Mắt Âm Dương I

Chương 7

Biết Nhị Rỗ còn sống, Vương Uy rất mừng, sau đó lại nổi nóng, thầm chửi Nhị Rỗ chỉ giỏi gây chuyện, một mình tụt xuống khe núi rồi chẳng nói chẳng rằng biến mất, chừng nào gặp, phải xạc cho gã một trận.

Nghe tiếng đại bác nổ rền ở phía sau, biết kẻ địch sắp đuổi tới nơi, hai người khiêng cáng lại khiêng Vương Uy lên, chạy tiếp. Lẩn lút trong rừng hơn hai tiếng đồng hồ, nghe tiếng súng xa dần, hai người mới đặt Vương Uy xuống nghỉ, còn họ ngồi dưới gốc cây thở dốc.

Hai cựu binh này ở trong đơn vị của Vương Uy không phải chỉ một hai năm, người nói ngọng dạo mới vào lính là một thanh niên mồm mép tép nhẩy, một lần bọn họ theo quân chủ lực vào vùng Tạng diệt thổ phỉ, hồi đó đang là mùa đông, càng tiến về phía Tây đất Tạng càng rét, nước đóng băng hết, đám thổ phỉ bị đánh tả tơi chạy hết vào núi trốn. Vùng núi này cao hơn mặt biển mấy nghìn mét, hễ ngẩng đầu lên là hoa cả mắt, đâu đâu cũng thấy núi tuyết sừng sững trắng xóa, Ngọng bị kẹt ở đó hơn chục ngày, lưỡi đông cứng lại, nói năng khó khăn. Người lính ngoẹo đầu kia thì bị tật bẩm sinh, nhà nghèo không đặt tên, mọi người vẫn gọi anh ta là Ngoẹo, gọi mãi thành tên, đến khi vào lính cũng gọi là Ngoẹo.

Nhị Rỗ vốn cẩn thận chu đáo, biết rằng những cựu binh có thể tin tưởng hoàn toàn cũng chỉ có hai người này, bèn cử bọn họ khiêng Vương Uy chạy trốn.

Vương Uy thấy Ngoẹo đã bớt mệt, bèn hỏi họ sau khi anh xuống khe núi kia đã xảy ra chuyện gì.

Nghe cấp trên hỏi lại sự việc hung hiểm đó, Ngoẹo liền cuống cả lên, thở không ra hơi. Nếu chẳng phải đang bị thương nằm bất động trên cáng, cứ như tính tình nóng nảy thường ngày, ắt Vương Uy đã sút cho anh ta một cú rồi, chuyện trời sập gì mà cuống đến thế?

Ngoẹo thở hổn hển hồi lâu rồi thuật lại sự việc khủng khϊếp mà bọn họ chứng kiến tại bệ đá nhỏ kia, Vương Uy nghe đến trợn cả mắt.

Sau khi Vương Uy tụt xuống khe, sáu người còn lại ngồi trên canh giữ, chờ Vưong Uy và Nhi Rỗ gọi thì kéo hai người lên.

Bọn họ đợi mãi đợi hoài chẳng nghe thấy bên dưới có động tĩnh gì, bèn xúm lại tán nhảm gϊếŧ thời gian. Trong đêm, ánh lân tinh lập lòe trên đài thiên táng xanh len lét như những u hồn đang chớp mắt, khiến người ta sởn cả tóc gáy.

Mấy người ngồi trước khe đá tán gẫu, một anh lính lớn tuổi tên Thạch Lương kể, ở quê anh có một câu chuyện, ai ai cũng biết, nghe nói xảy ra cách đây vài chục năm rồi. Chuyện kể rằng, làng bên có một ông lão nhà rất nghèo, sống bằng khoảnh ruộng cày rẽ của nhà địa chủ, bữa đói bữa no, cuộc sống rất khổ sở. Vào một buổi chiều, ông lão vừa cày xong thửa ruộng đang định về nhà. Lúc ấy đã sập tối nhưng ông lão thông thạo đường sá nên cũng chẳng để ý lắm. Hơn nữa, ông ta là một nông dân nghèo rớt mồng tơi, quỷ thần cũng chẳng làm gì được ông, ông còn phải sợ gì nữa?

Ông lão bước lên bờ, bỗng trông thấy trên bờ ruộng có một con lợn nái nhơ nhỡ, con lợn thấy ông cũng không bỏ chạy, mà cứ nằm ì ra đó. Ông lão đã nghèo khổ suốt một đời, thấy con lợn nái béo tròn chạy đến trước mặt, lý nào còn từ chối, liền cởi tấm áo rách bọc nó lại, bế về nhà.

Về đến nhà, ông lão bảo con cho lợn ăn. Nhà ông rất nghèo, đến cháo cũng chưa chắc có mà ăn, tối thế này biết lấy gì cho lợn ăn đây?

Ông lão mãi đến già mới được mụn con, bà vợ lại qua đời vì đẻ khó, hai cha con nương tựa vào nhau mà sống. Thấy cha ôm lợn về, con trai ông lão vô cùng mùng rỡ, húp xong bát cháo loãng liền chạy đi hái rau cho lợn ăn.

Nào ngờ thằng nhỏ đi mãi chẳng thấy về, thoạt đầu ông lão cũng không đế ý, làng này rất rộng, ông đoán thằng con nửa đêm không lấy được rau cho lợn, sợ cha mắng, nên tạt vào đâu đó ngủ lại chăng.

.Sáng hôm sau ông lão vào làng tìm con nhưng tìm mãi cũng không thấy đâu, ra đồng tìm cũng không thấy. Chuyện này thật kỳ lạ, một người đang sống sờ sờ ra đó sao nói mất tích là mất tích luôn

Liền mấy hôm sau ông lão vẫn không thấy con về, đi tìm khắp tám làng trong vòng mười dặm quanh đó cũng chẳng thấy bóng dáng nó, đành quay trở về nhà. Ông lão đoán rằng chuyện này có vấn đề, và nếu có điểm bất thường thì chính là ở con lợn đó, bèn ra chuồng lợn xem, vừa trông thấy nó, ông lão đã toát mồ hôi lạnh, thì ra đêm hôm khuya khoắt ông ôm con lợn nái về mà không nhìn kỹ, đó là con lợn năm móng. Ở quê mọi người vẫn đồn rằng, lợn năm móng là điềm gở, nuôi phải lợn năm móng nhẹ thì phá sản, nặng thì tai họa đến mấy đời.

Ông lão vội gọi người trong làng đến gϊếŧ lợn, vừa mổ bụng con lợn ra, ông lão trông thấy liền quỳ xuống ôm mặt khóc lóc kêu trời. Thì ra trong bụng con lợn có một xác chết, nửa dưới đã phân hủy, đầu và mặt cũng đã rữa mất một nửa, nhưng ông lão thoạt trông đã nhận ra đấy là con mình, thật không ngờ chỉ vì lòng tham nhất thời, ông ta đã rước ma quỷ về nhà, làm hại con trai.

Thạch Lương kể đến đây, những người ngồi xung quanh đều run lên vì gió rét, mồ hôi lạnh vã ra đầy người.

Anh ta lại nói tiếp:

- Tôi thấy chuyện người chui vào giữa đài thiên táng cũng gần giống như chuyện ở quê tôi, chắc hẳn đài thiên táng đã ăn thịt bọn họ rồi, các người có tin không?

Lời Thạch Lưong càng làm mọi người thêm sợ hãi, đài thiên táng kỳ lạ giữa thâm sơn cùng cốc này vốn là nơi người sống không thể tùy tiện đến gần, hơn nữa bây giờ đang lúc nửa đêm nửa hôm, liệu có ai không sợ?

Ngoẹo đang châm lửa hút thuốc, anh ta tinh mắt, thoáng thấy trên bệ đá nhỏ có gì đó bất thường, liền dụi mắt nhìn kỹ, rồi hét toáng lên:

- Các cậu xem kìa, người chim trên đài thiên táng kia đang động đậy.

Ngoẹo vừa dứt lời, cả năm người ngồi quanh đấy nhất loạt bật dậy, rút súng nhắm vào tượng đất nung nằm trên đài thiên táng. Dường như tượng đất nung vẫn là tượng đất nung, nhưng có mấy người lại một mực khẳng định trông thấy ngón tay pho tượng đang nhúc nhích, hệt như người sống.

Cả sáu người đờ ra vì kinh sợ, cảm thấy nơi này quả là quái gở.

Đúng lúc ấy, bệ đá đột nhiên rung lên dữ dội, mặt đất nứt ra mấy đường, đá quanh bệ rào rào rơi xuống, cảnh tượng vô cùng khủng khϊếp.

Quân lính Tứ Xuyên vốn nổi tiếng vô tổ chức, vô kỷ luật, đám tàn quân này trước mặt Vương Uy còn cố giữ vẻ nghiêm chỉnh, nhưng giữa lúc cận kề cái chết thế này họ còn bụng dạ nào để ý đến chỉ huy đang ở dưới khe đá kia chưa lên nữa, lập tức đã có mấy người lính nhanh chân tụt xuống thềm đá chạy trối chết.

Ngoẹo và Ngọng vốn trung thành với Vương Uy nhất, trong lúc hoảng loạn hai người nghe thấy tiếng kêu dưới khe đá, biết chỉ huy và Nhị Rỗ sắp lên bèn ra sức kéo, cuối cùng cũng kéo được cả hai lên.

Lên tới nơi, họ thấy Nhị Rỗ bị mấy vết thương, còn Vương Uy thì ngất xỉu, chính Nhị Rỗ cõng Vương Uy leo lên khỏi khe đá.

Nhị Rỗ lên đến mặt đất lập tức nổ súng bắn chết ngay bốn kẻ bỏ chạy. Tuy ở trong quân đội, gã không có chức tước gì, nhưng lại được Vưong Uy hết sức tin tưởng, nắm giữ thực quyền, luôn chấp hành kỷ luật quân đội rất nghiêm khắc.

Đúng lúc ấy ngoài thung lũng chợt vang lên tiếng súng nổ, quân đoàn 21 đã đuổi đến nơi. Bên kia núi vang rền tiếng đại bác, bên này thỉnh thoảng cũng nghe vài tiếng súng lạch tạch, xem chừng đại đội cảnh vệ số Ba của quân đoàn 24 đang đυ.ng độ đối phương.

Đại đội cảnh vệ số Ba là quân chính quy của nhà họ Lưu, đại đội trưởng Lưu Triệu Chính là cháu ruột Lưu Văn Huy, được nuông quá sinh kiêu, chẳng coi đại đội cảnh vệ số Hai ra gì, dọc đường từ Xuyên Trung chạy về phía Tây, hai cánh quân lúc nào cũng hục hặc nhau, suýt nữa thì ẩu đả. Lúc này Lưu Triệu Chính đang đυ.ng đầu với lính của quân đoàn 21, đại đội cảnh vệ số Hai không cần thiết phải ứng cứu trong tình thế địch đông hơn ta.

Trải qua một trận giằng co, trời cũng dần dần chuyển sáng, Nhị Rỗ gọi hơn bốn chục người theo mình chạy về phía Tây, men theo hướng dòng sông cuồn cuộn chảy. Đây là nơi giáp giới giữa Xương Đô và A Bối, núi non trùng điệp, rừng già rậm rạp, ngước đầu lên là thấy đỉnh núi tuyết chót vót chạm tầng mây.