Marguerite (Ngày Xuân)

Chương 3: Hôm nay đi gia sư thế nào?

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Bến cuối tuyến 403 là khu nhà lụp xụp phía Nam thành phố. Nếu “lâu năm” được dùng để hình dung nơi Hứa Tri Nhan đang ở, vậy nơi này có thể gắn với hai chữ “cũ kỹ”.

Thực chất, không có quá nhiều người ở khu này, đa phần là người già và trẻ nhỏ. Những người trẻ không mua nhà ở những khu tấp nập của Lư Châu, thì cũng đánh liều dấn thân đến các thành phố phồn hoa khác.

Trình Liệt xuống xe, chân trời còn hắt sáng, kéo dài bóng thủy sam trải dọc hai bên đường nhựa.

Đi từ chỗ dạy thêm về đến đây hết đúng 50 phút ngồi xe buýt, thậm chí còn lâu hơn lúc đổi tuyến đi học ngày thường. Nếu không có gì thay đổi trong 50 phút, mỗi ngày đi dạy anh có thể dùng gần hai tiếng để làm bài tập lớp 12, cuối tháng Bảy có lẽ sẽ xong nửa cuốn.

Rẽ vào khu nhà cũ không bảo vệ, có ông cụ cầm quạt hương bồ ngồi hóng mát, mỉm cười hiền từ nhìn cháu mình nghịch nước gần đó.

Tòa nhà xập xệ bốn, năm tầng san sát, tường trắng rạn loang lổ, tróc ra thành

từng mảng. Chẳng rõ mầm thường xuân bén rễ từ khi nào, chớp mắt cả tòa nhà đã nhuộm màu thường xuân xanh mượt.

Trình Liệt đẩy cửa lớn màu xanh đậm trên hành lang, lên tầng hai. Nhà anh là hộ bên trái.

Cả nhà im ắng, ba phòng ngủ chỉ có độc phòng giữa là đóng kín. Trình Liệt để ba lô xuống, bước đến gõ cửa.

“Trình Dương.”

Không có tiếng trả lời, Trình Liệt vặn tay nắm, đẩy cửa vào.

Trình Dương 10 tuổi vô cảm ngồi trước bàn học, miệt mài viết gì đó. Trang A4 trắng đặc số là số, có lẽ đã viết được hơn 20 tờ rồi.

Trình Liệt vào phòng, thấy những số này bèn xoa đầu Trình Dương, cười nói: “Hôm nay Einstein nhà mình nghiên cứu số Pi à.”

Trình Dương không trả lời, chỉ viết tiếp.

Trình Liệt hỏi tiếp: “Tối nay ăn mỳ nhé?”

Trình Dương vẫn không trả lời.

Trình Liệt hé cửa sổ cho thoáng, bật thêm đèn vì sợ hại mắt em, sau đó ra ngoài, đóng cửa phòng cho Trình Dương.

Tủ lạnh còn nửa bịch mỳ, vừa đủ cho ba người ăn.

Lúc Trình Liệt đang ốp trứng, cửa chính vang tiếng vặn khóa. Trình Mạnh Phi về đến nhà đã lục đυ.c thay giày, vào nhà vệ sinh rửa mặt.

Nửa lưng áo trắng đã dão của ông đẫm mồ hôi.

Ông vắt khăn mặt, lau vùng cổ và cánh tay thô ráp của mình, đứng ở cửa phòng vệ sinh nói với Trình Liệt: “Trời mát thế này mà làm có một tiếng đã mồ hôi như tắm. Lát ba còn phải qua bên phía Tây thành phố, chỗ tối hôm kia ấy. Chiều người ta gọi bảo hoa mới nhận không đủ dùng, cần thêm 200 chậu trầu bà (1) và 10 chậu phát tài (2) nữa. Đúng là công ty to, đặt bao nhiêu cây.”

(1) Cây Trầu Bà(2) Cây Phát TàiDầu sôi tí tách trong bếp, Trình Liệt nghe vậy, bất giác đáp: “Thế ăn cơm xong con đi với ba.”

Trình Mạnh Phi: “Thôi! Ba với hội chú Lý chuyển gần xong rồi, lát nữa mình ba sang phía Tây thành phố là được. Nếu con không bận thì lái xe sang vườn hoa, giao ít lan quân tử (3) với thường xuân (4) cho Tiểu Tống, tiện thể bảo là ba giới thiệu mối cho cô ấy nhé. Công ty to phía Tây thành phố kia cần lẵng hoa khai trương, ba xin cả danh thϊếp rồi, con đưa danh thϊếp, bảo cô ấy chủ động liên hệ với người ta.”

(3) Lan Quân Tử(4) Cây Thường Xuân“Hôm qua mới giao cho bên chị Tống mà ạ?”

“Chiều nay cô ấy gọi sang, bảo hôm qua ba con mình vừa đi chân trước, chân sau đã có người đến mua hết hoa. Thấy bảo gần đấy có khách sạn sửa lại chuẩn bị khai trương, còn đặt trước lẵng hoa chỗ cô ấy. Tiểu Tống đoán khách sạn mới khai trương cần nhiều hoa, bảo ba giao nhiều nhiều qua, nhà mình vừa bán được, cô ấy cũng ăn được thêm ít lãi. Ba giới thiệu mối ngược lại cho cô ấy, còn trẻ mà tàn tật thế, lập nghiệp có dễ gì đâu.”

Mỳ chín, Trình Liệt tắt bếp, giọng Trình Mạnh Phi thêm rõ ràng khi không có tạp âm.

Trình Liệt vừa múc mỳ vừa nói: “Con biết rồi, tí nữa ăn cơm xong con gọi điện xác nhận số lượng, tối giao qua cho chị ấy.”

Trình Mạnh Phi ra khỏi nhà vệ sinh, mỳ dương xuân nóng hổi đã lên bàn.

Ông gõ cửa phòng Trình Dương: “Tiểu Dương, ra ăn cơm nhanh. Xem anh con nấu gì này, mỳ dương xuân đấy! Mau lên!”

Bấy giờ Trình Dương mới có động tác khác. Cậu mở cửa phòng, không nói không rằng, ngồi vào bàn bắt đầu ăn mỳ.

Trình Mạnh Phi nhìn Trình Dương, cười vài tiếng: “Thằng nhóc này ăn được đấy nhỉ? Tốt, tốt lắm.”

Trình Liệt rút hai tờ giấy lau trán cho Trình Dương, không rõ tại sao cậu lại rịn mồ hôi.

Trình Mạnh Phi đánh mắt nhìn Trình Liệt, ăn mấy đũa mỳ to rồi hỏi: “Hôm nay đi gia sư thế nào? Học sinh kia nghe lời không?”

Trình Liệt chợt nhớ đến khuôn mặt xinh đẹp của Hứa Tri Nhan, cười đáp: “Nghe lời lắm ạ.”

“Bao tuổi? Lực học trước kia thế nào? À mà, chỗ đấy có xa nhà mình không?”

“Ngay khu nhà đối diện tiệm hoa mới mở của chị Tống ạ. Học sinh nữ bằng tuổi con, rất thông minh.”

Trình Mạnh Phi kinh ngạc nói: “Khéo thế à? Thế cũng không gần lắm, phải ngồi buýt mất một lúc. Bằng tuổi con là chuẩn bị lên lớp 12 hả? Giỏi rồi còn học gia sư à? Mà cũng phải, mấy đứa càng thông minh càng thích học. A Liệt này, ba không định cười nhạo gì đâu, nhưng con đừng để bị người ta hỏi hớ nhé, ha ha ha.”

Trình Liệt nhướng mày: “Ba cứ lo cho ba trước đi, đừng để sụn lưng nữa là được.”

Mấy tháng trước, Trình Mạnh Phi phấn khởi vì nhận được đơn đặt cây ươm số lượng lớn từ thành phố khác, đang khuân hàng bỗng bị sụn lưng, phải nghỉ một thời gian mới buôn bán tiếp được.

Khi ấy không phải nghỉ Đông, cũng chẳng phải nghỉ Hè, Trình Liệt vừa đưa đón Trình Dương đi học, vừa lo việc học của bản thân, cộng thêm chăm sóc vườn hoa.

Những việc thường ngày của Trình Mạnh Phi đều đặt lên vai anh. Trình Mạnh Phi có thể ngơi nghỉ, nhưng cây giống, mầm non và những đóa hoa đã nở trong vườn thì không, chúng cần được người chăm sóc mỗi giây mỗi phút. Lúc ấy Trình Liệt thật chỉ ước mình có ba đầu sáu tay cho xuể.

Trình Mạnh Phi kinh doanh hoa cảnh gần 20 năm. Từ khi Trình Liệt có ký ức, đã trông thấy ba chăm hoa chăm cỏ, lăn lộn khắp thị trường cây, hoa và chim cảnh.

Dạo đó nghề này đâu kiếm được mấy đồng. Kinh tế còn kém phát triển, người người nhà nhà chỉ tích tiền nuôi cơm, hiếm ai người chịu vung tiền dư cho cây cảnh.

Năm Trình Liệt 11 tuổi, bà Trần Thụy mẹ anh hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ. Bà ra đi khi mới ngoài 30, để lại hai cậu con trai côi cút cho Trình Mạnh Phi.

Trình Dương hơn 2 tuổi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tự kỷ chức năng cao (5). Bệnh tự kỷ cần được điều trị từ giai đoạn đầu mới hiệu quả, song chi phí rất cao, bệnh lại không trị được tận gốc.

(1) Rối loạn Aspenger còn được biết đến là rối loạn tự kỷ chức năng cao, hay “tự kỷ thông minh”. Người bị hội chứng Asperger phát triển trí tuệ và ngôn ngữ bình thường nhưng lại có khả năng giao tiếp kém. Họ thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm, đặc biệt tập trung tới vấn đề yêu thích. Vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.

Những trẻ mắc hội chứng Aspenger thường hay bị trêu chọc, cô lập do khả năng giao tiếp kém, khác biệt so với người khác nhưng lại có thể có chỉ số thông minh cao và đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực nào đó.

Một số

thiên tài trong lịch sử được biết đến mắc hội chứng Aspenger như Albert Einstein và Isaac Newton.

Đầu đau như búa bổ, lại không tài nào giương mắt nhìn cuộc đời con bị hủy hoại như vậy, Trình Mạnh Phi dùng toàn bộ tiền tiết kiệm mua 20 mẫu đất để ươm mầm, tự đứng ra buôn bán làm ăn.

Cuộc sống những năm đó được cải thiện rõ rệt. Ngày càng có nhiều người bỏ tiền mua niềm vui, vậy là kế làm ăn ấy cũng tạm bợ được qua ngày.

Mấy năm trước, Trình Mạnh Phi lại mua thêm 10 mẫu đất. Ai dè khi ấy thiên tai, lũ lụt ồ ạt làm ông mất sạch 20 nghìn tệ vốn khởi điểm.

Vừa mới xử lý êm xuôi, sang Đông định làm lại lần nữa, nồi hơi trong nhà kính khói bốc ngùn ngụt, tia lửa lan sang màn rơm màn rạ đắp bên trên. Mồi lửa nhanh chóng nuốt trọn tất cả.

Tiền vay chưa trả hết, tiền lỗ lại tăng thêm.

Trình Mạnh Phi và Trình Liệt 15 tuổi úp mỳ ăn, kiếm tiền cho qua ngày. Nợ trước chồng nợ sau lên đến gần 600 nghìn tệ, trong đó gồm 100 nghìn vay người khác để khám bệnh cho Trình Dương.

Thiếu hay nợ tiền cũng chẳng hề gì, chỉ sợ không có cách và không đủ tiền cho Trình Dương đi khám.

Khi ấy Trình Mạnh Phi không thở than cũng chẳng tuyệt vọng, thậm chí còn cười, vỗ vai Trình Liệt: “Ba vất vả nuôi hai đứa bay, đi học nhớ chú tâm nghe chưa? Bay là hy vọng của đất nước, là cây rung tiền của ba, không thi được vào Thanh Hoa, Bắc Đại sao xứng công ba lên rừng xuống bể?”

Đường dài lận đận càng đúc rèn nên sự lạc quan, bền bỉ, chịu thương, chịu khó ở Trình Mạnh Phi. Tuy từng nhận trái đắng, ông vẫn chạy vạy khắp mối lái lớn bé, bền bỉ không biết mệt. Chẳng ai biết một ngày sau sẽ gặp phải họa gì, chi bằng cứ chăm chỉ kiếm tiền phòng thân.

Trình Mạnh Phi nhớ lại khoảng thời gian đó mà thấy chuyện thật như đùa, ông nói: “Sụn lưng thôi mà, mấy chục tuổi rồi lưng còn khỏe thì bệnh viện kiếm tiền vào đâu? Như thế gọi là cống hiến cho xã hội, xúc tiến phát triển kinh tế biết chưa?”

“Vâng, tùy ba.” Trình Liệt hừ cười.

Trình Mạnh Phi quơ hai ba đũa mỳ, lau miệng qua loa, không rảnh đấu võ mồm với Trình Liệt mà đứng lên, để danh thϊếp của bà chủ tiệm hoa lên bàn: “Ba đi đã, có việc thì gọi điện. Ba sang phía Tây thành phố rồi về, phải đưa đến trước 9 giờ cho người ta. Đi đã đây.”

Trinh Liệt: “Trời mưa đường trơn, ba nhớ cẩn thận.”

Trình Mạnh Phi xua tay, khuất bóng sau cửa ra vào.



Rửa bát đũa xong, Trình Liệt lấy điện thoại bàn gọi cho bà chủ tiệm hoa, đầu bên kia mau chóng bắt máy.

Trình Liệt nói: “Em là con trai ba Trình Mạnh Phi. Ba em bảo chuyển một ít lan quân tử và thường xuân sang chỗ chị, chính xác là bao nhiêu bồn ạ?”

Bà chủ báo số lượng, Trình Liệt ghi lại tên hoa và số lượng cần giao, trước khi cúp điện thoại còn xác nhận lần nữa.

Có vẻ như trời không định mưa tiếp, nhưng Trình Liệt vẫn đóng của sổ, tắt cả quạt trong phòng Trình Dương.

Trình Dương lại đang viết số Pi, Trình Liệt bật đèn bàn, rót cốc nước để bên cạnh cho em.

Biết Trình Dương không đáp, anh vẫn nói: “Trình Dương, anh ra ngoài có việc, chắc hơn hai tiếng nữa sẽ về.”

Trước khi đi, Trình Liệt không tắt đèn phòng khách, thậm chí còn bật đèn phòng mình và phòng Trình Mạnh Phi lên. Đèn trong nhà sáng trưng, bởi Trình Dương sợ tối.

Trình Liệt dùng con xe dựng ở hành lang đến vườn hoa, mất khoảng 10 phút đạp để qua đó.

Khu nhà cũ xoàng xĩnh này chỉ cách vùng ngoại ô một con đường.

Vườn hoa ba mươi mẫu đất như trải dài bất tận trong đêm tối. Bóng đèn được Trình Mạnh Phi cột vào gậy trúc là ánh sáng duy nhất giữa tấm màn đen này.

Đúng lúc này Trình Liệt gặp được chú Lý đang định ra về. Chú Lý là người làm Trình Mạnh Phi thuê, đã đi theo và làm việc này nhiều năm rồi, bởi vậy cũng thân quen với Trình Liệt.

Biết Trình Liệt định làm gì, chú Lý chỉ xe van đỗ ven đường: “Ba cháu để lại chìa khóa đấy, thùng xe còn trống. Bên kia bảo lấy bao bồn, chú bê ra cho.”

“Dạ thôi chú ơi, cũng không nhiều lắm, cháu tự bê là được ạ. Chú mau về đi chú, muộn quá rồi.”

“Ừ thế thôi, lúc nãy cũng mới làm cả tiếng với ba cháu, người rệu rã hết cả. Ở đây tối lắm, cầm đèn pin này mà dùng.”

“Vâng, chú về ạ.”

Một mình Trình Liệt mất gần 20 phút để bê những bồn bà chủ yêu cầu ra xe. Chậu nhỏ còn đỡ, hai chậu phát tài cao một mét rưỡi cuối cùng là khiến anh hao sức nhất.

Thùng xe van được cải tạo đã dỡ hai hàng ghế sau, dành chỗ để chở hàng. Mấy năm trước luôn dùng con xe này, sau mới thấy nó không phục vụ được một vài đơn hàng số lượng lớn.

Khi ấy tuy không dư giả, Trình Mạnh Phi vẫn nghiến răng bỏ mấy chục nghìn tệ mua xe chở hàng chuyên dụng. Con xe này để lái chơi, hoặc chuyển đơn hàng nhỏ.

Trình Liệt đóng cửa thùng xe, ngồi vào ghế lái.

Xe van màu bạc lọc xọc chạy khỏi đường đá của vườn hoa, ra đến đường nhựa mới êm dần.

Trình Liệt đặt một tay lên vô lăng, rút CD nhạc Anh tiêu đề màu vàng khỏi chồng đĩa trong cốp tay. Nhét vài lần vào đầu đĩa, tiếng nhạc dịu nhẹ mau chóng choán cả buồng xe.

Trời tối đen, mưa vừa tạnh, ánh trăng nào đã tỏ.

Đèn pha chiếu xa, bánh xe lăn đều trên mặt đường cuốn lên hơi nước ẩm ướt. Hàng thủy sam ven đường dạt mình theo gió, mãi sau mới lặng.

Hết chương 3.