Hào Khí Đông A

Chương 27: Gió Nổi Mây Phun

Trong lúc hai cánh quân chi viện đang gấp rút hành quân, trận chiến ở huyện Quỳnh Lâm đang diễn ra vô cùng ác liệt.

Quan trấn thủ ở đây họ Nguyễn, tên Bộc, người huyện An Định, châu Gia Lâm, lộ Bắc Giang ( nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), năm nay bốn mươi mốt tuổi, tòng quân từ khi mười sáu, đến nay đã mấy chục năm.

Nhờ vào công trạng mà thăng đến hữu vũ vệ tướng quân, tuyên úy, hàm tứ phẩm, chỉ huy quân đoàn Diễn Châu.

Cũng là một người dày dạn kinh nghiệm trận mạc, ngay khi bị đánh úp ông đã tập hợp quân binh kháng cự, nhưng thế giặc quá lớn, ông phải cho quân binh vừa đánh vưà lui về phía sau.

Một mặt tập hợp lại quân binh các nơi, một mặt báo tin về triều đình. Bản thân võ nghệ của ông không tệ, luôn đi đầu làm gương cho binh sĩ nên dù bị áp đảo nhưng quân binh Đại Việt vẫn kiên cường chống cự.

Đứng trên tường rào nhìn về phía trại giặc phía xa, ánh mắt Nguyễn Bộc không dấu được sự mệt mỏi và lo lắng.

Ông tập hợp được gần hai ngàn quân, dựa vào đồn lũy ngăn bước chân địch, nhưng quân Chiêm Thành quá đông, chỉ tính riêng doanh trại phía xa có không ít hơn một vạn tên.

Suốt từ sáng sớm đến chiều tối quân Chiêm tấn công tới sáu lần, có hai lần suýt chút nữa công phá được đồn lũy, phải khó khăn lắm mới đẩy lùi được chúng.

Ở lần cuối cùng quân Chiêm tấn công nếu không có mấy tri huyện mang theo gần ngàn dân binh kịp thời đến tiếp viện e rằng đồn đã thất thủ

Hiện giờ trời đã tối, quân Chiêm ngừng công đồn mới cho quan quân ĐạiViệt một chút thời gian thở dốc.

Nhìn tường người dân phu mang những cây gỗ lớn, những tảng đá lớn bịt lại các vị trí tường lũy bị sụp đổ, lại nhìn từng thương binh tử sĩ được khiêng đi, nỗi lo của Nguyễn Bộc ngày càng lớn.

Chỉ qua một ngày, hai ngàn quân chỉ còn lại hơn một ngàn người, trong đó có gần hai trăm người bị thương nặng, không còn sức chiến đấu.

Mà hơn ngàn dân binh do mấy vị tri huyện mang đến cũng tổn thất hơn hai trăm người.

Một ngày mất đi hơn một ngàn người không thể nói là thương vong không thảm trọng.

Trấn Diễn Châu có bốn huyện, hiện nay đã mất huyện Thiên Đông, mà quan tri huyện cũng không rõ tung tích, ba huyện còn lại tạm thười chưa bị quân Chiêm công đánh.

Sau khi thống kê tổn thất, quân lính còn sức chiến đấu chỉ có một ngàn bảy trăm người, hai phần ba là dân binh được chiêu mộ vội vã, thiếu vũ khí, thiếu huấn luyện.

Nguyễn Bộc cùng ba vị tri huyện đang trong lều bàn bạc cách chống địch, với tình hình như ban ngày, cùng lắm đến tối ngày mai đồn lũy sẽ bị công phá, đến lúc đó dân chúng ba huyện còn lại sẽ gặp phải tai ương.

Cuối cùng ba vị tri huyện mang theo thương binh và một ít dân binh lui về phía sau, di tản dân chúng huyện mình chạy vào trong núi, tạm thời tránh giặc.

Còn Nguyễn Bộc ở lại trấn thủ, thân là quan quân cấp cao nhất ở Diễn Châu, ông chỉ có thể tận sức, hy vọng sẽ chống được đến khi quân cứu viện tới.

Phủ lộ Nghệ An, quân doanh quân đoàn Nghệ An.

Lều chỉ huy, mấy chục vị quan quân đang quây xung quanh một bản đồ nhỏ bằng da trâu. Ngồi trên cùng là một vị trung niên khoảng bốn mươi tuổi, đây là quan trấn thủ Nghệ An, xa kỵ thượng tướng quân, tiết độ sứ Trần Hiệu.

Vị này cũng là một vị vương gia nhưng thuộc chi thứ của hoàng tộc, thân hình gầy gò, khuôn mặt giống một vị nho gia hơn là một tướng quân.

Mà quả thật ông ta cũng không phải một tướng quân chinh chiến xa trường, ngồi ở vị trí này hoàn toàn là do thân phận vương gia.

Trần Hiệu thích nhất là uống rượu ngâm thơ, hoàn toàn không chút hứng thú với hành quân đánh trận, mọi việc trong quân ông ta đều không quan tâm.

Chính vì có một người chỉ huy như vậy nên mặc dù quân đoàn Nghệ An có hai vệ quân,năm nghìn quân chính quy, nhưng sức chiến đấu lại không quá mạnh, nguyên nhân trong đó còn có sự không phục nhau giữa các tướng lĩnh.

Như hiện giờ đang bùng nổ một cuộc tranh cãi giữa các vị quan quân, mấy chục vị chia thành hai trận doanh, ai cũng cho rằng mình đúng, lời qua tiếng lại như gϊếŧ gà mổ chó.

Một bên đứng đầu là Trần Lâm, một bên đứng đầu là Trần Lãm, cả hai đều là quân trưởng tòng tứ phẩm, một chỉ huy quân đoàn Nghệ An, một chỉ huy quân đoàn Nhật Nam.

Tuy trên danh nghĩa Trần Hiệu là tiết độ sứ nhưng thực chất lại không thể chỉ huy được quân binh dưới trướng mình, quan quân đều nằm dưới sự chỉ huy trực tiếp của hai người này.

Một bên muốn thủ vững địa bàn của mình, một bên lại muốn tấn công quân Chiêm Thành đang công đánh Diễn Châu.

- Thấy chết mà không cứu không phải tác phong của quân nhân chúng ta, thuộc hạ mong tiết độ sứ hạ lệnh lập tức tấn công lấy lại Thiên Đông, giáp công quân Chiêm Thành.

- Hừ, nếu giờ tấn công quân Chiêm ở Diễn Châu, quân Chiêm bên kia sông đột ngột đánh đến phủ lộ thì lấy gì ra chống, muốn lập công cũng phải xem thời thế chứ.

- Người nói ai ham lập công, không lẽ trơ mắt nhìn anh em của mình bi giặc gϊếŧ hại?

Lời nói của Trần Lâm được ủng hộ từ mấy vị quan quân thuộc quân Diễn Châu, họ được điều động đến đây chi viện, ai ngờ địa bàn của mình lại bị đánh trước, hiện giờ người nhà sống chết không rõ nên ai cũng muốn mau chóng trở về.

Mà phía bên Trần Lãm cũng không yếu thế, họ đương nhiên cũng muốn đi cứu viện nhưng nếu đi hết cả thì Nghệ An lấy gì phòng thủ, người nhà của họ cũng đang còn ở đây đây này.

Tranh cãi hồi lâu, có lẽ thấy phiền đến đau đầu mà vị tiết độ sử nổi giận, cuối cùng đuổi tất cả ra ngoài, lấy lý do phải phòng ngự Nghệ An để bác đi ý kiến của Trần Lâm, quân Nghệ An cuối cùng án binh bất động.

Lộ Hoàng Giang, cửa sông Đáy đổ ra biển.

Một đoàn thuyền lớn đang neo đậu tại của sông. Sau hai ngày xuôi dòng sông Hồng, sau đó rẽ vào sông Đào, rồi đến sông Đáy, tới chiều tối ngày thứ hai đoàn thuyền của quân Đại Việt dừng lại tại cửa biển này.

Thuyền của Đại Việt thời này đều dùng sức người để chèo nên tốc độ khá chậm, chỉ khoảng mười hai đến mười ba km một giờ. Mất tới gần hai ngày mới đi hết quãng đương hơn trăm cây số.

Quân Đại Việt thời Trần có thể xem như lực lượng thủy quân lục chiến ngày nay, nhờ hệ thống sông ngòi dày đặc mà có thể dùng thuyền lớn chở quân đổ bộ đến mọi nơi.

Chính vì như vậy nên có vẻ quân lính đều quen với việc đi thuyền, rất ít có tình trạng say sóng xuất hiện.

Thời này chưa có đèn điện và hệ thống định vị hiện đại nên việc đi trên sông nước, đi biển hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm của người lái tàu, việc di chuyển ban đêm trên sông, biển là rất nguy hiểm.

Trời tối, đoàn thuyền phải dừng lại, vừa hay là thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn của binh lính.

Thuyền vận tải thuộc loại lớn, dài bốn mươi mấy mét, rộng năm mét, cao bốn mét. Có thể chở theo ba trăm quân cùng lượng lớn vũ khí, lương thực.

Là thuyền đáy bằng chỉ hợp đi trong sông hồ nhưng nó cũng được cải tiến đôi chút để có thể đi ven biển.

Thuyền chiến của quân đội nhà Trần chủ yếu là thuyền Mông Đồng, một loại thuyền nhỏ , nhẹ có tốc độ rất nhanh.

Thuyền dài khoảng ba mươi mét, rộng ba mét, có hai mươi ba tay chèo, có thể chở theo hai mươi lăm đến ba mươi lính, thuyền có mái che bằng gỗ, lại có máy nỏ ở đầu để công kích.

Nguyên Hãng ở trên một thuyền vận chuyển, đứng trên mạn tàu, cậu có thể phóng mắt ra xa.

Không gian rộng lớn của bầu trời và mặt nước, đêm nay trăng sáng, ánh sáng chiếu xuống mặt nước khiến mặt nước lấp lánh ánh vàng.

Từng cơn gió biển mát lạnh thổi đến khiến Nguyên Hãng rùng mình, cảm giác thoải mái khiến mệt mỏi của cơ thể trong suốt hai ngày qua bị đánh tan.

Vị trí cậu đang đứng có lẽ là cửa Đáy, nơi sông Đáy đổ ra biến, thuộc địa phận Nam Định ngày nay.

Bóng đen ở phía xa kia có lẽ là Cồn Nổi, lúc này nó vẫn hoàn toàn hoang sơ, chưa có dấu vết của con người.

Nguyên Hãng nhẩm tính, với tốc độ hiện nay, khoảng chiều tối ngày mai có lẽ sẽ đến được cửa sông Cả ( cửa Hội, sông Lam ngày nay), ở đây có một bến tàu có thể đổ bộ được.

Càng gần trận chiến, Nguyên Hãng càng thấy hồi hộp, tuy nói cậu đã chuẩn bị tâm lý cho ngày này nhưng dù sao cũng là một người của thời hiện đại, sống trong thời đại hòa bình, chưa từng trải qua chiến tranh nên không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng.

Cố gắng lấy lại bình tĩnh, những lúc như thế này, tâm lý rất quan trọng, phải giữ được tỉnh táo để đối phó với mọi tình huống có thế xảy ra.

Một đêm qua đi, đoàn thuyền lại nhổ neo, tiếp tục lên đường, lần này là đi ven theo bờ biển.

Đến trưa ngày hôm sau, đoàn thuyền thuận lợi tránh qua vùng biển thuộc Diễn Châu, lặng lẽ di chuyển tiếp xuống phía Nam. Đến tối hôm đó thì thuận lợi cấp bến tại cửa biển sông Cả.