Bệnh Tình Yêu

Chương 55

Vừa bước vào nhà anh trai, chị dâu Văn Quyên nhìn anh chàng này với vẻ nghi ngờ. “Chú Lệ này, chú bị làm sao thế?”, rồi sờ tay vào trán anh, “Ôi, sao lại sốt thế này?”. Vội vàng tìm thuốc, tìm một lúc mới nhớ ra anh chàng này là bác sĩ, “Chú uống thuốc gì đây nhỉ?’.

Lăng Lệ yêu cầu, “Cho em bát nước gừng nóng.”

Văn Quyên gọi người đi nấu, tiếp theo đó, cả nhà ba người ngồi đối diện với anh, bày sẵn thế trận chờ anh. Chú Hai đã kêu cứu, không biết là chuyện lớn gì đây.

“Giúp em tìm một người.” Lăng Lệ nói thẳng vào vấn đề, “Còn nhớ trước đây em đã từng nói không, muốn dẫn một người về ra mắt anh trai và chị dâu đó?”.

Trọng Hằng nhớ rất rõ, “À, chú còn lấy sô-cô-la của cháu tặng cho cô ấy.”

“Đúng rồi.” Lăng Lệ chẳng thèm bắt bẻ thằng cháu mình keo kiệt, kể tường tận một lượt cho anh trai và chị dâu nghe, từ việc quen Giản Minh như thế nào, nảy sinh tình cảm với cô ấy ra sao, chồng cũ của cô ấy là ai, tại sao Giản Minh lại hiểu lầm anh và Phương Nam, sau đó không gặp nhau như thế nào, sau đó gặp lại nhau ra sao, không nằm ngoài dự đoán, kể đến đoạn gặp Phương Nam, không hẹn mà gặp, ánh mắt của mọi người trong nhà lộ rõ vẻ bất mãn, vì thế khi Lăng Lệ cảm thấy mình nóng sốt đến nỗi mặt đỏ gay lên, cổ họng khản lại, mũi nghẹt lại không thở được, cả người như sắp ngất đến nơi, anh trai Lăng Khang nói một câu, “Thư ký anh mới tuyển tên là Giản Minh.”

Lăng Lệ không cách nào thuận lợi chấp nhận việc này ngay giây phút đầu tiên, “Hả? Cái gì?”.

Thái độ thận trọng và độ lượng của Lăng Khang dần dần trở nên rất chảnh chọe, “Thư ký mới tuyển của anh tên Giản Minh, Giản trong từ “đơn giản”, Minh trong từ “minh bạch.”

Trọng Hằng phấn khích, “Yeahhh, làm chú Hai sợ hết hồn luôn. Cháu gặp Giản Minh rồi, cô ấy rất tốt.”

Lăng Lệ cuối cùng cũng ý thức được rằng, ngay giây phút này đây, bình minh lại đến tìm, dựa vào ghế sofa, “Ôi mẹ ơi!”. Dựa vào khoảng hai giây lại ngồi dậy, cố chấp và nâng cao cảnh giác đến chết cũng không hối hận, “Anh, công việc này là do La Thế Triết nhở vả anh hả?”.

Văn Quyên nói, “Không, Giản Minh là điều động nội bộ của chị…”.

Văn Quyên gặp được Giản Minh vào khoảng thời gian sau Tết, công ty Lăng Khang cần tuyển một vài người, tiến hành phỏng vấn bên bộ phận nhân sự. Giản Minh vốn dĩ đến tìm công việc ở một vị trí rất nhỏ, mức lương cũng không đặc biệt cao, nhưng xét cho cùng làm việc cho một công ty lớn, môi trường làm việc cũng tốt hơn, cơ hội vươn lên nhiều hơn, cho dù một vị trí nhỏ như thế, người tham gia ứng tuyển cũng rất đông. Đối thủ cạnh tranh của Giản Minh đều là những sinh viên mới ra trường, những người ở lứa tuổi này của cô, đáng nhẽ đã làm chủ quản, ngồi sau bàn làm việc xoi mói bắt bẻ người ta rồi mới đúng. Giản Minh cảm thấy, mặc dù điểm môn viết của mình không tệ, nhưng tổng hợp các nhân tố khác, cô cho rằng khả năng chiến thắng không cao, tốt nhất đừng lãng phí thời gian, tự dừng bước không đi tiếp nữa, bỏ chạy lúc lâm trận. Đứng đợi thang máy ở hành lang, không chịu được người đông, Giản Minh lại đang sốt ruột đi tham gia phỏng vấn ở một đơn vị khác cũng đang tuyển người, nhìn ngang nhìn dọc, nhìn thấy một thang máy không có người, quả quyết bước tới nhấn nút thang máy. Còn nghĩ rằng, mấy người đó ngốc thật, chen chúc nhau chờ thang máy đó?

Trong thang máy Giản Minh đang chờ, chỉ có hai người, là Văn Quyên và một người bạn trong nhóm các quý bà của chị ấy. Người bạn này của Văn Quyên đi châu u du lịch mới về, mang về cho anh trai Lăng Khang phô mai Parmigiano Reggiano mà anh ấy yêu thích, mới sáng sớm đã mang đến, tiện thể đi ra ngoài dạo phố với Văn Quyên. Thang máy họ đi là thang máy chuyên dụng cho nhân viên quản lý cấp cao trong công ty, cho nên, khi Giản Minh mặc bộ quần áo rất quy củ, áo trắng váy đen, tác phong chẳng tự nhiên chút nào, nhìn thế nào cũng không giống “tầng lớp quản lý” men theo cửa thang máy bước vào, cảm thấy không hiểu ra làm sao cả. Có điều Văn Quyên là một bà chủ vô cùng hiền hòa, không làm khó dễ Giản Minh, còn hỏi, “Xuống lầu mấy?”.

“Lầu một, cảm ơn.” Giản Minh thoải mái tiếp nhận sự chăm sóc của Văn Quyên, không cảm thấy có gì khác thường.

Văn Quyên cũng không cảm thấy không được tôn trọng, còn than thở tầm phào với bạn mình, “Thời gian ấy à, trôi qua nhanh thật, cứ nhìn chúng ta đi, từ những thanh niên tốt đẹp của thời đại Ngũ Tứ, thoắt một cái biến thành những bà tám tuyệt đỉnh…”.

Người ta còn chưa kịp phản ứng lại với Văn Quyên, Giản Minh đã bật cười khì khì trước, con người của cô, từ trước đến nay đều dễ khóc mà cũng dễ cười, vừa cười vừa phát hiện ra mình liều lĩnh, vội vàng nhận lỗi, “Em xin lỗi ạ.”

Giản Minh đã cười như thế, bạn của Văn Quyên cũng không biết phải nói thế nào. Đúng lúc đó điện thoại của Văn Quyên đổ chuông, chị lấy điện thoại trong túi xách ra, động tác hơi mạnh, chiếc áo khoác mang đậm bản sắc nước ngoài đang mặc trên người xoạc xoạc, đứt chỉ phía trên vai áo.

Bạn của Văn Quyên trêu chị, “Ai bảo tham đồ rẻ, tốn năm mươi đồng rước cái của này về.”

Văn Quyên bận rộn xử lý xong cuộc điện thoại kia, hơi lo lắng, “Giờ phải làm sao đây?”.

Vừa nói xong, thang máy vừa đến lầu một, mọi người đáng lẽ phải đi ra, nhưng vì áo khoác của Văn Quyên có vấn đề, chị và bạn vẫn đứng yên.

Đáng lẽ Giản Minh cũng đi rồi, nhưng cô có ấn tượng sau sắc với câu nói đùa lúc nãy của Văn Quyên, hơn nữa cảm thấy Văn Quyên trông có vẻ cũng dễ gần, trong lòng tự nhiên có cảm giác gần gũi, một người bình thường không muốn xen vào câu chuyện của người khác chủ động yêu cầu, “Hay là để em may lại giúp chị, em có mang theo kim chỉ.”

Thứ nhất, Văn Quyên có cảm tình với cô bé hay cười và liều lĩnh này, thứ hai, cũng là vì hiếu kỳ, ai khi không đi ra đường mang theo kim chỉ làm gì? Mặc dù khâu vào rồi cũng không thật cần thiết lắm, nhưng vẫn đồng ý, “Được, thế làm phiền em vậy.” Thế rồi, mọi người đều ở Thời đại Ngũ Tứ[1] trong thang máy, Văn Quyên cởϊ áσ khoác ra đưa cho Giản Minh khâu lại.

[1] Thời đại Ngũ Tứ: Vào khoảng thời gian xảy ra phong trào Ngũ Tứ, là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ.

Trong túi xách của Giản Minh có một kim chỉ nho nhỏ, trong đó có đầy đủ các loại nút to nhỏ, chỉ đủ các màu, mấy cây kim, quả thật có màu chỉ hợp với màu áo khoác của Văn Quyên, cô nhanh nhẹn luồn kim, bắt chuyện với Văn Quyên, “Chiếc áo này đẹp quá, năm mươi tệ thôi sao, mua ở đâu vậy ạ?”.

Văn Quyên tự dưng có hứng, cố ý trêu Giản Minh, “Vớ được ở cái chợ bán sỉ bên cạnh sở thú đó.”

Giản Minh vốn luôn thật thà, tin ngay, “Đã lâu lắm rồi em không có thời gian ra phố, lúc nào phải đi ra đó vớ đại mới được.”

Văn Quyên và người bạn nghe Giản Minh nói thế mím môi cười suốt, họ không hề có ác ý, chỉ cảm thấy vui. Thực tế là Văn Quyên mua chiếc áo khoác này ở một sạp nhỏ của một người Di-gan bày bán tại Paris, năm mươi Euro. Chất liệu vải và đường may của chiếc áo này không phải cực kỳ tuyệt vời, kiểu dáng không nổi bật, nhưng sắc hoa được thiết kế rất tinh tế, Văn Quyên như bị tiếng sét ái tình, bị thu hút đến nỗi không cất bước chân lên nổi, cho dù khoác lên người có nhỏ hơn một size, kết quả cũng không phải tốt lắm, nhưng Văn Quyên nói, “Bà đây rất thích chiếc áo này, giống như nɠɵạı ŧìиɧ vậy đó, đến cả thần linh cũng không thể ngăn cản được sự tồn tại của nó.” Một mực phải đem bằng được chiếc áo này về nhà, hơn nữa còn cảm thấy rằng, khoe khoang với nhóm các quý bà đó rằng mình đã mua được chiếc áo cực phẩm, độc nhất vô nhị chỉ với giá năm mươi Euro, tốt hơn nhiều so với mấy món hàng xa xỉ phẩm đắt tiền. Ai ngờ vừa mới mặc được mấy lần, chiếc áo cực phẩm đó xảy ra chuyện như thế này, nói thật, còn không bằng chiếc áo mua ở chợ bán sỉ về nữa. Văn Quyên rất thích tính thật thà của Giản Minh, phát huy hết cỡ tính dễ gần từ trước đến nay của mình, hỏi Giản Minh, “Tại sao lại lâu rồi không có thời gian dạo phố? Những cô gái xinh đẹp như em đây bận như thế nào cũng phải đi dạo phố mua sắm chứ?”.