Đêm Hội Long Trì

Chương 6

Khi Nguyễn Mại đến nhậm chức Hộ thành binh mã sứ, chàng lấy làm lạ rằng công việc không có một chút gì là tổ chức cả. Binh lính thì uể oải, ngựa thì gầy yếu, việc tuần phòng thì sơ sài, công văn thì bề bộn. Hỏi các thư lại thì đối đáp mơ hồ, ẩn húy, không rõ rệt một điều gì.

Hôm trước chàng đem gia quyến lai kinh - mẹ chàng không theo đi, vì muốn tránh nơi phồn hoa đô hội - thì hôm sau chàng ra công đường làm việc. Tuổi quá trẻ trung của quan Hộ thành đối với một chức vụ rất hệ trọng làm cho bọn ti thuộc kinh ngạc. Nguyễn Mại thức suốt đêm, xem hết những công văn, đơn từ giấy má, trong số đó có hàng 30 lá đơn khiếu nại Đặng Lân vì tội hãʍ Ꮒϊếp và gϊếŧ người lấy của. Chàng thảo tập sớ rất dày, đề nghị một chương trình cải cách tuần phòng rất chu đáo và xin nghiêm trị tất cả mọi người trái phép, bất luận hoàng thân quốc thích. Chương trình cải cách được Chúa duyệt y, nhưng những đơn kiện Đặng Lân không thấy trả về.

Chàng biết đó chỉ là sự tất nhiên, nên không lấy gì làm phật ý. Chàng đem hết cả tài lực, nhiệt thành, khôn khéo ra tổ chức lại công việc tuần sát trong kinh thành, chỉ có mấy hôm, kết quả đã rực rỡ. Kinh thành đã thấy thực hiện một nền trật tự mới mà dân thường khao khát, tên Nguyễn Mại đã được mọi người nói đến một cách kính phục.

Nhưng nỗi canh cánh trong lòng Nguyễn Mại là việc Đặng Lân. Ngay khi tới kinh thành, tin Quỳnh Hoa bị Chúa ép gả cho Cậu Trời đã khiến chàng tức giận. Tức giận nhất là vì cuộc tình duyên ấy sẽ làm khó công việc tiễu trừ Đặng Lân mà chàng dự định. Một tầng khó nữa là bọn ti thuộc cứ nghe thấy nói Cậu Trời là sợ khϊếp đảm đi. Nguyễn Mại một mặt nêu cao tinh thần vị nghĩa, một mặt dạy cho thuộc hạ những môn võ rất hóc hiểm. Lòng hào hiệp, trí quang minh, sự săn sóc, nhất là tài điều khiển đã đem lại cho quan Hộ thành trẻ tuổi những tay sai đắc lực tận tâm. Một hôm chàng triệu tập mọi người lại, hiểu dụ:

- Các ngươi cứ thẳng tay làm việc. Kẻ nào trái phép bất luận sang hèn cứ giải nộp. Tội vạ đâu đã có bản chức chịu. Trong khi thừa hành chức vụ các ngươi không bao giờ được do dự, hèn nhát. Nên nhớ rằng lúc nào các ngươi cũng được bản chức bênh vực cho đến cùng. Bản chức thà chịu chết còn hơn để các ngươi mang vạ. Bản chức chỉ yêu cầu các ngươi có thế. Sau nữa bản chức khuyên các anh em không nên lộng hành, không được vô lễ, lúc nào cũng phải tươi cười nhã nhặn đối với mọi người. Bản chức mong rằng các ngươi sẽ hết sức giúp bản chức, và cố làm sao cho nha Hộ thành nêu được tấm gương đại nghĩa trong nhân gian.

Sau khi đã chỉnh đốn công việc được ít nhiều, chàng mới đến chơi Nguyễn Thị lang phu nhân và để thăm Bảo Kim. Thấy bạn không có nhà và phu nhân rầu rầu, chàng hỏi thì phu nhân đáp:

- Kim xin phép đi chơi ba ngày, nay đã mười hôm chưa về. Mấy hôm nay bác nóng ruột quá, cháu đã biết đó: em đi đâu, thường đúng hẹn thì về, không bao giờ lại quá lâu như thế. Bác chỉ sợ có sự gì xảy ra thì bác đắc tội với bác trai nhiều lắm.

Nói xong phu nhân sụt sùi khóc. Mại khuyên giải phu nhân, lại hỏi:

- Thưa bác, chú Kim đi từ hôm nào?

- Chiều hôm mồng mười tháng Chín.

- Chính hôm cưới Quận chúa phải không, bác?

Phu nhân nghĩ ngợi một lúc rồi đáp:

- Có lẽ phải, à phải đấy. Hay là...

- Thưa bác, có lẽ nhân hôm tốt trời thì đi chơi ngoạn cảnh, mải vui quên về đấy thôi; chắc không có điều chi quản ngại. Thưa bác, bọn Trần Thành có nhà không? Bác hỏi chưa?

- Chúng đi cả chưa người nào về.

Mại thân mật:

- Thưa bác, bác không lấy vợ cho chú nó, hai lăm hai sáu tuổi rồi. Cũng vì thế mà chơi vui quên cả đường về. Hôm nào chú ấy về thì bác đánh cho một trận, rồi liệu tìm đám nào mà cưới vợ cho chú nó. Bác đã già rồi, cũng phải có người giúp đỡ việc nhà chứ.

- Bác có không nghĩ đến việc ấy đâu! Chỉ vì nó ương gàn, tiếng rằng ngần ấy tuổi đầu, mà dại dột, có đâu được như cháu. Bác đã tìm cho bao nhiêu đám mà nó không ưng đám nào. Nó thì nó muốn cả trời, cháu ạ.

- Thưa bác, cháu lạ gì chú Kim. Chú ấy không khó tính đâu, bác ạ. Chắc vì chưa đứng số đấy thôi.

- Cứ như cháu, cháu đoán nó đi đâu?

- Bác không lo, cả bọn đi chưa có ai về thì tức là họ còn mải mê ở đâu đấy thôi, cháu xin đi tìm chú nó về cho bác.

- Nay cháu đã có địa vị. Chúa thượng lại nể, còn em thì lêu lổng chơi bời, bác thấy thẹn cho em.

- Thưa bác, cháu chỉ là một đứa vũ phu. Chú Kim học rộng tài cao thế nào cũng làm rạng vẻ tổ tông. Chẳng mấy lúc đã Thị lang, Tham tụng.

Nguyễn Mại nói chuyện qua loa với phu nhân, liệu lời an ủi, rồi đứng dậy cáo lui. Chàng lên ngựa ra roi về nhà, ruột nóng như lửa đốt. Chàng lấy làm lo cho các bạn, vì mười phần, chàng đã đoán ra bảy, tám công chuyện. Chàng đã biết mối tình tha thiết của Bảo Kim đối với Quận chúa. Chắc sau một phút điên rồ, Bảo Kim đã định làm một thủ đoạn gì để cướp lại người yêu. Và một khi Bảo Kim đã định thì các bạn chàng tất không từ nguy hiểm lăn vào giúp sức. Nguyễn Mại đã rõ cái tình bằng hữu nồng nàn của bọn “Long thành thất kiệt”, mối tình khăng khít như keo và cao trọng như núi. Chàng tự trách:

- Tội ta không nhỏ, lai kinh bốn năm hôm mới đến thăm bạn. Bảo Kim làm sao thì ta mang hận suốt đời!

Chàng lại có ý trách Bảo Kim hấp tấp, không đợi chàng, đã vội đem cái sức văn nhược ra để mưu một công việc khó khăn, mua lấy sự thất bại!

Thấy chàng về, có vẻ tư lự, vợ chàng hỏi:

- Thầy nó có việc chi mà lo nghĩ?

Chàng đáp:

- Tôi có việc này vội, phải đi ngay. Chú Kim có lẽ nguy.

- Chú Kim làm sao?

- Mình không cần biết. Tôi phải đi ngay may ra mới kịp cứu chú ấy.

Chàng suy tính một lúc, rồi gọi hai tên lính tâm phúc nhất là Phạm Kính, Đặng Phan vào bảo:

- Hai anh vốn có tài võ nghệ, lại có đảm lược, ta muốn nhờ một việc...

Phạm Kính thưa:

- Bẩm quan lớn truyền gì?

- Tối nay ta muốn vào phủ Đặng Lân thám xét tình hình trong phủ ấy, hai anh tính sao?

- Bẩm quan lớn, chúng con không sợ gì, nhưng thiết tưởng đấy là nơi nghiêm cấm, từ trước đến nay chưa ai dám vào...

- Vậy thì chúng ta vào. Hai anh nên giắt cả đồ ám khí, tối nay ta khởi hành. Nên nhớ thành Phú Xuân ta còn coi rẻ, huống chi là cái phủ con của thằng Đặng Lân.

- Chúng con xin theo quan lớn.

Tối hôm ấy, trời mưa tầm tã, ba cái bóng đen từ nha Hộ thành lặng lẽ tiến vào phủ Đặng Lân. Sau khi vượt hào, họ cùng trèo tường nhảy vào trong vườn: tường tuy cao và có cắm đầy những mảnh thủy tinh, nhưng Nguyễn Mại có thuật riêng nên họ trèo một cách dễ dàng. Vốn có đôi mắt tinh suốt và đã quen bóng tối, chàng đi trước dẫn đường cho hai tên lính. Chợt họ cùng núp cả sau một gốc cây. Có người đuổi theo nhau và tiếng con trai con gái. Tiếng con gái:

- Em xin bác, em lạy bác tha cho em.

Tiếng con trai:

- Chẳng bác với cháu, chẳng lạy với van gì! Bằng lòng hay không bằng lòng thì nói...

Người con trai như đã đuổi kịp, vì có tiếng nói:

- Im ngay không tao đâm chết. Vào đây!

Nguyễn Mại đồ ngay đấy là một cuộc trên bộc trong dâu luôn diễn trong phủ ô uế. Chàng theo riết họ, chúng tiến vào một ngôi nhà nhỏ. Lửa vừa bật, người con trai kêu rú lên một tiếng kinh hãi: ba người tráng sĩ bước vào. Một lưỡi kiếm sắc như nước kề ngay vào cổ y. Mại lạnh lùng hỏi:

- Mi là ai?

- Bẩm quan lớn, con là Đào Văn Kiên, tên kia đáp một cách sợ hãi và ngập ngừng.

- Còn ả kia?

Người con gái thưa:

- Bẩm quan lớn, chúng con là con nhà lương thiện, bị bác này và mấy người nữa bắt vào trong phủ, xin quan lớn tha cho con được về.

Mại hỏi Kiên:

- Sao mi lại vô cớ bắt người lương thiện vào đây làm gì?

- Bẩm quan lớn, chúng con theo lệnh Quốc cữu, bắt những mỹ nữ để Quốc cữu dùng.

- Mi đã bắt cho Quốc cữu thì đem người ta đến đây làm gì?

Mại nhìn người con gái, quả là một người mặt hoa da phấn, trông có vẻ e lệ hơn là vẻ lẳиɠ ɭơ. Đào Văn Kiên thấy tráng sĩ hỏi vặn, ấp úng không sao đáp nên lời. Y định chạy trốn, nhưng Mại đã giữ lại, bàn tay sắt của chàng bóp chặt bàn tay y. Kiên nhăn mặt kêu đau, lạy lấy lạy để. Mại cười nhạt nói:

- Mi cậy thế cậu mi, ỷ quyền ức hϊếp người ta. Ta nghe đồn mi là một trong ba tay sai đắc lực nhất của Đặng Lân có phải không?

Đào Văn Kiên thất sắc, không hiểu làm sao tráng sĩ lại biết tỏ tường như thế.

Mại tiếp:

- Đêm hội Long Trì, mi theo cậu mi đánh nhau với bọn học trò Quốc Tử Giám. Ta còn nhớ rõ mặt mi. Tội ác của mi nhiều lắm, nhưng ta cũng tha cho. Tha cho cả tội này.

Mại chỉ người con gái rồi lại tiếp:

- Cậu mi mà biết mi tự tiện thông gian với người kia chắc mi cũng không thoát chết. Nhưng ta làm ngơ cho. Ta chỉ cần mi giúp cho một việc: mau chỉ cho ta nhà giam công tử Bảo Kim. Ta là quan Hộ thành binh mã sứ đây.

Đào Văn Kiên trố mắt kinh ngạc nhìn Nguyễn Mại, người mà chúng vừa sợ, vừa ghét. Biết là có việc với một tay lão luyện, Kiên nói:

- Bẩm quan lớn, xin quan lớn tha phúc cho con. Bảo Kim công tử, con quan cố Nguyễn Thị lang phải không?

- Phải.

- Chính hôm nay là phiên con đánh các cậu ấy.

- Bẩy người phải không?

- Bẩm quan lớn tám.

- Đó là các bạn của ta. Mi dẫn ta đến, không những ta tha tội chết cho mi, mà còn thưởng công cho là đằng khác. Đi mau!

Sợ tiết lộ, chàng sai Đặng Phan trói người thiếu nữ lại, rồi ba thầy trò theo Đào Văn Kiên đi. Qua những nhà ngang dãy dọc, họ đến một căn nhà kiên cố, ẩn trong cây cối um tùm. Kiên lấy chiếc thìa khóa mở chiếc cổng kín. Một mùi hôi hám xông ra. Nhà chia ra hai phần ngăn nhau bởi một hàng chấn song bằng sắt lớn. Gian ngoài là nơi canh, mỗi bên kê một hàng ghế ngựa dài có chừng năm tên gia nhân nằm há hốc mồm ngủ lăn lóc. Mại tiến đến trước chấn song; nhờ ánh đèn ở gian ngoài, chàng thấy lờ mờ các bạn chàng, người nào chân tay cũng đeo xiềng nặng nề, mặt mũi thì hốc hác, mắt trõm sâu vào, râu tóc mọc rậm. Người nào cũng chỉ đeo một manh khố. Họ nằm trên rơm rạ trông mập mờ có vấy máu. Đứng trước cảnh thảm não ấy, Mại tuy là một trang võ tướng cũng cảm thấy bùi ngùi. Chàng định gọi Bảo Kim thì chợt nghe tiếng Đỗ Tuấn Giao lanh lảnh ngâm:

Triết kích trầm giang thiết vị tiêu...

Và cả bọn đồng thanh ngâm theo. Nơi giam cầm bỗng chốc thành một hội tao đàn. Mại cười và lẩm bẩm:

- Họ sung sướиɠ thực!

Chàng quay lại bảo Đào Văn Kiên bấy giờ bị Phạm Kính và Đặng Phan tuốt kiếm đứng kèm hai bên:

- Mở chấn song ra.

Kiên nói:

- Bẩm quan lớn, chúng con đã dẫn quan lớn tới đây, chả nhẽ còn giấu giếm: cứ mỗi buổi đánh các công tử xong, chúng con lại phải giao chìa khóa cho Quận mã...

- Đánh từ hôm nào?

- Được bảy hôm nay, mỗi hôm hai lần đánh và chỉ cho bọn họ ăn cháo cầm hơi.

- Chủ mi thực đáng chết.

Chợt có tiếng ở trong bàn tán:

- Có phải anh Mại không?

- Không có lẽ.

- Chính anh ấy.

- Nhưng sao anh ấy lại vào đây?

- Làm gì có chuyện lạ ấy!

- Có họa quáng lòa!

- Nếu là anh Mại thì anh ấy phải phá chấn song vào cứu chúng ta chứ.

- Rõ khờ cả, chờ anh ấy ra thì đâu có sự này.

- Chính anh Mại, không sai đâu.

Nguyễn Mại nhảy tới trước chấn song và gọi to:

- Kim đâu? Thành đâu? Nghiễm đâu? Hoành đâu? Hổ đâu? Giao đâu? Trực đâu? Nguyễn Mại đây. Nguyễn Mại thân đến cứu anh em đây.

Xích khóa gãy vỡ dưới sức vặn bẻ của người tráng sĩ. Chàng chạy lại chỗ chúng bạn bị xiềng xích, họ cố sức nhổm dậy mà không sao được. Một vài người ứa lệ vì vui mừng. Bảo Kim phều phào hỏi:

- Anh vào đây cách nào? Sao lại vào đây được?

- Chỉ để cứu các chú. Nhưng đã mệt, đừng nói nữa. Về nhà hãy nói chuyện.

Chàng lần lượt tháo hết xích cho anh em. Khi tháo xong thì gà đã gáy bên tai, nhưng cơn mưa vẫn còn tầm tã. Nguyễn Mại phải đi tìm cho mỗi người một cái gậy tre. Thấy Nguyễn Mại, cả bọn thêm bội phần hăng hái, họ cố đem sức thừa ra khỏi nhà giam. Mại cầm kiếm, nắm tay tên Kiên bắt đi dẫn đường.

Bảo Kim khẩn khoản xin Nguyễn Mại nhân thể cứu Quận chúa Quỳnh Hoa. Mại tiếp:

- Chưa phải việc cần, vả cũng không có lý gì tôi cứu Quận chúa cả.

Bảo Kim cãi lại:

- Sao lại không có lý? Ta không để Quận chúa thành một người bạc mệnh.

- Không nên làm một việc gì hấp tấp cả. Bây giờ tôi chỉ biết có các chú. Mọi người hãy về nhà đã, cho các cụ yên tâm. Rồi muốn gì thì gì.

Ra khỏi phủ Đặng Lân, Nguyễn Mại quay lại bảo Đào Văn Kiên:

- Đáng lẽ ta gϊếŧ mi, nhưng mi đã lấy công chuộc tội, khiến ta cứu được bạn ta, vậy ta tha phúc cho mi. Lúc nãy ta đã hứa xong việc ta sẽ thưởng công cho mi, quân tử không nói đùa, đây mi cầm lấy.

Chàng trao một thỏi bạc cho tên vô lại và nói tiếp:

- Ở đây thì mi cũng chết, ta khuyên mi nên đi đâu kiếm việc làm ăn lương thiện thì hơn.

Đào Văn Kiên dạ dạ. Nguyễn Mại dẫn mọi người đi. Lúc ấy vừa gặp bọn lính tuần mà chàng đã dặn đến chờ gần đấy. Chàng sai chúng cõng bọn Bảo Kim đi. Khi Nguyễn Mại về đến nhà thì trời vừa sáng bạch.

Tin bọn anh em Bảo Kim trốn thoát làm náo động cả phủ Đặng Lân. Mọi người hốt hoảng. Khi Bùi Đãng lên báo cho Cậu Trời biết, Lân gầm lên như một con thú dữ, thét lấy kiếm, rồi chạy xuống nhà giam. Hỏi đến Đào Văn Kiên thì tên này đã trốn mất, hỏi đến lũ gia nhân nằm canh, chúng nói hồ đồ không ra manh mối gì. Đặng Lân rít lên:

- Thế thì chúng bay gϊếŧ tao, chúng bay gϊếŧ tao, lũ toi cơm, đồ chó chết!

Lân đâm chết mấy tên, còn những tên khác đứa thì què, đứa sứt đầu cụt tay, giãy giụa trong nhà giam, kêu khóc thảm thiết. Khi đã mệt nhoài, Lân trở về phòng riêng. Một người đàn bà đến trình về bệnh Quận chúa, Lân quát rầm rĩ:

- Cho nó chết, của nợ ấy thì để làm gì. Tao cấm không cho nó uống thuốc nữa. Cho nó chết, vì nó mà tao không gϊếŧ ngay bọn thằng Bảo Kim, nó đã không thiết gì đến tao, thì cho nó chết.

Khi người đàn bà giảng giải, khuyên nên giữ mồm giữ miệng, thì Lân điên tiết, đánh đập người ấy tàn nhẫn, và thốt lên những lời bất kính với cả chúa Tĩnh Đô, nỗi giận không vì những sự phát biểu dã man ấy mà nguôi đi, trái lại cứ âm ỷ đốt cháy lòng Cậu Trời.

Từ xưa đến nay, phủ Lân vẫn là nơi bí mật, cách biệt với người ngoài. Lân vẫn yên trí rằng đấy là nơi bất khả xâm phạm. Càng nghĩ càng tức. Thấy Bùi Đãng lên hầu, Lân hất hàm hỏi:

- Có bắt được thằng Kiên không?

- Thưa cậu không.

- Sao lại không? Lân gầm lên khiến Bùi Đãng phải lùi lại vì kinh sợ.

- Thưa cậu, nó trốn mất rồi. Con đã sai người đi tầm nã. Con vẫn đồ rằng thằng Kiên không bao giờ lại phản cậu, nay con có đủ chứng cớ để minh oan cho nó.

- Dù nó oan mà bắt được nó tao cũng gϊếŧ. Chứng cớ đâu.

- Cậu còn nhớ con An, thằng Kiên mới bắt về tháng trước hầu cậu...

- À phải, cái con lúc chúng bay dẫn đến trình tao ở đồng Hoàng Mai, hãy còn xúng xính mặc áo cô dâu có phải không? Sao không đem nó lên hầu?

- Bẩm cậu, hiện con An bị trói ở nhà chơi ngoài vườn, con đã dẫn lên hầu cậu.

Hai tên gia nhân dẫn thị An vào. Đặng Lân hỏi:

- Ai trói mày, con kia?

Thị An kể hết đầu đuôi câu chuyện, rồi tiếp:

- Thưa cậu, ba người thì một người đeo kiếm, hai người giắt dao, đều mặc quần áo đen chẽn. Người đeo kiếm tự xưng là quan Hộ thành binh mã sứ...

Đặng Lân rú lên:

- Nguyễn Mại?

- Vâng, Nguyễn Mại, Bùi Đãng nói. Chính Nguyễn Mại đấy cậu ạ. Chỉ có nó mới dám hoành hành thế, chỉ có nó mới có gan vào phủ ta, chỉ có nó mới có tài leo tường, bẻ xích. Con biết, nó đủ môn võ, quân Nguyễn khϊếp danh không phải tay vừa. Bọn Bảo Kim là bạn nó, nên nó đến cứu. Chính thằng Mại đấy, cậu ạ.

- Thằng ấy, không thể để yên được.

- Việc này nên từ đồ. Hiện nó giữ chức Hộ thành binh mã sứ, coi việc trị an trong kinh thành. Chúa thượng rất yêu. Nó mới về có năm sáu hôm, những tay anh chị ở kinh thành đã phải xa chạy cao bay. Nó lại khám phá ra một cuộc âm mưu làm loạn. Chúa thượng hiện đang xét, con tưởng cũng khó mà trêu được nó.

- Đến như quan Tham tụng tao gϊếŧ, Chúa còn không nói gì, huống chi nó là một chức Hộ thành. Trước ta chỉ là Quốc cữu, Chúa nể ta một, nay ta lại là Quận mã, Chúa nể ta mười, ta xin gì mà Chúa chẳng nghe. Nó phải biết tay ta. Nó phải chết.

Lân suy nghĩ một lúc, rồi truyền dõng dạc:

- Bay sắp kiệu để ta vào cung yết kiến Tuyên phi.

Lân nghĩ:

- Nguyễn Mại, mày đến ngày tận số hay sao mà dám cả gan vào phủ tao náo động. Thù này phải báo. Tao làm cho mày phanh thây trăm mảnh mới nghe. Tao đã quên đi, mày lại giở trò.

Tiệc rượu đã bày lên, thơm tho và sang trọng. Cậu Trời đắc ý rót chén rượu mừng mình và nói với mọi người:

- Trời muốn gϊếŧ thằng Mại đó! Phen này thì ta báo được cái thù ở Long Trì, cả cái thù đêm qua. Và cùng với Nguyễn Mại, cả bọn Bảo Kim, ta cũng gϊếŧ hết.

Trưa hôm ấy, Lân ở phủ chúa về, ngất nga ngất ngưởng, miệng thổi sáo, tay múa may, vui vẻ khôn xiết. Bùi Đãng chạy lại, cởϊ áσ cất đai, treo mũ, lau giầy, săn đón hỏi Lân về ý Chúa. Lân nhảy lên sập, tựa vào gối xếp, duỗi chân cho bọn gia nhân nắn, rồi tươi cười bảo Bùi Đãng:

- Thế là xong, thằng Mại phen này thì chết mất đầu. Tuyên phi tức nó lắm, và thề sẽ làm hại nó kỳ được để rửa thù cho ta. Ngài dặn ta phải đề phòng kẻo nó lại vào phủ và khuyên ta hãy nhẫn nhục, đừng lôi thôi với nó. Lại vừa may giữa lúc ta hầu chuyện thì Chúa thượng vào. Ta chưa kịp nói thì Tuyên phi đã kể tội Nguyễn Mại. Ta chưa thấy ai nhanh trí như Tuyên phi. Ngài vu cho Mại làm nhục ta ở giữa đường và nói rằng: “Mại khinh rẻ cả Chúa thượng, khinh rẻ cả tiện thϊếp, bảo Chúa là hoang da^ʍ vô độ, công kích cả họ hàng Chúa, lại xui mọi người chỉ nên tôn sùng nhà Lê và truất ngôi nhà Trịnh...” Chúa tái mặt đi, xem ý Chúa tức giận lắm. Tuyên phi lại khuyên Chúa không nên quá tin Nguyễn Mại, sợ nuôi một cái họa lớn. Chúa nói: “Ta cũng có ý gờm tên ấy”. Và ngài hứa sẽ trừng trị nó. Còn ta thì ngài hết sức bênh vực. Ngài sẽ xuống chỉ cấm mọi người bất kỳ quan dân phạm đến ta, ai trái lệnh đem chém. Chúng bay bảo như thế có nên mừng không?

- Nên lắm, nên lắm, cả bọn gia nhân nhao nhao nói. Có thế thì chúng con mới được yên tâm hầu hạ cậu, chứ từ ngày thằng Mại về giữ chức Hộ thành chúng con vẫn lo ngơm ngớp.

- Không phải lo, Lân nói một cách quả quyết. Mai kia thì thằng Mại rụng đầu. À còn việc này nữa: Tuyên phi dặn ta phải săn sóc Quỳnh Hoa, kẻo Chúa thượng biết Quận chúa ốm thì chết cả. Ta thì chán con bé ấy lắm rồi, nhưng tình nghĩa vợ chồng, ta cũng không nên tệ quá. Có Quận chúa đấy, ta mới dễ kêu cầu Chúa thượng, và thằng Mại mới sợ ta.

Ngày hôm ấy, Cậu Trời đặt một tiệc lớn, khao thưởng bọn gia nhân, và những sự ngông cυồиɠ ɖâʍ ác lại diễn ra trong lâu đài.

Mấy hôm sau, có tin Nguyễn Mại bị giáng hai cấp, và Chúa xuống chỉ cấm Nguyễn Mại không được lấy cớ là phòng giữ kinh thành, phạm đến hoàng thân quốc thích, nhất là tôn tộc trong ngoài họ Trịnh.

Bùi Đãng nói:

- Chúa còn để nó làm gì, lại không chém nó đi, cho hết một cái bướu. Giáng hai cấp thì mùi gì.

Đặng Lân nói:

- Cứ dần dần rồi nó phải chết.

***

Đã ngót hai tháng nay, Cậu Trời không xuất phủ. Dân gian đã mừng và cho rằng vì lấy Quận chúa nên Lân đỡ ngông cuồng. Người ta đỡ lo ngơm ngớp, nhiều người lại ca tụng Quận chúa, cho nàng là ân nhân của dân kinh thành, là người vợ hiền biết khuyên chồng, đã cảm hóa được một tên sắc quỷ hung ác.

Nhưng có phải đâu. Một hôm Đặng Lân gọi Bùi Đãng và bảo:

- Ta đã lâu không đi chơi, chỉ vì bận việc Quận chúa. Mà thực ra thì từ ngày cưới, ta không được lạc thú gì. Mấy chục đứa đàn bà trong phủ chả có đứa nào ta vừa ý. Nay ta cho cả chúng bay. Ta lại nhớ đến cô Ngọc, con viên tri huyện Hoàng Công Thành, mày còn nhớ không?

- Thưa cậu, sao con lại không nhớ. Một bậc tuyệt thế giai nhân. Người ta đã đồn là đẹp nhất kinh thành.

- Đích đấy, con ấy thì ta mới thực vừa ý. Có đâu như Quỳnh Hoa, buồn như xác chết. Hôm nay, nhân được buổi mát trời, ta muốn đi săn chơi để bù lại những cái phiền từ ngày cưới. Phiền thực, thà chẳng lấy và cứ như trước lại hơn.

- Thưa cậu, cô Ngọc mà bỏ qua thì tiếc thực. Nhưng con tưởng cậu hãy nên hoãn ít lâu. Thằng Mại...

- Mày sợ thằng Mại à? Sợ nó thì còn làm trò gì nữa? Mày sợ nó chứ tao sợ nó ư? Nó cứ trêu vào tao đây: Không nói nó, cả họ nó cũng bị tru di. Một vị Quốc cữu, một ông Quận mã, lại sợ một thằng Hộ thành thì còn ra nghĩa lý gì?

- Thưa cậu, Nguyễn Mại bướng lắm. Nhỡ ra...

- Bướng với ai, chứ nó dám bướng với Chúa thượng sao? Tao chỉ thét một tiếng thì nó thất đảm. Nghĩa là nó chưa gặp tao đấy thôi.

Thấy Bùi Đãng còn đứng tần ngần, Lân quát:

- Thằng chó chết, mày sợ đến thế kia à?

- Thưa cậu, con thấy lo lo, nên không muốn để cậu đi.

Lân cười ngặt nghẽo và nói:

- Không ngờ chúng bay dát đến thế! Đã có tao mà chúng bay vẫn còn sợ nó thì lạ thực. Thu xếp ngay không tao đánh chết cả lũ bây giờ. Mau dàn bày nghi trượng, tàn quạt, màn giường, chăn đệm, tao phải phá một bữa cho thực thỏa chí, bắt con Ngọc, bẻ nhị hoa mới thôi. Còn chúng bay tao cũng cho mặc ý, muốn làm gì thì làm.

Cả bọn, trừ Bùi Đãng, hoa chân hoa tay sung sướиɠ. Lân say sưa, vỗ vai Bùi Đãng và nói:

- Mày là đứa thân tín nhất của tao, mày định làm cho cuộc chơi mãn vui hay sao, thằng kia?

- Đi cũng được, nhưng cậu phải đề phòng lắm. Nên đem nhiều người đi, người nào cũng phải đủ khí giới mới được.

- Mày cẩn thận cũng phải. Xuống tuyển tất cả hai trăm đứa, bắt đứa nào cũng phải đeo gươm. Nhớ đem cả cỗ bàn, rượu chè, hoa quả, bánh trái thực nhiều, để tao thết đãi cô Ngọc. Màn giường chăn đệm phải sức cho thật nhiều nước hoa. Phường bát âm cũng phải đem đi, không có đàn sáo nhã nhạc, thì mất vui. Ta phải đi cho thật sang trọng, cho xứng đáng cùng người ngọc.

Lân cho là đã nói được một câu ý vị, phá lên cười và nắm lấy Bùi Đãng tát lấy tát để. Bùi Đãng sung sướиɠ, vừa van lạy, vừa cố gỡ ra. Khi được chủ buông, y vào buồng lấy mũ hoa, bào đỏ, đai ngọc, hia da cho Đặng Lân.

Cờ dong, trống mở, đồ bát bửu dàn bày, đàn sáo nhã nhạc tấu lên. Bùi Đãng và năm mươi tên gia nhân bận võ trang, đeo kiếm dài rước Đặng Lân lên mình con ngựa bạch, yên vàng, bành gấm. Tàn tán, cờ quạt xúm xít che kín, trông sặc sỡ những màu đỏ, màu xanh, và lóng lánh những mặt kính, những hột vàng, những tua kim tuyến. Sau Đặng Lân lại có một toán năm mươi võ sĩ xếp hàng hai theo hộ vệ, và đi đoạn hậu là một bọn gia nhân mặc áo nẹp, khiêng một chiếc giường thất bảo, màn bát tiên, ở trong người ta nhận thấy đôi gối thêu uyên ương, nệm gấm, hương thơm ngào ngạt.

Khi cổng phủ Đặng Lân mở rộng, và cờ quạt ở trong rước ra, mấy nhà hàng phố kêu thất thanh:

- Cậu Trời đấy!

Tức thì người ta chạy toán loạn, nhất là những đàn bà con gái. Tiếng kêu trời, kêu đất, xen lẫn với tiếng đóng cửa ầm ầm.

Đặng Lân lên ngựa truyền dõng dạc:

- Lên chùa Quan Thánh.

Đám rước từ từ đi, và Đặng Lân nghênh ngang trên mình ngựa, đưa mắt diều hâu nhìn ngang nhìn ngửa, thỉnh thoảng lại nói chuyện với Bùi Đãng...

Cô Hoàng Thị Ngọc, đúng với tên cô, là một trang kiều diễm, nổi tiếng không những ở kinh thành, mà còn ở các tỉnh nữa. Quan huyện Hoàng Công Thành hiếm hoi chỉ sinh được một mình cô, nên ngài yêu dấu và chiều chuộng hết đỗi. Vì phải bổ vào trong Nam giúp Việp Quận công về việc từ hàn, nên quan Huyện để phu nhân và con gái ở nhà, nhân thể để hầu hạ bà lão mẫu bấy giờ đã ngoại tám mươi. Ba người đàn bà ở một ngôi nhà cổ ở Thụy Khê. Tuy là con quan, nhưng cô Ngọc không quen thói xa hoa, nàng vẫn theo mẹ chăn tằm ươm tơ, thức khuya dậy sớm. Một người bạn quan Huyện đã hỏi nàng cho con trai, một tay hay chữ có tiếng ở Kinh Bắc. Hai nhà đã thuận, nhưng vì nhà trai có bụi nên việc cưới hoãn.

Ba bà cháu, mẹ con ở đấy, sống một cuộc đời yên lặng. Một hôm, Cậu Trời đi qua, cả làng khϊếp sợ. Chính cô Ngọc, hôm ấy đi lễ, bị Đặng Lân bắt gặp, cũng may mà nàng nhanh chân trốn được. Mấy người đã bàn nhau sắp bỏ nhà đi nơi khác, thì lại được giấy của quan Huyện nói sắp sửa thăng chức và bổ về làm việc ở một phủ gần kinh thành. Vả, sau đấy được tin Cậu Trời đã lấy Quận chúa, và ngót hai tháng, không thấy hoành hành nữa, nên đều yên trí rằng Lân đã cải tâm cải tính. Vì thế gia đình cô Ngọc ở lại Thụy Khê, không tính đến việc dọn đi nơi khác nữa.

Hôm ấy, cô Ngọc đang ngồi bên cạnh bà mẹ, vừa quay tơ vừa nói chuyện, ai nấy mơ màng đến quan Huyện ở xa, một mình nơi quân thứ, và đều mong quan chóng trở về để gia đình sum họp. Chợt một bà láng giềng hớt hơ hớt hải chạy qua nói:

- Bà lớn và cô có chạy đi không? Cậu Trời đến đấy. Tôi phải chạy về ngay bảo con em đi trốn.

Bà Huyện nghe rụng rời, muốn hỏi nữa thì người kia đã chạy mất. Thấy con gái sợ và ngơ ngác, bà Huyện nói:

- Bà và mẹ thì không cần, còn con thì phải trốn đi mới được. Con theo mẹ ra sau vườn, mẹ con theo cánh đồng chạy lên Bưởi, rồi vào ẩn nấp ở đâu, chứ ở đây không được, nó đã biết con rồi!

Bà Huyện vừa gọi người bõ già ở nhà trông nom cụ cố và sắp dắt con gái chạy, thì đã thấy một lũ côn đồ, kẻ gươm, người giáo, phạt giậu đi vào. Bà Huyện thất kinh, cô Ngọc rú lên một tiếng. Lũ côn đồ đã tiến lên thềm. Nhà không có cửa thông ra sau, mà chúng thì đông đặc phía ngoài. Biết là nguy tới nơi, bà Huyện bảo con nấp vào xó cửa rồi chạy ra hỏi:

- Các bác hỏi gì, mà vào sừng sộ thế? Đi ăn cướp à?

- Còn sừng sộ bằng mười nữa. Đây là người nhà Quốc cữu, bà định bướng phải không? Đây không đi cướp của mà đi cướp người. Cô Ngọc có nhà không? Cậu đang đợi bên hồ Tây.

- Cháu nó đi vắng.

- Đi vắng à? Đi vắng thì nọc xác mụ ra.

Hồ Trọng Vũ nói xong, quay bảo lũ đi theo:

- Vào bắt cô Ngọc. Cậu đã cho người thám thính, biết chắc là có nhà.

Bà Huyện run lên:

- Quả thực cháu không có nhà. Chúng tôi còn có mẹ già, sợ nhiều người vào kinh động cụ. Xin các ông xét cho.

Cả bọn cười ầm chế nhạo. Vũ thét:

- Vào tìm mau! Chậm trễ thì có đứa chết.

Chúng xông vào, chỉ nháy mắt đã bắt được cô Ngọc lôi ra. Bà Huyện chạy lại, thấy con khóc lóc, cũng òa lên khóc. Bà sụp xuống lạy Hồ Trọng Vũ:

- Xin ông tha cho cháu. Tôi chỉ có một mình nó.

Cô Ngọc cũng kêu:

- Lạy ông, ông tha tôi, đừng bắt tôi. Thà gϊếŧ tôi còn hơn.

Trọng Vũ nói:

- Chỉ một lúc thôi, cậu lại cho về.

Rồi truyền:

- Điệu ra mau.

Bà Huyện chạy lại giữ con, thì bị một chiếc tay thước đánh vào giữa lưng, bà ngã lăn ra, đau quá không kêu được nữa. Cô Ngọc thương mẹ, cố hết sức chống cự để thoát ra, nhưng sức đào tơ liễu yếu, nàng bị chúng kéo đi, xa xa còn văng vẳng tiếng khóc nghe rất não nuột.

Đặng Lân đợi cô Ngọc ở bờ hồ Tây. Giường đã kê, màn, chăn, nệm, gối tinh tươm, trên thảm cỏ, trong một khu nhiều cây cối. Cạnh đấy, lại có một chiếc bàn, bày cỗ sang trọng, cờ quạt cắm la liệt, và những đường lối thông vào khu Lân đóng đều có dựng biển cấm người ngoài đi lại. Lân đã bỏ mũ hoa, áo bào đỏ, chỉ mặc chiếc áo xanh hoa đỏ, và quần nhiễu điều, lững thững đi đi lại lại, ra ý đợi chờ. Tuy đã sang đông, nhưng trời còn mát. Lân tưởng tượng đến cái thú đê mê: Chung chăn gối với giai nhân bên sóng hồ xanh biếc, giữa một buổi chiều sơ đông tươi đẹp.

Mắt Cậu Trời bỗng sáng lên vui mừng. Xa xa, thấy bọn gia nhân xúm xít khiêng một chiếc cáng đi về. Có tiếng khóc tỉ tê, rõ ra tiếng con gái. Lân nhảy nhót sung sướиɠ:

- Đích rồi! Chúng nó bắt được con Ngọc rồi! Phen này thì mày trốn lên mây.

Tuy còn cách xa, Lân đã hỏi Hồ Trọng Vũ:

- Ngọc phải không? Nói mau cho cậu mừng.

Trọng Vũ thưa:

- Con đã cam đoan với cậu, nếu không được xin nộp đầu kia mà.

Bọn gia nhân đã đặt cáng xuống, họ lôi cô Ngọc ra, lúng túng trong một cái túi gấm thắt đầu. Nàng vùng đứng dậy, tóc mây xõa trên vai, má đỏ ửng, mắt long lanh, vẻ mộc mạc và hơi xốc xếch của nàng càng tăng phần kiều diễm. Nàng định tìm đường trốn, nhưng chung quanh gia nhân Cậu Trời đứng đông, không có lối thoát thân. Nàng tức giận quát:

- Thế là nghĩa lý gì?

Cậu Trời đã sấn đến:

- Mỹ nhân lại đây cùng ta uống rượu.

Lân giữ chặt hai tay cô Ngọc, và say sưa nhìn hết vòng ngọc bích đeo bên tay trái, làm bật nổi nước da óng nuốt như tơ, lại ngắm đôi mắt đẹp tuyệt trần, đen lanh lánh và hai má không giồi phấn mà trắng như bông. Tuy mím lại vì giận dữ, đôi môi vẫn không giấu nổi vẻ thắm tươi. Cô Ngọc rút tay không được. Nàng nói, lời trong trẻo và dịu dàng:

- Em xin cậu, cậu tha cho em.

- Tha là thế nào? Mình hãy vào cùng ta uống chén rượu “hợp cẩn”.

- Cậu đừng nói thế, không ai nghe được. Bỏ tôi ra không có thì chẳng ra gì.

- Ủa, chẳng ra gì? Mình hãy lại đây uống rượu rồi sẽ hay.

Lân kéo nàng lại bàn, đặt ngồi xuống ghế. Người thiếu nữ nhất định không ngồi mà không được. Nàng ôm mặt khóc rưng rức. Lân vịn vai nàng, nàng ẩy mạnh ra. Lân nói:

- Đừng thấy ta yêu mà làm nũng. Chết bây giờ.

Nàng nói:

- Chết thì chết tao không sợ mày.

- A! Con này giỏi!

Lân ghì chặt đầu nàng, để ngửa mặt lên, đổ một chén rượu vào mồm. Nàng sặc sụa, lại đổ luôn hai chén. Người nàng choáng váng, mặt nàng đỏ bừng trông rất có duyên. Lân ngắm nàng không chớp. Cô Ngọc định chạy, nàng loạng choạng không sao bước vững.

Lân truyền triệt soạn. Tuy say, nhưng cô Ngọc cũng biết là tình thế nguy ngập, nàng quyết không chịu nhục, nhưng vì không tự chủ được chân tay, nàng bị kéo từ từ đến bên giường thất bảo. Nhưng khi bị đặt mình trên đệm gấm, nàng bỗng chồm lên. Trong phút mãnh liệt, nàng cắn mạnh vào vai Đặng Lân đến nỗi Lân không chịu được kêu rít lên. Khi gỡ được ra, Lân tức giận, hai tay đè xuống ngực nàng, mặt lộ đầy tà dục và tàn ác. Nhưng cô Ngọc đã vùng dậy. Cố bảo toàn trinh tiết, nàng thấy như ai truyền thêm sức mạnh. Một cuộc vật lộn dữ dội trên giường thất bảo. Lân trước còn gượng nhẹ, sau thấy nàng nhất quyết chống cự, nổi giận, nghiến răng nói:

- Mày đã muốn chết thì cho mày chết.

Hai tay phũ phàng thoi mạnh vào mạng mỡ người thiếu nữ. Đau quá không chịu được, nàng ngã xuống đệm, mắt nàng hoa lên, nàng cảm thấy bất lực, như một người bị bóng đè.

Giữa lúc Cậu Trời đang say sưa vì cuộc đắc thắng, sự thỏa mãn lòng dục chỉ còn trong gang tấc, thì thấy đổ dồn tiếng trống cáo cấp. Lân giật mình. Bọn gia nhân hớt hơ hớt hải chạy vào báo:

- Thưa cậu! Thằng Nguyễn Mại.

Nghe tiếng Nguyễn Mại, Cậu Trời chột dạ. Lân liền truyền:

- Bắt lấy nó cho cậu. Chỗ này là chỗ nghiêm cấm, có lệnh của Chúa thượng, đứa nào vào là mang tội chết chém. Nó đến ngày tận số...

Lệnh truyền chưa xong, thì đã thấy Nguyễn Mại tới gần, bọn gia nhân xúm lại ngăn cản mà không nổi...

Nguyên buổi trưa hôm ấy, Mại ngồi trong tư thất ăn cơm với vợ. Mặt Mại hơi buồn, chàng phiền vì sự bất công của chúa Tĩnh Đô, cả sự bất minh nữa. Mấy hôm trước, chàng đã bị Chúa gọi vào quở mắng, còn đe sẽ trị tội nặng.

Chàng biết Tuyên phi đã ton hót. Mại không chán nản, nhưng làm việc cũng kém vui. Tuy vậy, chàng vẫn không để biếng nhác việc canh phòng. Chàng tự nhủ:

- Chúa cấm, nhưng lương tâm ta không cấm. Ta còn giữ chức Hộ thành thì ta quyết không tha một kẻ nào làm điều trái phép, dù kẻ ấy là gì cũng mặc.

Vậy, buổi trưa ấy, chàng đang ăn cơm, thì một bọn lính vào báo việc Cậu Trời xuất phủ. Chàng đặt đũa xuống, nét mặt hớn hở:

- Đã lâu, ta chỉ mong nó giở thủ đoạn hϊếp gái giữa đường để ta kết tội nó. Nay nó chứng nào tật ấy, thực là một cơ hội tốt để trừ hại cho nhân dân.

Chàng với thanh kiếm treo trên tường. Vợ chàng hỏi:

- Thầy nó định làm gì?

- Cố gϊếŧ cho bằng được Đặng Lân.

- Thế nhỡ Chúa thượng... nhỡ Tuyên phi...

- Ấy cũng vì có Chúa thượng và Tuyên phi nên ta phải gϊếŧ nó.

- Nhưng còn...

Nàng ngập ngừng không nói hết. Mại hiểu ý, vẻ lưỡng lự lộ trên nét mặt:

- Tôi phải gϊếŧ nó, mình ạ. Phải trừ tiệt nọc. Bắt nó, Chúa lại tha, nó lại càng hoành hành, nhân dân lại càng khổ sở. Gϊếŧ nó đi là xong, tôi sẽ mang tội với Chúa...

Chàng cố giữ vẻ thản nhiên, nhưng một vẻ buồn thoáng qua mặt vợ, chàng cầm tay nàng và nói:

- Có lẽ tôi phải vĩnh biệt cùng mình, ít lâu nay tôi vẫn nuôi cái ý gϊếŧ Đặng Lân mà chưa có dịp. Gϊếŧ nó thì vạ đến thân, nhưng không làm thế thì chẳng bao giờ xong cả.

Nàng nhìn chồng âu yếm:

- Công việc thầy nó làm, em đâu dám cản. Nhưng chỉ nghĩ...

- Mình vốn là người tần tảo, nuôi mẹ nuôi con hộ tôi.

- Đó là phận sự của em.

- Mình nên sắp sửa cho con về quê, mẹ biết tin sẽ thương tôi, nhưng người vốn có khí tiết, chắc cũng không đau lòng lắm. Tôi đã có mụn con nối dõi tông đường, mình nên tùy xem khiếu nó mà cho theo văn hay theo võ.

- Mẹ là mẹ chung, còn nuôi dạy con là phận sự em. Thầy nó cứ yên tâm. Thầy nó đã biết em thế nào rồi. Chỉ nghĩ...

Nàng không nói được nữa, tới bàn rót chén rượu, đưa cho chồng, run run nói:

- Xin thầy nó uống cạn chén rượu này.

Lòng Nguyễn Mại tan ra như nước loãng. Chàng cầm chén rượu, nhìn vợ thấy nàng buồn rười rượi, mắt rơm rớm lệ. Chàng muốn nói rõ lòng thương yêu của chàng đối với người bạn tao khang. Nàng đã phải bao nhiêu nỗi thiệt thòi, vất vả, nhưng không hề thốt ra một lời than vãn, nay nàng mới được một chút vinh hoa, mới đầy một tháng!...

Mại không nói, uống cạn chén rượu.

Dũng, con chàng, một cậu bé lên năm, trông cứng cáp và nhanh nhẹn, ở trong nhà chạy ra, tay trái kéo một con chó lớn, tay phải cầm một thanh kiếm gỗ. Mại tươi cười hỏi:

- Con làm gì đấy, Dũng?

- Con cưỡi ngựa.

Hai vợ chồng cùng cười. Chàng bế bổng con lên, hôn hít con. Vợ chàng tưởng chồng quên đi, nàng mong phút vui đầm ấm này kéo dài mãi để chồng nàng nhỡ việc. Nhưng Mại đã đặt con xuống, và nói:

- Con ở nhà ngoan nhé!

Chàng tới cầm tay vợ:

- Tôi phải đi, không dùng dằng được nữa.

Và lạnh lùng, chàng bước ra, khép cánh cửa lại, trong khi vợ chàng ôm lấy đứa con ngơ ngác, thổn thức bên mâm cơm.

Thấy quan Hộ thành ngỏ ý muốn gϊếŧ Cậu Trời, các lính tráng đều kinh sợ, có mấy người già cả can chàng.

Mại nói:

- Việc phải làm, ta cứ làm. Đánh ngựa mau cho ta. Ta không để một người nào theo ta cho liên lụy. Ý ta đã quyết thì không có sức gì ngăn cản được ta.

Phạm Kính, Đặng Phan tiến lên:

- Bẩm quan lớn, anh em chúng con xin theo quan lớn, chết cũng xin đành.

Cả bọn lính đồng thanh:

- Chúng con can ngăn quan lớn có phải vì sợ đâu, nhưng vì mến quan lớn. Quan lớn có mệnh hệ nào, thì chức Hộ thành không ai cáng nổi.

- Ta chết, triều đình lại có người khác, thiếu gì?

Người ta đã dắt ngựa tới. Mại nhảy lên yên, định ra roi, thì bọn lính đã nói:

- Quan lớn đi, chúng con xin theo quan lớn, cho trọn nghĩa thầy trò.

- Ta biết các ngươi nghĩa khí, nhưng ta không muốn để ai liên lụy.

- Chúng con dẫu chết cũng không oán hận, xin quan lớn cho đi.

Không muốn phụ lòng sốt sắng của bọn thủ hạ, Mại truyền:

- Phạm Kính, Đặng Phan và tám người nữa sắp ngựa theo ta.

Mười một kỵ mã phóng như bay trên con đường lên chùa Quan Thánh. Nguyễn Mại đi đầu. Gần tới chùa, xuống ngựa để một người giữ, rồi ngang nhiên đi bộ vào trại Cậu Trời, mặc dầu họ trông thấy rõ tấm biển lớn có dấu của Trịnh phủ cấm người đi lại. Mại nói một mình:

- Xin Chúa thượng biết cho. Hạ thần lấy cái chết để đền ơn nước...

Bọn gia nhân của Đặng Lân xông ra như một đàn hổ đói. Mại vung kiếm quát:

- Tao là quan Hộ thành, vào bắt cậu chúng bay. Đứa nào trêu vào tay tao, tao chém rụng đầu.

Nghe tiếng Nguyễn Mại, bọn gia nhân đã thất đảm, nhưng cậy thế chủ, chúng đáp lại một cách hỗn xược:

- Mày muốn chết à? Tưởng chức Hộ thành đã to lắm thế kia. Đến Tể tướng còn sợ cậu đây. Bước ngay lập tức.

Mại điên tiết ẩy họ ngã lổng chổng. Mặt chàng dữ dội, uy nghiêm. Bọn gia nhân chỉ hống hách già, nhưng vốn sợ chàng nên nhiều đứa đã lủi, chỉ trong chốc lát, Mại và bọn tuỳ tùng đã tới gần giường Cậu Trời. Bọn thân binh của Đặng Lân xô cả lại chống cự. Mại múa kiếm, xung đột tả hữu. Bọn tùy tùng của chàng cũng tung hoành trong đám bụi mù, cờ quạt đổ lỏng chỏng.

Mại quát:

- Tao không muốn gϊếŧ chúng bay. Tao đến hỏi tội đứa da^ʍ ác. Đứa nào muốn sống thì chạy đi không tao chém chết.

Cậu Trời ở trong giường thấy bọn người nhà đã yếu thế, mà mỗi lúc bọn Nguyễn Mại một tới gần. Lân sợ bắn người lên, luôn mồm kêu khổ, chân tay co rúm, mấy lần định chạy mà không chạy được. Lân nghĩ bụng:

- Có biết thế thì nghe thằng Bùi Đãng.

Nhưng lại an ủi:

- Cùng lắm, thì nó lại làm sớ tâu lên Chúa, Chúa lại tha ta, sợ gì? Ta còn tâu Chúa thượng khép nó vào tội không tuân vương chỉ, phen này thì nó mất đầu.

Bọn thân binh của Cậu Trời đã chạy tán loạn. Nguyễn Mại quay bảo Phạm Kính:

- Dẫn Đặng Lân ra đây ta hỏi.

Lân túng thế vén màn quát:

- Mày vào đây làm gì? Không biết đây là nơi nghiêm cấm hay sao?

Mại nói:

- Tao biết, nhưng đến đây để hỏi tội mày. Mày làm gì ở đây?

- Tao làm gì mặc tao.

- Không mặc được. Tội mày đã nhiều, nay là ngày mày trả nợ đời. Mày cậy thế làm càn, gϊếŧ người lấy của, hãʍ Ꮒϊếp đàn bà con gái, luật pháp không dung, thần dân đều giận. Ta thể lòng mong mỏi của muôn dân đến đây trừ một mối họa lớn. Quân bay, giữ lấy nó cho ta.

Bọn tùy tùng dạ ran, đến vây giường thất bảo. Cô Ngọc đã tỉnh, nửa mừng nửa thẹn, ở trên giường bước xuống định chạy thì một người lính đã bắt lấy, dẫn đến trước Nguyễn Mại. Nàng sụp xuống lạy, khóc lóc:

- Ơn quan lớn, con không biết lấy gì báo đáp. Quan lớn đến chậm một chút thì con đã bị điếm nhục rồi! Quan lớn cho con được về kẻo mẹ già mong đợi.

Mại gạt đi:

- Cô phải ở đây. Sự thể thế nào phải khai cho bản chức biết.

Cô Ngọc ngập ngừng một lúc rồi cứ thực khai ra. Mại quay bảo Cậu Trời:

- Mày đã biết tội chưa?

Chỉ một bước, Mại đã đến bên giường. Lân nhảy xuống giường và lê mấy bước. Mại đuổi theo, nắm tóc lôi lại. Lân kêu:

- Mày dám gϊếŧ tao sao? Tao thách đấy.

- Bản chức đến đây chỉ có việc ấy, tội vạ đâu, bản chức chịu.

Kiếm sáng vung lên. Lân hoa cả mắt, kêu:

- Bùi Đãng, chúng bay đâu?

Kiếm đã tới gần. Lân rú lên:

- Ta là Cậu Trời!

Mại quát:

- Cậu Trời cũng chém!

Chỉ một nhát kiếm, đầu Đặng Lân đã rụng, máu bắn ra phùn phụt. Cô Ngọc quay mặt không dám nhìn, và bọn lính tráng thở dài, lo sợ cho quan Hộ thành.

Mại ung dung trao kiếm cho Đặng Phan, truyền:

- Rửa máu tanh hôi đi.

Chàng đến bên bàn, lấy bút mực thảo một lá sớ kể tình đầu, trao cho Phạm Kính đem về trước dâng Chúa ngự lãm. Chàng sai lính canh phòng cẩn mật chỗ xảy ra án mạng, dặn cô Ngọc theo mình đi rồi cởi mũ, cởϊ áσ, tháo hia, chàng lấy ra một cuộn thừng, bảo Đặng Phan:

- Trói ta lại, dẫn ta ra mắt Chúa thượng.