Bao Công có nhiều công trạng trong việc xử án nên Tống Nhân Tông phong cho ông kiêm nhiệm chức Giám sát Ngự sử, không những có quyền ở Khai Phong mà rất thường vi hành đi các vùng lân cận để xem xét các vụ án trọng phạm. Ông được Nhân Tông trao cho quyền “tiền trảm hậu tấu” nên các quan huyện, thậm chí đến các cấp Tri phủ đều sợ hãi, ít nhiều cũng giảm bớt sự lộng hành bức ép người dân.
Sau khi xử xong vụ án gϊếŧ người ở trấn Tang Lâm, ông cùng với Bao Hưng đi đến trấn Tam Tinh. Thấy nơi đây không những phong cảnh tươi đẹp mà dân tình cũng hiền hậu chất phác, Bao Công rất mừng, cho rằng quan lại nơi đây biết cách cai trị dân nên chắc sẽ không mất công mình ở lại xem xét. Chẳng ngờ Bao Công vừa nghĩ xong thì chợ có một bà lão từ trong ruột rỗng của cây liễu lớn bên đường chạy ra, quỳ ngang đường, hai tay dâng một đơn khiếu kiện.
Bao Công lập tức cho dừng kiệu, nhận đơn rồi đọc nhanh để biết sơ lược bà lão này kêu oan về việc gì.
Tuy nhiên ông thấy nét chữ trong đơn rất sắc sảo thì hơi ngạc nhiên, hỏi ngay:
- Người nào đã viết lá đơn này cho ngươi? Có dính líu gì đến vụ án không?
Lão nhân vẫn quỳ, thưa:
- Tiểu nhân từ nhỏ đã được học hành Thi, Thư, rèn tập chữ viết thuần thục nên tự mình viết đơn, không nhờ ai khác.
Vốn tính cẩn thận, lập tức Bao Công sai Bao Hưng đưa cho bà lão tờ giấy cùng bút mực, bắt viết thử vài chữ. Bà lão không hề do dự, viết ngay một câu thơ cổ, chứng tỏ là người có học vấn chứ không nói dối. Bao Công so sánh hai nét chữ xong, thấy quả thật là đúng nên nói:
- Ngươi cứ về nhà đi! Bản nhân sẽ đến huyện đường xem án văn việc này, sẽ có trát gọi sau.
Bà lão toan vái lạy cảm ơn thì Bao Công xua tay từ chối, lệnh cho quân khiêng kiệu lập tức nhắm hướng huyện đường Tam Tinh mà đi. Đến huyện đường rồi, Bao Công truyền lấy văn án ra xem, ghi nhớ kỹ trong đầu vụ việc một Nho sinh tên là Hàn Thụy Long bị khép vào tội gϊếŧ người.
Nguyên bà lão đệ đơn vừa rồi họ Văn nhưng lấy chồng họ Hàn, sinh được đứa con trai đặt tên là Hàn Thụy Long. Chồng chết sớm nên Hàn thị ở vậy nuôi con cho đến khi được mười sáu tuổi thì mắc vòng lao lý bởi một chuyện hết sức tình cờ, tưởng được phúc hóa ra mang họa. Người chồng họ Hàn chết đi chẳng để lại gia tài nên mẹ góa con côi phải thuê một gian nhà nhỏ ở thôn Bạch Gia Bảo, không hề có gia nhân giúp việc. Tuy nhiên Hàn thị là người có học hành nên không để con trai phải dốt nát, dù rất cơ cực nhưng vẫn khuyến khích con mình ra sức học tập, hy vọng mai này sẽ làm rạng rỡ tông môn.
Một buổi tối kia, Thụy Long đang khêu đèn đọc sách thì chợt nghe tiếng động, quay lại vừa kịp nhìn thấy có một người mặc áo xanh, đi giày màu đỏ lẻn vào phòng của Hàn thị. Thụy Long lập tức đuổi theo, vào phòng mẹ giả như tìm kiếm cuốn sách nhưng thật ra là muốn xem người lạ ấy là ai, tại sao lại vào phòng mẹ mình. Căn phòng vốn trống rỗng không có đồ đạc gì nhiều nên chỉ thoáng qua là Thụy Long biết ngay không phải, dụi mắt nghĩ thầm: “Hay là ta đọc sách nhiều, hoa mắt nhìn gà hóa cuốc chăng”.
Thế nhưng tối hôm sau, Thụy Long lại thấy hiện tượng này xảy ra, rất bất ngờ nên không kịp kêu lên mà cũng không kịp nhìn mặt được người ấy. Lần này Thụy Long không thể giấu được nữa, nói thật với mẹ rồi cả hai cẩn thận đốt đèn sáng, soi khắp chỗ. Khi soi vào gầm giường, Thụy Long chợt thấy có một chỗ đất hơi vồng lên, kinh ngạc nói với mẹ:
- Chỗ đất này có từ lâu rồi hay mới đây phát sinh vậy?
Hàn thị cho biết khi dọn nhà hoàn toàn không thấy chỗ đất ấy nên hai mẹ con khiêng giường sang một bên, lấy cuốc xẻng đào chỗ đất ấy lên. Chỉ thoáng chốc họ đã nhìn thấy có một chiếc rương lớn lộ ra, có khóa rất cẩn thận giống như cất chứa vật quý giá. Hai mẹ con đều hồi hộp, dùng cây sắt nạy cái nắp rương lên thì thật bất ngờ khi chiếc rương ấy chứa đầy vàng bạc, ánh sáng lóe cả mắt.
Trong lúc Thụy Long vui mừng hớn hở thì Hàn thị lại tỏ vẻ đăm chiêu, nói:
- Vàng bạc đến bất ngờ là điềm chẳng may. Có lẽ đây là của phi nghĩa, chúng ta nên trình báo với quan quân thì hơn.
Thụy Long cãi lại:
- Theo con thì dù là của phi nghĩa nhưng chúng ta không hề làm gì sai trái, cũng không trộm cắp của người mà của cải tự đến thì đúng là trời Phật thấy chúng ta nghèo khó ban ơn cho vậy. Vả chăng nếu báo quan quân thì hết sức phiền phức, chắc chắn sẽ bị tra hỏi mất nhiều thời gian. Chi bằng chúng ta đừng hở môi cho ai biết, cứ lấy số vàng bạc này mà lo cho cuộc sống, làm phúc giúp đỡ người khác hay bố thí vào cửa Phật tạo công đức thì hay hơn.
Hàn thị nghe cũng có lý, thở dài đáp:
- Ta cũng biết như thế nhưng ở đời bao giờ của phi nghĩa cũng đem tới nhiều đau khổ hơn là sung sướиɠ. Vả chăng cái điều con thấy người áo xanh mấy lần xuất hiện chỉ chỗ chôn vàng bạc thì càng không nên coi thường. Theo mẹ thì áo xanh tượng trưng cho quan quyền, còn giày đỏ thì có thể là sự thất bại, không được bình yên. Theo mẹ thì chúng ta nên trình báo với quan trên, nếu quả là của vô chủ thì chắc chắn sẽ được thưởng ít nhiều, như vậy cũng đủ qua khỏi cơn ngặt nghèo túng bấn rồi. Lòng tham bao giờ cũng đem đến cái hại, con nên suy nghĩ cho kỹ mới được.
Hàn Thụy Long từ nhỏ đến giờ ăn uống kham khổ, vật chất thiếu thốn, đời nào chịu bỏ qua món quà trời cho ấy, hết sức tranh cãi với mẹ. Cuối cùng vì quá yêu chiều đứa con duy nhất, bất đắc dĩ Hàn thị phải gật đầu, nói:
- Chẳng biết đây là phúc hay họa, thôi thì cũng đành chiều theo lòng trời. Ngày mai con đi mua ít lễ vật về tạ ơn thần Phật vậy.
Thụy Long liền cùng mẹ khiêng chiếc rương để vào chỗ cũ, lấp đất trở lại sau khi đã lấy ít tiền để sáng mai dùng đến, sau đó khoan khoái tắt đèn đi ngủ, không hề nghĩ đến hiện tượng tại sao có người mặc áo xanh lẻn vào nữa. Lần đầu tiên nhìn thấy số vàng bạc lớn như vậy nên trong lòng thiếu niên mười sáu tuổi này rạo rực sôi nổi không tài nào ngủ được. Thụy Long chợt nghe tiếng gà gáy xa xa thì liền đi rửa mặt, thưa với mẹ rồi tất tả lên đường ra chợ huyện mua bán. Khi đi rồi Thụy Long mới nhận ra là trời mới mờ mờ sáng, chắc chắn chợ huyện chưa có ai nhóm họp nên đành chậm bước một chút.
Dù đã đi rất chậm, nhưng khi tới chợ thì quả vắng hoe, chưa hề có ai dọn hàng. Thụy Long đành đi tới cửa hàng bán thịt của người đồ tể họ Trịnh kêu cửa, hỏi mua một cái đầu lợn về làm lễ cúng. Họ Trịnh rất khó chịu nhưng thấy Hàn sinh là người quen nên cũng phải chiều lòng. Ông ta thấy Hàn sinh không mang vật gì đựng bèn cho mượn một tấm vải, gói cái đầu lợn ấy đem về, dặn rằng vài ba hôm trả lại cũng không sao. Lúc đó trời còn tối nên Thụy Long không nhìn thấy vẻ mặt thoáng vẻ gian manh của tên đồ tể họ Trịnh, mừng rỡ cám ơn lòng tốt của hắn, đâu có biết đó chính là bắt đầu tai họa.
Hàn sinh mừng lắm, cầm đầu lợn đi về, ngang đến khu rừng thưa thì cảm thấy mỏi tay, liền đặt cái gói vải xuống đất, ngồi nghỉ chân. Bất ngờ có một toán quân đi tuần ngang qua, thấy gói vải có dính chút máu thì lập tức tiến lại xét hỏi. Một tên quân mau lẹ mở gói vải ra thì hỡi ôi, chẳng biết tại sao đó là một cái thủ cấp của một người phụ nữ chứ không phải đầu lợn. Trong lúc Hàn sinh chết ngất người vì kinh hoảng thì bọn lính lập tức xúm lại trói chặt chàng trai rồi giải đến huyện đường, chờ đến khi trời sáng mới trình lên quan là có án mạng. Thấy đó là trọng án, quan huyện lập tức thăng đường, thế nhưng nhìn Hàn sinh thì biết ngay là học trò chân yếu tay mềm, dịu giọng hỏi:
- Học trò kia, ngươi tên gì thì hãy khai rõ. Tại sao lại phạm vào tội gϊếŧ người?
Hàn sinh vừa khóc vừa thưa:
- Tiểu sinh là Hàn Thụy Long, gia cảnh nghèo túng nhưng vẫn cố công đèn sách, nào dám tính đến việc gϊếŧ người. Sáng nay tiểu sinh đến nhà đồ tể họ Trịnh hỏi mua một cái đầu lợn đem về làm lễ cúng, vì không mang theo vật gì đựng nên họ Trịnh cho mượn một tấm vải gói lại. Đường xa nên tiểu sinh mệt quá ngồi nghỉ ở gốc cây, chẳng ngờ có quan quân tuần tra đến xét hỏi, rồi sau đó...
Đến đây Hàn sinh nghẹn ngào nói:
- Rõ ràng là cái đầu lợn mà tiểu sinh bỏ tiền ra mua, chính tay người bán thịt họ Trịnh gói mà khi mở ra lại là đầu người. Thật không thể hiểu được!
Khai xong Hàn sinh không cầm được sợ hãi lẫn uất ức, cứ thế khóc ngất. Quan huyện lập tức gọi họ Triệu đến thẩm vấn. Chẳng ngờ tên đồ tể họ Trịnh kia chối phắt, cho rằng mình hoàn toàn không bán đầu lợn cho Hàn sinh, riêng tấm vải là của mình nhưng ba hôm trước Hàn sinh đến mượn về dùng. Họ Trịnh còn tức giận nói:
- Thụy Long thật không đáng là học trò, hắn cố tình mượn tấm vải ấy của tiểu nhân, gói đầu lâu để đổ tội cho người khác, tâm địa thật tàn độc. Xin đại nhân phải thẳng tay trừng trị mới được.
Nếu như người khác tất đã nghe theo lời khai của họ Trịnh bởi nó rất có lý. Nhưng quan huyện Tam Tinh là người khá sáng suốt, dựa theo thái độ cùng lời nói của Hàn sinh thì biết rằng có nhiều uẩn khúc, không tra tấn như thường lệ mà sai giam cả hai người vào ngục thất, chờ điều tra. Trong lúc quan huyện phân vân chưa biết bắt đầu từ đâu thì Bao Công tới nơi, đó là do Hàn thị quá nôn nóng, nghe biết Bao Công đang tuần tra đến vùng này thì chui vào bộng cây ẩn nấp trú mưa trú nắng cho đến lúc gặp được Bao Công mới thôi.
Huyện quan đành phải mời Bao Công vào trà nước, trình bày hết các lời khai rồi cho biết chưa thể tiến hành điều tra vì vụ việc tuy có chứng cứ là cái đầu người nhưng không đủ để kết tội Hàn sinh. Bao Công cũng đồng ý với nhận định này, gọi Thụy Long ra thẩm vấn lần nữa. Cũng giống như quan huyện. Vừa nhìn thấy diện mạo thanh tú ngây thơ của Hàn sinh, Bao Công đã có ấn tượng là người học trò ấy không thể là thủ phạm, chính tên đồ tể họ Trịnh mới là nghi phạm thứ nhất. Nghe Hàn sinh thưa giống hệt những gì đã khai hôm trước ghi trong văn án, không hề ngập ngừng chút nào, Bao Công lại càng tin rằng mình nghĩ đúng, hỏi thêm:
- Ngươi mua đầu lợn rồi gặp quân tuần tra vào lúc mấy giờ?
Hàn sinh thưa:
- Tiểu sinh không biết là mấy giờ, chỉ biết là lúc đó hãy còn rất sớm.
Bao Công hỏi rất nhẹ nhàng:
- Thế ngươi mua đầu lợn với mục đích gì mà đi quá sớm như vậy?
Hàn sinh biết càng giấu thì càng khó minh oan nên cúi đầu tạ lỗi trước, sau đó mới khai toàn bộ sự việc mình nhìn thấy người áo xanh giày đỏ mấy lần xuất hiện ra sao, giống như chỉ đường cho hai mẹ con tìm thấy cái rương vàng bạc như thế nào, rồi định mua thủ lợn về cúng tế tạ ơn thần Phật nên mới nôn nóng đi từ sáng sớm như vậy. Bao Công nghe xong thầm nghĩ nếu quả là có rương vàng bạc thì tất là Hàn sinh vô tội, lập tức huyện quan cùng với sai nha lại kéo đến thôn Bạch Gia Bảo khám xét. Khi quan huyện vâng lệnh đi rồi, Bao Công mới gọi họ Trịnh ra thẩm vấn. Vừa nhìn thấy bộ mặt hung ác của hắn, Bao Công lại càng tin tưởng nếu điều tra bắt đầu từ tên này ắt ra manh mối. Vì vậy khi họ Trịnh khai giống như trước thì Bao Công nổi giận, quát lớn:
- Bản quan đây xử án không biết bao nhiêu vụ rồi, ngươi chính là thủ phạm gϊếŧ người không sai, hãy mau khai ra đi kẻo mang họa vào thân.
Mặc cho Bao Công hăm dọa, họ Trịnh vẫn cương quyết giữ lời khai. Đến khi Bao Công sai quân tát cho bốn mươi cái, rồi sau đó đánh đòn ba mươi trượng khiến thịt da của hắn tan nát, máu ra đầm đìa mà hắn vẫn nhất định không nhận tội. Bao Công còn chưa biết phải làm sao thì quan huyện về tới, trình thưa:
- Bẩm đại quan, tri huyện tôi đến nhà Hàn thị, quả nhiên tìm thấy cái rương ấy dưới gầm giường rất dễ dàng. Thế nhưng... trong rương chỉ toàn là vàng bạc bằng giấy, tức là đồ mã chứ không phải vàng bạc thật...
Nói đến đây quan huyện vẫn còn chút kinh hãi, thưa tiếp:
- ... Việc này còn chưa kinh sợ bằng khi hạ quan tôi nảy sinh nghi ngờ, sai quân đào sâu thêm thì bắt gặp một xác chết nam giới... không có đầu.
Bao Công cũng hơi ngạc nhiên không ngờ sự việc biến chuyển kỳ lạ như vậy, theo văn án thì cái đầu người mà Hàn sinh cầm về là của phụ nữ, trong khi ấy lại tìm thấy cái xác nam nhân thì thật là trái ngược. Bao Công ngẫm nghĩ một chút rồi chợt hỏi huyện quan:
- Thế ông có xem xét xác chết này bị cắt đầu bằng loại vũ khí gì không?
Quan huyện ngớ người ra, chứng tỏ là rất thiếu kinh nghiệm, không sao trả lời được. Bao Công liền cho quan huyện xuống dưới, gọi Hàn Thụy Long vào hỏi:
- Nhà ngươi là do phụ thân để lại hay mua của người khác?
Hàn sinh thành thật khai:
- Mẹ con tiểu sinh không nơi nương tựa từ khi phụ thân mất đi, hoàn toàn không để lại tài sản gì, do đó cũng không có tiền mua nhà riêng, đành phải thuê của người trong thôn.
Bao Công gật đầu hỏi tiếp:
- Căn nhà đó trước kia có ai thuê không?
Hàn sinh là người ở thôn khác đến thôn Bạch Gia Bảo nên không hề biết căn nhà ấy lai lịch ra sao, thú thật với Bao Công. Ông cũng không trách Hàn sinh, sai giam hai người vào ngục như cũ. Sau đó Bao Công cùng bàn bạc với Công Tôn tiên sinh lẫn Tứ Hổ, nhưng cuối cùng chẳng ai có thể cố vấn cho ông nên bắt đầu từ đâu. Riêng Triệu Hổ rất tức bực vì thường bị anh em chê cười là người thô lỗ nóng tính, quyết định bí mật đi dò thám một mình.
Triệu Hổ liền hóa trang thành một người hành khất, mặt mũi đen ngòm, quần áo rách nát, đeo bị chống gậy mà đi khắp vùng. Một lần kia Triệu Hổ đang đi thì thấy đau nhói dưới gan bàn chân, nhân tiện thấy có tảng đá lớn đặt trước cửa ngôi chùa thì liền ngồi xuống tháo giày ra xem. Triệu Hổ thấy chiếc giày bị miếng sắt nhọn xuyên thủng, không biết làm sao lấy ra nên đập thật mạnh vào cánh cửa, hy vọng làm cho miếng sắt nhỏ ấy bung ra.
Tiếng đập lại khiến các hòa thượng trong chùa tưởng rằng có người gọi, sai một hòa thượng ra mở. Hòa thượng này nhìn thấy đó chỉ là một người hành khất thì định đi vào. Lúc đó tâm thần Triệu Hổ hầu như dồn hết vào vụ án mạng kỳ lạ này nên thấy hòa thượng thì buột miệng hỏi:
- Hòa thượng có bao giờ thấy một người thân mình là nam, đầu là nữ hay chưa?
Hòa thượng nghĩ ngay đó là người hành khất bị điên khùng nên bực tức đóng sầm cửa lại, không thèm nói một lời nào. Triệu Hổ ngẩn người ra một lúc rồi mới tự cười nhạo mình sao quá ngu ngốc, giả làm hành khất mà còn thốt ra nhiều lời ngây ngô thì làm sao dò la tin tức của người khác được? Do vậy Triệu Hổ đi loanh quanh một vòng, thấy trời tối bèn nhắm hướng trấn Tam Tinh mà về.
Khi đi qua đầu trấn, Triệu Hổ chợt nhìn thấy có một bóng người đang lấy hết sức để trèo lên bờ tường thấp, rất vất vả mới lọt được vào một khu vườn nhỏ. Triệu Hổ nhìn vậy liền biết ngay tên này chỉ là ăn trộm tầm thường, không có võ công nên mau lẹ bỏ bị gậy xuống đất, nhún mình phóng lên đứng trên đầu tường quan sát tìm hình. Nhìn thấy bóng người ấy chưa đi đâu, còn đang khom lưng lẩn lút sau mấy đống củi, Triệu Hổ liền nhảy xuống, chạy vọt tới tóm lấy hắn, dùng một thế võ khóa chặt tay hắn lại rồi mới nói nhỏ:
- Đừng kêu la, nếu không ta sẽ gϊếŧ chết.
Tên này chỉ kêu nho nhỏ rồi tuân lệnh ngay bởi cổ họng gần như bị nghẹt bởi cánh tay lực lưỡng của Triệu Hổ. Khi ấy Triệu Hổ mới có thời gian quan sát, thì ra tên trộm này còn khá trẻ, diện mạo cũng không đến nỗi hung ác bất lương, liền hỏi nhỏ:
- Ngươi tên gì? Toan vào trang viên lấy trộm vật gì thì nói ra mau.
Tên trộm cũng đáp nhỏ, không dám kinh động người trong nhà:
- Tôi tên là Diệp Thiên Nhi. Vì không có nghề nghiệp gì để muôi dưỡng mẹ già đã hơn 80 tuổi, bất đắc dĩ phải làm nghề trộm cắp. Đây là lần đầu tiên hành nghề, xin tráng sĩ tha cho.
Triệu Hổ nghe vậy đã toan nới tay, chẳng ngờ nhìn xuống đất thì thấy có ló ra một dải lụa màu trắng. Triệu Hổ nắm lấy dải lụa ấy kéo lên, càng lôi càng thấy dài, đất bắt đầu dạt ra hai bên rồi sau cùng thò ra một cái chân trắng nõn, hình dáng nhỏ xíu, chắc chắn là chân của phụ nữ. Triệu Hổ vẫn một tay nắm lấy Thiên Nhi, một tay nắm chân xác chết lôi mạnh, hóa ra là cái xác không có đầu.
Triệu Hổ thấy vậy cười gằn, nói:
- Ngươi thật là ghê gớm, đã gϊếŧ người chặt đầu còn lẻo miệng lừa ta. Ta là Triệu Hổ, thuộc hạ của Bao đại nhân đây, gặp tay ta thì ngươi hết đời rồi.
Nói xong mặc cho Thiên Nhi van lạy, Triệu Hổ lấy ngay dải lụa trắng ấy trói chặt hắn lại, rồi còn nhét vào miệng để hắn đừng kêu la. Sau khi trói xong, Triệu Hổ không thèm đánh thức chủ nhân khuôn viên dậy, để tên trộm Thiên Nhi ở đó rồi phóng như bay về huyện đường, xin gặp Bao Công bẩm báo chuyện quan trọng. Nhìn thấy Triệu Hổ mặt mày lấm lem, quần áo đúng là hành khất, Bao Công bật cười, hỏi vui:
- Có việc gì mà Triệu quan nhân phải vội vã đến vậy?
Triệu Hổ không để ý là Bao Công gọi mình là “quan nhân”, lập tức kể hết mọi việc ở trang viên, tình cờ khám phá ra một cái xác phụ nữ không đầu. Điều này ít ra cũng phù hợp với cái đầu người mà Hàn Thụy Long cầm ở tay. Ông liền sai quân đến ngay trang viên ấy bắt giữ Diệp Thiên Nhi, đồng thời giữ tử thi ở nguyên hiện trạng, đến sáng mới khám nghiệm. Tuy trời còn tối Bao Công vẫn thăng đường, gọi Diệp Thiên Nhi ra quát hỏi:
- Hãy khai báo tên tuổi đi! Tại sao lại gϊếŧ người? Đã hành nghề phi pháp được bao nhiêu năm rồi?
Thiên Nhi tái mét mặt mày, run rẩy quỳ xuống thưa đúng như đã nói với Triệu Hổ, chỉ nhận tội vì quá nghèo nên đi ăn trộm, không hề biết gì đến cái xác nằm dưới đất. Thấy Thiên Nhi không khai, Bao Công liền truyền sai nha đánh hai mươi trượng. Thế nhưng mới được năm trượng thì Thiên Nhi đã đau đến nỗi khóc rầm trời, van lạy:
- Thôi! Thôi! Đau quá, tiểu nhân xin khai thật.
Bọn lính dừng tay thì Thiên Nhi ngửa mặt lên nhìn Bao Công mà than:
- Số mệnh của tiểu nhân gặp toàn xui xẻo, lần trước đã xui mà lần này còn xui hơn. Thật là muốn trốn cái oan ức cũng không xong.
Nghe vậy Bao Công hơi ngạc nhiên. Ông vốn là người rất tinh tế, nhiều lần tra hỏi phạm nhân không hề nói đến tội chính mà theo dõi từng nét mặt từng cử chỉ rồi bất ngờ hỏi một câu khó chịu khiến phạm nhân không kịp suy nghĩ sẽ khai ra sự thật dễ dàng. Lần này cũng vậy, Bao Công hỏi ngay:
- Lần trước như thế nào mau khai ra ngay.
Lúc ấy Thiên Nhi nghĩ lại mới biết mình đã lỡ lời và đại quan mặt đen xì kia đã bắt trúng yếu điểm chết người của y, đành phải khai thật:
- Trang viên mà tiểu nhân bị bắt quả tang là của Bách Viên ngoại, tên tục là Bách Hùng. Mấy hôm trước nhà Bách Viên ngoại mở tiệc sinh nhật rất lớn, tiểu nhân vô công rồi nghề nên đến phụ giúp việc lau chùi quét dọn kiếm miếng cơm đem về cho mẹ già. Tiểu nhân tưởng như nếu xong việc không được thưởng chút bạc vụn thì cũng có cơm thừa canh cặn đem về, nào ngờ hỏi đến tên quản gia là Bách An thì hắn trở mặt đánh đuổi tiểu nhân đi, không cho một trinh. Bỏ công sức bao nhiêu ngày, tiểu nhân không thể nín được tức giận nên ngay đêm hôm đó lẻn vào trang viên...
Bao Công ngắt lời hắn, hỏi:
- Như vậy ăn trộm ở Bách Gia trang là lần thứ mấy?
Thiên Nhi liền thưa:
- Lần đầu tiểu nhân lẻn vào Bách Gia trang, còn lần thứ hai thì chưa rõ trang viên ấy là của ai, nhưng lần nào cũng gặp xui xẻo cả.
Bao Công “À” lên một tiếng, ra hiệu cho Thiên Nhi tiếp tục khai:
- Nhờ mấy ngày làm việc ở trang viên, tiểu nhân biết hết đường lối, lại đang tức giận vì không có thứ gì đem về cho mẹ già ăn nên nảy ra ý nghĩ lẻn vào đấy lấy trộm vài thứ đem bán. Lần thứ nhất cách đây mấy ngày, tiểu nhân theo lối hướng đông lẻn vào, đến ngay phòng của Bách phu nhân là Ngọc Nhụy để ra tay. Bà ta có rất nhiều món trang sức quý giá, lại hay để quên vung vãi khắp nơi nên tiểu nhân hy vọng sẽ dễ dàng. Thế nhưng thấy đèn còn sáng, tiểu nhân phải nấp ở bóng tối của mái hiên chờ đợi. Đột ngột có tiếng gõ cửa, tiểu nhân vội ló đầu ra nhìn xem thì thấy Ngọc Nhụy ra mở cửa rồi tên quản gia ti tiện Bách An bước vào, sau đó họ đóng cửa tắt đèn cười đùa với nhau hết sức dâʍ đãиɠ. Tiểu nhân rất mừng, chờ họ mệt quá lăn ra ngủ say thì liền cạy cửa sổ trèo vào. Tuy trong phòng tối mịt nhưng tiểu nhân đã để ý từ trước, lần tới cái tủ nhỏ trong góc, nơi mà Bách phu nhân hay cất giấu tư trang.
Nói đến đây sắc mặt Thiên Nhi đột nhiên tái xanh, hình như vẫn còn nhớ lại cảnh tượng đêm hôm ấy, hổn hển hồi lâu mới tiếp tục kể:
- Tiểu nhân thò tay vào tủ, rờ thấy có cái hòm nhỏ khá nặng thì mừng quá, nhẹ nhàng ôm nó rút lui. Khi về đến nhà cạy chìa khóa ra thì... thì hỡi ôi, tiền bạc tư trang đâu chẳng thấy, chỉ thấy có mỗi...
Đến đây Thiên Nhi lại dừng kể, ôm lấy ngực mà thở khiến Bao Công phải sốt ruột, đập án thư quát lớn:
- Ngươi thấy cái gì thì nói ra mau. Ngươi toan tính ấp úng để suy nghĩ lừa dối bản quan phải không?
Thiên Nhi xua tay rối rít, lấy hết bình tĩnh thưa:
- Tiểu nhân không dám! Không dám! Chẳng qua là khi mở cửa cái hòm nhỏ ra thì thấy... một cái đầu người. Hỡi ôi! Cả đời vất vả không dám làm chuyện gì phi pháp, thế mà túng bấn phải làm liều, hai lần đi ăn trộm thì một lần gặp đầu người, còn lần này gặp đúng tay quan quân, lại lòi ở đâu ra cái xác không đầu. Tiểu nhân cả gan bẩm với đại nhân như thế có xui xẻo tuyệt cùng chưa? Cũng vì vậy mà tiểu nhân kêu oan, xin đại nhân minh xét cho.
Bao Công không để ý đến lời than vãn của Thiên Nhi, hỏi mau:
- Cái đầu trong hòm ấy là nữ nhân hay nam nhân?
Thiên Nhi đáp ngay không do dự:
- Đó là cái đầu của một nam nhân.
Bao Công thở phào một cái, hình như đã ráp nối được một số sự việc, hỏi:
- Thế cái đầu người ấy ngươi đã chôn ở đâu để phi tang rồi?
Thiên Nhi qua lúc hồi hộp, đáp rất mau:
- Tiểu nhân không đem chôn, cũng không dám báo quan bởi vì chắc chắn không ai tin lời của người hèn mọn như tiểu nhân, có khi còn bị dính đến nha môn là hết đời.
Bao Công không sao nhịn được, quát lớn:
- Ngươi đừng nói dông dài nữa, đã đem cái đầu ấy đi đâu thì mau khai ra. Nếu còn dông dài thì bản quan nhất định sẽ đánh cho ngươi mấy cái tát đấy.
Thiên Nhi sợ quá co rúm người lại, tiếng nói cũng nhỏ đi:
- Trong thôn của tiểu nhân có một cái vườn lớn của người tên là Khâu Phương. Nơi đó trồng rất nhiều loại bầu bí, rau dưa. Tiểu nhân vì đói quá nên lén vào hái trộm mấy trái bí định đem về nấu canh cho mẹ ăn, nào ngờ...
Bao Công lập tức chặn lời, hỏi:
- Như vậy ăn trộm bí là lần thứ mấy?
Thiên Nhi hoảng quá, cải chính luôn:
- Trộm bí là lần thứ nhất, thấy cái đầu người là lần thứ hai, hôm nay là lần thứ ba.
Bao Công phất tay không để ý đến những tiểu tiết ấy, ra hiệu cho hắn nói tiếp:
- Tiểu nhân chỉ trộm có mấy trái bí, thế mà Khâu Phương bắt được liền đánh cho một trận nhừ tử, cả tháng vẫn còn đau. Do vậy tiểu nhân đem lòng oán hận, lén đem cái đầu người vất vào trong vườn hắn.
Nghe đến đây đã tạm đủ, Bao Công liền quay qua sai huyện quan đem quân lính đi bắt Bách An và Khâu Phương đến khai cung, còn Thiên Nhi thì tạm giam vào ngục thất. Một lúc sau trời mới sáng, một tên quân có nhiệm vụ giữ xác chết ở trang viên vào bẩm báo với Bao Công:
- Thuộc hạ có hai người được phân công giữ xác chết không đầu. Khi trời sáng thì thuộc hạ định về tìm cái gì ăn đỡ đói nhưng không thể ra được bởi cửa trước khuôn viên đã bị khóa chặt, đành phải theo lối tường trèo ra. Quanh đến phía trước thì nhận ra cái vườn ấy là nhà sau của tên đồ tể họ Trịnh, lập tức về đây bẩm báo.
Bao Công nghe vậy rất mừng, nói lớn:
- Vậy là ta đã hiểu án mạng này như thế nào rồi.
Không chờ trời sáng hẳn, Bao Công lại sai quan huyện đi bắt đồ tể họ Trịnh đến công đường, bắt hắn quỳ ở dưới sân chờ đợi. Ăn điểm tâm xong, Bao Công mới thăng đường, chỉ mặt họ Trịnh mà mắng:
- Tên sát nhân đáng chết kia, ngươi thật ác độc đã gϊếŧ người còn định đổ hết lên đầu người hiền lương. Bản quan không cần đưa ra chứng cứ nhiều, chỉ hỏi ngươi một câu là ngươi chối không biết cái đầu đưa cho Hàn sinh đem đi, đổ tội cho hắn nhưng còn cái xác phụ nữ trong vườn sau thì khai sao đây?
Tên đồ tể họ Trịnh nghe đã khám phá ra xác người phụ nữ ở vườn sau thì biết có chối cũng không được, đành phải cúi đầu khai thực:
- Đêm hôm Hàn sinh đến mua đầu lợn thì trước đó đã có người đặt nhiều thịt ngon nên tiểu nhân dậy sớm nấu nước. Chợt nghe có tiếng phụ nữ kêu cứu thì liền mở cửa cho người ấy vào. Tiểu nhân ghé tai vào vách nghe thử thì thấy có tiếng mấy người truy đuổi nói chuyện với nhau là ngày mai sẽ đến đây lục soát. Sau khi họ rút đi rồi, tiểu nhân đốt đèn lên thì mới nhận ra người mình vừa cứu là một thiếu nữ còn trẻ tên là Cẩm nương. Cẩm nương cho biết mình bị lừa bán vào lầu xanh nhưng không chịu tiếp khách. Lúc đó có công tử con của ngài Thái thú họ Tưởng đến lầu xanh chơi, thấy Cẩm nương có sắc đẹp liền bỏ nhiều tiền bạc ra muốn mua về làm thϊếp, Cẩm nương không chịu nên sau đó Tưởng công tử lấy quyền thế ra hăm dọa nếu từ chối hắn thì sẽ bị nhiều điều đau khổ. Bất đắc dĩ Cẩm nương phải vờ bằng lòng, đêm đến bày tiệc rượu chuốc cho hắn uống đến say mèm rồi nhân lúc trời còn tối bỏ chạy đến nhà tiểu nhân thì được cứu thoát. Thấy Cẩm nương xinh đẹp, tiểu nhân nổi lòng dâʍ ɖu͙©, tiện đang cầm con dao bén mổ lợn thì liền gí vào cổ Cẩm nương mà hăm dọa. Cẩm nương chống cự dữ dội, vùng vẫy toan bỏ chạy nên trong lúc xô đẩy ngã vào con dao, đứt mất đầu. Tiểu nhân lột hết quần áo định đem chôn ở vườn sau, chẳng ngờ ngay lúc Hàn sinh đến gọi cửa, tiểu nhân thật ngu dại nghĩ rằng nếu như Hàn sinh thấy cái đầu thì tất sẽ vất đi, tức là phi tang giùm mình. Vì vậy mới gói cái đầu ấy đưa cho hắn.
Nghe họ Trịnh khai rất rõ ràng, đúng với sự thực, Bao Công liền sai làm biên bản bắt hắn ký vào. Xong xuôi đến lượt Khâu Phương bị bắt dẫn đến. Bao Công cười nhạt hỏi trước luôn:
- Ngươi đã chôn cái đầu người đàn ông ở đâu, mau khai ra!
Nghe vậy Khâu Phương không còn hồn vía nào nữa, biết chắc quan quân đã biết mọi chuyện nên khai ngay:
- Đêm hôm ấy tiểu nhân chưa đi ngủ, chợt nghe ngoài vườn có tiếng động mạnh, tưởng là gian phi nhảy vào nên lập tức cầm dao chạy ra. Khi thấy đó chỉ là cái đầu người, tiểu nhân sợ quá không dám báo quan mà sai gia nhân tên là Lưu Tam đem đi chỗ khác phi tang. Chẳng ngờ Lưu Tam khốn nạn, nhân cơ hội bắt ép tiểu nhân phải đưa đến 100 lạng bạc mới chịu làm, tiểu nhân phải cò kè mãi, sau cùng phải bỏ ra 50 lạng bạc thì hắn mới ưng chịu. Tự nhiên mất số bạc lớn như vậy tiểu nhân thật là đau lòng nhưng không còn cách nào khác hơn. Tiểu nhân hoàn toàn không biết Lưu Tam đem cái đầu người ấy đi chôn ở đâu.
Bao Công liền sai quân lính đến nhà Khâu Phương bắt giữ Lưu Tam, đồng thời giải hắn đến chỗ đã chôn đầu người, đào mang về làm chứng cứ. Quân lính vừa đi thì Bách An được giải vào. Nhìn tướng mạo trắng trẻo khôi ngô tuấn tú của hắn, Bao Công đã có chút ấn tượng, quát hỏi:
- Ngươi có phải là Bạch An, làm quản gia cho Bách Viên ngoại không? Ngươi làm việc ở Bách Gia trang bao lâu rồi, có được đối đãi tốt không?
Bách An cúi đầu thưa:
- Bẩm đại nhân! Bách Viên ngoại xem tiểu nhân như con ruột, đối đãi rất ân cần, không có gì phải phàn nàn.
Nghe vậy Bao Công nổi giận, chỉ mặt Bách An mà mắng:
- Bách Viên ngoại đối đãi với ngươi như con cái thế mà ngươi dám thông da^ʍ với Bách phu nhân, thật là kẻ lσạи ɭυâи khốn kiếp đáng ném vào vạc dầu.
Bách An nghe vậy thoáng sợ hãi nhưng vẫn cố nói cứng:
- Tiểu nhân hết lòng chăm sóc cho cả Bách Viên ngoại lẫn phu nhân. Có thể người khác nhìn vào cho rằng tiểu nhân lén lút với phu nhân chăng, xin đại quan minh xét.
Bao Công tức quá không thèm nói nữa, lập tức sai người dẫn Thiên Nhi ra đối chứng. Thiên Nhi liền nói:
- Thôi ông quản gia hãy khai thật đi! Tối hôm đó tôi lẻn vào định ăn trộm, thấy rõ ràng ông cùng với phu nhân Ngọc Nhụy tư thông cười đùa rồi ngủ lăn ra như chết, chẳng lẽ đó là tận tình chăm sóc cho chủ nhân sao? Bây giờ không phải lúc chối tội thông da^ʍ mà hãy khai cho đại nhân biết cái đầu mà ông giấu trong tủ là của ai thì hay hơn.
Nghe vậy Bách An cứng họng, mặt tái mét như xác chết. Thấy Bách An đã chịu phép, Bao Công liền quát bảo hắn phải khai cho rõ ràng, không được giấu diếm chi tiết nào. Bách An cúi đầu khai cung:
- Cái đầu ấy là người em họ của Bách chủ nhân tên là Lý Khắc Minh. Nguyên lúc Bách chủ nhân còn nghèo túng có vay của Lý Khắc Minh số bạc là 500 lạng, tuy đã khá giả nhưng vẫn chưa sao trả nổi. Ngày hôm ấy Lý Khắc Minh đến chơi, thực tế là muốn đòi dứt khoát số bạc ấy đem về đầu tư vào buôn bán. Chẳng ngờ khi uống rượu Khắc Minh cao hứng kể chuyện trên đường đi có gặp một hòa thượng điên điên khùng khùng tên là Đào Nhiên Công. Hòa thượng điên này nhìn chăm chăm vào mặt ông ta rồi nói có hắc khí có thể đưa đến mất mạng. Hòa thượng ấy liền đưa cho ông ta một cái gối tên là Du Tiên, dặn rằng hãy đưa cho Tinh Chủ thì thoát được nguy hiểm. Khắc Minh không biết Tinh Chủ là ai nhưng vẫn nhận chiếc gối, đưa ra cho mọi người xem, còn khoe là nằm trên chiếc gối ấy sẽ thấy mình được vào cõi tiên, hoa thơm cỏ lạ, sống trường thọ. Bách chủ nhân nghe vậy vừa muốn chiếm cái gối Du Tiên vừa không muốn trả nợ nên chờ Khắc Minh uống say liền chặt đầu gϊếŧ chết, sai tiểu nhân đem đi chôn. Tiểu nhân đành phải tuân lời, chôn cái xác Khắc Minh ở kho chứa hàng cách Bách Gia trang một khoảng khá xa.
Bao Công ngắt lời, hỏi vào vấn đề:
- Tại sao ngươi chôn rồi mà vẫn còn cái đầu người trong tủ?
Bách An thưa:
- Tiểu nhân trước khi đem xác Khắc Minh đi chôn, sợ rằng sau này Bách chủ nhân phát hiện ra việc thông da^ʍ của hai người thì nguy lắm, liền giữ lại cái đầu làm áp lực, định ngâm vào thủy ngân để giữ lâu dài nên mới tạm thời cất vào cái hòm nhỏ để trong tủ của Ngọc Nhụy. Ngờ đâu xui xẻo bị Thiên Nhi lấy trộm mất cái đầu ấy, thật tình là tiểu nhân không gϊếŧ người, chỉ phạm tội che giấu mà thôi.
Bao Công gật gù, hỏi một câu khác:
- Ngươi đã chôn cái xác Khắc Minh ở đâu?
Bạch An đáp:
- Bẩm đại nhân, tiểu nhân đã khai rồi, đó là cái kho chứa hàng. Nhưng sau này bọn gia nhân nhiều lần thấy ma hiện hình nên đều kinh sợ bỏ việc hết, tiểu nhân phải cho sửa sang lại rồi gọi mẹ con Hàn thị đến thuê với giá thật rẻ.
Đến đây đã đầy đủ chứng cứ, Bao Công bắt Bách An ký tên vào văn án rồi sai quân đi bắt Bách Hùng. Vụ án chết hai người đến đây tưởng như đã xong, nào ngờ lại phát sinh chuyển biến khác. Đó là khi quan huyện theo lệnh Bao Công dẫn Lưu Tam đi đào lấy cái đầu của Khắc Minh về tới, quan huyện liền báo ngay:
- Khi Lưu Tam dẫn hạ quan đến cái giếng cạn, đào lên thì không phải là đầu của Khắc Minh, mà đó là một xác của nam nhân, trên thái dương có dấu hung khí rất rõ, chắc chắn thiệt mạng là do nguyên nhân bị người nào đó đánh vào đầu. Lưu Tam vội kêu lên là “đào lầm” rồi dẫn qua chỗ gần đó, quả nhiên lấy được cái đầu của Khắc Minh, có dấu vết đã bị nhúng vào thủy ngân.
Bao Công liền gọi Lưu Tam lên, hỏi:
- Tại sao có cái xác của người đàn ông cạnh giếng? Hãy khai thật ra đi!
Lưu Tam thở dài, khai luôn, hóa ra cái xác đó tên là Lưu Tú, người anh em họ hàng với Lưu Tam. Khi Lưu Tam nhận số bạc 50 lạng của Khâu Phương đem cái đầu đi chôn thì tình cờ Lưu Tú biết được, di theo hăm dọa:
- Ngươi có biết chôn đầu người, che giấu trọng phạm sẽ bị tội gì không? Hà Hà, chém đầu bêu chúng đấy.
Lưu Tam sợ quá năn nỉ chia cho Lưu Tú 10 lạng nhưng Lưu Tú tham lam đòi đến 45 lạng, chỉ chừa cho Lưu Tam 5 lạng mà thôi. Thấy Lưu Tú bắt ép người quá đáng, Lưu Tam nổi hung gật đầu bằng lòng nhưng khi hai người cùng đào hố để chôn thì thình lình Lưu Tam từ phía sau dùng cuốc đập vào thái dương Lưu Tú rồi tiện nơi đó vắng vẻ đào hố chôn luôn. Khai xong Lưu Tam cúi đầu thưa:
- Thật tình là tiểu nhân không muốn gϊếŧ người nhưng bị ép buộc quá, lại tiếc rẻ cái công phải đi chôn giấu đầu người khổ nhọc, để kẻ khác ăn hết nên không cầm được tức giận mà ra tay gϊếŧ người, không hề có chủ ý như vậy. Hôm nay chắc quỷ thần xui khiến không cho sát nhân thoát tội nên mới che mắt sao đó làm tiểu nhân đào lầm chỗ chôn Lưu Tú.
Vừa lúc đó Bách Hùng cũng được dẫn đến, khai phù hợp với các lời khai khác nên Bao Công cho kết thúc vụ án như sau:
- Đồ tể họ Trịnh vì tham da^ʍ hại chết Cẩm nương phải đền mạng, đem chém đầu giữa chợ.
- Bách Hùng cũng bị chém đầu đền mạng cho Lý Khắc Minh, gia sản bị tịch thu sung vào công quỹ.
- Lưu Tam tuy bị ép buộc nhưng đã gϊếŧ người tất phải đền mạng, đem chém đầu.
- Bách An là đồng phạm gϊếŧ người, che giấu tội phạm bị xử chết nhưng cho toàn thây, đem giao vào ngục thất chờ ngày đem treo cổ.
- Khâu Phương giấu diếm tang chứng, bị tội đồ, đày đi xa.
- Ngọc Nhụy can tội thông dâʍ ɭσạи luân, bắt làm nô tì bán cho các nhà quan.
- Diệp Thiên Nhi nhiều lần trộm cắp, không phải là người ngay thẳng, bắt phải sung quân lập công chuộc tội.
- Hàn Thụy Long chỉ vì tham tiền phi nghĩa, không nghe lời ngăn cản của mẹ, đúng ra cũng phải trị tội nhưng Bao Công xét là người còn trẻ đầu óc nông cạn, lại là người duy nhất để phụng dưỡng mẹ già nên chiếu cố tha cho, được tiếp tục học hành để mai sau nên người hữu dụng.
- Riêng Hàn thị tuy nghèo nhưng là người có học vấn, lại biết dạy dỗ con cái, được thưởng hai mươi lạng bạc làm gương sáng cho các bậc phụ mẫu trong huyện.
- Quan huyện truy xét sự việc không ra, cũng phải trừng phạt nhưng Bao Công khoan hồng chỉ trách mắng rồi cho giữ chức như cũ.
Với kỳ án này, từ một cái đầu người mà Bao Công dần dần tìm ra luôn ba vụ án mạng khác khiến cho người dân trấn Tam Tinh hết sức bội phục.