Hào Khí Đông A

Chương 25: Diễn Châu Cấp Báo

Đã hai tháng trôi qua, Nguyên hãng đã dần quen với cuộc sống trong quân ngũ. Hàng ngày, cậu đều thức dậy lúc 5 giờ, chạy mười vòng quanh doanh trại. Sau đó lại tiếp tục luyện các bài tập thể lực và giáo pháp.

Theo quy định trong quân, binh lính sẽ chỉ được ăn hai bữa là trưa và tối, nhưng ở quân Thần Vũ thì binh lính được ăn thêm một bữa sáng, lúc thì củ khoai, lúc thì mẩu sắn. Tuy ít một chút nhưngđối với binh lính như vậy đã là quá tốt rồi.

Ngoài quân lương do triều đình chu cấp hàng tháng, binh lính cũng được lệnh làm thêm quân điền ở xung quanh để tăng thêm nguồn lương. Thời này đất hoang còn rất nhiều, chỉ thiếu sức người khai phá chứ không như đời sau; đất chật người đông, tấc đất tấc vàng.

Bài luyện tập buổi sáng của binh lính bắt đầu vào lúc 8 giờ. Thông thường sẽ là mâu pháp và đao pháp của quân đội. Đây đều là những chiêu thức đơn giản nhưng hiệu quả trong chiến đấu.

Buổi triều sẽ huấn luyện về đội hình hành quân, đội hình chiến đấu và cách phối hợp tác chiến. Quân đội nhà Trần là quân đội đầu tiên trong số các triều đại phong kiến có được một giáo trình huấn luyện bài bản.

Bắt đầu từ sau ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên –Mông, tuy quân dân nhà Trần giành được những thẳng lợi to lớn; nhưng ở cái thời kỳ vũ khí lạnh này, gϊếŧ được địch mười thì ta cũng tổn thất tám.

Do vậy sau ba cuộc chiến kéo dài và tàn khốc, Đại Việt cũng phải chịu những thiệt hại hết sức to lướn về người và của, khiến cho quốc lực suy yểu rất nhiều.

Đại Việt khi đó lại là nước nhỏ, không có khả năng hồi phục nhanh chóng, hơn nữa cần phải để thanh niên trai tráng ở lại quê nhà tham gia vào phục hồi sản xuất nên nguồn mộ binh bị hạn chế rất nhiều.

Chính vì lẽ đó, những người lãnh đạo quân đội, mà khởi xướng là Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, đã chuyển hướng việc tuyển mộ quân đội từ số lượng sang chất lượng.

Áp dụng chiến lược “lấy đoản binh để thắng trường trận”, quân đội chú trọng sự tinh nhuệ của binh sĩ hơn là số lượng của binh sĩ. Vì vậy mà một phương pháp luyện binh chung đã được ra đời va fthống nhất áp dụng trong toàn quân.

Hiện nay, tuy vương triều đã suy yếu nhưng trong lực lượng cấm quân vẫn được thi hành các phương pháp luyện binh thống nhất. Vì vậy mà quân đội nhà Trần vẫn có tính kỷ luật và sức chiến đấu cao.

Mà trong suốt hai tháng qua, những điều mà Nguyên Hãng chứng kiến đã chứng minh cho điều đó. Toàn bộ quan quân binh lính trong quân Thần Vũ đều có tính kỷ luật rất cao. Dù alf binh lính cũ hay tân binh mới được bổ sung.

Mặc dù có yếu tố chủ quan,đó là tân binh trong cấm quân đều là tráng đinh loại một, được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các đơn vị lộ quân nhưng không thể phủ nhận được sự tự giác, tính kỷ luật của họ cũng rất cao.

Chỉ hai tháng huấn luyện mà những binh lính này đã thành thạo các tư thế chiến đấu; từ hành quân cắm trại đến dàn trận,; từ kỹ năng chiến đấu đơn lẻ đến phối hợp đồng đội. Từ một đội quân ô hợp đã dần hình thành sức chiến đấu .

Yếu tố quan trọng nhất để đạt được diều đó nằm ở người chỉ huy. Quan quân trong quân Thần Vũ không hề coi khinh binh lính, cũng không ăn chặn quân lương của họ. Khi huấn luyện thì lấy mình làm gương khiến cho binh sĩ nể phục.

Những binh lính này chỉ cần được đảm bảo cái căn cái mặc và được tôn trọng thì họ đều tuân thủ kỷ luật, tôn trọng chỉ huy, chăm chỉ luyện tập.

Cho dù trong các vệ cấm quân, quân Thần Vũ được xếp ở cuối cùng nhưng Nguyên Hãng lại không hề hối hận về lựa chọn của mình, cậu đã nhìn ra sớm muộn đây sẽ là đội quân thiện chiến bậc nhất cảu Đại Việt.

Nếu tất cả các vệ quân khác đều có thể như quân Thần Vũ, Nguyên Hãng tin tưởng sẽ không có kẻ địch nào có thể xâm lấn Đại Việt. Tuy nhiên đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của cậu mà thôi.

Ngoài việc tập luyện hằng ngày, Nguyên Hãng cũng sắp xếp thười gian để đọc thêm về binh pháp. Cha cậu đã cho cậu một vài cuốn binh pháp chép tay ngày cậu nhập ngũ.

Tuy có nhiều chỗ sử dụng những từ rất tối nghĩa và khá khó hiểu, nhưng Nguyên Hãng vẫn không bỏ cuộc. Cậu đánh dầu lại những chỗ không hiểu, sau đó sẽ nhờ người trên chỉ bảo.

Nguyên Hãng cũng đã khá nổi danh trong quân doanh, một phần là do thành tích đứng đầu của cuộc thi, một phần là do võ nghệ cao cường và tài bắn cung xuất chúng của mình. Vài hôm trước có một cuộc thi bắn tên, Nguyên Hãng dễ dàng đánh bại tất cả mọi người, từ đó được phong danh hiệu đệ nhất tiễn của Thần Vũ.

Nhưng còn một lý do quan trọng khác khiến cậu được mọi người kính nể, đó là sự chịu khó khổ luyện của Nguyên Hãng. Tuy bản thân là một vị thượng quốc hầu, nhưng Nguyên Hãng chưa từng bỏ một bài tập luyện nào.

Nguyên Hãng đã hoàn toàn trở thành một quân nhân chuyên nghiệp, nhập ngũ hai tháng nhưng gương mặt cậu đã rạm đi vì nắng gió, nhưng đồng thời cũng trở lên cương nghị, rắn rỏi hơn.

Ngoài công việc huấn luyện hằng ngày, quân Thần Vũ còn có một nhiệm vụ, đó là án ngữ con đường cái quan từ các lộ phủ phía Nam vào kinh thành.

Cách doanh trại chừng năm trăm mét có một cửa ải làm nhiệm vụ canh gác, kiểm tra người qua lại. Hôm nay vừa vặn đến lượt Nguyên Hãng làm nhiệm vụ.

Cửa ải này được xây dựng bằng gỗ, hai bên đường có hai tháp canh cao khoảng bốn, năm mét. Bên dưới là hàng rào gỗ cao ba mét chạy vuông góc với đường lớ, chỉ để một cửa mở cho người đi qua.

Ở đây thường có khoảng ba mươi lính canh gác, cứ tám tiếng thì thay ca một lần. Công việc rất đơn giản, kiểm tra mọi người qua lại, đề phòng có nội gián của kẻ địch xâm nhập vào kinh thành. Đôi khi cũng chặn bắt cướp đường hay tội phạm trốn chạy.

Hiện giờ Ngyên Hãng đang kiểm tra một đoàn xe ngựa của thương buôn từ lộ Hải Đông vào kinh. Đám này là thương nhân nhà Minh mang theo vải vóc và trà vào Đại Việt buôn bán.

Trên giấy thương thuế có ghi nhập quan từ bến Vân Đồn, nhưng nếu nhập quan từ Vân Đồn, thông thường đều sẽ chở hàng bằng đường thủy, từ cửa Nam Triệu của sông Bạch Đằng đi vào sông Kinh Thày, sau đó qua sông Thiên Đức ( sông Đuống) và cuối cùng là sông Hồng.

Nhưng tên này lại thuê xe ngựa trở hàng đi bằng đường bộ, tuy đường ngắn hơn nhưng rõ ràng tốn kém và không thuận tiện bằng đường thủy. Hơn nữa nếu là đi từ lộ Hải Đông vào kinh thì phải vào từ cửa ải phía Đông Bắc mới đúng, tại sao lại vòng xuống đi vào từ hướng Nam.

Nguyên Hãng thấy đám này rất khả nghĩ, liền cho binh sĩ khám xét thật kỹ xem ó vật gì kahr nghi hay không. Bản thân thì tra hỏi tên cầm đầu.

- Tại sao người không chở hàng bằng đường thủy mà lại chở bằng đường bộ? Hơn nữa tại sao lại đi xuống tận phía này?

Tên này có vẻ đã buôn bán nhiều năm ở Đại Việt, không ngờ có thể nói tiếng Việt khá thành thạo.

- Thưa tướng quân, ngộ không xin được giấy thông quan đường thủy nên mới phải chở hàng bằng đường bộ. Ngộ có một khách hàng ở phủ Kiến Xương nên qua đó giao hàng trước rồi mới quay lại kinh thành nớ. Mong tướng quân giơ cao cao đánh khẽ, chứ lục soát như vậy thì hỏng hết hàng hóa của ngộ à.

Nghe cái giọng của thằng tàu này mà Nguyên Hãng không ưa được. Tuy nhiên lý do cũng xem như là hợp lý. Phủ Kiến Xương hình như thuộc Thái Bình ngày nay, nếu quả thật tên này đi xuống đó trước thì cũng là hợp lý.

Nhưng Nguyên Hãng vẫn có cảm giác tên này có chút khả nghi nhưng lại không tìm được bằng chứng. Việc ông tạm thời cho qua nhưng việc tư thì vẫn phải làm. Ở mỗi quan ải kiểu này đều có lật bất thành văn, muốn hàng háo yên ổn đi qua thì ngoài nộp thuế phải lót tay cho binh sĩ canh gác.

Thấy tên này là người trong nghề mà mãi không thấy có ý kiến gì, chắc nghĩ Nguyên Hãng còn trẻ nên định qua mặt cậu đây mà. Nguyên Hãng cười khẩy, nháy mắt với tên thân binh bên cạnh. Tên này hiểu ý liền vác mâu ra bắt đầu chọc vào đám hàng hóa.

Mà đám lính bên cạnh nhận được ám hiệu cũng bắt đầu lục lọi đám hàng hóa lên. Đến lúc này tên lái buôn mới hoảng sợ cầu xin Nguyên Hãng, lại móc ra trong người mấy thỏi bạc nhỏ cho vào tay cậu, vừa nhìn hàng háo vưuà xin Nguyên Hãng bỏ qua.

Ước lượng số bạc trên tay, cũng cỡ vài lượng, đổi ra cũng phải được vài quan tiền, liền pahát tay ra hiệu, đám lính lúc này mới nhẹ tay hơn. Sau một hồi tra soát nhưng không thấy gì khả nghi, Nguyên Hãng mới cho đoàn xe đi qua.

Gọi tên phó đô phụ trách ra hỏi, người này tên Quý, người lộ Tân Hưng ( một phần Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương ngày nay) , rất am hiểu về sông nước.

- Ngươi quê ở huyện nào phủ Tân Hưng?

- Thưa phó võ úy, thuộc hạ quê ở huyện Thủy Đường, châu Đông Triều ( nay là Thủy Nguyên, Hải Phòng)

- Vậy ngươi biết rõ về đường thủy từ sông Bạch Đằng vào kinh chứ?

- Dạ thưa, thuộc hạ có biết. Do nhà thuộc hạ nằm ngay cạnh sông nên con đường thủy này thuộc hạ rất rõ. Nếu đi thuyền từ cửa Nam Triệu vào kinh sẽ mất khoảng hai đến ba ngày. Nhưng hiện giờ ở một số đoạn sẽ có thủy trại của thủy quân kiểm soát nên đi lại sẽ mất thời gian hơn do phải chịu sự kiểm tra của họ.

- Vậy ngươi thấy mấy tên thương nhân ban nãy có điểm gì khả nghi không?

- Thưa phó võ úy, thuộc hạ thấy mấy tên này rất khả nghi. Hàng hoá chúng mang theo rất ít, e là trừ đi chi phí còn không đủ vốn. Hơn nữa trên thương thuế có ghi chúng nhập quan cách đây đã mười mấy ngày, thời gian đó mà chỉ đi từ Vân Đồn xuống phủ Kiến Xương rồi vòng lại kinh thành thì có vẻ hơi dư thừa.

- Uh ta biết rồi, mang số bạc này đi đổi thành tiền đồng rồi phát cho anh em, cho ngươi thêm một phần nhưng đừng có ăn bớt của anh em đó.

- Dạ thuộc hạ rõ, cảm hơn phó võ úy.

Nguyên Hãng cũng không phải lần đầu làm chuyện này, mỗi lần như vậy đều chia hêt stiền hối lộ cho đám quan quân bên dưới và binh lính. Bản thân thì không lấy một đồng nào bao giờ. Vì hành đọng này mà đám quan quân bên dưới và binh lính đều rất nể phục cậu.

Nhìn đoàn xe ngựa phía xa,Nguyên Hãng bỗng có cảm giác bất an, một dự cảm xấu xuất hiện. Đúng lúc này, ngoài xa xuất hiện bụi đất và tiếng vó ngựa. Xem ra có người đang cưỡi ngựa phi rất nhanh đến đây.

Đám binh lính vội vàng dàn trận, nhưng Nguyên hãng gạt ra, từu âm thanh thì chỉ có một người, không cần thiết phải đề phòng như vậy.

Tiếng vó ngựa ngày càng gần, Nguyên Hãng thấy thấp thoáng trong khói bụi một lá cờ nhỏ màu đỏ. Đây là cờ hiệu của người truyền tin, hơn nữa còn là tin khẩn cấp.

Quả nhiên người cưỡi ngựa mặc trang phục của lính truyền tin, vừa giục ngựa vừa hô lớn.

- Tin khẩn tám trăm dặm, Diễn Châu cấp báo, mau mở ải.

Nguyên Hãng giật thót một cái, vẫy tay cho đám lính tránh khỏi đường. Tên lính truyền tin giục ngựa lao qua, chỉ để lại khói bụi mù mịt trên đường. Cuối cùng cậu cũng hiểu do đâu mà bất an rồi, Chiêm Thành lại một lần nữa xâm lấn.