Tôn thốt lên bài kệ soi sáng như sau:

Chính tham dục, không phải bụi, ta gọi cấu uế

Cấu uế chính là một danh từ chỉ cho tham Tham này bậc trí từ bỏ, và an trú Chấp trì pháp của bậc vô tham.

Chính là sân nhuế, không phải bụi, gọi là cấu uế

... Cũng vậy chính si, không phải bụi, gọi là cấu uế

Và cấu uế chính là một danh từ chỉ cho si

Si bậc trí từ bỏ và an trú

Chấp trì pháp của bậc vô si (Nd1, 505)

Khi bài kệ chấm dứt đại đức Cùla-panthaka đạt được chín thiền siêu thế (supramundane states) cùng với bốn vô ngại biện và sáu loại thắng trí.

64. Hôm sau Ðấng đạo sư đi đến nhà Jìvaka cùng với tăng đoàn. Rồi sau lễ tục dâng nước (để rửa tay trước khi cúng dường thức ăn), khi cháo được phân phối, đức Thế Tôn đậy bát. Jìaka hỏi: "Bạch Ngài, có chuyện gì thế?"- "Còn một tỳ kheo trong tu viện." Gia chủ liền phái một người nhà bảo: "Ði nhanh lên và trở lại với vị đại đức".

65. Khi Ðức Thế Tôn đã rời khỏi tinh xá,

"Bấy giờ, sau khi biến mình

Thành một ngàn người, Panthaka

Ngồi trong rừng xoài mát mẻ

Cho đến khi thời tiết được thông báo" (Thag. 563)

66. Khi người kia đi đến và thấy tu viện rực rỡ toàn một màu vàng y, anh ta trở về bảo: "Bạch Ðại đức, tu viện đầy cả tỳ kheo, con không biết thỉnh ông nào." Khi ấy đức Thế Tôn bảo: "Hãy đi đến nắm lấy chéo y của người đầu tiên ngươi trông thấy, bảo ông ta: "Bậc Ðạo sư cho gọi Ngài - và đưa ông ấy đến đây." Anh ta liền đi và nắm lấy chéo y đại đức. Bỗng chốc những người hoá hiện đều tan biến. Vị đại đức bảo người kia: "Ngươi đi về trước đi". Và sau khi rửa mặt súc miệng xong, ông ta đi đến trước người kia và ngồi vào chỗ đã dành sẵn.

67.- Số nhiều người được tạo ra ở đây giống hệt như người có thần thông, bởi vì chúng được tạo ra không có sự khác biệt nào. Khi ấy bất cứ gì người có thần thông làm, đứng, ngồi, nói, im v.v... chúng cũng làm giống hệt. Nhưng nếu vị ấy muốn tạo chúng ra khác nhau về hình tướng, một số còn trẻ, một số trung niên, một số đã già hoặc một số tóc dài, một số cạo nửa chừng, một số cạo hết tóc, một số tóc hoa râm, một số với y nhuộm phớt, một số với y nhuộm màu thẩm, đang giảng pháp, đang tụng kinh, đang hỏi, đáp, đang nhuộm y, may y, giặt y, v.v..., hay hành giả muốn tạo những hạng người khác nữa thì vị ấy phải xuất khỏi thiền căn bản, làm công việc tiên quyết theo cách khởi đầu là: "Hãy hiện ra bao nhiêu vị tỳ kheo còn trẻ, v.v... và vị ấy còn phải nhập thiền, xuất thiền một lần nữa rồi quyết định. Chúng sẽ biến hóa ra loại như ý muốn, đồng thời với tâm quyết định.

68.- Cùng một cách giải thích ấy cũng áp dụng cho câu: "Nhiều, vị ấy làm thành một"; nhưng có sự khác biệt này. Sau khi vị tỳ kheo ấy đã tạo ra tình trạng nhiều như vậy, rồi vị ấy nghĩ: "Ta chỉ kinh hành như là một người mà thôi, như là một, ta sẽ đọc kinh, đặt câu hỏi", hoặc do thiểu dục, vị ấy nghĩ: "Tu viện này ít tỳ kheo. Nếu có người nào đến, họ sẽ ngạc nhiên:- "Tất cả những vị tỳ kheo giống nhau như khuôn đúc này từ đâu đến vậy? chắc hẳn đây là phép lạ của một đại đức nào đây." - "Và do đó người ấy sẽ muốn biết về ta." Trong khi đó, với mong ước: "Ta hãy trở lại một mà thôi". Vị ấy phải nhập thiền căn bản và xuất. Rồi sau khi làm công việc tiên quyết như sau: "Ta hãy là một", vị ấy trở lại một đồng thời với tâm quyết định. Nhưng nếu không làm như vậy, thì vị ấy vẫn đương nhiên trở lại một, khi thời gian ấn định đã trôi qua.