Hai người xuống tới dưới chân núi trời đã tối dần, không dám trì hoãn chút nào, vẫn tiếp tục đi luôn.
Trong đêm đầu, hai người đã đi được mấy trăm dặm.
Thoạt tiên Nhất Tiếu vẫn đi với Vô Kỵ nhưng càng đi lâu bao nhiêu, y càng cảm thấy kém hơi đuối sức bấy nhiêu!
Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:
-Từ đây đi tới núi Võ Ðang, đi nhanh như vậy cũng mất trọn một người một đêm mới tới nơi, với xương thịt của một người không thể nào chạy liên tiếp như thế mà không nghỉ ngơi.
Huống hồ cường địch ở trước mặt ta phải giữ lại sinh lực để đại chiến chứ!
Nghĩ đoạn chàng vừa cười vừa nói với Nhất Tiếu rằng:
-Ði tới thị trấn đằng kia, chúng ta hãy mua hai con ngựa để cỡi, như vậy chúng ta mới có thời giờ nghỉ ngơi và dưỡng sức.
Nhất Tiếu cũng muốn như vậy nhưng không tiện nói ra thôi, nay y thấy Vô Kỵ nói như vậy liền đáp:
-Thưa Giáo chủ! Ði bằng ngựa như vậy sợ mất nhiều thì giờ lắm!
Hai người đi được một hồi lâu, thấy phía đằng trước có năm sáu người cỡi ngựa đi tới, Nhất Tiêu tung mình nhảy nhanh lên tay chộp được hai người đang cỡi ngựa và khẽ đề xướng dưới đất. Rồi y quay đầu lại nói với Vô Kỵ rằng:
-Mời Giáo chủ hãy lên ngựa đi thôi!
Vô Kỵ có vẻ chần chừ, chàng nhận thấy giưa đường cướp ngựa như vậy thì khác gì bọn cường đạo.
Nhất Tiêu lại nói tiếp:
-Việc lớn khỏi cần để ý tới tiểu tiết.
Nói xong, y lại hét thêm một tiếng, xách luôn hai tên cỡi ngựa nữa đặt xuống đất.
Mấy người này cũng biết đôi chút võ nghệ, nên khi bị đặt xuống đất bèn rút khí giới ra, lớn tiếng mắng chửi, xông lại tấn công Nhất Tiếu.
Nhưng, Nhất Tiêu hai tay dắt bốn con ngựa, chỉ dùng chân đá ngược trở lại, khí giới của bọn người kia cũng bị đá tung đi rồi!
Mọi người trong bọn đó liền quát lớn:
-Hảo hán nào đã cướp ngựa lại còn hành hung như thế? Có mau xưng danh cho ta hay không?
Vô Kỵ thấy vậy nghĩ thầm:
-Nếu còn dây dưa thì thế nào cũng mang tội với rất nhiều người .
Ngựa đoạn chàng tung mình nhảy lên trên lưng ngựa tay dắt theo một con. Thế là hai người bốn ngựa phóng đi luôn.
Những người nọ chỉ lớn tiếng chửi theo không dám đuổi theo hai người.
Vô Kỵ nói với Nhất Tiếu rằng:
-Tuy vì sự bất đắc dĩ mà chúng ta phải cướp ngựa của họ như vậy, nhưng biết đâu người ta chả có việc cần vội đi như mình. Làm như vậy, trong lòng tôi không yên chút nào!
Nhất Tiếu vừa cười vừa đáp:
-Giáo chủ hà tất phải quan tâm đến những việc nhỏ mọn ấy làm chi? Năm xưa người của bổn giáo hành sự mới thật là bừa bãi không còn kiêng nể gì Vương pháp hết.
Nói xong, y ha hả cả cười.
Vô Kỵ chỉ mong sớm ngày đón Tạ Tốn về để mình trút gánh nặng.
Ðang lúc ấy, chàng bỗng thấy có một bóng người thấp thoáng liền thấy hai người đứng ra ngăn cản lối đi.
Nhất Tiếu với Vô Kỵ gọi gò cương ngựa lại liền thấy hai tên ăn mày đứng ngăn cản ở trước ngựa, mỗi tên tay cầm chiếc gậy, lưng vác túi vải, hai người nhận ngay ra hai tên ăn mày đó là người của Cái Bang.
Nhất Tiếu quát lớn:
-Tránh ra!
Ðồng thời y múa roi ngựa nhắm địch thủ quất luôn. Tên ăn mày ấy vội giơ trượng lên chống đỡ roi ngựa, còn tên thứ hai bỗng huýt sáo một tiếng, tay trái giơ lên ném một cái. Ngựa của Nhất Tiếu liền kinh hoảng chồm hai chân lên. Ðang lúc ấy, trong hai bụi cây có thêm bốn tên ăn mày nữa nhảy ra. Xem thân pháp của họ nhanh nhẹn như vậy đủ thấy chúng là những tay cao thủ hữu hạng của Cái Bang.
Nhất Tiếu nói với Vô Kỵ rằng:
-Giáo chủ cứ tiếp tục lên đường đi! Ðể thuộc hạ đối phó mấy tên chuột nhắt này cho!
Vô Kỵ đoán chắc bọn người của Cái Bang này định cản trở viện binh của phái Võ Ðang. Tâm địa của chúng thật ác độc vô cùng. Chàng lại cảm thấy tình thế của phái Võ Ðang càngnguy hiểm thêm. Chàng biết võ công và khinh công của Dương Tiêu và Nhất Tiếu cao tột bậc, đấu với bọn Cái Bang này, tuy không nắm chắc phần thắng, nhưng không đến nỗi thua chúng được. Chàng yên chí thúc ngựa phi thẳng về phía trước. Hai tên Cái Bang phi ngực tới ngăn chận lối đi. Chàng cúi người xuống, nhanh tay cướp luôn hai chiếc gậy gân của địch và thuận tay ném luôn một cái. Chàng liền nghe thấy hai tiếng kêu la thảm khốc, thì ra hai tên đệ tử của Cái Bang đó đã bị chàng ném gậy đập gãy đùi ngã lăn ra đất rồi. Chàng không cố ý gϊếŧ hại người. Nhưng thấy bốn tên đệ tử của Cái Bang quây quần Nhất Tiếu đều có võ công cao siêu, chỉ sợ mình đi khỏi, Nhất Tiếu địch không nổi bốn người đó, nên chàng mới thuận tay đánh què hai đứa đó.
Tung Sơn và núi Võ Ðang tuy ở hai tỉnh khác nhau, nhưng cách nhau không xa lắm. Ði tới Nội Hương, Vô Kỵ thấy đói bụng liền vào chợ mua ít bánh để ăn cho đỡ đói. Chàng bỗng thấy con ngựa kêu rú, vội quay đầu lại nhìn, đã thấy bụng con ngựa bị một con dao cắm phập vào. Ðồng thời chàng thấy một bóng người chạy tới đầu phố rồi biến mất. Chàng biết đó là kẻ địch, và y ra tay gϊếŧ ngầm con ngựa của chàng. Chàng vội nhảy khỏi mình ngựa, giở hết tốc lực khinh công ra đuổi theo người nọ. Chỉ thoáng cái chàng đã chộp được tên đó.
Chàng mới hay người đó là một đệ tử của Cái Bang. Trước ngực y còn dính đầy máu ngựa. Chàng tức giận vô cùng, giơ tay ra điểm vào yếu huyệt của tên Cái Bang. Tên đó cảm thấy khắp cơ thể đau buốt. Ít nhất y cũng phải chịu đau như vậy suốt ba ngày ba đêm mới khỏi.
Lúc ấy, chàng thấy con ngựa đã chết mà trong túi đã hết sạch tiền. Chàng liền khám túi tên ăn mày kia, không ngờ thấy trong túi tên nọ có hơn trăm lạng bạc.
Chàng liền nói:
-Ngươi gϊếŧ chết ngựa của ta, ta phải lấy số tiền của ngươi để thường con ngựa của ta.
Nói xong, chàng vừa quay người lại đã thấy một người đi lại dắt một con ngựa to lớn đi tới. Chàng phi thân nhảy lên trên lưng ngựa, vứt số bạc cho người nọ và phóng ngựa đi luôn, khỏi cần biết người đó có bằng lòng hay không. Chàng phóng tới bờ sông Hán Thủy. May mắn thay, có một con đò lớn đang đậu ở đây, chàng liền nhảy xuống đất dắt ngựa lên đó và bảo người lái đò chở mình sang bờ sông bên kia. Ðò đi ra tới giữa sông, chàng thấy nước sông chảy rất mạnh liền hồi tưởng đến chuyện năm xưa.
Ngày ấy, Thái sư phụ dắt mình lên chùa Thiếu Lâm nhờ ở trên đó cứu chữa. Cũng ở trên sông Hán Thủy này gặp gỡ Thường Ngộ Xuân và cứu được một người con gái họ Châu. Chàng đang ngẩn người ra suy nghĩ bổng thấy chiếc đò lung lay, nước chảy cuồn cuộn vào trong khoang. Chàng sinh đẻ ở Băng hỏa đảo, nên rất thạo về bơi lội nên không sợ đắm đò, chỉ sợ chậm trễ công việc. Chàng quay đầu lại nhìn, thấy người lái đò nhìn mình cười nhạt, đang định nhảy xuống sông.
Nhanh như cắt, người lái đò tung mình lên, chàng đã tới nơi phương cánh tay ra chộp luôn cánh tay của y và giơ một ngón tay ra điểm vào yếu huyệt dưới hông của kẻ gian.
Tên lái đò bị đau nhức kêu la om sòm.
Chàng liền quát bảo:
-Mau chèo đò cho ta sang bên kia sông, bằng không ta sẽ gϊếŧ chết mi ngay.
Tên lái đò đành phải tuân lệnh, chèo đò đưa chàng qua sông.
Trong khi người lái đò chèo, thì chàng đã lột quần áo của y ra để bịt những lỗ hổng cho nước khỏi tràn vào. Nhờ vậy chàng mới được bình yên sang bên kia sông.
Sang tới nơi, chàng liền túm ngực tên lái đò và hỏi:
-Ai sai mi giở độc kế? Khai mau.
-Tiểu nhân là Cái Bang...
Vô Kỵ không chờ y nói dứt câu đã phi mình lên trên ngựa tiến về phía nam tức thì. Lúc ấy trời đã tối, không có trăng sao mà ngựa đã mỏi mệt, hai chân quỵ xuống đất không sao tiếp tục chạy được nữa.
Chàng vỗ lưng ngựa và nói:
-Thôi mi cứ nằm ở đây nghỉ ngơi, lúc nào khoẻ mạnh sẽ đi.
Nói xong, chàng giở khinh công chạy về phía Nam.
Chàng đi tới canh tư, bỗng nghe thấy phía trước có tiếng vó ngựa nhộn nhịp vọng tới... Chàng đoán chắc phía đằng trước thế nào cũng có một bọn người khá đông. Chàng rảo cẳng lướt qua những người đó, phần vì đêm tối, phần vì khinh công của chàng quá nhanh nên không một người nào hay biết.
Chàng thấy bọn người đó đang đi về phía núi Võ Ðang. Bọn đó có tất cả hơn hai mươi người, chỉ lẳng lặng mà đi chớ không nói năng gì với nhau cả. Vì vậy chàng không biết lai lịch của bọn chúng.
Chàng chỉ mang máng trông thấy tên nào tên nấy đều có mang theo khí giới. Chàng đoán chắc bọn người này thế nào cũng là kẻ địch của phái Võ Ðang.
Tuy vậy chàng rất khoan tâm nghĩ thầm rằng:
-Dù sao ta cũng đuổi kịp chúng. Như vậy phái Võ Ðang vẫn chưa ngộ nạn được!
Chàng đi được nửa tiếng đồng hồ nữa lại thấy có thêm một bọn người cũng đang tiến thẳng đến núi Võ Ðang. Trước sau chàng gặp tất cả có đến năm bọn người như vậy!
Chờ tới khi chàng trông thấy bọn người thứ năm trong lòng chàng mới lo âu và nghĩ tiếp:
-Không biết có tất cả bao nhiêu bọn người định lên trên núi Võ Ðang như vậy? Không hiểu đã có bọn người nào đấu với Võ Ðang chưa?
Vô Kỵ càng đi càng nhanh hơn trước nhiều. Khi chàng lên tới lưng chừng núi võ Ðang bỗng nghe thấy phía đằng trước có mấy người kêu la hò hét và xua đuỗi nhau. Chàng vội đi vòng lên trên đó xem sao.
Chàng thấy phía đằng trước có bốn cái bóng đen đang đuổi theo một bóng người đi trước mặc áo trắng. Một trong bốn người ở phía sau đuổi theo, bỗng lên tiếng quát bảo:
-Tên hòa thượng kia! Ngươi lên trên núi Võ Ðang này làm chi?
Người thứ hai đỡ lời:
-Dù ngươi có lên đây báo tin cho phái Võ Ðang cũng vô ích mà!
Tiếp theo đó chàng lại nghe mấy tiếng kêu "xoẹt xoẹt". Chàng biết nhữngngười đuổi theo đã dùng ám khí bắn vào người đang chạy ở phía trước. Nghe tiếng động của ám khi đó chàng biết ngay người ám khí đó sức lực cũng khá mạnh, chàng liền nghĩ thầm:
-Thì ra người chạy ở đằng trước là bạn đến báo tin cho Võ Ðang. Còn ba người đang đuổi ở phía sau mới là kẻ địch! Mấy kẻ địch này ngăn cản không cho người kia lên trên núi báo tin .
Nghĩ đoạn, chàng vượt qua đâu bọn người đó ẩn núp trong một bụi cây. Giây phút sau mấy người đó đã chạy tới cạnh, chàng đã nhận ra người đi đầu quả là một nhà sư, tay cầm một thanh giới đao đen nhánh, vừa múa vừa gạt những ám khí ở phía sau ném tới. Hình như bên chân trái Hòa thượng đó đang bị thương nên bước đi của ông ta tập tễnh. Tiếp theo đó ba người ở phía sau đã đuổi tới. Chàng đã nhận ra ba người đuổi theo đó là những nhân vật của Cái Bang. Nhưng chúng lại mặc áo bào trắng của Minh Giáo thấy vậy chàng tức giận thêm và nghĩ thầm:
-Cha ta vẫn thường nói: "Năm xưa Cái Bang chuyên môn hành hiệp trượngnghĩa, lão Bang chủ Cửu Chỉ Thần Cái Hồng Thất Công đã cho là Cái Bang lừng tiếng giang hồ khiến Cái Bang đã trở nên một Bang Hội lớn nhất ở Trung Nguyên. Ngờ đâu ngày nay các đệ tử của Cái Bang hèn mạt đến thế, làm cho Cái Bang đã mất hết tên tuổi! Thật là đáng tiếc...
Chàng suy nghĩ thấy người sư chạy tru7óc bước đi chậm dần.
Một đệ tử của Cái Bang bỗng quát lớn:
-Phái Thiếu Lâm của các người đã hoàn toàn bị tiêu diệt hết chỉ có một mình người được sống sót thôi, một mình ngươi thì làm nổi cái trò trống gì? Có mau mau thúc thủ mà đầu hàng đi không? Nếu ngươi biết điều thì Minh Giáo chúng ta tha chết cho ngươi.
Vô Kỵ nghe tên Cái Bang đó mạo nhận là người Minh Giáo của mình lại càng nổi giận thêm:
-Hình như Tăng nhân đã tự biết không sao chạy thoát cho được nên y quay người đứng trở lại cầm dao để đợi chờ kẻ địch, và quát hỏi:
-Những quân Minh Giáo tà mà, tội ác tày trời kia! Xem các ngươi hoành hành tới bao giờ. Ngày hôm nay Phật gia quyết thí mạng với các ngươi rồi.
Ba tên Cái bang liền múa gậy xông lên bao vây nhà sư kia vào giữa. Chúng nhằm những nơi yếu hiểm của địch thủ mà tấn công lia lịa.
Vô Kỵ thấy nhà sư đó võ công rất lợi hại, một đấu với ba mà vẫn không kém vế chút nào!
Bốn người đấu được một lúc, nhà sư đó đã quát lớn:
-Trúng!
Y đã dùng chân đá gãy cánh tay phải của một tên đệ tử của Cái Bang liền.
Nhân lúc hai tên kia đang kinh ngạc hoảng sợ, y lại chém trúng vai một tên, còn một tên nữa thấy vậy hoảng sợ vô cùng, cắm đầu ù té chạy luôn.
Vô Kỵ thấy vị hòa thượng đó có đao pháp cao siêu như vậy cũng phải buột miệng khen "hay" một tiếng.
Nhà sư của phái Thiếu Lâm đó thấy có người khen ngợi liền quay người lại nhìn. Nhưng y không thấy có ai cả, vừa ngạc nhiên, vừa sợ hãi, nhưng y đã rảo cẳng chạy thẳng lên trên núi tức thì!
Chờ tăng nhân đó đi khỏi, Vô Kỵ liền nghĩ thầm:
-Mối hiềm thù ủa Minh Giáo với Thiếu Lâm và Võ Ðang các phái chưa hòa giải xong. Huống hồ lại có người mạo danh mà tác ác, tác quái, nếu ta đường đột xuất đầu lộ diện như thế này càng làm cho cục diện rắc rối thêm. Lúc này rất khẩn bách ta không thể để mất thời giờ quý báu được! ta hãy ngấm ngầm theo sau bốn hòa thượng này, rồi tùy cơ ứng biến mà cứu viện Thái sư phụ của ta sau .
Chàng đang nghĩ đã thấy tăng nhân của phái Thiếu Lâm đã sắp lên tới đỉnh núi rồi.
Chàng lại nghe thấy trên đỉnh núi có một người lớn tiếng quát hỏi:
-Bạn ở đâu giáng núi Võ Ðang chúng tôi thế?
Tiếng quát đó vừa dứt đã thấy có bốn người ở sau lưng tảng đá lẻn ra.
Hai người ăn mặc đạo sĩ, hai ngươi ăn mặc quần áo thường đều là đệ tử đời thứ ba, thứ tư của phái Võ Ðang cả.
Nhà sư chấp tay vái chào và đáp:
-Thiếu Lâm Tăng nhân Không Tướng có việc cần muốn xin yết kiến Võ Ðang Trương Chân Nhân!
Vô Kỵ nghe thấy người đó tự báo danh là Không Tướng liền giật mình nghĩ thầm:
-Thế ra Tăng nhân này thuộc phái chữ Không. Sư huynh đệ với Không Văn, Phương trượng của chùa Thiếu Lâm, thảo nào võ công của y lại chẳng lợi hại đến thế! Tuy hơi kém Không Tín Thần tăng một chút nhưng y cũng là một tay cao thủ hiếm có rồi!
Nghĩ tới đó chàng lại nghĩ tiếp:
-Nếu y không phải là hảo thủ hạng nhất của phái Thiếu Lâm thì y làm sao mà thoát được tai nạn nguy hiểm như thế cho được? Sau khi thoát nạn y còn không quản ngại mệt nhọc mà lên trên núi Võ Ðang báo tin như vậy quả thật là một tay hiệp sĩ trượng nghĩa rất hiếm có!
Một đạo sĩ của phái Võ Ðang lại lên tiếng nói:
-Ðại sư ở xa đến mệt nhọc như vậy, xin mời đại sư quá bộ vào trong quán xơi chén nước cho khoẻ đã.
Nói xong, bốn người đó dẫn đường đi trước.
Không Tướng liền đưa thanh giới đao của mình cho một đạo sĩ khác cầm hộ để chứng tỏ mình không đem khí giới vào trong quán.
Vô Kỵ ở trên núi Võ Ðang đã được vài năm nên đường lối trên núi đó chàng đều đã quen thuộc hết! Chàng thấy Ðạo nhân đó dẫn Không Tướng vào trong điện Tam Thanh, chàng liền núp ở trong cửa sổ và nghe thấy Không Tướng nói trước:
-Ðạo trưởng, mau rời trương Chân nhân ra ngay, vì việc này khẩn cấp lắm! Không thể trì hoãn được!
Ðạo nhân nọ đáp:
-Ðại sư thật không may chút nào! Tệ sư Tổ toạ quan từ hồi năm ngoái, tới nay cũng đã hơn một năm rồi! Các đệ tử của bổn phái đã lâu lắm không được yết kiến dung nhan của tệ Sư tổ rồi!
Không Tướng chau mày nói tiếp:
-Nói vậy xin mời Tứ Ðại hiệp hộ bần tăng!
Ðại sư bá cùng gia sư và các vị sư thúc, liên minh với quý phái viễn chinh Minh Giáo từ đó tới giờ vẫn chưa hề tới nơi!
Vô Kỵ nghe thấy đạo sĩ nói như vậy giật mình kinh hãi thầm. Vì chàng biết nhóm Tống Viễn Kiều đã về từ lâu, giữa đường chàng không hề có gặp các người ấy. Như vậy thì thế nào các người ấy cũng đã ngộ nạn rồi! Chàng lại nghe thấy Không Tướng thở dài và nói tiếp:
-Nếu vậy phái Võ Ðang cũng như phái Thiếu Lâm của chúng tôi ngày hôm nay không sao thoát được tai nạn này!
Ðạo nhân nọ không hiểu hòa thượng ấy nói như vậy là có ý nghĩa gì, chỉ trả lời rằng:
-Hiện giờ tất cả công việc của tệ giáo đều do tệ sư huynh Ðồng Huyền Tử chủ trì để tiểu đạo vào thông báo vời tệ sư huynh cho!
-Ðồng Huyền Ðạo Trưởng là đệ tử của vị nào thế?
-Là môn hạ của Dư Tam sư thúc của chúng tôi!
-Vâng! Xin tuân lời đại sư dạy bảo!
Ðạo sĩ đó nói xong, liền quay mình vào bên trong.
Không Tướng ở trong khách sảnh, đi đi lại lại có vẻ nóng lòng sốt ruột vô cùng! Thỉnh thoảng y còn lắng tai nghe xem kẻ địch đã tấn công lên trên núi chưa?
Một lát sau, đạo nhân nọ đã rảo bước đi ra, cúi mình vái chào Không Tướng và nói:
-Dư Tam sư thúc chúng tôi thỉnh mời Ðại sư vào bên trong và xin đại sư thứ lỗi cho, vì sư thúc chúng tôi không tiện đi lại nên không thể ra tận đây nghinh đón được!
Lúc này cử chỉ và lời ăn lẽ nói của Ðạo nhân đó càng cung kính hơn trước nhiều, chắc Dư Ðại Nham thấy nói tăng nhân của phái Thiếu Lâm thuộc vai vế chữ Không tới nên mới dặn bảo y phải lễ phép như thế!
Không Tướng gật đầu theo đạo sĩ đó vào trong đạo phòng ngủ của Ðại Nham, Vô Kỵ theo tới phòng của người sư bá đó, nhưng chàng chỉ đứng núp ở ngoài cửa sổ thôi chứ không vào.
Chàng nghĩ thầm:
-Tam sư bá chân tay tàn phế, tai mắt tất phải linh mẫn hơn, nếu ta đứng ở ngoài cửa sổ nghe lỏm như thế này, chắc sư bá thế nào cũng hay biết .
Nghĩ đoạn, chàng phải lùi ra nơi cách xa phòng ngủ của Ðại Nham mấy trượng mới ngừng chân lại lắng tai nghe.
Một lát sau, đạo sĩ nọ ở trong phòng Ðại Nham hấp tấp đi ra và lên tiếng khẽ gọi:
-Thanh Phong! Minh Nguyệt! Lại đây!
Hai tên đạo đồng nghe thấy y gọi liền tới trước mặt y và cũng chào rằng:
-Sư thúc!
Ðạo nhân nọ liền căn dặn hai tiểu đồng rằng:
-Hai người sửa soạn võng để khiêng Tam sư thúc ra.
Hai tên đạo đồng vâng lời đi ngay.
Vô Kỵ ở trên núi Võ Ðang mấy năm nên chàng biết có hai đạo đồng Thanh Phong và Minh Nguyệt thôi.
Ðồng thời chàng biết hễ mỗi lần Ðại Nham rời khỏi phòng thì phải ngồi võng và do hai tên đại đồng khiêng đi.
Chàng thấy hai tiểu đồng bước chân vào trong phòng mới đột nhiên lên tiếng kêu gọi:
-Thanh Phong, Minh Nguyệt! Có nhận ra tôi không?
Hai tiểu đồng giật mình đánh thót một cái, cùng đưa mắt ngắm nhìn Vô Kỵ, thấy mặt chàng hơi quen quen, nhưng không nhận ra chàng là ai cả.
Chàng vừa cười vừa nói tiếp:
-Tôi là Vô Kỵ, tiểu sư thúc đây! Hai em quên rồi hay sao?
Hai đạo đồng sực nghĩ tới chuyện cũ, trong lòng mừng rỡ vô cùng!
Cả hai đồng thanh gọi:
-Ồ! Tiểu sư thúc đã về đấy à? bệnh của sư thúc đã khỏi chưa?
Ba người tuổi ngang nhau, năm xưa cả ba thường đùa giỡn với nhau.
Vô Kỵ liền đề nghị:
-Thanh Phong! Ðể tôi thế anh vào khiêng sư bá, để xem sư bá có nhận ra tôi không?
Thanh Phong trù trừ đáp:
-Sư điệt thiết thưởng... việc này không nên.
Vô Kỵ lại nói tiếp:
-Tam sư bá thấy tôi khỏi bệnh trở về thì thế nào cũng mừng rỡ. Không quở trách anh đâu.
Hai đạo đồng đã biết Trương Tam Phong tổ sư với Võ Ðang Lục hiệp đều cưng tiểu sư thúc này lắm. Nay tiểu sư thúc lành mạnh trở về, tất nhiên là một việc rất mừng rỡ, bây giờ tiểu sư thúc đó có đùa giỡn đôi chút cũng không tổn hại gì nên Minh Nguyệt liền trả lời:
-Tiểu sư thúc muốn làm thế nào thì cứ việc mà làm đi! Chúng tôi đâu dám trái y tiểu sư thúc!
Thế rồi Thanh Phong vừa cười vừa cởϊ áσ đạo bào và giày vớ ra đưa cho Vô Kỵ mặc.
Minh Nguyệt thắt một cái búi tóc đạo sĩ cho chàng.
Minh Nguyệt nói:
-Tiểu sư thúc mạo tên Thanh Phong không được! Vì mặt sư thúc không giống Thanh Phong. Chi bằng bảo Thanh Phong té quà chân nên tiểu sư thúc là đạo đồng mới tới tu hành thay. vậy gọi tiểu sư thúc là gì?
Vô Kỵ nghĩ ngợi giây lát rồi vừa cười, vừa đáp:
-Thanh Phong thổi qua, lá cây liền rụng, chi bằng gọi tôi là Tảo Diệp vậy!
Thanh Phong vỗ tay khen ngợi:
-Tên này hay lắm...
Ba người đang trò chuyện vui vẻ.
Ðạo nhân nọ ở ngoài phòng đã lên tiếng quát mắng:
-Hai thằng nhỏ kia núp trong phòng hì hì hà hà cười đùa cái chi mà mãi không thấy ra thế?
Vô Kỵ cùng Minh Nguyệt liền khiêng cái võng đi ra khỏi phòng tiến thẳng tới phòng ngủ của Ðại Nham.
Vô Kỵ cùng Minh Nguyệt khiêng Ðại Nham đặt lên trên võng.
Mặt của Ðại Nham rất nghiêm trọng nên không để ý đến đạo đồng khiêng võng là ai cả, chỉ ra lệnh:
-Khiêng ta vào Tiểu viện ở hậu sơn để yết kiến Ðại sư gia!
Minh Nguyệt vâng lời.
Thế rồi Minh Nguyệt và Vô Kỵ khiêng Nham đi.
Minh Nguyệt đi trước, Vô Kỵ đi ở phái sau nên Ðại Nham chỉ trông thấy sai lưng của Minh Nguyệt chứ không trông thấy Vô Kỵ.
Không Tướng định đi cạnh võng cùng tiến về phía hậu sơn nhưng vì Ðại Nham không cho phép nên đạo sĩ nọ không dám đi theo.
Tiểu viện của Trương Tam Phong bế quan tĩnh tu ở giữa rừng trúc tại phía sau núi. Nơi đây rất vắng vẻ, ngoài tiếng chim kêu hót ra, không còn có một tiếng động nào khác nữa hết.
Minh Nguyệt với Vô kỵ khiêng Ðại Nham đến trước tiểu viện rồi đặt võng xuống, Ðại Nham đang định lên tiếng cầu yết kiến thì Trương Tam Phong đã nói vọng ra rồi:
-Chẳng hay vị thần tăng nào của phái Thiếu lâm đã giáng lâm tệ xá? lão đạo không kịp ra nghinh đón. Mong thần tăng hãy xá tội cho!
Trương Chân nhân vừa dứt lời, cánh cửa trúc đã mở toang.
Mọi người thấy Trương Tam Phong từ từ bước ra. Không Tướng trong lòng hơi kinh hãi nghĩ thầm:
-Sao y lại biết tăng nhân của phái Thiếu Lâm đến thăm viếng như vậy?
Nghĩ đoạn, y lại cho rằng:
-Có lẽ đạo sĩ tri khách kia đã sai người đến bâm trước. lão đạo sĩ trương Tam Phong giả bộ để nạt ta cũng nên!
Ðại Nham biết võ công của sư phụ mình gần đây càng bát đạt tinh thông hơn trước nhiều, chỉ nghe bước chân đi của Không Tưởng là sư phụ mình cũng đủ biết người ấy thuộc phái nào và võ công cao siêu tới mức nào rồi. Sư phụ mình đoán chắc người khách đó thế nào cũng là một trong ba Ðại Thần tăng: Không Văn, Không Trí và Không Tín của phái Thiếu Lâm. Nhưng sư phụ mình đã đoán lầm, có lẽ vì Không Tướng ít ra ngoài cửa chùa nên người ngoài không biết torng phái Thiếu lâm lại còn có thêm một vị võ học cao cường này nữa?
Không Tướng chấp tay vái chào và nói:
-Tiểu tăng Thiếu Lâm Không Tướng tới đây tham kiến Võ Ðang tiền bối Trương Chân nhân:
Trương Tam Phong cũng đáp lễ:
-Không dám! Ðại sư khỏi cần phải dùng đại lễ như thế. Xin mời vào trong nhà nói chuyện!
5 người cùng đi vào trong tiểu viện. trong nhà nhỏ chỉ có một cái bàn, trên bàn để một ấm chè và một cái chén, dưới đất có một cái thảm bằng rơm, trên vách treo một thanh kiếm gỗ.
Không Tướng nói tiếp:
-Thưa Trương Chân nhâ! Thiếu Lâm chúng tôi đã bị một tai ách ngàn thuở có một, vì bị Ma Giáo đột nhiên đến đánh lén bổn phái từ Phương trượng Không Văn sư huynh trở xuống, hoặc tự tử để tuẫn chùa hoặc tử vì chiến đấu, hoặc bị bắt sống. Chỉ có một mình tiểu tăng là thoát chết và đào tẩu ra khỏi vòng vây mà thôi! Ðại đội nhân chúng của ma giáo đang tiến thẳng về núi Võ Ðang này. Ngày nay sự tồn vong vinh nhục của Võ Lâm đều trông mong vào một mình Trương Chân nhân .
Nói xong y lớn tiếng khóc lóc.
Trương Tam Phong hay tin đó cũng phải giật mình kinh hãi đứng ngây người ra không nói được nửa lời.
Một lát sau, Trương Chân nhân định thần xong, mới lên tiếng hỏi:
-Ma giáo ngông cuồng đến thế ư? Chùa Thiếu Lâm có nhiều cao thủ như vậy, không hiểu tại sao lại thua Ma Giáo như thế được?
Không Tướng đáp:
-Không Trí, Không Tín hai vị sư huynh dẫn các môn hạ đệ từ liên minh với năm đại phái của Trung Nguyên, viễn chinh miền tây đánh Quang Minh Ðỉnh, không hiểu tại sao thất thủ, đều bị bắt giam hết...
Vô Kỵ kinh hãi thầm nghĩ:
-Kẻ địch đó là ai thế? Sao mà lợi hại như vậy?
Chàng lại nghe thấy Không Tướng nói tiếp:
-Bữa nọ ở dưới chân núi có người báo tin lên trên chùa rằng, những người viễn chinh đã đại thắng trở về chùa! Không Văn sư huynh chúng tôi khi hay tin đó cả mừng, liền dẫn tất cả đệ tử trở về rồi cùng vào trong chùa. Hai vị sư huynh đó còn áp giải theo mấy trăm tên tù binh nữa mọi người vào tới sân. sư huynh Phương trượng liền hỏi hai vị sư huynh kia đắc thắng ra sao?
Không Trí sư huynh chỉ vâng dạ chứ không nói năng gì hết. Sau Không Tín sư huynh bỗng lớn tiếng nói:
-Sư huynh nên cẩn thận! Chúng tôi đã bị kẻ địch bắt giữ! Những tù binh kia đều là kẻ địch...
Phương trượng sư huynh chúng tôi đang kinh ngạc thì những tù binh kia đã rút khí giới ra xông lại tấn công luôn. Vì sự thể xảy ra quá đột ngột nên không ai kịp trở tay chống đỡ, hơn nữa vì xuống nghênh đón mọi người đắc thắng trở về nên không có ai mang theo khí giới. Cửa trước cửa sau đều bị kẻ địch chia nhau bịt kín, tên nào cũng có khí giới mà bên chúng tôi thì tay không, nên đấu không bao lâu, chúng tôi đều đại bại! Không Tín sư huynh tử nạn tại chỗ...
Y nói tới đó, khóc sướt mướt không sao nói tiếp được!
Tam Phong thấy vậy cũng tỏ vẻ rầu rĩ và hỏi tiếp:
-Ma giáo ác độc vô cùng! chúng giở ác kế như thế thì còn ai có thể đề phòng được nữa!
Không Tướng vội cởi bọc áo vải vàng ở trên lưng xuống từ từ mở bọc áo đó ra, bên trong lại có một lớp vải dầu. Mở hết lớp vải dầu đó, trong có một thủ cấp, hai mắt vẫn còn trợn trừng vẻ mặt tức giận. Thủ cấp đó chính là đầu của Không Tín Ðại sư, một trong Tam Ðại thần tăng phái Thiếu Lâm!
Tam Phong, Ðại Nham, Vô Kỵ đều quen biết với Không Tín nên ai nấy vừa trông thấy đều thất thanh cùng kêu "ủa" một tiếng.
Không Tướng vừa khóc vừa nói tiếp:
-Tôi thí mạng mới cướp được pháp thể của Không Tín sư huynh. Trương Chân nhân thử nghĩ hộ chúng tôi xem, mối thù lớn như thế này mà không trả làm sao đặng?
Nói xong, y cung kính đặt thủ cấp của Không Tín lên trên mặt bàn rồi phục xuống đất vái lạy.
Tam Phong cũng ứa nước mắt ra chấp tay vái hành lễ.
Vô Kỵ nghĩ đến trận đấu giữa chàng với Không Tín ở trên Quang Minh Ðỉnh, chàng thấy Không Tín Thần tăng khẳng khái lỗi lạc hào khí hơn người, quả thật là một tôn sư của phái Thiếu Lâm không ngờ lại bị kẻ gian gϊếŧ hại như vậy!
Chàng càng nghĩ càng đau lòng vô cùng, liền ngẩng đầu nhìn đi chỗ khác, không dám nhìn thủ cấp của Không Tín nữa.
Tam Phong thấy Không Tướng phục mãi ở dưới đất không chịu đứng dậy, khóc lóc thảm thiết nên Trương Chân nhân giơ tay ra đỡ hòa thượng đó và an ủi rằng:
-Không Tướng sư huynh! Thiếu Lâm và Võ đang vốn là một nhà, thù này thế nào cũng phải trả!...
Chân Nhân vừa nói tới đó, mọi người đều nghe thấy tiếng "bùng" một tiếng, thì ra Không Tướng hòa Thượng đã dùng chưởng đánh mạnh vào bụng của Chân Nhân!
Biến cố xảy ra đột ngột , Trương Tam Phong võ công rất cao siêu tuy đã luyện tới mức tòng tâm xứ dụng, nhưng có ngờ đâu Thiếu Lâm cao tăng đang mang mối huyết cừu rất lớn ở xa đến báo tin mà lại bỗng dưng đánh lén minh như vậy. Thoạt tiên Chân nhân còn hiểu lầm Không Tướng vì quá đau khổ, tâm trí mê mẩn nên mới tưởng lầm mình là kẻ địch, nhưng Chân nhân nghĩ lại biết sự ước đoán của mình là sai lầm vì Không Tướng đã giở hết toàn lực ra tấn công và vẻ mặt của y còn có vẻ gian xảo nữa!
Vô Kỵ, Ðại Nham, Thanh Phong ba người thấy sự biến cố đột ngột như vậy ai nấy đều kinh hãi, đứng ngẩn người ra.
Ðại Nham vì tàn tật không thể nào tiến lên giúp đỡ sư phụ mình một tay được.
Vô Kỵ tuổi trẻ thiếu kinh nghiệm nên nhất thời chàng không lãnh hội nổi âm mưu của Không Tướng, hai bàn tay vẫn dí vào bụng của Thái sư mình, định dồn sức mạnh sang để gϊếŧ chết Chân Nhân . Trong lúc chàng với Ðại Nham thất kinh kêu la thì Trương Chân nhân đã dùng tả chưởng khẽ đánh vào đầu Không Tướng một cái "bộp". Chưởng đó của Chân nhân tuy trông thì mềm nhưng thật ra thì còn lại cứng hơn sắt, đầu óc của kẻ địch vỡ tan, ác tăng đã mềm nhũn như bún, ngã ngay ra đất, không hạ được một tiếng, ngã ngất ra chết.
Nên rõ, Trương Tam Phong tu luyện hơn trăm năm công lực đã thông thần, Không Tướng tuy là cao thủ hạngn hất trong võ lâm thật, nhưng y làm sao mà chịu cho nổi chưởng đó của Chân nhân?
Ðại Nham vội hỏi:
-Sư phụ...
Tam hiệp vừa nói tới đó đã thấy Tam Phong nhắm mắt ngồi xuống, giây phút sau, trên đỉnh đầu của Chân nhân có khói trắng bốc lên.
Ðại Nham và Vô Kỵ biết Tam Phong dùng nội công để chữa thương.
Tiếp theo đó Trương Chân nhân hộc luôn mấy bún máu tươi.
Vô Kỵ đứng cạnh thấy vậy kinh hãi vô cùng, biết Thái sư phụ mình bị thương rất nặng. nếu ông ta thổ ra huyết đen thì hãy tin nội công của ông ta thâm hậu, chỉ năm ba ngày là bình phục liền, nhưng bây giờ Chân nhân lại thổ ra huyết tươi và thổ ra liên tiếp như vậy đủ thấy tạng phủ bên trong bị thương rất nặng.
Trong lúc đó Vô Kỵ đã nghĩ:
-Có nên tỏ rõ thân phận của mình ra cho mọi người hay để rồi cứu Thái sư phụ không?
Vì lúc ấy, chàng nghe thấy ngoài cửa có tiếng chân của đạo sĩ đó rất cấp bách, đủ thấy tâm thần của y hỗn loạn vô cùng!
Nhưng đạo sĩ đó cũng không dám đương nhiên đương nhiên bước vào và cũng không dám lên tiếng hỏi.
Ðại Nham vội cất tiếng hỏi vọng ra:
-Có phải là Tang Huyền đấy không à? Việc gì thế!
Tạng Huyền đáp:
-Thưa Tam sư thúc! một số kẻ địch khá đông đã tới ngoài quan, tên nào tên đều ăn mặc theo. Ma giáo chúng đòi yết kiến Võ sư gia! Ðồng thời, chúng còn nói phải đạp bằng phái Võ Ðang của chúng ta...
Ðại Nham quát lớn:
-Câm mồm!
Tam Hiệp sợ Trương Tam Phong nghe được tin đó thì thế nào cũng lo ngại mà khích động đến vết thương.
Tam Phong từ từ mở mắt ra nói:
-Kim Cương Ban Nhược chưởng của phái Thiếu Lâm quả thật lợi hại vô cùng! Vết thương này của ta phải tịnh dưỡng ba tháng mới mong lành mạnh được!
Vô Kỵ thầm nghĩ:
-Không ngờ vết thương của Thái sư phụ còn trầm trọng hơn là ta tưởng tượng!
Tam Phong lại nói tiếp:
-Minh Giáo đem đại đội binh mã lên núi, đủ thấy chúng đã có chuẩn bị trước mới tới! Há!... Không biết Viễn Kiều, Liên Châu các người có được bình yên không? Ðại Nham! Con nghĩ xem nên đối phó như thế nào cho phải?
Ðại Nham im lặng không nói năng gì cả, vì y biết trên núi Võ Ðang này hiện giờ chỉ có một mình sư phụ với mình là có võ công cao siêu thôi! Còn những đệ tử khác đều thuộc đời thứ ba thứ tư võ công rất tầm thường, nếu để chúng đối phó với kẻ địch thì không khác gì xúi giục chúng dấn thân vào chỗ chết. Câu chuyện ngày hôm nay mình đành phải xả thân thí mạng mà đối phó với kẻ địch để sư phụ của mình lánh ra ngoài xa mà dưỡng thương.
Như vậy, sau này mới mong trả được mối thù lớn này.
Tam hiệp suy tính xong, liền lớn tiếng ra lệnh:
-Tạng Huyền! Con mau ra trả lời cho bọn người đó hay rằng ta sẽ ra ngay để gặp chúng! mời chúng hãy vào trong Tam Thanh Ðiện ngồi chờ trong chốc lát.
Tạng Huyền vâng lời đi ngay.
Tam Phong với Ðại Nham ở với nhau lâu năm tâm ý của hai thầy trò rất tương thông nên Chân nhân nghe thấy Ðại Nham nói như vậy đã biết học trò mình định như thế nào rồi, nên Chân nhân liền lên tiếng dặn bảo người đồ đệ đó rằng:
-Ðại Nham! Sinh tử, vinh nhục không nên coi trọng cho lắm. Ðừng có vì thế mà làm tiêu diệt võ công tuyệt học của phái Võ Ðang chúng ta. Ta toạ quan mười tám tháng trời đã nghĩ ra một pho Thái Cực Kiếm! Bây giờ để ta truyền thụ hai món võ công đó cho con!
Ðại Nham ngẩn người ra nghĩ thầm:
-Ta tàn phế đã lâu, học làm sao được quyền pháp, kiếm pháp gì nữa, huống hồ bây giờ kẻ địch đã vào đến cửa thì làm gì còn có đủ thời giờ mà học hỏi hai môn võ công ấy nữa?
Nghĩ đoạn, Tam Hiệp chỉ nói được mấy tiếng:
-Thưa sư phụ...
Tam Phong thấy vậy tủm tỉm cười và nói:
-Bí quyết của pho quyềt thuật này tối kỵ dùng sức, phải hình thành hợp nhất, như vậy mới đạt mức tối cao của quyền thuật.
Chân Nhân giải thích thêm lần nữa cho Ðại Nham nghe.
Ðại Nham đứng cạnh chỉ lắng ghe chứ không dám nói nửa lời vì Ðại Nham biết thời gian rất cấp bách, không còn thời giờ hỏi han nên có nhiều chỗ Tam hiệp chưa hiểu thấu vẫn cố gắ`ng ghi nhớ những khẩu khuyết, vì y sợ nếu sau này sư phụ có mệnh hệ nào thì y có thể đọc lại những khẩu khuyết đó cho những người thông minh tài ba hơn mình để họ tự lãnh hội lấy.
Vô Kỵ hiểu biết hơn Ðại Nham nhiều vì y chính Càn Khôn Ðại Nã Di cũng giống Thái cực Quyền đều là mượn sức đánh sức, tuy pháp môn khác nhau nhưng cùng chung một ý chí nên mỗi khi Tam Phong nói tới một vài thế võ chàng còn nghĩ ra trước được.
Tam Phong thấy Ðại Nham có vẻ ngơ ngác vội hỏi:
-Con hiểu được mấy thành?
Ðại Nham đáp:
-Ðệ tử ngu dốt chỉ hiểu được ba bốn thành mà thôi! Nhưng khẩu khuyết và các thế võ con đều nhớ hết!
Tam Phong nói tiếp:
-Con nhớ được như thế và hiểu được như vậy cũng là đã gắng công lắm rồi! Nếu Viễn Kiều có ở đây thì rhế nào y cũng hiểu được năm thành. Hà!... Ngũ sư đệ của con thông minh nhất, nhưng tiếc thay y lại chết sớm. Ta chỉ dạy y thì y có thể truyền thụ được hết tuyệt học của ta.
Vô Kỵ nghe thấy Thái sư phụ nhắc đến cha mình thì đau lòng ứa lệ.
Chân Nhân định giải thích tiếp, đã nghe tiếng nói già dặn từ Tam Thanh Ðiện vọng tới:
-Trương Tam Phong lão đạo rụt đầu rụt cổ, không chịu ra mặt. Ta sẽ gϊếŧ chết đồ tôn đồ tử của y trước.
Lại giọng người khác rất thô lỗ xen lời nói:
-Phải đấy! Chúng ta hãy dùng lửa thiêu rụi Ðạo quan này đi rồi hãy nói chuyện sau.
Lại có một người thứ ba với giọng như thế cũng lên tiếng:
-Ðốt chết lão đạo sĩ như vậy thì thật là hên cho y quá! Chúng ta phải bắt sống, trói chân y lại đem đi các môn phái để du hành thị chúng.
Tiểu viện ở phía sau núi cách đại viện ở phía trước núi chừng hơn dặm.
Những lời nói của mấy người đó vọng vào phía sau núi rất rõ ràng.
Ðại Nham nghe kẻ địch nhục mạ tôn sư thì tức giận, hai mắt đỏ ngầu như đổ lửa.
Tam Phong thấy vậy, liền hỏi:
-Ðại Nham ta dặn con những gì. Chẳng lẽ con quên rồi hay sao? Việc nhỏ mọn như thế mà con không nhịn được thì con gánh trọng trách việc lớn sao nổi?
Ðại Nham đáp:
-Vâng, con xin tuân lời tôn sư dạy.
Tam Phong lại tiếp:
-Con đã tàn phế rồi, kẻ địch không đề phòng con đâu. Con chớ nóng nảy làm chi. nên môn tuyệt kỷ mà ta đã khổ tâm sáng tạo, không truyền được lại cho hậu thế, thì con sẽ là người có tội lớn.
Ðại Nham nghe sư phụ nói như vậy, toát mồ hôi. y biết sư phụ dạy y phải nhẫn nhục chịu đựng, để truyền được môn tuyệt kỹ cho đời sau.
Tam Phong lấy đôi tượng La Hán bằng sắt đưa cho Ðại Nham và tiếp:
-Không Tướng vừa nói phái Thiếu Lâm đã bị tuyệt diệt không biết tin đó có thật hay không? Y là cao thủ của phái Thiếu Lâm mà còn đầu hàng kẻ địch, tới đây ám hại ta. Như vậy phái Thiếu Lâm tất cả ngộ đại nạn rồi , đôi thiết La Hán này là của Quách Tường, Quách Thiếu hiệp tặng ta hồi trăm năm trước đây. Sau này con trao trả cho người truyền thụ của phái Thiếu Lâm và cũng mong phái đó nhờ đôi thiết La Hán này mà còn được một học nghệ của phái Thiếu Lâm chính tông.