Khoảng 900 năm, sau khi Phật nhập diệt, ở Ấn Độ, Bồ tát Thiên Thân làm ra luận Đại Thừa Bách Pháp
Minh Môn. Luận này được tổ thứ nhất của tông Duy Thức, ở Trung Quốc là Đại sư Huyền Tráng dịch từ Phạn ra Hán vào năm 22 (648) niên hiệu Trinh Quán, đời Đường Thái Tông. Các bậc cổ đức như: Hám Sơn đời Minh, Quảng Ích dùng luận này hướng dẫn Phật tử vào đạo. Bước đầu đi vào pháp Phật, bằng luận này với ngôn từ đơn giản mà ý nghĩa phong phú, văn chương dễ hiểu mà nghĩa lý tinh tường. Do vậy, Ân sư đại lão Tuyết Lư mới chỉ định luận này làm tài liệu giảng dạy Phật học tại Đài Trung Liên Xã. Ân sư khi còn trẻ đã đảm nhiệm giáo thọ sư dạy Phật pháp cho các hàng Phật tử. Về sau giao cho đệ tử tiếp nối công việc hoằng dương, không hề ngơi nghỉ, trong ba, bốn mươi năm.
Những người hậu học, vâng theo lời dạy của ân sư. Vào những khóa mùa Đông hay mùa Hè, giảng dạy môn tri thức với giáo trình Bách Pháp do sư biên soạn. Nội dung giáo trình có tham cứu các chú thích và giảng nghĩa của quý thầy Khuy Cơ, Phổ Quang, Ngẫu Ích, Quảng Ích, Minh Dục và cư sĩ Đường Đại Viên, cùng với các vị ấy thương xác mọi vấn đề có liên quan. Thời gian thấm thoát trôi qua, ngẫm lại đã 10 năm hơn, chỉnh lý mới hoàn thành được như thế này.
Đức Thế Tôn nói: Tất cả pháp vô ngã. Tất cả pháp là những gì? Tại sao là vô ngã?
Tất cả pháp, nói vắn tắt, có năm thứ: (1) Tâm pháp, (2) Tâm sở hữu pháp, (3) Sắc pháp, (4) Tâm bất tương ưng hành, (5) Vô vi pháp. Vì tất cả rất tối thắng, nên cùng tương ưng với năm pháp này. Hai là bóng dáng đươc biểu hiện. Ba là ngôi vị khác nhau. Bốn là được thị hiện rõ ràng. Theo đúng thứ tự như thế.
Thứ nhất: Tâm pháp.
Sơ lược có tám thứ:
Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức, A lại da thức.
Thứ hai: Tâm sở hữu pháp.
Sơ lược có 51 thứ, chia ra sáu vị:
5 biến hành, 5 biệt cảnh, 11 thiện, 6 phiền não, 20 tùy phiền não, 4 bất định.
1) Năm biến hành là: Tác ý, xúc, thọ, tưởng, tư.
2) Năm biệt cảnh là: Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.
3) Mười một thiện là: Tín, tinh tấn, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, khinh an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.
4) Sáu phiền não là: Tham, sân, mạn, vô minh, nghi, bất chánh kiến.
5) Hai mươi tùy phiền não là: phẩn, hận, não, phú, cuống, siểm, kiêu, hại, tật, xan, vô tàm, vô quý, bất tín, giải đãi, phóng dật, hôn trầm, trạo cử, thất niệm, bất chánh tri, tán loạn.
6) Bốn bất định là: Thụy miên, tác ác, tầm, tứ.
Thứ ba: Sắc pháp.
Sơ lược có 11 thứ: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp xứ sở nhϊếp sắc (sắc thuộc pháp xứ).
Thứ tư: Tâm bất tương ưng hành pháp.
Sơ lược có 24 thứ: Đắc, mạng căn, chủng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, vô tưởng báo, danh thân, cú thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định dị, tương ứng, thế tốc, thứ đệ, thời, phương, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh.
Thứ năm: vô vi pháp.
Sơ lược có 6 thứ là: Hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch diệt vô vi, bất động vô vi, tưởng thọ diêt vô vi, chân như vô vi.
Vô ngã; sơ lược có 2 thứ: Bổ đặc già la vô ngã (chúng sanh vô ngã); Pháp vô ngã.