1.Vũ Hậu:hay Võ Hậu, tên thật là Võ Chiếu vốn là một Tài nhân (tước vị của phi tần) của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.Sau khi Đường Thái Tông qua đời,bà dần trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị,con thứ của Đường Thái Tông được nối ngôi vua.Sau khi Lý Trị qua đời,bà đã lần lượt phế ngôi của hai người con trai mình là con thứ ba Lý Hiển( tức Đường Trung Tông), con trai thứ tư Lý Đán(tức Đường Duệ Tông).Tháng 9 năm 690, bà lên ngôi Hoàng đế, đổi quốc hiệu là Chu ,xưng hiệu Tắc Thiên Thánh Thần Hoàng Đế, sau nhiều lần sửa xưng, đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế.Sau đó Tể tướng Trương Giản Chi làm cuộc binh biến,ép bà nhường ngôi cho Lý Hiển đã bị giáng làm Lư Lăng Vương.Lý Hiển phục vị không lâu thì mất,thụy là Võ Hậu.Đời sau thường hay gọi bà là Võ(hay Vũ) Tắc Thiên.
2.Nguyên soái Chinh Tây: theo chính sử, Tiết Nhân Quý, một tướng tài đời Ðường Thái Tông, thường đánh Ðông dẹp Tây, phá được các nước Cao-Ly, Khiết-Ðan, Ðột-khuyết.
3.Vương mẫu: tức Tây Vương mẫu, cũng là gọi là Kim mẫu, một bà tiên lãnh đạo tất cả các nữ tiên, ở cõi Dao trì (nơi Vương mẫu ở có ao ngọc gọi là Dao trì), thường có nhiều chuyện giao thiệp với trần gian.
4.A Di: tức A Di Ðà, hay Như Lai Phật tổ
5. Công chúa Ngũ Long: tức Thành Long, Hắc Long, Bạch Long, Xích Long, Hoàng Long, năm vị công chúa (năm con gái Long vương) trong truyện "Thuyết Ðường", năm vị này tu tiên ở núi Ngũ-long, có nhiều phép lạ, từng bày ngũ trận "Ngũ hành" giúp nước Tây phiên đánh nhau với quân nhà Ðường.
6.Bình Nam ngũ hổ: năm tướng mạnh như hổ đi đánh phương Nam trong tiểu thuyết "Ngũ Hổ Bình Nam". An dinh: đóng yên dinh trại, nói đến tụ họp nơi bàn dinh
7.Tam phủ: Thiên phủ, Ðịa phủ, Thủy phủ.
8.Ðộng Ðình: tên một cái hồ lớn đẹp có tiếng ở tỉnh Hồ-Nam Trung-Quốc. Xích lân: không rõ tác giả tác giả dùng điển gì. Xích lân: nguyên nghĩa là vẩy đỏ, có lẽ chỉ thần "rồng" hay "cá" có vẩy đỏ, một vị thủy thần ở Ðộng-Ðình, mà phải thỉnh vị thần gì ở hồ ấy.
9.Dương trần: cõi dương bụi bặm, tức cõi đời.
10.Pháp phù:phép và bùa để chữa bệnh
11.Tráo chác: trở tráo, đổi chác, tức là lừa dối, trở mặt.
12.Vắng hoe: ở đây là cạn hết tiền.
13.Khuyên giáo: đi quyên tiền, đi xin.
14.Cầu Lá buôn: buôn (có chỗ viết là buôm) là một thứ cây gồi, cây cọ ở miền Nam, lá dùng làm nón và áo tơi. Trung-quốc thì không có địa danh Lá Buôn, nhưng ở tỉnh Biên Hòa, có cái rạch (sông nhỏ) gọi là rạch Lá Buôn, trên có một các cầu gọi là cầu Lá Buôn, đường quan lộ từ Huế vào Gia Ðịnh đi qua cái cầu này. (Theo Gia định Thống chí của Trịnh Hoài Ðức).
15.Hai rằm: hai tháng.
16.Chư hữu: các bạn
17.Viếng thân: thăm cha mẹ.
18.Trở việc: bận việc
19.Giang trung: giữa sông tức là nơi có sóng nước, nơi bến đò.
20.Tháp tùng: chữ "tháp" chính âm là "đáp", nói đáp thuyền mà đi cùng. Tiếng này rất phổ biến ở Nam bộ.
21.Trong dạ gươm đao: do câu chữ Hán "Phúc trung hữu kiếm": trong bụng có gươm, nói tâm địa bất nhân, hiểm ác.
22.Ðịa hãm thiên băng: đất sụp trời sụp. Tai biến rất lớn.
23.Lưu linh: trôi nổi lạc loài, nay đây mai đó.
24.Suồi vàng: do chữ Hán "hoàng tuyền" , tức cõi chết. Ðây nói tiểu đồng nghĩ thương cho Vân Tiên không ai dìu dắt nuôi nấng chắc đã chết rồi.
25.Ðò giang nào biết, bụi bờ nào hay: nói hồn Vân Tiên - cái hồn mù mắt - vật vờ không biết lối mà đi .
26.Cội tòng: gốc cây thông
27.Sơn quân: vua núi, tức là cọp.
28.Ràng ràng: rõ ràng.
29.Người tang: người mặc quần áo tang, chỉ Vân Tiên.
30.Quảy đơm: cúng lễ
31.Be thuyền: mạn thuyền
32.Mắc nàn khi không: bỗng dưng mắc nạn
33.Cô bồng: cô: lẻ loi, bồng: mui thuyền. Nói chiếc thuyền lẻ loi một mình.
34.Vời: khoảng nước rộng.
35.Phôi pha: chữ phôi pha dùng ở câu này có nghĩa: làm cho nhẹ chuyện đi, che lấp việc đi.
36.Giao long: con rồng nước, rồng bể, có tính hung tơn hay gây sóng gió. Vân Tiên và tiểu đồng đều là người rất tốt, nên giao long hay sơn quân cũng cảm thông mà đến cứu giúp. Sông Cửu-long có nhiều cá sấu, cũng gọi là giao long.
37.Bãi rầy: bãi này.
38.Hối: giục vội. Vầy lửa như nghĩa nhóm lửa
39.Nước trôi: nói chết bị nước cuốn đi.
40.Hẩm hút: hẩm: hư hỏng, biến chất (gạo hẩm, đường hẩm). Hút: (tiếng miền Nam, nói về gạo) không trắng, không ngon. Danh từ hẩm hút dùng để chỉ thứ gạo xấu, thức ăn người nghèo, cũng như nói rau cháo. Câu này nói: tuy nhà nghèo, nhưng thây mật vui vẽ .
41.Trái mùi: trái chím lắm. Vân Tiên nói: trái cây chín mùi, tất phải rụng, cũng như thân mình, bệnh hoạn ốm yắu nhiều, tất phải chết, sẽ phụ cả công ơn của ngư ông .
42.Doi: dải đất thòi ra ngoài bể, ngoài sông (doi bể, doi sông).
43.Chích: cái hồ, cái đầm.
44.Kinh luân: ông ngư nói: ông có tài chài lưới, cũng chẳng kém gì người trị nước có tài kinh luân .
45.Dưới thế: dưới đời
46.Tắm mưa chải gió: tắm mình bằng mưa, chải đầu bằng gió. Do câu chữ Hán "Trất phong mộc vũ" : chải gió gội mưa, chỉ sự cần lao dầu dãi ở ngoài trời.
47.Gá lời: như nói hứa lời.
48.Sui gia: thân gia, dâu gia, hai nhà gả con cho nhau.
49.Cứu tử: cứu cho khỏi chết.
50.Sợi chỉ lòn trôn kim: lòn tức là luồn. nói: sợi chỉ phải vừa với trôn kim, cũng như con rạ phải hợp với nhà vợ. Ông ngư sợ rằng: ngày nay Vân Tiên đã tang tóc sa sút lại đeo tật bệnh, chắc sẽ bị nhà vợ ruồng rẫy mà không nhận nữa .
51.Nắng đun: đun: nung đốt, nắng đun cũng như nói nắng nung. Chóp nón: hai chữ này có lẽ là "nón chóp" chép lộn đi. ở dưới đặt chữ "áo tơi", thì đây phải đặt chữ "nón chóp", văn mới sóng nhau, vậy nên đổi làm "nón chóp" cho được đúng nghĩa, đúng văn. Nón chóp là thứ nón lá hình chóp, hình chum chúp.