Một tuần kể từ sau cái đêm vô cớ khóc tức tưởi ấy bé Nhi
đã trở lại bình thường, vẫn hồn nhiên vô tư lự, đúng với độ tuổi của nó. Tội nghiệp, khi chỉ mới 8 tuổi con bé phải bay theo tôi sang Canada
sinh sống theo sự điều động của công ty, rồi 6 năm sau tôi lại đưa con
bé sang Nhật. Dù sống và làm việc với người nước ngoài nhưng khi về nhà
hai cha con vẫn thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt như một qui
tắc bất di bất dịch. Không phụ lòng tôi con bé thích nghi rất nhanh với
cuộc sống mới mà vẫn giữ được ngôn ngữ và phong cách Việt cho riêng
mình.
Cách đây một năm khi tôi nhận được tin trở về Việt Nam với tư cách là
giám đốc điều hành thì con bé đã khóc rất nhiều. Nó khóc vì hạnh phúc,
vì sung sướиɠ, cuối cùng nó cũng có thể trở về quê hương của mình, nó
muốn được đến thắp hương cho mẹ nó, muốn đi thăm ông bà ngoại, người dì
mà nó chưa hề biết mặt, muốn sống với tôi đúng như một gia đình Việt Nam chính gốc.
Tôi còn nhớ như in cái lần đầu tiên con bé mặc áo dài trắng đi học. Tôi
may cho nó đến bốn bộ nhưng con bé chẳng bao giờ chịu thay ra trong một
ngày. Sáng sớm tinh mơ nó đã diện bộ áo dài, đến khi đi tắm buổi tối nó
mới chịu thay ra đem đi giặt. Đôi lúc tôi tự hỏi làm sao một người ở
sạch như con bé lại có thể chịu đựng như thế suốt một ngày.
Con bé nói nó yêu Việt Nam, yêu con người ở đây lắm. Nó mong muốn sau
này sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch để có thể đi khắp mọi miền đất
nước. Những lúc con bé thổ lộ như thế tôi lại càng thấy đôi cánh của nó
lại mọc ra dài hơn. Một ngày nào đó đôi cánh ấy cứng cáp hơn, nó cũng sẽ bay đi bỏ mình tôi ở đây cô quạnh một mình. Nếu ngày ấy sảy ra tôi sẽ
không trách con bé, chỉ trách cho số phận của mình...
Tôi thì bận bịu với công việc cả ngày, tối hai cha con mới có dịp gặp
mặt nhau. Sợ con bé ở nhà một mình sẽ buồn, mà tôi cũng thấy không yên
tâm, nên có thuê một bà giúp việc và một người thợ chăm sóc cây cảnh
vườn nhà. Mặc dù Liên- bà giúp việc đảm nhiệm luôn phần cơm nước nhưng
con bé vẫn thích tự mình làm cơm cho tôi mỗi đêm. Con bé nấu nướng khá
giỏi nhưng vẫn chưa quen lắm với những món ăn Việt, hiển nhiên mùi vị có chút gì đó như fastfoot. Đối với tôi những món con bé nấu vẫn là tuyệt
nhất bởi trong đó còn gửi gắm cả những tình cảm nó dành cho ba.
Một buổi chiều thứ bảy như mọi buổi chiều khác, riêng với gia đình nhỏ
bé của tôi thì không. Hôm ấy tôi được nghỉ nhiều hơn mọi tuần 6 tiếng.
Con bé chộp ngay lấy cơ hội mè nheo với tôi.
- Hôm nay hai bố con mình đi dạo phố đi!
Con bé mở lời khi tôi vừa hớp xong một ngụm vodka. Tôi quay lại nhìn con bé rồi nhún vai:
- Ừ, lâu rồi ba cũng không đi đâu. Bố con mình ra ngoài ăn tối luôn.
Nhi nhảy cẫng lên hệt như đứa con nít. Nó lao ngay lên phòng lựa cho
mình một bộ đồ thật bình thường, bình thường như mọi đứa con gái ở đây.
Và tôi hiểu, con bé không muốn đi ăn ở một nhà hàng sang trọng nào cả,
và bữa tối của chúng tôi có thể diễn ra ở một quán cốc nào đó không biết chừng.
Tôi lục vào túi áo, nhìn quanh bàn.
- Con có thấy chìa khóa xe ba đâu không?
- Xe gì ạ?
- Con nhóc này? Bộ ba đi nhiều xe lắm à? Không có thì làm sao mà đi.
Con bé ôm chầm lấy tay tôi lôi ra cổng.
- Con để trên phòng ba rồi. Đi xe của ba thì sao dạo phố được, con thích đi bộ cơ.
Rồi nó vẫy tay quắc một chiếc taxi. Dường như hôm nay con bé đi là có
chủ đích từ trước. Nó đưa tôi đến khu phố gần Chợ Lớn. Chiếc taxi thả
chúng tôi xuống nhưng con bé không bước vào khu chợ sầm uất mà kéo tôi
chạy như bay sang bên kia đường.
Tôi thở hổn hển, giật tay lại hỏi con bé:
- Có ai đi dạo mà chạy như con không hả? Con đưa ba đi đâu đây?
- Đi ăn tối.
Con bé đáp một cách ngắn gọn, vẫn kéo tôi đi nhưng không còn chạy nữa.
Khu phố này ngày xưa tôi đã từng làm việc ở đây. Cảnh vật sau ngần ấy
năm tuy có thay đổi nhưng tôi vẫn nhận ra được các cửa hàng, tiệm nào
bán cái gì. Tôi cười:
- Vậy con gái ba muốn ăn cái gì nào?
- Con không biết!
Tôi ngạc nhiên:
- Vậy sao con lại dẫn ba đến đây?
- Có nhỏ bạn trong lớp nó chỉ con đến đây. Nó khen ở khu này bán đồ ăn rẻ mà ngon nên con...
Tôi dứ ngón tay lên đầu nó:
- Ngốc quá! Muốn gì thì nói với ba trước một tiếng. Khu này thì ba còn lạ gì nữa.
- Ba đến đây rồi ạ?
- Ừ! Hồi ấy ba từng làm tạp vụ ở đây. Con có muốn ăn bánh xèo ở quán ba từng làm không?
Con bé cười tươi gật đầu đồng ý. Cái tiệm nằm sát cùng trong hẻm, nếu
không phải là khách quen thì sẽ không biết. Chủ quán là người cùng quê
với tôi, dạo còn là sinh viên đêm nào tôi cũng đến đây làm việc trong
suốt hai năm. Tôi nhận ra ngay ông chủ quán cũ dù ông có vẻ béo ra và
đầu đã hói một ít. Hồi trước ở đây chỉ bán bánh khọt bánh xèo nhưng giờ
đã có thêm bánh cuốn nóng, gỏi cuốn và bánh bột lọc. Quán khá đông khách vào giờ cao điểm nhưng hôm nay chúng tôi may mắn khi có ngay bàn trống. Cô bé có lẽ là con chủ quán chạy ra lau dọn lại bàn, giọng hồ hởi mời
chúng tôi chọn món.
- Dạ, chú muốn dùng gì thì cứ kêu. Bánh xèo hay bánh khọt gì cũng có hết ạ.
Con gái tôi chun mũi:
- Hay thật! Mi mời bố ta mà không thèm mời ta lấy một câu à con vịt bầu kia.
Tôi khá sốc khi nghe con bé mở giọng đinh đá chua ngoa đó, định rằng sẽ
nghiêm giọng nhắc nhở nhưng cô bé kia chẳng tỏ ra bực bội mà còn toét
miệng ra cười.
- Mèn ơi, là mày đó hả Nhi. Sao hôm nay rãnh rỗi biết đường đến đây ăn vậy?
- Hôm nay tao được ba dẫn đi chơi. Sẵn ghé vào tiệm nhà mi ăn bỏ mối.
- Xạo đi! Tao chỉ cho mày khu này chứ có cho địa chỉ nhà tao đâu mà biết vào hay vậy?
Nhi cười lém lỉnh nháy mắt như bảo:"bí mật". Cô bé kia trề môi rồi quay sang bắt chuyện với tôi.
- Cháu tên Hạnh, bạn cùng lớp với Nhi. Cháu có tới nhà chú chơi mấy lần mà không có dịp gặp mặt.
Tôi cô bé nở nụ cười ma mãnh tuổi trăng tròn ra "khen":
- Mà đúng là nhìn chú trẻ và đẹp trai thiệt đó. Không nói ra thì hổng ai biết chú là ba nhỏ này đâu.
Tôi nở nụ cười gượng gạo. Đây là lần đầu tiên tôi được một đứa nhóc tì
khen như thế này. Cô bé chào tôi rồi lo chạy đi phục vụ khách. Chốc sau
ông chủ quán bưng ra cho chúng tôi hai khẩu phần bánh xèo loại vừa. Tôi
chào ông chủ:
- Bác Thông! Bác còn nhớ cháu không? Cháu là Đông đây!
Ông chủ quán sững sờ, nheo mắt nhìn tôi một hồi rồi cũng nhận ra. Ông vỗ vai tôi cười một tràng sảng khoái.
- Thằng Đông ngày đó đây sao? Cũng gần hai chục năm rồi hả.
- Dạ! Cháu mừng là bác vẫn còn nhớ đến cháu.
- Sao lại không nhớ chứ. Cậu là người cùng quê, cùng là dân nghèo như
tôi mà cái chí của cậu lớn lắm. Thế ngần ấy năm rồi cậu đã thực hiện
được ước mơ của mình chưa?
- Nhờ ơn bác giúp đỡ ngày ấy mà giờ cháu đã được đổi đời, có cuộc sống đầy đủ hơn rồi ạ. Đây là con gái cháu ạ.
Nhi khẽ cuối đầu chào ông chủ quán. Ông nheo mắt lại nhìn con bé như thể tìm về một kí ức thất lạc nào đó.
Ông thở dài một cách sầu não.
- Đời người thật là không ai biết trước được. Con bé lớn lên giống mẹ nó quá nhỉ, mà có lẽ nó giống dì nó hơn.
Như đã kìm nén nãy giờ, Nhi buộc miệng hỏi:
- Ông biết dì cháu ạ?
- Ừ, dì cháu vẫn thường hay đến đây lắm.
Ánh mắt Nhi rộ lên niềm hân hoan:
- Thế ông biết nhà dì cháu ở đâu không ạ?
- Ta không biết. Con bé đó đến đây ăn rồi về chứ thực ra ta chưa hề trò
chuyện với con bé bao giờ. Đáng lẽ ba cháu mới là người biết rõ hơn chứ.
Tôi vội lấp liếʍ:
- Dạ cháu chỉ mới về Việt Nam thôi nên không biết nhà ngoại cháu ở đâu cả.
Có tiếng khách hàng, ông vội bước vào quầy không quên chúc hai bố con
ngon miệng. Cả hai bố con có lẽ vì đói quá nên mỗi người lo cuốn lấy cái bánh của mình trước. Con bé chúm cái miệng xinh xắn lại, hít hà cái
cuốn bánh xèo bánh nóng hổi nhưng không ngớt lời khen ngon. Tôi cười cái vẻ hồn nhiên của nó và tự cho phép mình cắn một cái thật to.
Đã lâu rồi tôi không được ăn lại cái món mà tôi từng một thời say mê,
định rằng sẽ từ từ thưởng thức hương vị của món bánh nhưng tôi lại vội
nuốt trọng cho xong. Quán đã hết chỗ nên bé Hạnh xếp khách ngồi vào bàn
của chúng tôi, đó là phụ nữ độ khoảng 30 ăn mặc khá sang trọng trọng.
Tôi tự hỏi một người sang trọng như cô ta thì việc gì phải vào ăn ở cái
quán bình dân này. Nhưng tôi buộc phải nhìn nhận một điều người phụ nữ
ấy rất đẹp, nét đẹp mặn mà khiến người khác gặp một lần sẽ nhớ mãi. Mà
có thể cái gương mặt xinh đẹp ấy tôi đã gặp ở đâu rồi, cảm giác vừa xa
lạ vừa quen thuộc.
Người phụ nữ cũng gọi một đĩa bánh xèo loại vừa. Với đôi bàn tay điêu
luyện cô ta dễ dàng cuốn cái bánh lại một cách gọn đẹp và từ từ thưởng
thức. Tôi đoán hẳn cô ta là khách quen ở đây, hay chí ít cũng là tay say mê món bánh này.
Như để ý thấy ánh mắt của tôi, người phụ nữ ngước mặt nhìn lên rồi mỉm
cười chào tôi một cách lịch sự. Một luồng điện chạy qua cơ thể khiến tôi không thể cử động được, tôi sượng trân nhìn người phụ nữ ấy, từ đôi mắt cặp môi đều giống hệt con gái tôi. Và tôi biết người phụ nữ ấy là ai.
Tôi không muốn gặp cô ta, ít ra là chưa phải lúc này. Tôi cố tìm một lý
do nào đó gọi con gái ra về sớm. 15 năm là khoảng thời gian đủ để tôi
thay đổi hoàn toàn cách ăn mặc, tóc tai, đến độ tôi có thể khẳng định
những người quen trước đây sẽ chẳng ai có thể nhận ra được tôi, kể cả cô ta. Thế nhưng sự giống nhau đến kì lạ của hai dì cháu thì tôi không thể nhầm lẫn được, đó là lý do tôi sợ họ sẽ nhận ra nhau.
Ông chủ tiệm đang lay hoay làm thức ăn, tôi cũng không thể gọi ông được, sẽ rất lôi thôi bởi ông biết rõ người phụ nữ này là ai.
Tôi gọi nhỏ Hạnh đến. Con nhỏ bước tới đon đả:
- Dạ chú gọi gì ạ?
- Tính tiền đi cháu.
- Ủa, chú chưa ăn xong mà.
Nhi cũng giật mình nhìn tôi với ánh mắt biết nói: "con còn đang ăn mà!". Tôi đành lấp liếʍ.
- Chú có việc đột xuất. Hôm nào chú lại đến ăn sau.
Tôi bỏ vội tờ bạc năm chục xuống rồi hối thúc bé Nhi đi ngay không cần
chờ thối tiền thừa. Không biết con Nhi luýnh quýnh thế nào lại làm đổ
chén nước mắm ra bàn, lan đến gần chỗ người phụ nữ ấy. Con bé rối rít
xin lỗi, vội lấy khăn giấy lau chỗ nước mắm đổ. Điều gì đến cũng đã đến, ánh mắt hai người chạm nhau, cùng ngạc nhiên tột độ. Người phụ nữ nhạc
nhiên nhìn bé Nhi như không tin vào mắt mình, rồi cô ta quay sang nhìn
tôi một cách moi móc. Mặc kệ, tôi vẫn khăng khăng kéo Nhi ra ngoài thật
nhanh trước ánh mắt hiếu kì của mọi người xung quanh.
Tôi dắt con bé ra ngoài tiệm được một chút thì người phụ nữ đã chạy đến giữ con bé lại.
- Cháu... cháu là Quỳnh Nhi, con của mẹ Quỳnh Như phải không?
Con bé lắp bắp:
- Dạ...
- Trời ơi! Cháu tôi... Dì đây, dì út của cháu đây!
Rồi người phụ nữ ôm chầm lấy Nhi giọng nghẹn ngào. Cô ta chính là Hân,
nhân chứng sống biết rõ nhất cuộc đời của tôi, biết cả những bí mật mà
tôi đã cố giữ từ lâu. Dù bất cứ lý do gì tôi nhất quyết không để cho hai dì cháu nhận nhau, tôi không muốn con bé biết sự thật, để rồi ngày nó
rời xa tôi lại càng gần hơn. Tôi nắm lấy tay con bé kéo đi nhưng nó vùng ra và ôm chầm lấy người dì lần đầu gặp mặt của mình. Giọng con bé nhòa
ra theo từng tiếng nấc.
- Dì ơi! Con muốn gặp mẹ, con muốn biết nơi mẹ con sinh ra và lớn lên, con muốn gặp ngoại, gặp dì!
Hân cũng rơi nước mắt, giọt nước mắt lặng lẽ nhưng nặng hạt trên mi. Hân buông con bé ra và bước tới ôm chầm lấy tôi nghẹn ngào:
- Anh Đông! Cuối cùng em cũng tìm được anh. Tại sao anh lại trốn tránh em? Tại sao anh lại tự làm khổ mình như vậy?
...Mười tám năm trước tôi cũng từng được người con gái mình yêu ôm chầm
lấy. Đó là một đêm yên tĩnh sau một ca làm thêm mệt mỏi, tôi thả mình
lên chiếc đệm êm ấm và cố thư giãn. Chị Như chạy xổ vào phòng mà không
gọi cửa, cứ thế chị ôm chầm lấy tôi khóc nức nở.
- Em hãy ôm lấy chị đi! Ôm thật chặt vào! Chị khổ quá Đông ơi! Đông ơi...
Như ma xui quỉ khiến tôi vòng hai cánh tay rám nắng và mồ hôi lên người
chị, để cảm nhận hơi ấm từ người chỉ tỏa vào tôi. Chị lớn hơn tôi hai
tuổi nhưng không vì thế mà cơ thể tôi nhỏ hơn chị được, tôi đã trở thành một thanh niên cao to cường tráng, bờ vai đã đủ rộng để che chở cho bất cứ người con gái nào cần đến, đặc biệt là người con gái tôi yêu. Chị là người tôi yêu, tôi cũng đã dùng bờ vai ấy để che chở cho chị, được ôm
chị vào lòng thì còn gì hạnh phúc hơn. Nhưng càng ôm chặt chị tôi lại
càng đau đớn hơn. Chị ở đó trong vòng tay tôi nhưng lại đau khổ vì một
người con trai khác. Cứ thế chị khóc thật lâu, tôi cũng ôm chặt lấy chị
thật lâu. Tôi có thể thấy bóng dáng Hân thấp thoáng ngoài cửa nhưng tôi
bỏ mặc hết, tôi chỉ muốn ở bên người con gái tôi yêu.
Khi bình tĩnh lại chị mới bắt đầu kể hết mọi chuyện, những chuyện mà tôi không muốn nghe. Thuận- người bạn trai bạc tình của chị, đã cướp đi thứ quí giá nhất đời con gái người mình yêu rồi nói một câu thật phũ phàng
là cha mẹ hắn ép hắn lấy một người con gái khác môn đăng hộ đối hơn,
rằng cha mẹ hắn không chấp nhận làm sui với cái gia đình nhiều tai tiếng như vậy( thật ra lúc ấy tôi cũng chẳng biết là nhà chị có tai tiếng
gì).
Đợi chị ngủ thϊếp đi tôi mới bế chị lên trên phòng, nhờ bà giúp việc
chăm sóc. Đêm ấy tôi không ngủ được dù cơn mệt mỏi đã kéo đến đỉnh điểm, một mình lang thang ngoài hành lang tôi bắt gặp Hân cũng đang ngắm sao
ngoài ấy. Nhìn Hân tôi lại chợt thấy xốn xang lòng. Tôi luôn tự nhủ tại
sao hai chị em giống nhau đến thế, Hân lại xinh đẹp và bằng tuổi tôi,
lại tiếp xúc với tôi nhiều hơn, nhưng sao trong lòng tôi lại không có
hình bóng của Hân. Phải chi tôi yêu Hân thì có lẽ tôi không đau đớn về
chị Như như thế này. Tôi bước thật nhẹ đến cạnh Hân, đủ báo cho nó biết
là tôi đến. Hân quay sang nhìn tôi rồi lại nhìn lên trời.
- Chị Như ngủ rồi à?
Tôi nhìn Hân bối rối.
- Hồi nãy Hân nghe hết rồi phải không?
Hân lắc đầu.
- Tôi lo chị có chuyện gì. Đến khi thấy hai người như thế tôi mới bỏ đi.
Giọng Hân càng trở nên xa xăm.
- Tôi quí chị lắm. Từ khi mẹ mất, chị thay ba chăm lo cho tôi, cho cái
nhà này. Tuy bề ngoài chị có vể vô tâm nhưng thật ra lại là người rất
giàu tình cảm. Tôi từng mong rằng sẽ có người nào đó mang lại cho chị
hạnh phúc.
Hân đột ngột quay sang nhìn tôi.
- Đông yêu chị Như phải không?
-... (im lặng).
- Từ lâu lắm rồi?
- Ừ...
Trăng rưới lên hành lang anh sáng mờ ảo, đủ cho tôi trông thấy những
giọt long lanh trên khóe mắt Hân. Vì sao Hân lại khóc, khi ấy tôi vẫn cứ cho rằng đó là giọt nước mắt thương cảm mà em gái dành cho chị gái,
nhưng tôi đã lầm. Tôi chỉ kịp gọi một tiếng "Hân" thì Hân đã ôm chằm lấy tôi khóc nức nở, hệt như chị Thư lúc chiều. Không! Không giống! Chị Như ôm chằm lấy tôi vì chị tin tưởng tôi, như với một người anh, Hân thì
khác, siết chặt lấy tôi như không muốn rời xa, đó là thứ tình cảm mà Hân đã cố đè nén trong lòng bấy lâu. Lúc ấy ngàn lần tôi chỉ muốn xin lỗi
Hân, sống với nhau hơn hai năm qua đủ cho tôi nhận ra tình cảm mà Hân
dành cho tôi. Nhưng biết làm sao khi con tim tôi có nhịp đập riêng của
nó. Hân úp mặt vào vai, vừa khóc vừa cung tay đánh vào ngực tôi:
- Đông phải làm cho chị được hạnh phúc. Đông phải làm cho chị được hạnh phúc...
Tiếng nấc nghẹn ngào ngân lên trong đêm trăng tĩnh mịch...
Lúc ấy Hân đánh nhẹ lắm nhưng ngực tôi lại nhói đau vô cùng. Hai người
con gái, hai trái tim khác nhau, hai suy nghĩ khác nhau. Cuộc tình này
cứ như một trò chơi trốn tìm và sẽ chẳng bao giờ có người chiến thắng.
Hân yêu tôi, tôi lại thầm thương chị Như, chị Như lại đi yêu một tên sở
khanh nào khác. Cứ thế tình yêu của chúng tôi cứ như một trò cút bắt
không hề có hồi kết. Nếu có kết quả thì cuối cùng vẫn là tên sở khanh ấy có lợi.
Ngày ấy Hân biết tôi chỉ yêu đơn phương chị Như, đó là một mối tình vô
vọng. Khi chị Như sà vào lòng tôi, Hân lại nghĩ chị Như cũng có tình cảm với tôi. Tôi không giải thích với Hân bởi tôi biết đó là liều thuốc tốt nhất cho cô ấy. Vậy mà tình cảm của cô ấy suốt gần hai mươi năm qua vẫn không hề thay đổi.
Hai mươi năm sau Hân đã trở thành một doanh nhân thành đạt, ở khu chung
cư cao cấp. Nhưng sự thật đáng buồn là Hân vẫn chưa lập gia đình, không
cần phải hỏi cũng đoán được cô ấy hãy còn yêu tôi. Lần gặp nhau cuối
cùng của hai đứa tôi khi Nhi chỉ mới sáu tháng tuổi- ngày mà tôi ẵm bé
Nhi đi trốn nhà ngoại, trốn cả người cha nhẫn tâm của con bé. Tôi bỏ đi
không phải sợ hãi họ, tôi không tha thứ cho những gì họ đã gây ra cho
mình, tôi chỉ còn mỗi bé Nhi và tôi sẽ không trao nó cho bất kì ai cả.
Cứ thế tôi ẵm Nhi lên tàu nhắm đến một nơi nào đó thật xa.
Hân quá hiểu con người tôi, cô ấy đón được hai bố con ở nhà ga, dúi vào
tay tôi một ít bạc rồi bỏ đi không nói một lời nào. Ngần ấy năm cơ cực
tôi không có thời gian viết thư từ về cho Hân, mà cũng không biết cách
nào có thể gửi đến được tận tay của cô ấy, tôi sợ nó lọt vào tay ba của
Hân, người mà tôi oán hận không nguôi...